Thông tin định cư

“Thảm kịch của người xin tỵ nạn” tại Quốc hội Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/06/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8536

Thảm kịch người xin tỵ nạn và tranh cãi tại Quốc hội Úc

Người xin tỵ nạn có lẽ sẽ là đề tài chi phối các cuộc thảo luận của Quốc hội Úc trong tuần này.

 

upmot
 

Các cuộc điều tra đang được tiến hành để tìm hiểu vụ một tàu chở 200 người xin tỵ nạn bị lật úp ngoài khơi đảo Christmas hồi tuần trước và người ta lo ngại có tới 90 người đã thiệt mạng.

Nhà cầm quyền Úc đã cứu thoát được 110 người và tìm được 17 thi thể.

Sau khi tai nạn xảy ra, các chính trị gia thuộc những đảng phái chính trị chính ở Úc đã kêu gọi thỏa hiệp trong vấn đề chính sách tỵ nạn, tuy nhiên việc thỏa hiệp này có lẽ khó diễn ra.

Các đảng phái chính trị hiện vẫn lâm vào tình trạng bế tắc từ nhiều tháng qua sau khi các cuộc thảo luận tan vỡ về vấn đề tiến trình thanh lọc.

Các chính trị gia thuộc đảng Lao Động và một số dân biểu, nghị sĩ chiếm những vị trí không quan trọng trong đảng Tự Do kêu gọi phe đối  lập tái cứu xét sự ủng hộ cho ‘Giải pháp Malaysia’ của chính phủ.

Tuy nhiên phe đối lập khẳng định họ không ủng hộ cho lời đòi hỏi đòi chính phủ phải mở lại các trung tâm giam giữ di dân ở Nauru mặc dù một số dân biểu, nghị sĩ thuộc Đảng Tự Do không chấp nhận quan điểm chính thức của đảng. Những người này kêu gọi Đảng Tự Do hãy hợp tác với Đảng Lao Động trong vấn đề bảo vệ biên giới.

Dân biểu Judi Moylan thuộc Đảng Tự Do nói vụ lật tàu hồi tuần trước là một “bi kịch kinh khủng” và bà kêu gọi các phe phái liên quan hãy “ngồi xuống” để thảo luận và tìm ra một sự thỏa thuận chung.

Tuy nhiên, Phát Ngôn viên Di trú Scott Morrison thuộc phe đối lập nói phe này sẽ không đồng ý với chính phủ về ‘giải pháp Malaysia’.

Lãnh tụ phe đối lập Tony Abbott cũng nói ông sẽ không ủng hộ ‘giải pháp Malaysia’ vì đây là một giải pháp “xấu”.

Trong khi đó hôm Chủ nhật 24/6 Hải quan Úc đã bắt một tàu chở 60 người xin tỵ nạn ở phía Tây Nam đảo Christmas.

Những người này đã được đưa tới đảo Christmas để khám sức khỏe và hoàn tất thủ tục an ninh.

(Nguồn: Radio Australia)

Đọc tiếp

“Chúng tôi cần nhiều dân nhập cư tay nghề hơn”

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 05/05/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9459

“Chúng tôi cần nhiều dân nhập cư tay nghề hơn để đáp ứng nguồn nhân lực đang thiếu” Chủ tịch công ty dầu khí Woodside ông Michael Chaney cho biết

817474-skilled-migrant

Skilled migrant Aled Evans quickly found work in Perth as a welder. Picture: Perth Now Source: PerthNow

Theo ông Chaney, để đáp ứng sự thiếu hụt về nhân lực của quốc gia, cần phải sử dụng lao động di dân dạng tay nghề.

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của công ty hôm nay, ông Chaney cũng nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng và tính đa dạng của Woodside.

Đọc tiếp

Làm thế nào để xin visa du học Úc nhanh nhất?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 07/04/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 13418

Chiều ngày 22/9, Thượng nghị sĩ Chris Evans, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học, Hướng nghiệp và Việc làm, cùng ngài Chris Bowen Bộ trưởng Bộ Di trú và Định cư Úc đã công bố những chính sách cải tổ đồng bộ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền giáo dục quốc tế Úc trên trường thế giới.

visa

Những thay đổi này sẽ áp dụng cho bậc Cử nhân và sau Đại học và các bậc học khác liên thông lên Cử nhân, theo đó:

  • Việc xin visa du học Úc trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn: không yêu cầu chứng minh tài chính, cấp visa sớm hơn 4 tháng
  • Linh hoạt thời gian làm việc cho du học sinh: 40 giờ làm việc/ 2 tuần
  • Du học sinh tốt nghiệp khóa 2 năm bậc đại học và cao học tại Úc được phép ở lại Úc làm việc 2 - 4 năm

Để giúp quý vị phụ huynh và học sinh hiểu rõ về những thuận lợi của luật visa du học mới cũng những quyền lợi và điều kiện để được xét visa diện mới, hãy liên lạc với tư vấn viên của DU HỌC SET để hiểu rõ hơn về luật mới này

  • Tất cả khách hàng đăng ký du học theo diện xét visa cấp độ 1 được tặng ngay balo DU HỌC SET. Áp dụng cho khách hàng nộp hồ sơ visa vào lãnh sự từ 14/04 đến 19/05

Nếu bạn là du học sinh tại Sydney, hãy tham gia hội thảo thông tin về luật di trú Úc mới, để hiểu rõ hơn những thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến visa của bạn, gặp gỡ luật sư và đại diện trường đại học UWS để được giải đáp những thắc mắc một cách chính xác nhất. Thông tin chi tiết về chương trình xin xem thêm tại đây

Thời gian:

19/04/2012, 11am-2pm button

26/04/2012, 11am-2pm button

(tea break provided)

Địa điểm:

DU HỌC SET – Sydney office
Suite 3, 2nd Floor, 300 Chapel Road South, Bankstown

 

Đọc tiếp

Lỗ hổng trong hệ thống di trú Australia

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 21/03/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8724

Trong khi Australia nỗ lực ngăn chặn thuyền nhân, đại đa số người nước ngoài đã đến đây bằng máy bay với âm mưu nhập cư bằng mọi thủ đoạn.

Tại Australia, thuyền nhân xin tỵ nạn là một vấn đề nóng bỏng trên chính trường nhưng thực ra phần lớn người nhập cư bất hợp pháp đã đến nước này bằng máy bay. Hình như cả chính phủ lẫn phe đối lập đều né tránh bàn cãi về vấn đề này.

Trong năm 2011, hơn 6000 người đã đến Australia tìm nơi tỵ nạn bằng đường hàng không – đa số đến từ Trung Quốc và một số ít là người Ấn Độ và công dân các nước Đông Nam Á.

Trong số đó có những người dùng giấy tờ giả mạo để nhập cư ‘chui’ và đằng sau họ là một mạng lưới đưa người di dân bất hợp pháp – gồm các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc cho đến nhân viên tư vấn về di dân tại Úc. Theo bà Patrical Cruise thuộc Bộ Di dân Australia, hồ sơ giả mạo là chuyện thường tình đối với đơn tỵ nạn của người Trung Quốc.

Theo bà, thông thường, họ xin visa du học, du lịch hay đi thăm thân nhân nhưng sau khi đến Australia, họ lại nộp đơn xin tỵ nạn. Với sự hướng dẫn của nhân viên tư vấn ở Australia, họ thường lấy lí do họ là thành viên Pháp Luân công hoặc là người theo đạo Ki tô từng bị chính quyền Trung Quốc hành hạ để xin tỵ nạn ở Úc.

Để có bằng chứng về quá trình chống Bắc Kinh, những người này còn tham gia biểu tình chống đối chính quyền và nhờ bạn bè chụp hình để đưa vào hồ sơ. Theo ông John Deller thuộc Hiệp hội Pháp luân công ở bang New South Wales, sự việc này gây rối ren cho hồ sơ xin tỵ nạn của những thành viên thực thụ.

Một khi đơn của họ bị bác, các người này có thể tiếp tục thưa kiện lên các tòa án bên trên và kéo dài vụ việc đến nhiều năm. Số vụ kiện kiểu này đã tăng gấp 3 trong 5 năm qua khiến cho ngân sách lãnh vực này bị thiếu hụt 14 triệu.

Trong bối cảnh đó,bà Cruise cho rằng Bộ Di dân không chú tâm đến vấn đề gian lận đơn từ mà chỉ lo sao để đạt chỉ tiêu về số đơn được xử lý. “Tình trạng này làm cho người ta mất tin tưởng nơi hiệu quả của bộ máy di dân của Australia,” bà Cruise nói.

(theo RadioABC)

Đọc tiếp

12 quốc gia lý tưởng nhất để định cư

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 04/03/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9316

1. New Zealand

1
Theo điều tra, xứ sở Kiwis là nơi có 75% người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Họ chia sẻ việc thích nghi với văn hóa New Zealand là khá dễ dàng. 55% trong số này cho biết đang cân nhắc việc định cư lâu dài tại đây.
Đọc tiếp

Anh ra quy định mới về nhập cư với du học sinh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 18/02/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 7835

Bộ Nội vụ Anh ngày 15/2 cho biết sẽ áp dụng những quy định mới nhằm giới hạn số sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học ở Anh tiếp tục ở lại nước này sau khi tốt nghiệp.

Đây là một phần trong các quy định về nhập cư mới, sẽ có hiệu lực từ tháng Tư tới đây và áp dụng cho các sinh viên đến từ những nước ngoài Liên minh châu Âu (EU).

Anh-ra-quy-dinh-moi-ve-nhap-cu-voi-du-hoc-sinh

Thủ đô London của Anh. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Theo các quy định mới, các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Anh phải có việc làm với mức lương tối thiểu 20.000 bảng Anh/năm (khoảng 30.000 USD/năm) mới được tiếp tục ở lại nước này. Ngoài ra, các sinh viên tốt nghiệp còn phải có được đề nghị tiếp nhận từ chủ lao động được đăng ký tại Cơ quan giám sát biên giới quốc gia, hoặc mở doanh nghiệp có vốn đầu tư ít nhất 50.000 bảng Anh (khoảng 78.000 USD).

Cũng theo các quy định mới, những sinh viên nước ngoài học tại Anh có ý tưởng kinh doanh tốt cho thị trường lao động Anh, có thể ở lại "xứ sở Sương mù" 12 tháng sau khi tốt nghiệp và có thể gia hạn thêm 1 năm nữa. Mỗi đơn xin loại thị thực mới cần phải có xác nhận bảo trợ từ phía cơ quan giáo dục. Thời hạn tối đa ở lại Anh theo loại thị thực mới, kể cả gia hạn là 2 năm.

Với các quy định mới này, Chính phủ Anh dự kiến cắt giảm số sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở lại Anh và giảm con số nhập cư vào Anh xuống dưới 100.000 người/năm tới cuối nhiệm kỳ quốc hội hiện nay là năm 2015. Theo số liệu năm 2010, trong tổng số 538.000 người nhập cư vào Anh, có 238.00 là sinh viên du học.

Theo Thứ trưởng Nội vụ Anh phụ trách vấn đề nhập cư Demial Green, trong lúc nhiều người soi sinh viên như người lưu trú tạm thời, khoảng 20% trong số này vẫn ở lại Anh sau khi tốt nghiệp tới 5 năm.

Ông nhấn mạnh Anh cần tiếp tục thu hút các sinh viên nước ngoài ưu tú, nhưng phải có chọn lọc.

(Vietnam+)

Đọc tiếp

Người giàu Trung Quốc mua cuộc sống ở Mỹ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/11/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 7324

 

Giáo dục cho con cái, không khí sạch, luật pháp chặt chẽ... là những hấp lực để các gia đình giàu có Trung Quốc di cư. Triệu phú Lí Duy Tiết tự điều hành một khu trượt tuyết và đánh golf ở bên ngoài Bắc Kinh và tự coi mình là người yêu nước.

20111124190223 anh


Một bức tượng đúng như kích cỡ thật của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên tòa tháp cao bốn mét dựng ngay ở lối vào khu nghỉ dưỡng. Thú vị là, triệu phú Lí sở hữu tấm thẻ cư trú Canada. "Tôi muốn tiếp cận hệ thống giáo dục và y tế ở một quốc gia phát triển", ông nói. 

Ngoài khu nghỉ dưỡng, ông còn có một công ty taxi lớn, hai đại lý xe hơi và một công ty bất động sản. Ông giờ đây có một căn nhà trị giá 6 triệu USD ở tây Vancouver. Vợ ông dạo quanh Vancouver bằng chiếc Mayback đen trong khi cậu con trai 20 tuổi lái chiếc Maserati màu xám tới lớp học tại Đại học British Columbia. Vợ và con ông đều sống ở Canada.

 

Những gì gọi là "nhỏ giọt" ở một thập niên trước khi ông Lí chuyển gia đình tới Canada thì giờ đây đã trở thành dòng thác lớn khi tầng lớp giàu có Trung Quốc tìm kiếm hộ chiếu hay thẻ cư trú nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ, Canada, Australia, Singapore và New Zealand. 

Có hơn 500.000 người Trung Quốc có tài sản có thể đầu tư trị giá hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,57 triệu USD), theo kết quả thăm dò chung của China Merchants Bank và Bain & Co. 60% trong số này đang nghiên cứu, bắt đầu hoặc đã di cư.

Ở Mỹ tính tới thời điểm này trong năm, gần 3.000 công dân Trung Quốc đã xin cấp thị thực đầu tư tăng so với mức 270 năm 2007, theo cơ quan di dân và công dân Mỹ (USCIS). Thị thực đầu tư Mỹ còn gọi là EB-5, yêu cầu mức đầu tư tối thiểu 500.000 USD cho đương đơn trong một dự án thương mại có thể tạo việc làm cho ít nhất 10 người Mỹ trong vòng hai năm. Nếu đương đơn xin visa đầu tư người Trung Quốc không tạo ra được việc làm kiểu này, họ và gia đình có thể phải rời Mỹ.

Làn sóng

Làn sóng di cư đã tạo điều kiện cho kinh doanh phát triển với những người như Jason Zhang, một nhà môi giới tại Boston. Ông nói, trong năm nay, ông đã giúp hàng chục gia đình Trung Quốc mua tậu nhà cửa, xe hơi và tìm trường tốt cho con cái họ so với chỉ hai hoặc ba gia đình cách đây vài năm. Những vùng ngoại ô giàu có như Weston và Lexington là chọn lựa hàng đầu.

Phần lớn những người giàu nhất Trung Quốc không đi hẳn khỏi đất nước. Khoảng 80% người giàu có Trung Quốc đi di cư không có ý định từ bỏ hộ chiếu, theo kết quả cuộc thăm dò hồi tháng 10 của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hồ Nhuận - chuyên xếp hạng những người giàu nhất Trung Quốc hàng năm. Trên thực tế, mô hình phổ biến nhất là như Lí Duy Tiết: Vợ và con có hộ chiếu nước ngoài, sống ở nước ngoài, chồng có thẻ cư trú nhưng dành phần lớn thời gian ở Trung Quốc. “Những người giàu có vẫn có công việc kinh doanh trong nước và hầu hết tài sản của họ tính trong đồng nhân dân tệ", tờ Hồ Nhuận cho biết.

Vậy tại sao họ tìm kiếm việc cư trú ở nước ngoài? Động cơ đầu tiên là tìm kiếm những cơ hội giáo dục tốt hơn cho con cái. Những người giàu Trung Quốc cảm nhận rằng, các trường đại học Mỹ đã đánh bại trường Trung Quốc và con cái họ cần hiểu biết thế giới. Họ nhấn mạnh rằng, những vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc như Tập Cận Bình, đã gửi con cái họ ra nước ngoài học tập. Thoát khỏi không khí bị ô nhiễm và vấn đề an toàn thực phẩm cũng là các nhân tố quan trọng khác cho kế hoạch di cư.

Chuyển gia đình ra nước ngoài sinh sống và sở hữu thẻ cư trú nước ngoài cũng chứng minh sự hữu ích khác trong trường đột nhiên có những thay đổi luật pháp hay chính sách tổn thương tới doanh nhân hay trong trường hợp xảy ra bất ổn xã hội. Cái gọi là hàng loạt vụ việc như bạo động, đình công, biểu tình đã tăng gấp đôi trong năm năm qua, lên 180.000 vụ năm 2010. “Một số người ở Trung Quốc giờ đây đang nói tới xung đột tầng lớp chống lại người giàu", Vương Hiểu Lộ, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế ở Bắc Kinh nói. “Có thể một số người di cư đang lo lắng về khả năng chính sách thay đổi sẽ khiến họ nguy hiểm".

Cung và cầu

Một người giàu có ở Boston họ Dương chỉ ra rằng, chính phủ Trung Quốc đã chi tiền cho an ninh nội địa (549 tỉ nhân dân tệ) nhiều hơn cả quốc phòng năm ngoái. Ông nói, nếu mọi thứ trở nên bất ổn, người giàu có sẽ là mục tiêu không chỉ vì của cải mà còn vì quan hệ gần gụi của họ với chính quyền.

“Trung Quốc phát triển rất nhanh, và xã hội trở nên bất ổn", Shengxi “Tina” Tian, một luật sư tại MT Law, hãng luật ở Burlington, Massachusetts., đã giúp đỡ những người giàu có Trung Quốc di cư tới Mỹ nói. Tian chỉ ra rằng, những người giàu có Trung Quốc đánh giá cao luật pháp ở Mỹ, Canada và một số nơi khác.
Một doanh nhân gần đây di cư đến Boston trong khi vẫn điều hành doanh nghiệp nội thất ở Thượng Hải nói: “Hệ thống chính trị và luật pháp của Trung Quốc khiến chúng tôi thấy bấp bênh".

Ở Trung Quốc, hơn 8.000 công ty được cấp phép làm dịch vụ di cư đã đào tạo các ứng viên cho phỏng vấn visa, giúp họ điền mẫu đơn, xem xét hạng mục đầu tư nước ngoài có thể. Well Trend United ở Bắc Kinh, một trong những công ty làm dịch vụ di cư lâu đời nhất, lớn nhất đặt ra mức phí 30.000 USD/khách hàng. Well Trend có văn phòng ở 10 thành phố lớn nhất Trung Quốc cho biết, đã giúp hơn 10.000 người có thị thực nước ngoài từ khi hoạt động năm 1995. Kinh doanh ngành này vẫn mạnh mẽ trong ít nhất một thập niên nữa, người sáng lập Larry Wang khẳng định. “Nó giúp Mỹ có được nguồn vốn nhất định trong khi người Trung Quốc cần thực hiện ước mơ nhìn thấy thế giới. Đó là cung và cầu".

Một vấn đề nghiêm trọng với cả bên đương đơn và nước chủ nhà là nguồn gốc tài sản. Để đảm bảo các nguồn tài sản không dính dáng tới phạm tội, quan chức ở Mỹ, Canada và một số nước khác muốn xem kỹ các tài liệu liên quan tới tài sản của người giàu có Trung Quốc muốn di cư. Đó thực sự khó khăn. 

Về viễn cảnh dài hơn, nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển, làn sóng di cư có thể dịu lại. Doanh nhân họ Lí có khu trượt tuyết nói, một số bạn bè của ông đang xem xét lại kế hoạch ra nước ngoài. Phần vì bởi quy định chặt chẽ hơn ở Canada và những nơi khác, phần vì trong khi người giàu Trung Quốc vẫn khao khát bằng cấp Canada hay Mỹ cho con cái họ, thì họ nhìn thấy ít lý do hơn để di cư. “Khi lần đầu tiên tới Canada, tôi nghĩ Trung Quốc quá tụt hậu và phải mất 50 năm nữa mới bắt kịp", ông Lí nói. "10 năm sau, chúng tôi thấy Trung Quốc hoàn toàn có thể đuổi kịp và vượt qua phần còn lại của thế giới".

Theo Vietnamnet

 

Đọc tiếp