Thông tin Anh ngữ

Tiếng ‘bố đẻ’ – Tiếng ‘mẹ đẻ’

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 26/10/2009. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 9779

Việc cha mẹ dạy song ngữ cho con cái là hoàn toàn khả thi và có thể tạo ra nhiều hứng thú và sự say mê ngôn ngữ ở trẻ em

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Michael Clyne là một nhà ngôn ngữ học và là giáo sư danh dự của hai trường đại học danh tiếng của Úc - Đại học Melbourne và Đại học Monash. Giáo sư Clyne một người quan tâm tới vấn đề song ngữ bởi ông đã lớn lên với hai ngôn ngữ, một trong số đó là tiếng Đức, ngôn ngữ ông truyền lại cho con gái và trở thành tiếng ‘bố đẻ’ của cô.

Giáo sư Clyne cho biết việc dạy ‘tiếng bố đẻ’ cho con gái khiến ông cảm thấy thú vị hơn cả làm một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp. Lý do là vì niềm đam mê song ngữ của ông đi liền với mối quan hệ với con gái, một trong những người ông có thể chia sẻ nhiều nhất niềm đam mê của mình. Giáo sư Clyne và bà Irene, vợ ông đã nuôi con gái lớn lên với hai ngôn ngữ theo cách thức mỗi người dạy một ngôn ngữ, nghĩa là mỗi người nói với con gái một ngôn ngữ và nó sẽ đáp lại bằng chính ngôn ngữ đó. Bà Irene không nói tiếng Đức nên bà và con gái Joanna giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh trong khi giáo sư Clyne nói chuyện với con gái bằng tiếng Đức.

Phương pháp này có lẽ bắt đầu được khởi nguồn từ cộng đồng người Úc bản xứ, những người đã phải thực hiện chế độ ngoại hôn bắt buộc trong nhiều thế kỷ, nghĩa là đàn ông thuộc một cộng đồng này phải cưới phụ nữ từ một cộng đồng khác, nói một ngôn ngữ khác và sau đó mỗi bố mẹ truyền lại một ngôn ngữ cho con cái.

Giáo sư Clyne khẳng định việc học song ngữ là hoàn toàn khả thi và cuốn hút đối với mọi người. Trước khi Joanna được sinh ra, ông đã tham gia nhiều vào việc thành lập và đánh giá những trường tiểu học song ngữ và những chương trình có sử dụng tiếng Đức như ngôn ngữ thứ hai. Ông nhận thấy bọn trẻ rất ham mê ngôn ngữ này.

Chia sẻ ngôn ngữ với con gái có giá trị đặc biệt đối với giáo sư Clyne, ông nói: “Tôi vui mừng khi Joanna phản ứng tốt với việc được nuôi dạy song ngữ. Nhờ có ngôn ngữ chung ‘đặc biệt’ với con gái, tôi tin rằng mối quan hệ giữa chúng tôi càng đặc biệt hơn bởi con bé hiểu tôi rất rõ. Nuôi một đứa con trong môi trường song ngữ giúp tôi một lần nữa có thêm kinh nghiệm ở môi trường không chỉ có sự phản hồi lại mà còn được sự ủng hộ của nhiều người, khác với nước Úc trong thời thơ ấu của tôi.”

Micheal Clyne được sinh ra chưa lâu trước khi Chiến tranh Thế giới Thứ Hai bùng nổ. Gia đình ông là những người dân tị nạn chuyển tới Melbourne ngay sau khi nước Áo bị phát xít Đức thôn tính. Ngay khi chiến tranh nổ ra, bố mẹ ông bị cáo buộc là liên minh của kẻ thù trên đất Úc. Họ phải trình diện cảnh sát ở vùng ngoại ô Prahran mỗi tuần một lần và không được phép ra khỏi khu vực này nếu không được cấp phép. Họ đã sống một cuộc sống khá cô quạnh. Họ nói tiếng Đức ở nhà trong căn hộ tầng một và nói tiếng Anh ở nơi công cộng, kể cả ở sân sau nơi những người hàng xóm có thể nghe thấy. Đó không phải là thời điểm mà người ta có thể nói những ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Đức trên đất Úc.

Gia đình ông có những mối quan hệ xã hội với cả những người nói tiếng Anh và tiếng Đức. Mối quan hệ với những người nói tiếng Đức ngày càng chiếm ưu thế hơn hẳn. Ông đã học tiếng Đức và tiếng Anh chủ yếu từ bố mẹ và nói tiếng Anh với ngữ điệu không phải của người bản xứ.

Ông kể: “Một khi tôi ở trường, tiếng Anh là ngôn ngữ của đại đa số. Tôi đọc rất nhiều và viết cả những bài thơ bằng tiếng Anh. Ở trường thời đó, chúng tôi không được tiếp cận với sách và tạp chí thiếu nhi bằng tiếng Đức. Môi trường sống của tôi đã bị đồng hóa và tôi được định trước sẽ trở thành một người Anh. Tuy nhiên, tôi học tiếng Pháp và tiếng Đức ở trung học và nhiều ngôn ngữ khác ở đại học bao gồm cả tiếng Hà Lan mà tôi coi là ngôn ngữ thứ ba. Thế nhưng trước khi Joanna ra đời, nước Úc đã chấp nhận đa ngôn ngữ và đa văn hóa.”

Đa ngôn ngữ - khi "các dòng suối hòa làm một"

Là một nhà ngôn ngữ học, giáo sư Clyne không nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của con gái bởi ông không muốn việc ghi âm lời nói của con gái gây ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình. Dù vậy ông vẫn ghi chép vắn tắt những điều con gái nói về một hay nhiều ngôn ngữ. Đôi khi có người hỏi ông làm thế nào có thể giao tiếp được trong gia đình với hai ngôn ngữ riêng biệt. Micheal cho biết: “Khi Joanna còn nhỏ, con bé chỉ nói chuyện với từng người một, chẳng bao giờ cùng một lúc với cả bố và mẹ. Con bé có thể gặp bố hoặc mẹ và diễn đạt những điều nó muốn nói bằng ngôn ngữ của mỗi người. Vì vậy, cách Joanna học hai tiếng Anh và Đức hiện nay cũng tương tự như tôi hồi còn nhỏ - tức là vận dụng cả hai ngôn ngữ tùy theo tình huống. Tuy vậy, cô bé đã có nhiều cơ hội phải dịch lại hơn tôi và nó là một dịch giả tốt hơn cha. Còn vợ tôi, Irene, không mấy thành công khi học tiếng Đức trong một số lớp học nhưng trên thực tế đã học được nhiều hơn qua những tình huống nảy sinh mà cô tham gia một cách thụ động. Nhờ đó, vào năm 1988, khi chúng tôi đến Đức, cô ấy có thể giao tiếp song ngữ khá tốt với đồng nghiệp là những nhà xã hội học khi họ nói tiếng Đức còn cô ấy nói tiếng Anh”.

Khi Joanna lớn hơn, gia đình giáo sư Clyne cần thảo luận về một số vấn đề với nhau như kế hoạch gia đình, mục tiêu và lựa chọn nghề nghiệp. Họ thường nói chuyện bằng ngôn ngữ chung là tiếng Anh nhưng khi ông và Joanna nói chuyện riêng với nhau, họ luôn sử dụng tiếng Đức.

Từ khi còn nhỏ, Joanna đã vui sướng khi nói chuyện với cha bằng tiếng Đức trước mặt những người không hiểu ngôn ngữ này và đóng vai trò là người phiên dịch cho họ. Cô bé đã tự hào là có một điều gì đó mà những người khác không có. Lúc khoảng 4 đến 6 tuổi, cô đã tự hào so sánh việc có thể nói song ngữ với những bạn bè trong nhà trẻ hoặc ở trường, thậm chí với cả những người lớn chỉ biết một thứ tiếng. Có một lần, một giáo sư Địa lý, người chỉ nói được tiếng Anh đã gọi điện cho giáo sư Clyne kể rằng Joanna đã hỏi ông liệu có cảm thấy chán ngán khi chỉ nói được một ngôn ngữ.

Đối với nhiều người, thuật ngữ ‘tiếng mẹ đẻ’ là ngôn ngữ thứ nhất, ngôn ngữ chiếm ưu thế, ngôn ngữ của mẹ, của cha mẹ hay ngôn ngữ di sản. Tuy nhiên, đối với nhiều người song ngữ, nếu không nói là hầu hết, đây là một thuật ngữ dễ nhầm lẫn. Đối với Joanna, tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ và xét về ý nghĩa nào đó, tiếng Đức là ‘tiếng bố đẻ’ của cô bé. Chín năm trước, Trung tâm Ngôn ngữ Xã hội thuộc Đại học Monash có sản xuất một bộ phim tài liệu có tên gọi ‘Lớn lên với tiếng Anh và những ngôn ngữ khác’. Bộ phim kể câu chuyện về tám gia đình ở Melbourne nuôi con với song ngữ hoặc thậm chí là ba ngôn ngữ. Các ngôn ngữ được kết hợp là tiếng Ý-tiếng Anh, tiếng Đức-tiếng Anh, tiếng Latvian- tiếng Anh, tiếng Trung Quốc phổ thông-tiếng Ý- tiếng Anh , tiếng Serbi-tiếng Anh, tiếng Thái-tiếng Anh và tiếng Auslan- tiếng Anh. Bộ phim có cho biết sơ lược cuộc sống gia đình và mục đích sử dụng từng ngôn ngữ. Cha mẹ và một số những người con phản ánh lợi ích của những kinh nghiệm sử dụng song ngữ hoặc đa ngôn ngữ, những điều gì còn khó khăn hay cần được giải quyết như thế nào. Joanna được phỏng vấn cho bộ phim trên ngay sau khi cô bé vừa viết một bài luận lớp 12 về cuộc sống song ngữ. Cô nói về hai ngôn ngữ đã cùng tồn tại như thế nào trong cuộc sống của mình: “Hai dòng suối luôn chảy song song nay đã hòa làm một. Tôi tin rằng đây là điều mà những người nói song ngữ như tôi đều cảm thấy.”

 


Mother tongue, father tongue 

Michael Clyne: If there is one thing that I have found more exciting than being an academic linguist, it is being a father. As such, my enthusiasm for bilingualism has gone hand in hand with my relationship to my daughter. Joanna is one of the people with whom I share my bilingualism most. My wife, Irene, and I raised her bilingually according to the one-parent one-language strategy, with each parent speaking a different language to the child and expecting the child to speak that language to them. Irene doesn't speak German. Irene and Joanna always speak English to each other and Joanna and I always communicate in German.

I started using German to her the moment she was born. I had read quite a lot about the one-parent one-language strategy and about the cognitive benefits of bilingualism and had observed my former colleague George Saunders and his wife Wendy using the strategy with their two sons. It was probably pioneered by some Indigenous Australian communities that had been practising compulsory exogamy for many centuries, that is, the men in a particular community had to marry women from another community speaking a different language, with each parent transmitting their language to the child. I was convinced that bilingual language acquisition was both feasible and desirable. And by the time Joanna was born, I had been quite heavily involved in setting up and evaluating primary school bilingual and second language programs in German, and had been observing young children being immersed in the language.

I was quite delighted at how well Joanna responded to being raised in two languages. Having a 'special' language in common with her, I believe, made our relationship all the more special, and she understands me very well. Raising a bilingual child involved going through some of my own experiences a second time in a more reflective way but also in a far more supportive environment than Australia was during my childhood.

I was born not long after the outbreak of the Second World War. My father was born in Vienna and my mother in Budapest. After the First World War she had moved with her parents to Vienna, where she met my father. My family came to Melbourne as refugees immediately after the Anschluss, the annexation of Austria by Nazi Germany. When the Second World War broke out, my parents were declared enemy aliens here in Australia. They had to report once a week to the police in the inner suburb of Prahran, where we lived, and were not permitted to cross the municipal boundaries of Prahran without authorisation but my father had special permission to go to work outside the defined area and my mother to see a German-speaking dentist in the city.

We led a rather isolated life. I was an only child and had little contact with other children. We spoke German at home, in our first-floor flat and English in public, but also in the backyard, where the neighbours could hear. When German was spoken, it was whispered. This was not a time when languages other than English, and especially German, would be tolerated in Australia.

We did have both German- and English-speaking people in our social networks, with the latter increasingly predominating. I had acquired English as well as German mainly from my parents and spoke English with their non-native accent. And apart from some Austrian military songs of the First World War, which my father taught me, I learned English nursery rhymes from my mother - ones she read to me out of a book, with a strong Austro-Hungarian accent. But, in accordance with wartime security precautions, my parents had to sell their camera and their radio, which received short-wave broadcasts. They were able to purchase instead a 3-valve wireless, the reception on which was somewhat inferior to that of today's transistors. And radio acted as a corrective influence, though the Cultivated Australian it passed on to me was not sufficient to prevent the designation of 'the little Viennese boy' at kindergarten.

Once I was at school, English became my dominant language. I read a lot and wrote poetry in it. We didn't have access to German children's books or magazines at the time. The environment in which I existed was assimilationist and I was intended and predestined to be 'British'. However, I took French as well as German at secondary school and later various languages at university, including Dutch, which I adopted as 'my third language'. But by the time Joanna was born, multilingualism and multiculturalism were widely accepted in Australia.

As a linguist, I did not conduct a study of her language development as I did not want recording her speech to interfere with family relationships. However, I did manage to jot down anything she said in my presence about language or languages.

I am sometimes asked how we have managed to communicate as a family, speaking two separate languages. But this was never much of a problem. When Joanna was a small child, she would address one person and not two at a time. She would face one of her parents and say what she wanted to in 'their' language, and then do the same to the other parent. So, while I used the two languages in different contexts of situation when I was growing up, Joanna acquired English and German in much the same context. She has therefore been involved in far more opportunities for translation than I was, so she is a more competent translator than I am. And Irene, who had made a few not very successful attempts to learn German by attending classes, actually acquired more through the immersion situation of which she was a passive participant than through any of the classes - so much so that, when we went to Germany in 1988, she was able to communicate quite well bilingually with her sociologist colleagues speaking German and herself speaking English.

As Joanna grew older, the three of us did need to discuss some matters all together, such as family plans, subjects or career options, and that has been done in English, our common language. But as soon as Joanna and I are communicating directly, we use German, and that is still the case, now that she is nearly 27. And this pattern has not been disrupted by outsiders. From an early age, she has always been happy to initiate German with me in front of others who don't understand the language and taken it upon herself to act as an interpreter for the others.

She has promoted the view that she has something extra that many others don't. Between the ages of four and six, she often proudly compared her bilingualism to the monolingualism of many of her kindergarten and school friends and even of adults. One of many instances was when, aged nearly five, she enquired of a monolingual professor of geography who had rung me: 'Don't you get bored speaking only one language?' She has also been very happy to be different. For instance, when she was about 10, one time when I collected her from school, she walked through the school grounds and onto the road reading a book. When I expressed some concern about this dangerous practice, pointing out that none of the other girls were reading a book while walking across the road, she started speaking English to me which she continued to do for the entire trip home. Before I drove into our driveway, she said: 'Other little girls don't read books while they're walking across the road: other little girls don't speak German to their daddies. Get the message?' and switched back to German. So her bilingualism was part of a more general individuality that characterised her identity. When she was seven, one of her classmates came to play. Noticing that Joanna and I were speaking German to each other, the other little girl asked Joanna if she was German. 'Oh no!', she said, quite offended, 'I'm bilingual'.

I cannot envisage a life without at least two languages. And my languages are inextricably connected. English is very much my dominant language, as it is Joanna's and that of most others who have grown up in Australia, but I need at least two languages to be myself. To different people, the term 'mother tongue' means first language, dominant language, mother's language, parents' languages, or heritage language. But, to many if not most bilinguals, it is a very confusing term. English is Joanna's mother tongue and, in a sense, German is her father tongue.

For the past 17 years, some colleagues and I have been conducting workshops for parents raising their children in more than one language. In my presentations I am able to draw not only on my research and that of others but also on my experience as an Australian-born and raised bilingual and as the father of an Australian-born and raised bilingual. The experiences related by the parents, the questions they ask and the discussions that take place between parents all contribute to my understanding of how bilingualism works in practice and how problems in achieving and managing it can be overcome. Nine years ago, the Language and Society Centre at Monash University produced a video called, Growing Up With English Plus. It tells the story of eight Melbourne families raising their children bi- or trilingually. The language combinations ranged from Italian-English, German-English, Latvian-English to Mandarin-Italian-English, Serbian-English, Thai-English to Auslan-English. The video showed glimpses of family life and what language is used for what purposes. Parents and some of the children reflect on the benefits of the bi- or trilingual experience, what went wrong and how it was put right. Joanna was interviewed for the video just after she had written a Year 12 English essay on her bilingualism. She tells how the two languages which had existed side by side came together in her being. 'The two streams that had always flowed parallel united'. This is, I believe, is the common experience of many bilinguals.

Download Audio

 

(Nguồn ABC Australia)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Úc vượt Mỹ trở thành trung tâm tài chính thứ hai trên thế giới

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 26/10/2009. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 10236

Một trong những nguyên nhân khiến kinh tế của Úc vững mạnh là vì Úc không bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính như những nước khác.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Kết quả một cuộc khảo sát tài chính quốc tế mới đây sẽ là ‘bản nhạc vui’ dành cho Bộ trưởng Ngân khố Wayne Swan và người viết các bài diễn văn cho ông sẽ rất hân hoan về những thông tin mới này. Theo cuộc khảo sát trên Diễn đàn Kinh tế Thế Giới (World Economic Forum) vào ngày thứ Sáu 9/10/2009, Úc đã vượt Mỹ để trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Úc đã vượt lên vị trí thứ hai sau Anh. Mỹ nay đã mất đi ngôi vị hàng đầu, tụt xuống vị trí thứ ba. Diễn đàn Kinh tế Thế giới, có lẽ nổi tiếng nhất qua việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Kinh tế Davos, đã xếp hạng 55 hệ thống tài chính và thị trường hàng đầu thế giới.

Trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính toàn cầu do Diễn đàn Tài chính Thế giới thực hiện, vị trí của Úc đã nhảy vọt từ 11 lên thứ 2 ngay sau Anh. Việc xếp hạng dựa trên hơn 120 tiêu chí, trong đó có tiêu chí về môi trường pháp luật và kinh doanh, tình trạng ổn định tài chính, quy mô và chiều sâu của thị trường vốn.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến cho hầu hết các nước bị mất điểm xếp hạng đáng kể nhưng Úc là một ngoại lệ. Ông James Bilodeau – một trong những tác giả của cuộc khảo sát cho biết, Úc là nước duy nhất trong ‘top ten’, mười nước đứng đầu, có những biến chuyển tích cực trong tổng điểm xếp loại.

Theo ông James Bilodeau, rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Úc đã hoạt động rất tốt. Mặc dù xét về khía cạnh bình ổn tài chính, Úc vẫn còn một số khó khăn nhưng hệ thống ngân hàng của nước này lại khá mạnh. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự sụt giảm các khoản nợ quốc gia và sự vững mạnh trong các lĩnh vực kinh tế khác. Hơn nữa, theo những tiêu chí đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới các ngân hàng Úc hoạt động rất hiệu quả. Cuộc khảo sát đã đánh giá quy mô của các ngân hàng dựa trên tiêu chí lợi nhuận của khu vực ngân hàng tính trên tổng GDP và theo tiêu chí này thì hệ thống ngân hàng của Úc rất tốt. Vì vậy, các thị trường tài chính của Úc rất vững mạnh.

Một trong những nguyên nhân khiến kinh tế của Úc vững mạnh là vì Úc không bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính như những nước khác. Nước Úc đã đạt chỉ tiêu về mặt bình ổn tài chính.

Xét trên phương diện ổn định tài chính cả Mỹ và Anh đều bị mất điểm xếp hạng. London đứng thứ 37 và New York đứng thứ 38 trong số 55 nước tham gia bình chọn. Như vậy, cả Anh và Mỹ đều thụt lùi đáng kể trong bảng xếp hạng.

Ở Úc, tỉ lệ thất nghiệp giảm rất mạnh trong tháng Chín vừa qua cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hiện nay. Phát biểu trên chương trình ‘Squawk on the Street’ của kênh CNBC, ông Richard Cookson - trưởng bộ phận đầu tư toàn cầu của Ngân hàng HSBC cho biết, thị trường Úc rất thuận lợi cho việc đầu tư. Theo ông Richard Cookson, các nhà đầu tư nên chọn Úc bởi tỉ lệ người có việc làm cao và có lẽ Úc là nước phát triển đầu tiên trên thế giới có mạng lưới tuyển dụng nhân sự. Xét trên trường quốc tế, kinh tế Úc đang đứng ở một vị trí tốt vì ngân sách không bị thâm hụt quá nhiều và có một nền kinh tế hàng hóa. Hơn nữa, hiện nay, đồng đô la Úc đang tăng giá trị một cách mạnh mẽ và có tác động tích cực tới các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Richard Cookson nhấn mạnh: “Theo tôi, Úc là một thị trường rất tốt để đầu tư, xét cả về khía cạnh đầu tư cổ phiếu và trái phiếu.”

 


Australia pips US as better financial centre

TONY EASTLEY: The findings of a new international financial survey will be music to Wayne Swan's ears, and have his speech writer gleefully working up new lines. Australia has overtaken the US as a top global financial centre, according to the World Economic Forum survey released today.

Australia has come in second behind the UK, with the US losing its top perch, now placed third. The World Economic Forum, probably best known for its Davos Economic Summit, ranks 55 of the world's leading financial systems and capital markets.

From Washington, John Shovelan reports.

JOHN SHOVELAN: Australia's position in the World Economic Forum's rankings as a global financial centre jumped from 11th to 2nd finishing just behind the UK. The forum's rankings are based on over 120 variables including institutional and business environments, financial stability, and size and depth of capital markets.

The financial crisis caused most countries' ratings scores to drop significantly but Australia was an exception. One of the survey's authors James Bilodeau says Australia was the only country in the top 10 to have a positive change in its overall score.

JAMES BILODEAU: Australia performed very well across many of these different areas. So certainly financial stability, while there were some distresses in the system, we see strength in the banking system, certainly from a sovereign debt point of view and then general strength across other areas.

The banks are extremely efficient according to the measures that we've captured. We scale size by GDP as a measure of depth, Australia does well here, and then financial markets very strong.

JOHN SHOVELAN: Is perhaps another reason behind Australia's good result that it didn't suffer as great a deal as many other countries did after the financial meltdown?

JAMES BILODEAU: Certainly, as much as we capture measures of financial stability, and certainly those bear out in the measures that we have here.

JOHN SHOVELAN: Both the US and the UK did poorly on financial stability, London coming in 37th and New York 38th out of 55 countries.

JAMES BILODEAU: In terms of this snapshot, sort of looking at the relative placement of countries, certainly the US and the UK have both lost ground.

JOHN SHOVELAN: Investors today also took note of Australia's surprisingly strong September jobs figures.

Richard Cookson, the head of global asset placement for HSBC, told CNBC's Squawk on the Street program Australia was the place to invest.

MARK HAINES: If you had to be in only one country, only investing in only one currency, which would it be?

RICHARD COOKSON: Ah, Australia.

MARK HAINES: Okay, fair enough. Erin?

FEMALE HOST: Yeah, and they have jobs there Mark, today...

RICHARD COOKSON: They've got jobs.

FEMALE HOST: They had a net hiring. They might be the first major economy in the world to have a net hiring right, or am I... ?

RICHARD COOKSON: Oh, probably that's about right, yeah. I mean we've got a situation where their fiscal position is very good, they're a commodity based country, they've got, you know, a strong currency, so as a foreign investor you're going to get the currency kick as well. It just seems to me that that's actually a pretty decent bet, both on fixed income side and on the equity side.

FEMALE HOST: Mm. You got that Mark?

MARK HAINES: I'm gonna put another shrimp on the barbie.

TONY EASTLEY: Participants in CNBC's Squawk on the Street program, John Shovelan with that report.

 

(Nguồn ABC Australia)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài nói chuyện của Tổng Thống Obama với học sinh nhân ngày Khai Giảng Năm học

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 26/09/2009. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 12579

Nói tại Arlington, Virginia ngày 8 tháng Chín 2009

Tổng thống: Xin chào – các bạn mạnh giỏi cả chứ? Tôi đang ở đây cùng các bạn học sinh trường Trung học Wakefield tại Arlington, Virginia. Và lúc này trên khắp nước Mỹ các bạn học sinh từ Mẫu giáo tới lớp 12 cũng đều đến trường. Tôi rất vui mừng thấy tất cả chúng ta, các bạn và chúng tôi, đều cùng đến trường ngày hôm nay.

Đọc tiếp

Ngôn ngữ – chìa khóa cho học sinh trung học nước ngoài tại Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 26/09/2009. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 6658

Có nhiều lo ngại rằng, học sinh quốc tế tại các trường trung học ở Úc hiện chưa được hỗ trợ đầy đủ và gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua được rào cản ngôn ngữ và văn hóa.

Tuần qua, rất sinh viên quốc tế tập trung trên các đường phố Melbourne để biểu tình yêu cầu chính phủ giảm giá phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, trong khi sinh viên quốc tế ở các trường đại học đưa ra đòi hỏi thì học sinh trung học quốc tế ở Úc hầu như không đưa ra đòi hỏi nào.

Đọc tiếp

SET Education – tổ chức xúc tiến IELTS hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 29/05/2009. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 9897

dsc01718

Ngày 22 tháng 5 vừa qua, trong buổi họp mặt giữa các tổ chức tư vấn, giáo dục và các trung tâm Anh ngữ do Hội Đồng Anh (British Council) tổ chức tại khách sạn Bông Sen, công ty SET Education được vinh dự nắm vị trí thứ 2 thuộc top 5 tổ chức đứng đầu trong công tác giới thiệu, đào tạo và xúc tiến kỳ thi IELTS tại thành phố Hồ Chí Minh (do British Council thống kê). Buổi thảo luận xoay quanh các vấn đề giảng dạy IELTS, tư vấn IELTS và các phương pháp phát triển hệ thống kỳ thi quốc tế này tại Việt Nam.

Theo các số liệu mới nhất, kỳ thi IELTS mỗi năm thu hút trên 1 triệu người đăng ký dự thi và con số tại Việt Nam đã không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là các đối tượng học sinh, sinh viên thi IELTS nhằm mục đích chuẩn bị đi du học tại các nước nói tiếng Anh.

Đọc tiếp

Lịch Nghỉ Tết của SET IELTS Program

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/01/2009. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 223

Thời gian nghỉ Tết của các chương trình Foundation, IELTS A và IELTS B tại SET sẽ bắt đầu từ Thứ hai 19.1.2009 (tức 24 âm lịch) cho đến Thứ hai 9.2.2009 (Mồng 15 Tết).

Riêng Bộ phận SET- IELTS PROGRAM FOR OVERSEAS STUDIES sẽ làm việc trở lại từ Thứ ba 3.2.2009 (Mồng 9 Tết).

các bạn đã thi IELTS ngày 10/01 va 17/01/2009 sẽ được nhận kết quả vào ngày 23/02 nhằm ngày 28/12  Âm lich. Liên hệ với cô Đan Hà theo số điện thoại: 0908.226.248 để nhận bằng.

Trong thời gian văn phòng nghỉ Tết, có việc gấp về vấn đề Anh văn xin gọi số 0918.38.28.26 gặp chị Thu Hà - Bộ phận SET- IELTS PROGRAM FOR OVERSEAS STUDIES.

Xin chúc các bạn một năm mớí 2009 AN KHANG - THỊNH VƯỢNG VÀ TRÀN ĐẦY NIỀM VUI!

 

 

Đọc tiếp

Gặt hái được gì qua kỳ thi thử IELTS miễn phí tại SET!

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 26/10/2008. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 9937

dsc00462webTrong hàng trăm địa điểm luyện thi IELTS, Du học SET Education được Hội Đồng Anh chọn làm nơi đáng tin cậy để tổ chức kỳ thi thử IELTS cho học sinh.

Và ngày 29/10/2008 vừa qua đã diễn ra kỳ thi thử IELTS miễn phí cho gần 50 thí sinh tại SET Education. Đây là kỳ thi được phối hợp tổ chức giữa Hội Đồng Anh (British Council) và công ty du học SET nhằm tạo cơ hội cho các học viên tiếp cận và làm quen với hình thức tổ chức của một kỳ thi quốc tế.

Đọc tiếp