Thông tin định cư

Bạn muốn định cư tại Úc?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/09/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 11941

Nếu bạn đang có kế hoạch định cư dạng tay nghề tại Úc, tham khảo danh sách khóa học sau tại hệ thống cao đẳng công lập TAFE New South Wales

 

tafe
Đọc tiếp

Chính trường Australia bấp bênh trước Quốc hội “treo”

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/08/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8941
Hàng triệu cử tri Australia thức dậy sau cuộc tổng tuyển cử liên bang hôm 21/8 đã không thể chứng kiến một kết quả bầu cử ngã ngũ. Đây là điều hiếm thấy trong cuộc đời nhiều người trong số họ.

Quốc hội "treo" - hiện tượng hiếm

Tính đến hết tối 24/8, Ủy ban bầu cử Australia (AEC) cho biết với hơn 78,8 % số phiếu đã được kiểm, Công Đảng cầm quyền do đương kim Thủ tướng Julia Gillard dẫn dắt và liên minh Tự do - Quốc gia đối lập do ông Tony Abbott đứng đầu cùng giành được 71 ghế. Đảng Xanh giành được 1 ghế, 3 ghế thuộc về các ứng viên độc lập.

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Julia Gillard bỏ phiếu tại Melbourne hôm 21/8. Ảnh: THX

Con số trên tiếp tục thay đổi từng giờ và trong vòng ít nhất 1 tuần nữa, người ủng hộ của mỗi phe tiếp tục nín thở bởi AEC còn phải đợi kiểm thêm 2 triệu lá phiếu vắng mặt và chuyển qua bưu điện mới có thể công bố kết quả cuối cùng.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, các nhà phân tích chính trị đều khẳng định cả Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia không thể đạt được 76 ghế cần thiết trong tổng số 150 ghế Hạ viện để tự đứng ra lập chính phủ đa số. 

Khi cử tri quay lưng với Công Đảng

Cuộc tổng tuyển cử bất phân thắng bại lần đầu tiên tại Australia kể từ năm 1940 cho thấy sự thất vọng lớn của công chúng đối đối với Công Đảng. Các nhà quan sát chính trị cho rằng có ba nguyên nhân chính khiến hơn 400.000 cử tri quay lưng với Công Đảng để chuyển qua ủng hộ phe đối lập.

Mô tả ảnh.
Cử tri Australia xếp hàng bỏ phiếu Ảnh: wsws

Thứ nhất là sự không hài lòng trước những mâu thuẫn bên trong Công Đảng. Nhiều người dân Australia, nhất là cử tri bang Queensland, vẫn còn khó chịu hoặc thậm chí căm ghét cách đối xử và phế truất phũ phàng cách đây mới 2 tháng của các thành viên Công Đảng đối với một vị Thủ tướng như ông Kevin Rudd - người từng được người dân Australia bình chọn là yêu mến nhất trong 20 năm qua.

Nhiều cử tri cũng thừa nhận họ quay sang bỏ phiếu cho phe đối lập bởi khó có thể đặt niềm tin vào một đảng chia rẽ tới mức “phó tướng” Lulia Gillard lại có thể tổ chức “đảo chính” thành công, lật đổ “tướng” đương quyền. Những vụ rò rỉ thông tin về lập trường của Thủ tướng Julia Gillard khi còn làm "phó tướng" của ông Kevin Rudd càng gây tổn hại đến hình ảnh của Công Đảng.

Thứ hai là sự thất vọng của cử tri về các chính sách quan trọng của Công Đảng, đặc biệt là chính sách biến đổi khí hậu và thuế khai khoáng. Sụt giảm uy tín của Công Đảng bắt đầu xảy ra khi ông Kevin Rudd vào năm 2010 quyết định ngưng thực hiện lộ trình cắt giảm khí thải nhà kính, vốn là lời cam kết giúp ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007. Các cử tri đánh giá động thái này cho thấy Công Đảng không có lập trường vững vàng và thiếu tầm nhìn.

Bên cạnh đó, cử tri còn chán nản vì những tranh cãi xung quanh kế hoạch “siêu thuế” đánh vào ngành khai thác khoáng sản của Công Đảng. Mặc dù bà Julia Gillard đã thay đề xuất “siêu thuế” từ 40% xuống còn 30%, song nhiều người dân Australia, nhất là những người sống ở các bang giàu tài nguyên như Tây Australia và Queensland, vẫn lo sợ sẽ thất nghiệp khi chính phủ mới đánh thuế khắc nghiệt. Vì vậy, họ chọn giải pháp “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

Thứ ba là những thành tích của thủ lĩnh phe đối lập gây ấn tượng sâu sắc với cử tri. Mới lãnh đạo Đảng Tự do từ tháng 12/2009 song ông Tony Abbott đã vận hành một cách xuất sắc một đội ngũ đoàn kết. Cùng lúc, trong một chiến dịch tranh cử được đánh giá là quyết liệt và bài bản, ông đã tung ra liên tiếp mấy đòn hiểm nhằm vào điểm yếu của Công Đảng: công kích nhằm vào Kevin Rudd khiến nội bộ Công Đảng thêm rối ren; công kích xoáy vào ý định xây dựng “trại tị nạn ở khu vực” của bà Julia Gillard. Ông Tony Abbott hiểu rằng chính sách tị nạn là vấn đề rất nhạy cảm ở Australia và cử tri không dễ gì bỏ qua cho những chính sách đối ngoại được xem là “thiếu chuyên nghiệp” của lãnh đạo đất nước tương lai.

Ngày 24/8, ông Tony Abbott tiếp tục “đá xoáy” vào “cuộc nội chiến” về chính sách thuế má, nhập cư, biến đổi khí hậu… trong Công Đảng để tự tin tuyên bố rằng chỉ liên minh Tự do - Quốc gia mới có thể thiết lập chính phủ bền vững. 

Chính trường “chia mấy vầng trăng” ?

Các nhà phân tích chính trị cảnh báo rằng Quốc hội “treo” sẽ châm ngòi bất ổn chính trị ở một quốc gia vốn nổi tiếng ổn định như Australia. Sau khi trải qua cuộc tổng tuyển cử khốc liệt, cả Công Đảng và phe đối lập đang ráo riết xúc tiến các cuộc thương lượng phức tạp nhằm vận động hậu thuẫn từ các nghị sỹ độc lập và nghị sỹ Đảng Xanh để có thể thành lập chính phủ liên minh. Hai phe đã trở lại vạch xuất phát với cơ hội ngang nhau.

Mô tả ảnh.
Lãnh đạo đối lập Tony Abbott (phải) cùng vợ và con gái phát biểu trước những người ủng hộ trong ngày bầu cử tại Sydney. Ảnh: ABC News

Bà Julia Gillard, thủ lĩnh Công Đảng, nhanh nhảu khẳng định rằng Công Đảng giành được phiếu phổ thông nhiều hơn nên có sự ủy nhiệm để lãnh đạo đất nước. Trong khi đó, ông Tony Abbott cũng lập luận y như bà Gillard, đồng thời cáo buộc Chính phủ khi mất đi đa số của mình thì cũng mất luôn tính hợp pháp và ổn định.

Tuy nhiên, số lượng ghế cuối cùng mà Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia giành được cũng như nhượng bộ chính sách mà mỗi bên đưa ra mới ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ủng hộ ai của các nghị sỹ độc lập và nghị sỹ Đảng Xanh, những người bỗng đóng vai trò nắm giữ cán cân quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử lần này.

Theo các nhà phân tích, trong trường hợp đạt được thỏa thuận, Australia sẽ có một chính phủ thiểu số lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Trong tương lai, chính phủ kiểu này sẽ ở thế bấp bênh bởi luôn phải đàm phán vất vả với các nghị sỹ độc lập, các đảng phái nhỏ hoặc phe đối lập trước khi thông qua bất cứ dự luật nào.

Một số chính trị gia và học giả đang chỉ trích gay gắt ý tưởng phá bỏ thế bế tắc bằng cách tạo dựng một chính phủ có đầy đủ đại diện Công Đảng, liên minh Tự do - Quốc gia, Đảng Xanh và các nghị sỹ độc lập. Lúc đó, chính trường Australia không khác “một vầng trăng bị chia nhiều mảnh”, bởi chỉ riêng Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia đã bất đồng với nhau trong hầu hết các chính sách.

Trong trường hợp thương lượng bất thành thì Quốc hội “treo” của Australia có thể khiến Chính phủ kế tiếp tê liệt và việc phải tiến hành bầu cử mới trong vòng 18 tháng tới là điều không thể tránh khỏi. Đây là “kịch bản ác mộng” đối với người dân và thị trường chứng khoán Australia.

Nếu Công Đảng có thể đứng ra lập Chính phủ mới, danh tiếng của họ vẫn bị sứt mẻ. Ngược lại, một cuộc cải tổ các vị trí chủ chốt trong Công Đảng chắc chắn sẽ xảy ra.

Với phe đối lập, thủ hòa trong trận đấu với Công Đảng cầm quyền cũng đã chứng minh khả năng lãnh đạo của ông Tony Abbott cũng như củng cố thêm vị trí dẫn dắt liên minh Tự do - Quốc gia của ông này. Khi ấy, ông Tony Abbott rất có thể trở thành “ngư ông đắc lợi” nếu một cuộc bầu cử kế tiếp xảy ra.

(theo vietnamnet)

Đọc tiếp

Bầu cử Úc, phe thiểu số lên ngôi

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 24/08/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8138

Cho tới hôm nay, tương lai chính trị của nước Úc vẫn chưa ngã ngũ. Cuộc bầu cử vào ngày 21/8 vừa qua chưa cho ra kết quả cuối cùng khiến hai chính đảng trong cuộc đua một mất một còn này phải đàm phán với các dân biểu trong hạ viện để tranh thủ sự ủng hộ nhằm thắng cử.

Bầu cử Úc, phe thiểu số lên ngôi

Cử tri đổ xô đi bầu cho phe thiểu số trong quốc hội Úc. (ABC)

Rõ ràng là nhiều cử tri đã không ủng hộ Đảng Lao động của bà Julia Gillard,nhưng họ cũng không ủng hộ mạnh mẽ Liên Đảng của ông Tony Abbott.Thay vào đó, cử tri lại bầu cho Đảng Xanh và điều này giúp tăng gấp đôi số ghế của đảng Xanh trong quốc hội. Trong thắng lợi ấy có sự góp mặt lần đầu tiên của một thành viên Đảng Xanh tại Hạ viện trong cuộc bầu cử toàn quốc Úc.

Quốc hội ‘treo’

Quá trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục diễn ra trước khi có được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, Úc có thể sẽ phải chứng kiến tình trạng ‘quốc hội treo’ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua. Điều này dấy lên nỗi lo ngại bất ổn chính trị tiếp tục diễn ra.

Cử tri Úc đã quay lưng lại với Đảng Lao động đương nhiệm đồng thời thể hiện sự ủng hộ khá mạnh mẽ với Liên Đảng. Điều này giúp gia tăng cơ hội ông Tony Abbott sẽ lên nắm quyền lãnh đạo nước Úc,tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ để giúp ông thắng cử. Số phiếu sít sao mà các cử tri dành cho hai đảng đã không thể quyết định sự chiến thắng của hai ứng cử viên, đồng thời chuyển giao vai trò cân bằng quyền lực cho một nhóm nhỏ gồm cho 6 dân biểu trong hạ viện. Dường như, các cử tri đang hàm ý muốn hai ứng cử viên Julia Gillard và Tony Abbott phải nỗ lực hơn nữa trong chiến dịch tranh cử.

Kết quả kiểm 3/4 số phiếu bắt buộc cho thấy,cả hai đảng đều chưa chiếm được trên 75 ghế trong tổng số 150 ghế tại Hạ viện. Công tác kiểm phiếu sẽ tiếp tục trong những ngày tới, nhưng chắc chắn đây sẽ là lần đầu tiên Úc vẫn chưa thể quyết định người lãnh đất nước sau khi bầu cử diễn ra.

Tranh thủ sự ủng hộ

Người kế nhiệm cựu Thủ tướng Kevin Rudd, bà Julia Gillard vốn có trọng trách gia tăng cơ hội tái đắc cử cho Đảng Lao động đã không thể giành chiến thắng vào tối qua. Đây là một điều hãn hữu tại Úc khi mà một đảng không thể nắm quyền lãnh đạo trong hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Bà Gillard tuyên bố: “Chúng ta chưa thể chắc chắn về kết quả bầu cử, nhưng có thể chắc chắn rằng, trong gia đoạn này chính phủ đương nhiệm vẫn ổn định và hoạt động hiệu quả vì lợi ích quốc gia.” Đương kim Thủ tướng Úc cũng nhấn mạnh, mặc dù không thể giành được đại đa số ghế cần thiết tại Hạ viện nhưng Đảng Lao động vẫn có cơ hội chiến thắng.

“Tính đến thời điểm này, rõ ràng là chưa đảng nào có thể giành được chiến thắng. Tuy nhiên, xét trên kết quả kiểm phiếu hôm qua thì ưu thế đang nghiêng về Đảng Lao động. Đây là một kết quả đáng được cân nhắc trong những ngày tới”, bà Gillard khẳng định.

Tuy nhiên, Bà Gillard cũng nhận thức được rằng nhóm dân biểu thiểu số có vai trò quyết định trong tình hình hiện nay. Trong số đó có dân biểu Bob Katter đến từ Queensland vốn rất quan tâm đến một số vấn đề về nông thôn, trong đó có chính sách mạng băng thông rộng - một trong những chính sách then chốt của Đảng Lao động.

Một dân biểu quen thuộc khác là Rob Oakeshott lại tỏ vẻ thích thú với một ‘quốc hội treo’. Ông cho rằng điều đó có lợi cho nền dân chủ nhưng giờ đây cũng bắt đầu cảm nhận được áp lực khi phải đưa ra quyết định ủng hộ đảng nào. “Đây là trách nhiệm nặng nề và có quá nhiều yếu tố phải tính đến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.”

Trong bối cảnh này, Liên Đảng cũng đang chạy đua nhằm lôi kéo một số dân biểu độc lập về phía mình để có thể thắng cử. Khi mà bà Julia Gillard đã thất bại trong việc hợp thức hóa quyền lãnh đạo của mình thì lãnh đạo Liên Đảng đối lập Tony Abbott đang được coi là người thắng thế.

Phát biểu ngắn sau khi nhận được kết quả bầu cử ‘treo’, ông Abbott vẫn tiếp tục công kích Đảng Lao động. “Khi chính phủ đã mất đi sự ủng hộ đa số thì nó đồng nghĩa với việc mất đi tính hợp pháp trong việc lãnh đạo đất nước. Cuộc bầu cử vào ngày 21/8 vừa qua rõ ràng đã cho thấy sẽ có thêm khoảng nửa triệu người ủng hộ Liên Đảng. Không thể tưởng tượng nổi là Đảng lao động còn có khả năng duy trì một chính phủ ổn định. Chắc chắn là chính phủ của Đảng Lao động đang đứng trước tình trạng báo động về sự chia rẽ và rối loạn nội bộ lâu dài.”

Kẻ khóc người cười

Người cười to nhất trong cuộc bầu cử lần này chính là lãnh đạo Đảng Xanh – ông Bob Brown. Sự gia tăng ấn tượng số phiếu bầu cho Đảng Xanh đã mang lại cho Đảng này 9 ghế tại thượng viện so với 5 ghế như trước đây. Đồng thời, đây là lần đầu tiên Đảng Xanh đóng góp một ứng cử viên trong cuộc bầu cử toàn nước Úc .

Ông Bob Brown khẳng định đảng mình sẽ tiếp tục theo đuổi việc yêu cầu chính phủ mở lại cuộc tranh luận về vai trò của Úc tại Afghanistan cũng như sự gia tăng chi phí mà nước này đã đổ vào chiến trường Afghanistan. Theo ông, đây là một vấn đề quan trọng mà cả hai đảng lớn nên ủng hộ giải quyết.

(theo Bayvut)

Đọc tiếp

Vấn đề dân số và nhập cư trong bầu cử Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 28/07/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 10619

Dân số và nhập cư là một trong những vấn đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử lần này tại Úc. Đảng Lao động và Đảng Tự do đã thể hiện quan điểm khác biệt về vấn đề này.

Chính sách phát triển dân số của Thủ tướng Julia Gillard gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ lãnh đạo đảng đối lập Tony Abbott. (Nguồn ảnh: ABC)

Vấn đề dân số và nhập cư trong bầu cử Úc

Theo Thủ tướng Julia Gillard, cho tới năm 2012, Úc sẽ có khoảng 145.000 người nhập cư. Bà cũng cho biết chủ trương của Đảng Lao động là sẽ không cắt giảm số lượng người nhập cư và chính sách này dựa trên nguyên tắc bền vững.

Tuy nhiên, lãnh đạo đảng đối lập Tony Abbott đã lên tiếng chỉ trích bà Gillard và cho biết nếu thắng cử, ông sẽ thực hiện việc cắt giảm nhập cư từ 300.000 người/năm xuống còn 170.000 người/năm. Nhóm đối tượng chủ yếu mà ông Abbott hướng tới là sinh viên quốc tế và những người theo diện đoàn tụ gia đình.

Theo Giáo sư Graeme Hugo - Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội Ứng dụng Quốc gia, Đại học Adelaide, có hai nguyên nhân khiến cho số lượng người nhập cư vào Úc gia tăng. Thứ nhất là trong những năm qua, số lượng người nhập cư dài hạn đã vượt quá số người rời khỏi Úc. Vào năm 2009, con số này là 143.000 người. Thứ hai, số lượng người nhập cư tạm thời vào Úc cũng nhiều hơn 155.000 người so với số người rời khỏi Úc. Như vậy, việc gia tăng dân số một cách nhanh chóng chủ yếu do lượng người nhập cư tạm thời vào Úc gây ra. Xét về mặt luật pháp, những người này sẽ phải rời khỏi Úc khi visa hết hạn.

Giáo sư Graeme Hugo không đồng ý với quan điểm của ông Tony Abbott trong việc cắt giảm số lượng người nhập cư bởi nhập cư thể hiện nhu cầu lao động của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển cụ thể. Vì vậy, khi nhu cầu này thay đổi thì số lượng người nhập cư cũng thay đổi theo.

Ông cũng bày tỏ mối lo ngại về mục tiêu cắt giảm số lượng sinh viên quốc tế của ông Abbott bởi giáo dục đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế Úc. Theo đánh giá của ông, đối tượng mà ông Abbott đang nhắm tới là những người đã tốt nghiệp và đang ở lại Úc theo diện visa tạm thời để tìm cơ hội nhập cư và nhóm đối tượng này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ bởi phần lớn các sinh viên đều đã trở về nước sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, Giáo sư Peter Mc Donald - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Dân số Úc thuộc Đại học Quốc gia Úc lại cho biết hiện nay, số lượng người nhập cư tạm thời chiếm tỷ lệ lớn nhất trong bức tranh dân số Úc, trong đó có sinh viên quốc tế. Theo thống kê, số lượng sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp và ở lại Úc theo dạng visa tạm thời 18 tháng để tìm việc làm lên đến gần 200.000 người.

Giáo sư Peter cũng đánh giá mục tiêu cắt giảm nhập cư theo diện đoàn tụ gia đình của ông Abbott là không khả thi bởi “người ta sẽ không đến Úc nếu như họ không thể đi cùng vợ/chồng, con cái”. Hơn nữa, xét trong bối cảnh toàn cầu hóa thì đây không phải là một chính sách hiệu quả vì nhập cư là một phần tất yếu của toàn cầu hóa, nó phụ thuộc vào nhu cầu của các nước về nguồn lao động.

Giải pháp nào cho nước Úc?

Giáo sư Graeme Hugo cho rằng rõ ràng việc phát triển dân số sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên, trên thực tế, Úc cần có nguồn cung lao động mới thay thế cho lực lượng lao động đang dần già cỗi. Vì vậy, sự gia tăng dân số cần đi đôi với yếu tố bền vững. Theo ông, Úc cần có chính sách dân số và môi trường hiệu quả, linh hoạt hơn dựa trên dự đoán về nhu cầu lao động và phát triển hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm thích ứng với sự gia tăng dân số.

Trước sự quan ngại về vấn đề sắc tộc mà những người nhập cư đạo Hồi có thể gây ra cho xã hội Úc, Giáo sư Graeme Hugo cũng cho biết đó là điều khó tránh khỏi đối với các quốc gia tiếp nhận nhập cư.

Tuy nhiên, trong suốt thời kì hậu chiến, Úc đã rất thành công trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhập cư và nhập cư đã trở thành một phần quan trọng của lịch sử Úc bởi vai trò to lớn của nó đối với xã hội. Do đó, hiện nay, Úc nên giải quyết vấn đề nhập cư một cách thận trọng thay vì bỏ qua nó. Theo ông, xét ở một chừng mực nào đó, quan điểm của Đảng Lao động và Đảng Tự do về dân số không quá trái ngược vì cùng hướng tới một nước Úc phát triển bền vững. Vì vậy, cả hai đảng nên cùng tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở phát triển dân số, đồng thời có những chính sách phát triển bền vững môi trường và hạ tầng một cách thận trọng.

(nguồn: Bay vut)

Đọc tiếp

Ngành tóc và nấu ăn chưa mất hết cơ hội

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/07/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9507

Danh sách các ngành nghề được ưu tiên nhập cư mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2010. Tuy nhiên, cơ hội nhập cư vẫn mở rộng cho những lao động có tay nghề thực sự.

Đọc tiếp

Bản danh mục Nghề Nghiệp Di Dân Úc (17.05.2010)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 18/05/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 18683

New List of Skilled Occupations Intended to Replace the Current Skilled Occupation List

It is intended that this list of occupations will form the new Skilled Occupation List, proposed to come into effect from 1 July 2010. The Minister for Immigration and Citizenship will be recommending that the Governor-General in Council make amendments to the Migration Regulations 1994 to give effect to the framework in which this new list would be applied. 

ANZSCO Code Corresponding occupation

Xem thêm thông tin về Di dân tay nghề Úc

Những cải tổ MỚI về Di trú nhằm đáp ứng nhu cầu lao động Úc

Thông tin Di trú mới: Phân bố chỉ tiêu visa di dân MỚI

CHÚ Ý!!! Một số diện di dân Úc vừa bị tạm đình chỉ nhận đơn! 

  • 133111 Construction project manager
  • 133112 Project builder
  • 133211 Engineering manager
  • 134111 Child Care centre manager
  • 134211 Medical administrator
  • 134212 Nursing clinical director
  • 134213 Primary health organisation manager
  • 134214 Welfare centre manager
  • 221111 Accountant (general)
  • 221112 Management accountant
  • 221113 Taxation accountant
  • 221213 External auditor
  • 221214 Internal auditor
  • 224111 Actuary
  • 224511 Land economist
  • 224512 Valuer
  • 231212 Ship's engineer
  • 231213 Ship's master
  • 231214 Ship's officer
  • 232111 Architect
  • 232112 Landscape architect
  • 232211 Cartographer
  • 232212 Surveyor
  • 232611 Urban and regional planner
  • 233111 Chemical engineer
  • 233112 Materials engineer
  • 233211 Civil engineer
  • 233212 Geotechnical engineer
  • 233213 Quantity surveyor
  • 233214 Structural engineer
  • 233215 Transport engineer
  • 233311 Electrical engineer
  • 233411 Electronics engineer
  • 233511 Industrial engineer
  • 233512 Mechanical engineer
  • 233513 Production or plant engineer
  • 233611 Mining engineer (excluding petroleum)
  • 233612 Petroleum engineer
  • 233911 Aeronautical engineer
  • 233912 Agricultural engineer
  • 233913 Biomedical engineer
  • 233914 Engineering technologist
  • 233915 Environmental engineer
  • 233916 Naval architect
  • 234111 Agricultural consultant
  • 234112 Agricultural scientist
  • 234113 Forester
  • 234211 Chemist
  • 234611 Medical laboratory scientist
  • 234711 Veterinarian
  • 241111 Early childhood (pre-primary school) teacher
  • 241411 Secondary school teacher
  • 241511 Special needs teacher
  • 241512 Teacher of the hearing impaired
  • 241513 Teacher of the sight impaired
  • 241599 Special education teachers nec
  • 251211 Medical diagnostic radiographer
  • 251212 Medical radiation therapist
  • 251213 Nuclear medicine technologist
  • 251214 Sonographer
  • 251411 Optometrist
  • 251412 Orthoptist
  • 252111 Chiropractor
  • 252112 Osteopath
  • 252311 Dental specialist
  • 252312 Dentist
  • 252411 Occupational therapist
  • 252511 Physiotherapist
  • 252611 Podiatrist
  • 252711 Audiologist
  • 252712 Speech pathologist
  • 253111 General medical practitioner
  • 253211 Anaesthetist
  • 253311 Specialist physician
  • 253312 Cardiologist
  • 253313 Clinical haematologist
  • 253314 Clinical oncologist
  • 253315 Endocrinologist
  • 253316 Gastroenterologist
  • 253317 Intensive care specialist
  • 253318 Neurologist
  • 253321 Paediatrician
  • 253322 Renal medicine specialist
  • 253323 Rheumatologist
  • 253324 Thoracic medicine specialist
  • 253399 Internal medicine specialist nec
  • 253411 Psychiatrist
  • 253511 Surgeon (general)
  • 253512 Cardiothoracic surgeon
  • 253513 Neurosurgeon
  • 253514 Orthopaedic surgeon
  • 253515 Otorhinolaryngologist
  • 253516 Paediatric surgeon
  • 253517 Plastic and reconstructive surgeon
  • 253518 Urologist
  • 253521 Vascular surgeon
  • 253911 Dermatologist
  • 253912 Emergency medicine specialist
  • 253913 Obstetrician and Gynaecologist
  • 253914 Ophthalmologist
  • 253915 Pathologist
  • 253916 Radiologist
  • 253999 Medical practitioners nec
  • 254111 Midwife
  • 254411 Nurse Practitioner
  • 254412 Registered nurse (aged care)
  • 254413 Registered nurse (Child and Family Health)
  • 254414 Registered nurse (community health)
  • 254415 Registered nurse (critical care and emergency)
  • 254416 Registered nurse (development disability)
  • 254417 Registered nurse (disability and rehabilitation)
  • 254418 Registered nurse (medical)
  • 254421 Registered nurse (medical practice)
  • 254422 Registered nurse (mental health)
  • 254423 Registered nurse (perioperative)
  • 254424 Registered nurse (surgical)
  • 254499 Registered nurse
  • 261111 ICT business analyst
  • 261112 Systems analyst
  • 261311 Analyst programmer
  • 261312 Developer programmer
  • 261313 Software engineer
  • 263311 Telecommunications engineer
  • 263312 Telecommunications network engineer
  • 272311 Clinical psychologist
  • 272312 Educational psychologist
  • 272313 Organisational psychologist
  • 272314 Psychotherapist
  • 272399 Psychologists nec
  • 272511 Social worker
  • 312211 Civil engineer draftsperson
  • 312212 Civil engineer technician
  • 312311 Electrical engineer draftperson
  • 312312 Electrical engineer technician
  • 313211 Radiocommunications technician
  • 313212 Telecommunications field engineer
  • 313213 Telecommunications network planner
  • 313214 Telecommunications technical officer or technologist
  • 321111 Automotive electrician
  • 321211 Motor mechanic (general)
  • 321212 Diesel motor mechanic
  • 321213 Motorcycle mechanic
  • 321214 Small engine mechanic
  • 322211 Sheetmetal trades worker
  • 322311 Metal Fabricator
  • 322312 Pressure Welder
  • 322313 Welder (first class)
  • 323111 Aircraft maintenance engineer (avionics)
  • 323112 Aircraft maintenance engineer (mechanical)
  • 323113 Aircraft maintenance engineer (structures)
  • 323313 Locksmith
  • 324111 Panelbeater
  • 324311 Vehicle painter
  • 331111 Bricklayer
  • 331112 Stonemason
  • 331211 Carpenter and Joiner
  • 331212 Carpenter
  • 331213 Joiner
  • 332211 Painting trades workers
  • 333111 Glazier
  • 333211 Fibrous plasterer
  • 333212 Solid plasterer
  • 333411 Wall and floor tiler
  • 334111 Plumber (general)
  • 334112 Airconditioning and mechanical services plumber
  • 334113 Drainer
  • 334114 Gasfitter
  • 334115 Roof plumber
  • 341111 Electrician (general)
  • 341112 Electrician (special class)
  • 341113 Lift mechanic
  • 342111 Airconditioning and refrigeration mechanic
  • 342211 Electrical linesworker
  • 342212 Technical cable jointer
  • 342313 Electronic equipment trades worker
  • 342314 Electronic instrument trades worker (general)
  • 342315 Electronic instrument trades worker (special class)
  • 411211 Dental Hygienist
  • 411212 Dental Prosthetist
  • 411213 Dental technician
  • 411214 Dental therapist

Bạn click vào đây để tải file gốc

Đọc tiếp

Bộ Di Trú Úc dời ngày công bố danh sách Di dân tay nghề

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 01/05/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8926

Theo thông tin chính thức từ Bộ Di trú Úc, ngày công bố danh sách Di dân Tay nghề SOL (Skill Occupation List), dự kiến là vào 30.4 vừa qua, đã được dời đến tháng 5.

Web site chính thức của Bộ Di trú không giải thích lý do của việc dời này.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo giỏi và cập nhật cho các bạn quan tâm.

 

Đọc tiếp