Thông tin định cư

Thiếu nữ cưới chồng già để được sống tại Australia?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 10475

Một cô gái 17 tuổi cưới người đàn ông 57 tuổi và được nhập cư vào Australia. Liệu đây là trường hợp hôn nhân thuần tuý hay có điều gì không minh bạch?

[title]

Hàng trăm thiếu nữ trẻ được cấp visa nhập cư vào Australia theo diện kết hôn. Đáng chú ý là những người đàn ông Australia cưới họ có tuổi tác cao hơn rất nhiều. (Reuters)

Trong số liệu về visa cấp cho những người nhập cư dưới 21 tuổi trong vòng 5 năm qua mà Bộ Di trú Australi công bố có hàng trăm visa được cấp cho các thiếu nữ tuổi 17 theo diện hôn nhân và được bảo lãnh từ những người đàn ông Australia lớn hơn họ rất nhiều tuổi.

Đáng lo ngại

Đảng Đối lập cho rằng các trường hợp liên quan tới những thiếu nữ 17 tuổi tới Australia để kết hôn với những người lớn tuổi hơn là điều đáng lo ngại.
Ông Joe Tucci, giám đốc Quỹ Nhi đồng Australia, cho biết ông rất quan ngại về số liệu trên, đồng thời cho rằng chương trình cấp visa đang bị lạm dụng và cần được điều chỉnh.

“Thật đáng ngạc nhiên khi số người trẻ được cấp visa theo diện này cao đến như vậy,” ông Joe Tucci nhận xét.

Trong hầu hết các trường hợp, độ tuổi chênh lệch là một vài năm. Tuy vậy, nhiều trường hợp thiếu nữ ở độ tuổi 17 được bảo lãnh nhập cư vào Australia bởi những ông chồng tương lai trên 30 tuổi. Cá biệt là trường hợp một cô gái 17 tuổi được một người đàn ông 57 tuổi bảo lãnh và một trường hợp khác là một người 50 tuổi.

Tiến sĩ Tucci cho rằng những lỗ hổng lớn trong chính sách đã dẫn tới tình trạng này và chương trình cấp visa cần được điều tra.

“Bất cứ chương trình nào quá hai năm cũng cần được xem xét lại. Chính phủ Australia cần cân nhắc việc cấp visa diện kết hôn cho những người trẻ như vậy có phù hợp hay không,” ông Joe Tucci nói.

Tuy nhiên, Bộ di trú vẫn bảo vệ chương trình của mình. Bộ này cho biết các đương đơn phải đạt một số tiêu chí nghiêm ngặt và họ có biện pháp kiểm tra tránh các trường hợp lợi dụng chính sách visa.

Tiến sĩ Tucci vẫn cho rằng các quy trình kiểm tra và đánh giá này cũng cần được khảo sát lại.

“Tôi cho rằng cũng giống như chính sách bảo vệ trẻ em, chúng ta cần có một quy trình minh bạch giúp giải đáp những câu hỏi đang được đặt ra: việc đánh giá đang được thực hiện ra sao. Nếu không cảm thấy hài lòng với kết quả, phương pháp đánh giá đó có thể chưa đủ sát sao và chúng ta có thể vô tình để trẻ bị bóc lột hoặc có nguy cơ bị hãm hại theo cách này hay cách khác,” ông Joe Tucci nhận định.

“Nếu một bộ cho rằng họ đã làm hết những gì có thể, nhiều bộ khác cũng có chung quan điểm và họ sẽ không hành động vì trẻ em”.

Hồi chuông cảnh báo

Người phát ngôn cho Bộ trưởng Bộ Di trú Chris Bowen phát biểu trên chương trình The World Today thừa nhận rằng chương trình visa bảo lãnh cho vợ/ chồng sắp cưới chưa hề thay đổi kể từ khi Đảng Lao động lên nắm quyền vào năm 2007 và vẫn phù hợp với Luật Hôn nhân.

Tuy nhiên, người phát ngôn về vấn đề di trú của Đảng đối lập, ông Scott Morrison, cho rằng ông rất buồn khi nghe nói trường hợp các thiếu nữ 17 tuổi được bảo lãnh bởi những người chồng tương lai lớn hơn họ vài chục tuổi.

“Khi có những câu chuyện như vậy được công bố liên quan tới các cô gái chưa đầy 18 tuổi được cấp visa diện kết hôn dưới sự bảo lãnh của những người già hơn gấp 3 lần, chúng ta cần rung lên hồi chuông cảnh báo”, ông Scott Morrison khuyến cáo. “Tôi muốn biết là đã ai cảnh báo điều này hay chưa?”.

Bà Maureen Horder từ Viện Nghiên cứu Di trú Australia cho rằng chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số 6.000 visa diện kết hôn mỗi năm được cấp cho những người 17 tuổi và đương đơn phải đợi tới 18 tuổi mới được kết hôn. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận rằng vài trường hợp đáng chú ý cần được kiểm tra kỹ hơn.

“Tôi không muốn nhìn thấy một phụ nữ trẻ kết hôn với người quá già. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan”, bà Horder nói. “Trong xã hội Australia, người dân được quyền lựa chọn vợ hoặc chồng. Chính phủ khó có thể can thiệp vào vấn đề này”.

“Chúng ta không chấp nhận bất cứ trường hợp kết hôn cưỡng ép nào. Australia đã từng xảy ra hiện tượng kết hôn cưỡng ép. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn không được chấp thuận trong xã hội hiện nay".

Tăng cường biện pháp nhận biết trường hợp hôn nhân giả

Bà Horder cho rằng vấn đề có thể nằm ở chỗ nhân viên Bộ Di trú cần được đào tạo bài bản hơn.

“Với những người kết hôn theo diện hôn phu/ hôn thê, hai người phải biết nhau từ trước”, bà Horder nói. “Đây là một trong những tiêu chí. Cả đương đơn xin visa và người bảo lãnh cần được phỏng vấn bởi nhân viên Bộ Di trú nếu cần thiết”.

Bà Horder đang suy nghĩ liệu có trường hợp nào ngoài tầm kiểm soát hay không, đặc biệt với những phụ nữ trẻ. Nhân viên Bộ di trú cần được đào tạo chuyên biệt để quan sát xem có vấn đề gì chưa minh bạch hay không.

Bà Horder cũng băn khoăn liệu những người làm nhiệm vụ phỏng vấn tại Bộ Di trú đã được đào tạo đảm bảo yêu cầu công việc hay chưa. Có lẽ cần có chương trình đào tạo đặc biệt dành một nhóm nhỏ nhân viên di trú.

Bộ Di trú cho biết họ có các biện pháp kiểm tra và đối chiếu để đảm bảo rằng mối quan hệ hôn nhân là hợp pháp trước khi cấp visa. Bộ này cũng khẳng định rằng chính sách hiện nay đã hạn chế tối đa các âm mưu lợi dụng để trục lợi.

(theo Bay Vut)

Đọc tiếp

Hàng trăm người gốc Á bị lừa tiền vì ‘mua’ PR Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 29/07/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 11182

Chúng tôi xin đăng lại bản tin này của ABC nhằm cung cấp thêm tin tức đến các bạn đang quan tâm việc di trú, đặc biệt là bằng những con đường không hợp pháp. Mong các bạn cẩn thận và không nhẹ dạ trước các lời 'chào mời di trú' nào đó.

passport-AU

Đọc tiếp

Lao động Châu Á kéo đến Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/06/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 12054

Hơn 1000 lao động Trung Quốc có mặt ở Úc làm việc trong hai dự án khai thác khoáng sản. Trong khi đó hơn 400 người Việt, chủ yếu là đầu bếp và thợ hàn, cũng sang Úc lao động thời gian qua.

[title]

Nhóm công nhân Trung Quốc sang Úc lao động theo diện Visa 457 tại công trình xây dựng ở Perth biểu tình đòi được trả lương cao hơn hồi tháng 2/2011. (ABC)

Tin cho hay kể từ thời kỳ cơn sốt vàng hồi thế kỷ 19, đây là lần đầu tiên công nhân Trung Quốc trở lại nước Úc ồ ạt. Lao động Châu Á đến Úc hôm nay theo hai lực lượng chính: các chuyên gia và lao động phổ thông.

Đọc tiếp

Cơn sốt đẻ ở Mỹ của người Trung Quốc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 16/06/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 10125

Đáp máy bay sang Mỹ, Liu Li trang điểm nhẹ, mặc một chiếc váy rộng và buộc tóc cao. Cô gắng tỏ ra tự nhiên nhất để có thể tạo vỏ bọc che giấu một sự thực: cô đang có mang 6 tháng.

Liu cầm chiếc túi xách tay trước bụng, đúng theo cách mà người trung gian đã dạy cô. Mặc dù cố gắng tỏ ra bình tĩnh, như bất kỳ quý cô giàu có khác ở Trung Quốc thường làm khi đi du lịch nước ngoài, trong lòng Li vẫn cảm thấy vô cùng sợ hãi. Cô đáp máy bay sang Mỹ với cái bụng bầu được giấu kín, hy vọng sẽ đẻ được một đứa con mang quốc tịch Mỹ.

Liu Li biết rằng, đi qua hải quan Mỹ đơn giản hơn rất nhiều so với công đoạn đi xin visa nhập cư vào Mỹ. Để xin được tấm visa du lịch, cô đã phải cẩn thận khi chọn quần áo, tập cách đi đứng, trả lời phỏng vấn. Không những vậy, cô còn phải học thuộc rất nhiều chi tiết liên quan đến thông tin khách sạn, các địa điểm du lịch nổi tiếng để có thể thuyết phục nhân viên sứ quán rằng cô chỉ như bao người phụ nữ Trung Quốc khác, đi sang Mỹ để du lịch và mua sắm.

Sinh con ở nước ngoài không còn là một đặc quyền chỉ dành cho các ngôi sao hay triệu phú. Một lượng lớn các gia đình trung lưu cũng mong muốn con mình có được một quyển hộ chiếu mà nó có thể tự hào.

"Lãi từ phi vụ đầu tư này còn cao hơn là đi cướp ngân hàng", nhân viên tư vấn nói với Liu.

pregnant-woman

Phụ nữ mang thai. Ảnh minh họa từ impactlab.

Khi được đẻ ở Mỹ, các em bé nghiễm nhiên trở thành công dân Mỹ. Đến năm 21 tuổi, bố mẹ của các em cũng có thể nộp đơn xin thẻ xanh hoặc nhập quốc tịch.

Với những ai không muốn đi quá xa, Hồng Kông cũng là một địa điểm lý tưởng, bởi người cầm hộ chiếu vùng lãnh thổ này được đi đến trên 120 quốc gia mà không cần thị thực. Không những được hưởng lợi từ hệ thống đào tạo song ngữ ở đây, các em còn nhận được nhiều ưu ái khi nộp hồ sơ vào các trường đại học ở Trung Quốc.

Sau khi nghiên cứu và tham khảo một số công ty tư vấn, Liu Li đã chọn một công ty có tiếng. Vé máy bay, phí đỡ đẻ, phí chăm sóc trước và sau khi sinh lên tới 20.000 đô la Mỹ. Trong lúc đó, do đa số các hãng máy bay từ chối phục vụ khách có mang trên 32 tuần, Liu Li đã phải bắt đầu hành trình của mình khi chỉ có mang được 6 tháng, và sau đó ở lại tại một trung tâm đỡ đẻ cho phụ nữ Trung Quốc tại California.

Sau khi tới đây, Liu Li nhận ra rằng xung quanh khu vực cô đang ở là rất nhiều các trung tâm cho những phụ nữ Trung Quốc như cô. Việc đi lại của cô bị trung tâm giới hạn xuống chỉ còn 3 lần một tuần và mỗi lần chỉ được 3 tiếng. Các trung tâm như trên, nằm ở vùng biển với phong cảnh hữu tình miền tây nước Mỹ, thường hoạt động không giấy phép và luôn cố gắng nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Trong tháng 4 vừa qua, một số các trung tâm không giấy phép tại khu vực Los Angeles đã bị công an phát hiện và đóng cửa khiến cho Liu Li vô cùng lo lắng về tương lai của mình và con.

Quốc tịch không tương thích

Nghe chừng như có vẻ khó khăn, nhưng việc đi sang đất Mỹ, đẻ và mang đứa con trở về Trung Quốc trên thực tế được coi là khá dễ dàng. Công đoạn khó khăn và tốn kém hơn là khoảng thời gian nuôi lớn đứa trẻ sau đấy.

Theo cô Song Jingwen, vì con trai cô mang quốc tịch Mỹ, em không được phép đăng ký hộ khẩu theo mẹ và không được nhận vào trường tại Trung Quốc. Khi đăng ký học cho em, cô phải chấp nhận trả thêm phí áp dụng với người ngoại quốc. Hộ chiếu Mỹ cũng mang đến rất nhiều phiền toái về sau này, trong việc đăng ký bảo hiểm y tế.

"Một số phụ huynh chấp nhận đi làm giấy tờ giả cho con, hoặc qua mặt đại sứ quán Trung Quốc để lấy được hộ chiếu nước này cho con mình. Nhưng cũng vì vậy, họ không thể đi xin visa hoặc ra nước ngoài", Song giải thích. Cô vẫn đang phân vân không biết nên làm gì tiếp. Nếu như cô đăng ký một hộ khẩu giả cho con để việc đi học dễ dàng hơn, cô sợ rằng mọi cố gắng của gia đình từ trước đến nay sẽ trở thành vô nghĩa.

Một năm trước, Zhao Yong đã đăng kí hộ khẩu ở Thượng Hải cho con mình. "Mỗi lần chúng tôi muốn đi Mỹ, chúng tôi phải xin giấy phép đi Hồng Kông-Ma Cao để qua Hồng Kông rồi sau đó mới bay sang Mỹ bằng hộ chiếu Mỹ", Zhao Yong cho biết. "Chuyến đi sẽ dài hơn và vất vả hơn một chút, nhưng nếu chúng tôi bay thằng từ Thượng Hải sang Mỹ thì sự thật sẽ bị bại lộ".

Theo luật pháp Trung Quốc, một người chỉ được phép có một quốc tịch. Theo đại sứ quán Mỹ, nếu như một đứa trẻ sinh ở Mỹ mà lại có hộ khẩu Trung Quốc, thì đứa trẻ đó coi như đã từ bỏ quốc tịch Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ không phải nước duy nhất đã thắt chặt luật nhập cư. Trẻ em được sinh ra tại Hồng Kông sẽ phải quay lại đây hàng năm cho đến khi 18 tuổi thì mới giữ được hộ chiếu của đặc khu.

Phúc lợi cho các 'công dân'

Theo điều số 14 của Hiến pháp Mỹ , bất kể ai được sinh ra trên đất Mỹ sẽ trở thành công dân Mỹ, được hỗ trợ để đi học ở các trường công lập, được nhận hỗ trợ học phí đại học, được bầu cử. Mặc dù vậy, nếu như công dân nói trên không bắt đầu nộp thuế hay làm việc tại Mỹ từ sau năm 15 tuổi thì cũng sẽ chỉ nhận được một số ưu đãi hạn chế. "Hệ thống phúc lợi không hoàn toàn bỏ rơi những người không nộp thuế, nhưng những người này cũng sẽ không nhận được toàn bộ các ưu đãi của hệ thống. Mỗi một bang có các quy chế khác nhau trong cách giải quyết vấn đề này", theo lời ông Yang, một người vốn sinh ra ở Trung Quốc hiện đang có thẻ xanh và làm việc ở bang New Jersey.

"Đẻ con ở đất Mỹ là một giấc mơ tuyệt vời, nhưng cũng rất tốn tiền", cô Song kết luận. "Những người chọn con đường này cần biết rằng họ sẽ không chỉ trả phí điều dưỡng trước và sau khi đẻ mà còn phải trả nhiều thứ khác trong suốt cuộc đời con mình".

(theo vnexpress)

Đọc tiếp

Chính phủ Mỹ thông báo ‘nhầm’ cho hơn 22,000 đơn dự xổ số visa

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 14/05/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 10547

Theo Reuters, chính phủ Mỹ đã thông báo cho hơn 22,000 ứng viên chương trình xổ số visa hàng năm của Hoa Kỳ là họ đã được tuyển chọn.

How-to-get-a-US-Passport

Đọc tiếp

Malaysia chiêu mộ nhân tài

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/12/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9936

TT - Malaysia mới đây tuyên bố một chính sách hấp dẫn nhằm chiêu mộ nhân tài quốc tế và chống chảy máu chất xám với mục tiêu thúc đẩy kinh tế và trở thành nước phát triển vào năm 2020.

workerNgày 6-12, Thủ tướng Najib Razak tuyên bố chính sách mới sẽ bao gồm nhiều ưu đãi về cư trú, cơ hội việc làm cho những nhân tài và cả người thân của họ. Đối tượng người tài sẽ bao gồm những lao động trình độ cao người nước ngoài, những người gốc Malaysia ở nước ngoài và trong nước.

Một tổ chức nhân tài do chính ông Razak làm chủ tịch cũng ra đời nhằm phối hợp triển khai chính sách mới kể từ tháng 1-2011.

Biện pháp đáng chú ý nhất chính là giấy phép cư trú dài hạn dành cho những người thuộc dạng nhân tài người nước ngoài hoặc gốc Malaysia. Khác với giấy phép cũ, giấy phép cư trú mới có thể có thời hạn dài hơn 10 năm và không ràng buộc người lao động với một nhà tuyển dụng bất kỳ nào. Người thân của các nhân tài sẽ được phép định cư và tìm việc làm ở Malaysia.

Đọc tiếp

“Anh cần cắt giảm 25% lao động nhập cư”

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/11/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8652

 100618102224_border_uk_466x262_nocredit

Chính phủ Anh muốn áp hạn mức tối đa lượng người nhập cư được vào Anh hàng năm.
Đọc tiếp