Định cư

Định cư Canada – Luật mới áp dụng cho diện skilled worker liên bang (30.08.2010)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 04/11/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 12291
Canada_Migration

Ngày 26/6/2010, Bộ Di Trú công bố sự thay đổi cách xét duyệt hồ sơ áp dụng cho diện skilled worker liên bang, có hiệu lực và áp dụng cho những hồ sơ nộp vào ngày 26/6/2010 trở về sau.

Các thay đổi lớn bao gồm:

1. Danh sách 38 ngành nghề đang cần được thay đổi thành danh sách 29 ngành nghề mới. Hồ sơ chỉ được thụ lý nếu trong 10 năm gần nhất, người đứng đơn có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm làm việc thuộc 1 trong 29 mã ngành nghề dưới đây.

2. Tối đa mỗi năm Bộ Di trú sẽ nhận 20,000 hồ sơ theo diện “skilled worker” liên bang. Mỗi ngành nghề trong 29 ngành nghề này tối đa nhận 1000 hồ sơ cho mỗi ngành nghề. Hạn mức mới và danh sách mới sẽ được công bố vào cuối tháng 6/2011. Hạn mức này không áp dụng cho hồ sơ có AEO (arranged employment opinion).

3. Khi nộp hồ sơ ở giai đoạn đầu đến văn phòng CIO, người đứng đơn phải có kết quả thi IELTS/TEF đủ điểm mới được thụ lý hồ sơ thay vì có thể nộp IELTS/TEF ở giai đoạn 2 của hồ sơ.

Danh sách 29 ngành nghề mới:

  1. 0631 Quản lý dịch vụ ăn uống và nhà hàng
  2. 0811 Quản lý sản xuất trọng yếu (Ngoại trừ Nông nghiệp)
  3. 1122 Tư vấn quản lý và tư vấn quảng cáo, marketing
  4. 1233 Nhân viên bảo hiểm và giám định bảo hiểm
  5. 2121 Nhà sinh vật học và các ngành khoa học có liên quan
  6. 2151 Kiến trúc sư
  7. 3111 Bác sĩ chuyên khoa
  8. 3112 Bác sĩ đa khoa và Bác sĩ gia đình
  9. 3113 Nha sĩ
  10. 3131 Dược sĩ
  11. 3142 Vật lý trị liệu
  12. 3152 Y tá
  13. 3215 Kỹ thuật viên bức xạ y khoa (Vd: X-Ray)
  14. 3222 Chuyên viên vệ sinh răng & Nha khoa trị liệu
  15. 3233 Y tá thực hành được cấp phép, điều dưỡng
  16. 4151 Nhà tâm lý học
  17. 4152 Công nhân làm công tác xã hội
  18. 6241 Bếp trưởng
  19. 6242 Đầu bếp
  20. 7215 nhà thầu, giám sát công trình, quản lý ngành mộc
  21. 7216 nhà thầu, giám sát công trình, cơ khí thương mại
  22. 7241 Kỹ sư điện (ngoại trừ Hệ thống Điện lực Công nghiệp)
  23. 7242 Kỹ sư điện công nghiệp
  24. 7251 Thợ hàn chì, thợ ống nước
  25. 7265 Thợ hàn & các thợ máy liên quan
  26. 7312 Thợ máy thiết bị cơ khí hạng nặng
  27. 7371 Thợ điều khiển cần trục
  28. 7372 Thợ khoan & thợ làm nổ - Bề mặt mỏ, than đá & công trình xây dựng
  29. 8222 Giám sát viên khoan dầu khí và bảo dưỡng

Những hồ sơ đã nộp trước ngày 26/6/2010 sẽ được thụ lý theo quy trình cũ (ngày CIO nhận hồ sơ). Những thay đổi này không áp dụng cho các diện định cư chỉ định theo tỉnh/bang.

Hồ sơ sẽ được thụ lý ưu tiên theo định nghĩa "First in, first out". Hồ sơ nộp trước được thụ lý trước và khi đủ số lượng thì phải đợi đến khi hạn mức mới của năm sau được công bố để tiếp tục nộp hồ sơ. Con số 20,000 hồ sơ đang được đếm ngược (count down) từ ngày 26/6/2010.

Các yếu tố cơ bản mà Bộ Di Trú xét tuyển là:

  1. Trình độ học vấn
  2. Độ tuổi lao động
  3. Kinh nghiệm làm việc
  4. Khả năng ngoại ngữ
  5. Sự sắp xếp công việc sẵn trước khi được định cư
  6. Các yếu tố hòa nhập khác: người thân, đã và đang sinh sống học tập, làm việc ở Canada, trình độ của người chồng/vợ...

Các điều kiện đủ (cập nhật 26/6/2010):

  1. Có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian (full time) trong 10 năm gần nhất mà trong đó kinh nghiệm làm việc phải thuộc cấp độ A, B hoặc O của Canada, và
  2. Đạt đủ 67/100 điểm theo luật hiện tại và
  3. Có kết quả thi ngoại ngữ đủ điều theo hồ sơ
  4. Thỏa đáng một trong 2 điều kiện sau:
    • Có một năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian mà theo đó kinh nghiệm làm việc phải thuộc 1 trong 29 ngành nghề đang cần gấp ở Canada, Hoặc
    • Có được sự sắp xếp công việc có sẵn ở Canada (arranged employment)

Bên cạnh đó, người định cư sang Canada đòi hỏi có số vốn nhất định theo số lượng thành viên gia đình để sinh sống trong 6 tháng đầu ở Canada.

  • 01 người : CDN $11,086
  • 02 người : CDN $13,801
  • 03 người : CDN $16,967
  • 04 người : CDN $20,599
  • 05 người : CDN $23,364
  • 06 người : CDN $26,350
  • 07 người trở lên : CDN $29,337

Người đứng đơn phải chứng minh có số tiền này trước khi visa định cư được cấp. Tuy nhiên, nếu người nộp đơn đã có sự sắp xếp công việc (arranged employment) thì sẽ được miễn yêu cầu chứng minh tài chính.

Thời gian thụ lý: 6-12 tháng

Canada cũng như Úc là những nước đang thiếu hụt nguồn lao động và dân số trẻ. Chương trình nhập cư được ra đời nhằm thu hút lực lượng trí thức và những người có tài chính sang sinh sống nhằm cân bằng tỉ lệ dân số và nguồn lao động.

Chương trình định cư Canada theo diện skilled worker liên bang cho phép người đứng đơn và các thành viên gia đình đi theo (vợ/chồng và con cái dưới 22 tuổi) định cư Canada dưới dạng thường trú nhân (PR) và nhập quốc tịch sau khoảng thời gian 4 năm sinh sống. Diện Skilled Worker được hiểu như chương trình dành cho người có trình độ, kỹ năng, không phải visa lao động tạm thời mà là định cư chính thức như các chương trình bảo lãnh, đoàn tụ gia đình.

Chương trình không ràng buộc người đứng đơn và các thành viên gia đình đi theo phải làm một công việc gì hoặc phải sinh sống ở một nơi nào nhất định mà cho phép cả gia đình có đầy đủ quyền lợi như công dân Canada. Điều này có nghĩa là cả gia đình sau khi được cấp PR, có quyền đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ công việc gì hoặc chỉ để cho con cái đi học được hưởng quyền lợi công dân.

Bộ di trú dựa trên những yếu tố cơ bản nhất định và đánh giá rằng người nộp đơn và các thành viên gia đình đi theo có khả năng thành công hòa nhập vào cộng đồng Canada trong một khoảng thời gian nhất định nhằm góp phần phát triển nguồn lao động trẻ và tăng dân số cho Canada.

* Nguồn tham khảo

Đọc tiếp

Bản dịch danh mục Nghề Nghiệp Di Dân Úc (01.07.2012)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/10/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 19296

mucci_narrowweb__300x3232

Kể từ ngày 1/7/2012, Bộ Di Trúc Úc có sửa đổi và bổ sung 4 ngành nghề mới (chữ màu đỏ) trong danh mục Nghề Nghiệp Di Dân Úc. Dưới đây là bản dịch các ngành nghề:

*Nhấn trên bàn phím: Ctrl + F để tìm kiếm ngành nghề nhanh nhất.

Đọc tiếp

Julia Gillard trở thành Thủ tướng Úc nhiệm kỳ mới

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/09/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9541

Hai dân biểu độc lập Tony Windsor và Rob Oakeshott đã đưa ra quyết định ủng hộ Đảng Lao động thành lập chính phủ thiểu số, tháo gỡ thế bế tắc trong kết quả bầu cử Úc hơn hai tuần qua.Julia Gillard trở thành Thủ tướng Úc nhiệm kỳ mới

Đọc tiếp

Anh cân nhắc chính sách visa cho sinh viên

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 07/09/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9681
Số lượng sinh viên nước ngoài được nhập cư vào Anh là "không ổn", theo thứ trưởng chuyên trách di dân Damian Green.

Cửa khẩu

Các con số chính thức cho thấy xuất nhập cảnh Anh tăng lên gần 200.000 trong năm ngoái

Đọc tiếp

Bạn muốn định cư tại Úc?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/09/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 11943

Nếu bạn đang có kế hoạch định cư dạng tay nghề tại Úc, tham khảo danh sách khóa học sau tại hệ thống cao đẳng công lập TAFE New South Wales

 

tafe
Đọc tiếp

Chính trường Australia bấp bênh trước Quốc hội “treo”

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/08/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8945
Hàng triệu cử tri Australia thức dậy sau cuộc tổng tuyển cử liên bang hôm 21/8 đã không thể chứng kiến một kết quả bầu cử ngã ngũ. Đây là điều hiếm thấy trong cuộc đời nhiều người trong số họ.

Quốc hội "treo" - hiện tượng hiếm

Tính đến hết tối 24/8, Ủy ban bầu cử Australia (AEC) cho biết với hơn 78,8 % số phiếu đã được kiểm, Công Đảng cầm quyền do đương kim Thủ tướng Julia Gillard dẫn dắt và liên minh Tự do - Quốc gia đối lập do ông Tony Abbott đứng đầu cùng giành được 71 ghế. Đảng Xanh giành được 1 ghế, 3 ghế thuộc về các ứng viên độc lập.

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Julia Gillard bỏ phiếu tại Melbourne hôm 21/8. Ảnh: THX

Con số trên tiếp tục thay đổi từng giờ và trong vòng ít nhất 1 tuần nữa, người ủng hộ của mỗi phe tiếp tục nín thở bởi AEC còn phải đợi kiểm thêm 2 triệu lá phiếu vắng mặt và chuyển qua bưu điện mới có thể công bố kết quả cuối cùng.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, các nhà phân tích chính trị đều khẳng định cả Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia không thể đạt được 76 ghế cần thiết trong tổng số 150 ghế Hạ viện để tự đứng ra lập chính phủ đa số. 

Khi cử tri quay lưng với Công Đảng

Cuộc tổng tuyển cử bất phân thắng bại lần đầu tiên tại Australia kể từ năm 1940 cho thấy sự thất vọng lớn của công chúng đối đối với Công Đảng. Các nhà quan sát chính trị cho rằng có ba nguyên nhân chính khiến hơn 400.000 cử tri quay lưng với Công Đảng để chuyển qua ủng hộ phe đối lập.

Mô tả ảnh.
Cử tri Australia xếp hàng bỏ phiếu Ảnh: wsws

Thứ nhất là sự không hài lòng trước những mâu thuẫn bên trong Công Đảng. Nhiều người dân Australia, nhất là cử tri bang Queensland, vẫn còn khó chịu hoặc thậm chí căm ghét cách đối xử và phế truất phũ phàng cách đây mới 2 tháng của các thành viên Công Đảng đối với một vị Thủ tướng như ông Kevin Rudd - người từng được người dân Australia bình chọn là yêu mến nhất trong 20 năm qua.

Nhiều cử tri cũng thừa nhận họ quay sang bỏ phiếu cho phe đối lập bởi khó có thể đặt niềm tin vào một đảng chia rẽ tới mức “phó tướng” Lulia Gillard lại có thể tổ chức “đảo chính” thành công, lật đổ “tướng” đương quyền. Những vụ rò rỉ thông tin về lập trường của Thủ tướng Julia Gillard khi còn làm "phó tướng" của ông Kevin Rudd càng gây tổn hại đến hình ảnh của Công Đảng.

Thứ hai là sự thất vọng của cử tri về các chính sách quan trọng của Công Đảng, đặc biệt là chính sách biến đổi khí hậu và thuế khai khoáng. Sụt giảm uy tín của Công Đảng bắt đầu xảy ra khi ông Kevin Rudd vào năm 2010 quyết định ngưng thực hiện lộ trình cắt giảm khí thải nhà kính, vốn là lời cam kết giúp ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007. Các cử tri đánh giá động thái này cho thấy Công Đảng không có lập trường vững vàng và thiếu tầm nhìn.

Bên cạnh đó, cử tri còn chán nản vì những tranh cãi xung quanh kế hoạch “siêu thuế” đánh vào ngành khai thác khoáng sản của Công Đảng. Mặc dù bà Julia Gillard đã thay đề xuất “siêu thuế” từ 40% xuống còn 30%, song nhiều người dân Australia, nhất là những người sống ở các bang giàu tài nguyên như Tây Australia và Queensland, vẫn lo sợ sẽ thất nghiệp khi chính phủ mới đánh thuế khắc nghiệt. Vì vậy, họ chọn giải pháp “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

Thứ ba là những thành tích của thủ lĩnh phe đối lập gây ấn tượng sâu sắc với cử tri. Mới lãnh đạo Đảng Tự do từ tháng 12/2009 song ông Tony Abbott đã vận hành một cách xuất sắc một đội ngũ đoàn kết. Cùng lúc, trong một chiến dịch tranh cử được đánh giá là quyết liệt và bài bản, ông đã tung ra liên tiếp mấy đòn hiểm nhằm vào điểm yếu của Công Đảng: công kích nhằm vào Kevin Rudd khiến nội bộ Công Đảng thêm rối ren; công kích xoáy vào ý định xây dựng “trại tị nạn ở khu vực” của bà Julia Gillard. Ông Tony Abbott hiểu rằng chính sách tị nạn là vấn đề rất nhạy cảm ở Australia và cử tri không dễ gì bỏ qua cho những chính sách đối ngoại được xem là “thiếu chuyên nghiệp” của lãnh đạo đất nước tương lai.

Ngày 24/8, ông Tony Abbott tiếp tục “đá xoáy” vào “cuộc nội chiến” về chính sách thuế má, nhập cư, biến đổi khí hậu… trong Công Đảng để tự tin tuyên bố rằng chỉ liên minh Tự do - Quốc gia mới có thể thiết lập chính phủ bền vững. 

Chính trường “chia mấy vầng trăng” ?

Các nhà phân tích chính trị cảnh báo rằng Quốc hội “treo” sẽ châm ngòi bất ổn chính trị ở một quốc gia vốn nổi tiếng ổn định như Australia. Sau khi trải qua cuộc tổng tuyển cử khốc liệt, cả Công Đảng và phe đối lập đang ráo riết xúc tiến các cuộc thương lượng phức tạp nhằm vận động hậu thuẫn từ các nghị sỹ độc lập và nghị sỹ Đảng Xanh để có thể thành lập chính phủ liên minh. Hai phe đã trở lại vạch xuất phát với cơ hội ngang nhau.

Mô tả ảnh.
Lãnh đạo đối lập Tony Abbott (phải) cùng vợ và con gái phát biểu trước những người ủng hộ trong ngày bầu cử tại Sydney. Ảnh: ABC News

Bà Julia Gillard, thủ lĩnh Công Đảng, nhanh nhảu khẳng định rằng Công Đảng giành được phiếu phổ thông nhiều hơn nên có sự ủy nhiệm để lãnh đạo đất nước. Trong khi đó, ông Tony Abbott cũng lập luận y như bà Gillard, đồng thời cáo buộc Chính phủ khi mất đi đa số của mình thì cũng mất luôn tính hợp pháp và ổn định.

Tuy nhiên, số lượng ghế cuối cùng mà Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia giành được cũng như nhượng bộ chính sách mà mỗi bên đưa ra mới ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ủng hộ ai của các nghị sỹ độc lập và nghị sỹ Đảng Xanh, những người bỗng đóng vai trò nắm giữ cán cân quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử lần này.

Theo các nhà phân tích, trong trường hợp đạt được thỏa thuận, Australia sẽ có một chính phủ thiểu số lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Trong tương lai, chính phủ kiểu này sẽ ở thế bấp bênh bởi luôn phải đàm phán vất vả với các nghị sỹ độc lập, các đảng phái nhỏ hoặc phe đối lập trước khi thông qua bất cứ dự luật nào.

Một số chính trị gia và học giả đang chỉ trích gay gắt ý tưởng phá bỏ thế bế tắc bằng cách tạo dựng một chính phủ có đầy đủ đại diện Công Đảng, liên minh Tự do - Quốc gia, Đảng Xanh và các nghị sỹ độc lập. Lúc đó, chính trường Australia không khác “một vầng trăng bị chia nhiều mảnh”, bởi chỉ riêng Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia đã bất đồng với nhau trong hầu hết các chính sách.

Trong trường hợp thương lượng bất thành thì Quốc hội “treo” của Australia có thể khiến Chính phủ kế tiếp tê liệt và việc phải tiến hành bầu cử mới trong vòng 18 tháng tới là điều không thể tránh khỏi. Đây là “kịch bản ác mộng” đối với người dân và thị trường chứng khoán Australia.

Nếu Công Đảng có thể đứng ra lập Chính phủ mới, danh tiếng của họ vẫn bị sứt mẻ. Ngược lại, một cuộc cải tổ các vị trí chủ chốt trong Công Đảng chắc chắn sẽ xảy ra.

Với phe đối lập, thủ hòa trong trận đấu với Công Đảng cầm quyền cũng đã chứng minh khả năng lãnh đạo của ông Tony Abbott cũng như củng cố thêm vị trí dẫn dắt liên minh Tự do - Quốc gia của ông này. Khi ấy, ông Tony Abbott rất có thể trở thành “ngư ông đắc lợi” nếu một cuộc bầu cử kế tiếp xảy ra.

(theo vietnamnet)

Đọc tiếp

Bầu cử Úc, phe thiểu số lên ngôi

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 24/08/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8140

Cho tới hôm nay, tương lai chính trị của nước Úc vẫn chưa ngã ngũ. Cuộc bầu cử vào ngày 21/8 vừa qua chưa cho ra kết quả cuối cùng khiến hai chính đảng trong cuộc đua một mất một còn này phải đàm phán với các dân biểu trong hạ viện để tranh thủ sự ủng hộ nhằm thắng cử.

Bầu cử Úc, phe thiểu số lên ngôi

Cử tri đổ xô đi bầu cho phe thiểu số trong quốc hội Úc. (ABC)

Rõ ràng là nhiều cử tri đã không ủng hộ Đảng Lao động của bà Julia Gillard,nhưng họ cũng không ủng hộ mạnh mẽ Liên Đảng của ông Tony Abbott.Thay vào đó, cử tri lại bầu cho Đảng Xanh và điều này giúp tăng gấp đôi số ghế của đảng Xanh trong quốc hội. Trong thắng lợi ấy có sự góp mặt lần đầu tiên của một thành viên Đảng Xanh tại Hạ viện trong cuộc bầu cử toàn quốc Úc.

Quốc hội ‘treo’

Quá trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục diễn ra trước khi có được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, Úc có thể sẽ phải chứng kiến tình trạng ‘quốc hội treo’ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua. Điều này dấy lên nỗi lo ngại bất ổn chính trị tiếp tục diễn ra.

Cử tri Úc đã quay lưng lại với Đảng Lao động đương nhiệm đồng thời thể hiện sự ủng hộ khá mạnh mẽ với Liên Đảng. Điều này giúp gia tăng cơ hội ông Tony Abbott sẽ lên nắm quyền lãnh đạo nước Úc,tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ để giúp ông thắng cử. Số phiếu sít sao mà các cử tri dành cho hai đảng đã không thể quyết định sự chiến thắng của hai ứng cử viên, đồng thời chuyển giao vai trò cân bằng quyền lực cho một nhóm nhỏ gồm cho 6 dân biểu trong hạ viện. Dường như, các cử tri đang hàm ý muốn hai ứng cử viên Julia Gillard và Tony Abbott phải nỗ lực hơn nữa trong chiến dịch tranh cử.

Kết quả kiểm 3/4 số phiếu bắt buộc cho thấy,cả hai đảng đều chưa chiếm được trên 75 ghế trong tổng số 150 ghế tại Hạ viện. Công tác kiểm phiếu sẽ tiếp tục trong những ngày tới, nhưng chắc chắn đây sẽ là lần đầu tiên Úc vẫn chưa thể quyết định người lãnh đất nước sau khi bầu cử diễn ra.

Tranh thủ sự ủng hộ

Người kế nhiệm cựu Thủ tướng Kevin Rudd, bà Julia Gillard vốn có trọng trách gia tăng cơ hội tái đắc cử cho Đảng Lao động đã không thể giành chiến thắng vào tối qua. Đây là một điều hãn hữu tại Úc khi mà một đảng không thể nắm quyền lãnh đạo trong hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Bà Gillard tuyên bố: “Chúng ta chưa thể chắc chắn về kết quả bầu cử, nhưng có thể chắc chắn rằng, trong gia đoạn này chính phủ đương nhiệm vẫn ổn định và hoạt động hiệu quả vì lợi ích quốc gia.” Đương kim Thủ tướng Úc cũng nhấn mạnh, mặc dù không thể giành được đại đa số ghế cần thiết tại Hạ viện nhưng Đảng Lao động vẫn có cơ hội chiến thắng.

“Tính đến thời điểm này, rõ ràng là chưa đảng nào có thể giành được chiến thắng. Tuy nhiên, xét trên kết quả kiểm phiếu hôm qua thì ưu thế đang nghiêng về Đảng Lao động. Đây là một kết quả đáng được cân nhắc trong những ngày tới”, bà Gillard khẳng định.

Tuy nhiên, Bà Gillard cũng nhận thức được rằng nhóm dân biểu thiểu số có vai trò quyết định trong tình hình hiện nay. Trong số đó có dân biểu Bob Katter đến từ Queensland vốn rất quan tâm đến một số vấn đề về nông thôn, trong đó có chính sách mạng băng thông rộng - một trong những chính sách then chốt của Đảng Lao động.

Một dân biểu quen thuộc khác là Rob Oakeshott lại tỏ vẻ thích thú với một ‘quốc hội treo’. Ông cho rằng điều đó có lợi cho nền dân chủ nhưng giờ đây cũng bắt đầu cảm nhận được áp lực khi phải đưa ra quyết định ủng hộ đảng nào. “Đây là trách nhiệm nặng nề và có quá nhiều yếu tố phải tính đến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.”

Trong bối cảnh này, Liên Đảng cũng đang chạy đua nhằm lôi kéo một số dân biểu độc lập về phía mình để có thể thắng cử. Khi mà bà Julia Gillard đã thất bại trong việc hợp thức hóa quyền lãnh đạo của mình thì lãnh đạo Liên Đảng đối lập Tony Abbott đang được coi là người thắng thế.

Phát biểu ngắn sau khi nhận được kết quả bầu cử ‘treo’, ông Abbott vẫn tiếp tục công kích Đảng Lao động. “Khi chính phủ đã mất đi sự ủng hộ đa số thì nó đồng nghĩa với việc mất đi tính hợp pháp trong việc lãnh đạo đất nước. Cuộc bầu cử vào ngày 21/8 vừa qua rõ ràng đã cho thấy sẽ có thêm khoảng nửa triệu người ủng hộ Liên Đảng. Không thể tưởng tượng nổi là Đảng lao động còn có khả năng duy trì một chính phủ ổn định. Chắc chắn là chính phủ của Đảng Lao động đang đứng trước tình trạng báo động về sự chia rẽ và rối loạn nội bộ lâu dài.”

Kẻ khóc người cười

Người cười to nhất trong cuộc bầu cử lần này chính là lãnh đạo Đảng Xanh – ông Bob Brown. Sự gia tăng ấn tượng số phiếu bầu cho Đảng Xanh đã mang lại cho Đảng này 9 ghế tại thượng viện so với 5 ghế như trước đây. Đồng thời, đây là lần đầu tiên Đảng Xanh đóng góp một ứng cử viên trong cuộc bầu cử toàn nước Úc .

Ông Bob Brown khẳng định đảng mình sẽ tiếp tục theo đuổi việc yêu cầu chính phủ mở lại cuộc tranh luận về vai trò của Úc tại Afghanistan cũng như sự gia tăng chi phí mà nước này đã đổ vào chiến trường Afghanistan. Theo ông, đây là một vấn đề quan trọng mà cả hai đảng lớn nên ủng hộ giải quyết.

(theo Bayvut)

Đọc tiếp