Định cư

Lỗ hổng trong hệ thống di trú Australia

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 21/03/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8722

Trong khi Australia nỗ lực ngăn chặn thuyền nhân, đại đa số người nước ngoài đã đến đây bằng máy bay với âm mưu nhập cư bằng mọi thủ đoạn.

Tại Australia, thuyền nhân xin tỵ nạn là một vấn đề nóng bỏng trên chính trường nhưng thực ra phần lớn người nhập cư bất hợp pháp đã đến nước này bằng máy bay. Hình như cả chính phủ lẫn phe đối lập đều né tránh bàn cãi về vấn đề này.

Trong năm 2011, hơn 6000 người đã đến Australia tìm nơi tỵ nạn bằng đường hàng không – đa số đến từ Trung Quốc và một số ít là người Ấn Độ và công dân các nước Đông Nam Á.

Trong số đó có những người dùng giấy tờ giả mạo để nhập cư ‘chui’ và đằng sau họ là một mạng lưới đưa người di dân bất hợp pháp – gồm các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc cho đến nhân viên tư vấn về di dân tại Úc. Theo bà Patrical Cruise thuộc Bộ Di dân Australia, hồ sơ giả mạo là chuyện thường tình đối với đơn tỵ nạn của người Trung Quốc.

Theo bà, thông thường, họ xin visa du học, du lịch hay đi thăm thân nhân nhưng sau khi đến Australia, họ lại nộp đơn xin tỵ nạn. Với sự hướng dẫn của nhân viên tư vấn ở Australia, họ thường lấy lí do họ là thành viên Pháp Luân công hoặc là người theo đạo Ki tô từng bị chính quyền Trung Quốc hành hạ để xin tỵ nạn ở Úc.

Để có bằng chứng về quá trình chống Bắc Kinh, những người này còn tham gia biểu tình chống đối chính quyền và nhờ bạn bè chụp hình để đưa vào hồ sơ. Theo ông John Deller thuộc Hiệp hội Pháp luân công ở bang New South Wales, sự việc này gây rối ren cho hồ sơ xin tỵ nạn của những thành viên thực thụ.

Một khi đơn của họ bị bác, các người này có thể tiếp tục thưa kiện lên các tòa án bên trên và kéo dài vụ việc đến nhiều năm. Số vụ kiện kiểu này đã tăng gấp 3 trong 5 năm qua khiến cho ngân sách lãnh vực này bị thiếu hụt 14 triệu.

Trong bối cảnh đó,bà Cruise cho rằng Bộ Di dân không chú tâm đến vấn đề gian lận đơn từ mà chỉ lo sao để đạt chỉ tiêu về số đơn được xử lý. “Tình trạng này làm cho người ta mất tin tưởng nơi hiệu quả của bộ máy di dân của Australia,” bà Cruise nói.

(theo RadioABC)

Đọc tiếp

12 quốc gia lý tưởng nhất để định cư

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 04/03/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9315

1. New Zealand

1
Theo điều tra, xứ sở Kiwis là nơi có 75% người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Họ chia sẻ việc thích nghi với văn hóa New Zealand là khá dễ dàng. 55% trong số này cho biết đang cân nhắc việc định cư lâu dài tại đây.
Đọc tiếp

Anh ra quy định mới về nhập cư với du học sinh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 18/02/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 7833

Bộ Nội vụ Anh ngày 15/2 cho biết sẽ áp dụng những quy định mới nhằm giới hạn số sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học ở Anh tiếp tục ở lại nước này sau khi tốt nghiệp.

Đây là một phần trong các quy định về nhập cư mới, sẽ có hiệu lực từ tháng Tư tới đây và áp dụng cho các sinh viên đến từ những nước ngoài Liên minh châu Âu (EU).

Anh-ra-quy-dinh-moi-ve-nhap-cu-voi-du-hoc-sinh

Thủ đô London của Anh. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Theo các quy định mới, các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Anh phải có việc làm với mức lương tối thiểu 20.000 bảng Anh/năm (khoảng 30.000 USD/năm) mới được tiếp tục ở lại nước này. Ngoài ra, các sinh viên tốt nghiệp còn phải có được đề nghị tiếp nhận từ chủ lao động được đăng ký tại Cơ quan giám sát biên giới quốc gia, hoặc mở doanh nghiệp có vốn đầu tư ít nhất 50.000 bảng Anh (khoảng 78.000 USD).

Cũng theo các quy định mới, những sinh viên nước ngoài học tại Anh có ý tưởng kinh doanh tốt cho thị trường lao động Anh, có thể ở lại "xứ sở Sương mù" 12 tháng sau khi tốt nghiệp và có thể gia hạn thêm 1 năm nữa. Mỗi đơn xin loại thị thực mới cần phải có xác nhận bảo trợ từ phía cơ quan giáo dục. Thời hạn tối đa ở lại Anh theo loại thị thực mới, kể cả gia hạn là 2 năm.

Với các quy định mới này, Chính phủ Anh dự kiến cắt giảm số sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở lại Anh và giảm con số nhập cư vào Anh xuống dưới 100.000 người/năm tới cuối nhiệm kỳ quốc hội hiện nay là năm 2015. Theo số liệu năm 2010, trong tổng số 538.000 người nhập cư vào Anh, có 238.00 là sinh viên du học.

Theo Thứ trưởng Nội vụ Anh phụ trách vấn đề nhập cư Demial Green, trong lúc nhiều người soi sinh viên như người lưu trú tạm thời, khoảng 20% trong số này vẫn ở lại Anh sau khi tốt nghiệp tới 5 năm.

Ông nhấn mạnh Anh cần tiếp tục thu hút các sinh viên nước ngoài ưu tú, nhưng phải có chọn lọc.

(Vietnam+)

Đọc tiếp

Người giàu Trung Quốc mua cuộc sống ở Mỹ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/11/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 7322

 

Giáo dục cho con cái, không khí sạch, luật pháp chặt chẽ... là những hấp lực để các gia đình giàu có Trung Quốc di cư. Triệu phú Lí Duy Tiết tự điều hành một khu trượt tuyết và đánh golf ở bên ngoài Bắc Kinh và tự coi mình là người yêu nước.

20111124190223 anh


Một bức tượng đúng như kích cỡ thật của Chủ tịch Mao Trạch Đông trên tòa tháp cao bốn mét dựng ngay ở lối vào khu nghỉ dưỡng. Thú vị là, triệu phú Lí sở hữu tấm thẻ cư trú Canada. "Tôi muốn tiếp cận hệ thống giáo dục và y tế ở một quốc gia phát triển", ông nói. 

Ngoài khu nghỉ dưỡng, ông còn có một công ty taxi lớn, hai đại lý xe hơi và một công ty bất động sản. Ông giờ đây có một căn nhà trị giá 6 triệu USD ở tây Vancouver. Vợ ông dạo quanh Vancouver bằng chiếc Mayback đen trong khi cậu con trai 20 tuổi lái chiếc Maserati màu xám tới lớp học tại Đại học British Columbia. Vợ và con ông đều sống ở Canada.

 

Những gì gọi là "nhỏ giọt" ở một thập niên trước khi ông Lí chuyển gia đình tới Canada thì giờ đây đã trở thành dòng thác lớn khi tầng lớp giàu có Trung Quốc tìm kiếm hộ chiếu hay thẻ cư trú nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ, Canada, Australia, Singapore và New Zealand. 

Có hơn 500.000 người Trung Quốc có tài sản có thể đầu tư trị giá hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,57 triệu USD), theo kết quả thăm dò chung của China Merchants Bank và Bain & Co. 60% trong số này đang nghiên cứu, bắt đầu hoặc đã di cư.

Ở Mỹ tính tới thời điểm này trong năm, gần 3.000 công dân Trung Quốc đã xin cấp thị thực đầu tư tăng so với mức 270 năm 2007, theo cơ quan di dân và công dân Mỹ (USCIS). Thị thực đầu tư Mỹ còn gọi là EB-5, yêu cầu mức đầu tư tối thiểu 500.000 USD cho đương đơn trong một dự án thương mại có thể tạo việc làm cho ít nhất 10 người Mỹ trong vòng hai năm. Nếu đương đơn xin visa đầu tư người Trung Quốc không tạo ra được việc làm kiểu này, họ và gia đình có thể phải rời Mỹ.

Làn sóng

Làn sóng di cư đã tạo điều kiện cho kinh doanh phát triển với những người như Jason Zhang, một nhà môi giới tại Boston. Ông nói, trong năm nay, ông đã giúp hàng chục gia đình Trung Quốc mua tậu nhà cửa, xe hơi và tìm trường tốt cho con cái họ so với chỉ hai hoặc ba gia đình cách đây vài năm. Những vùng ngoại ô giàu có như Weston và Lexington là chọn lựa hàng đầu.

Phần lớn những người giàu nhất Trung Quốc không đi hẳn khỏi đất nước. Khoảng 80% người giàu có Trung Quốc đi di cư không có ý định từ bỏ hộ chiếu, theo kết quả cuộc thăm dò hồi tháng 10 của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hồ Nhuận - chuyên xếp hạng những người giàu nhất Trung Quốc hàng năm. Trên thực tế, mô hình phổ biến nhất là như Lí Duy Tiết: Vợ và con có hộ chiếu nước ngoài, sống ở nước ngoài, chồng có thẻ cư trú nhưng dành phần lớn thời gian ở Trung Quốc. “Những người giàu có vẫn có công việc kinh doanh trong nước và hầu hết tài sản của họ tính trong đồng nhân dân tệ", tờ Hồ Nhuận cho biết.

Vậy tại sao họ tìm kiếm việc cư trú ở nước ngoài? Động cơ đầu tiên là tìm kiếm những cơ hội giáo dục tốt hơn cho con cái. Những người giàu Trung Quốc cảm nhận rằng, các trường đại học Mỹ đã đánh bại trường Trung Quốc và con cái họ cần hiểu biết thế giới. Họ nhấn mạnh rằng, những vị lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc như Tập Cận Bình, đã gửi con cái họ ra nước ngoài học tập. Thoát khỏi không khí bị ô nhiễm và vấn đề an toàn thực phẩm cũng là các nhân tố quan trọng khác cho kế hoạch di cư.

Chuyển gia đình ra nước ngoài sinh sống và sở hữu thẻ cư trú nước ngoài cũng chứng minh sự hữu ích khác trong trường đột nhiên có những thay đổi luật pháp hay chính sách tổn thương tới doanh nhân hay trong trường hợp xảy ra bất ổn xã hội. Cái gọi là hàng loạt vụ việc như bạo động, đình công, biểu tình đã tăng gấp đôi trong năm năm qua, lên 180.000 vụ năm 2010. “Một số người ở Trung Quốc giờ đây đang nói tới xung đột tầng lớp chống lại người giàu", Vương Hiểu Lộ, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế ở Bắc Kinh nói. “Có thể một số người di cư đang lo lắng về khả năng chính sách thay đổi sẽ khiến họ nguy hiểm".

Cung và cầu

Một người giàu có ở Boston họ Dương chỉ ra rằng, chính phủ Trung Quốc đã chi tiền cho an ninh nội địa (549 tỉ nhân dân tệ) nhiều hơn cả quốc phòng năm ngoái. Ông nói, nếu mọi thứ trở nên bất ổn, người giàu có sẽ là mục tiêu không chỉ vì của cải mà còn vì quan hệ gần gụi của họ với chính quyền.

“Trung Quốc phát triển rất nhanh, và xã hội trở nên bất ổn", Shengxi “Tina” Tian, một luật sư tại MT Law, hãng luật ở Burlington, Massachusetts., đã giúp đỡ những người giàu có Trung Quốc di cư tới Mỹ nói. Tian chỉ ra rằng, những người giàu có Trung Quốc đánh giá cao luật pháp ở Mỹ, Canada và một số nơi khác.
Một doanh nhân gần đây di cư đến Boston trong khi vẫn điều hành doanh nghiệp nội thất ở Thượng Hải nói: “Hệ thống chính trị và luật pháp của Trung Quốc khiến chúng tôi thấy bấp bênh".

Ở Trung Quốc, hơn 8.000 công ty được cấp phép làm dịch vụ di cư đã đào tạo các ứng viên cho phỏng vấn visa, giúp họ điền mẫu đơn, xem xét hạng mục đầu tư nước ngoài có thể. Well Trend United ở Bắc Kinh, một trong những công ty làm dịch vụ di cư lâu đời nhất, lớn nhất đặt ra mức phí 30.000 USD/khách hàng. Well Trend có văn phòng ở 10 thành phố lớn nhất Trung Quốc cho biết, đã giúp hơn 10.000 người có thị thực nước ngoài từ khi hoạt động năm 1995. Kinh doanh ngành này vẫn mạnh mẽ trong ít nhất một thập niên nữa, người sáng lập Larry Wang khẳng định. “Nó giúp Mỹ có được nguồn vốn nhất định trong khi người Trung Quốc cần thực hiện ước mơ nhìn thấy thế giới. Đó là cung và cầu".

Một vấn đề nghiêm trọng với cả bên đương đơn và nước chủ nhà là nguồn gốc tài sản. Để đảm bảo các nguồn tài sản không dính dáng tới phạm tội, quan chức ở Mỹ, Canada và một số nước khác muốn xem kỹ các tài liệu liên quan tới tài sản của người giàu có Trung Quốc muốn di cư. Đó thực sự khó khăn. 

Về viễn cảnh dài hơn, nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển, làn sóng di cư có thể dịu lại. Doanh nhân họ Lí có khu trượt tuyết nói, một số bạn bè của ông đang xem xét lại kế hoạch ra nước ngoài. Phần vì bởi quy định chặt chẽ hơn ở Canada và những nơi khác, phần vì trong khi người giàu Trung Quốc vẫn khao khát bằng cấp Canada hay Mỹ cho con cái họ, thì họ nhìn thấy ít lý do hơn để di cư. “Khi lần đầu tiên tới Canada, tôi nghĩ Trung Quốc quá tụt hậu và phải mất 50 năm nữa mới bắt kịp", ông Lí nói. "10 năm sau, chúng tôi thấy Trung Quốc hoàn toàn có thể đuổi kịp và vượt qua phần còn lại của thế giới".

Theo Vietnamnet

 

Đọc tiếp

Thiếu nữ cưới chồng già để được sống tại Australia?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 10474

Một cô gái 17 tuổi cưới người đàn ông 57 tuổi và được nhập cư vào Australia. Liệu đây là trường hợp hôn nhân thuần tuý hay có điều gì không minh bạch?

[title]

Hàng trăm thiếu nữ trẻ được cấp visa nhập cư vào Australia theo diện kết hôn. Đáng chú ý là những người đàn ông Australia cưới họ có tuổi tác cao hơn rất nhiều. (Reuters)

Trong số liệu về visa cấp cho những người nhập cư dưới 21 tuổi trong vòng 5 năm qua mà Bộ Di trú Australi công bố có hàng trăm visa được cấp cho các thiếu nữ tuổi 17 theo diện hôn nhân và được bảo lãnh từ những người đàn ông Australia lớn hơn họ rất nhiều tuổi.

Đáng lo ngại

Đảng Đối lập cho rằng các trường hợp liên quan tới những thiếu nữ 17 tuổi tới Australia để kết hôn với những người lớn tuổi hơn là điều đáng lo ngại.
Ông Joe Tucci, giám đốc Quỹ Nhi đồng Australia, cho biết ông rất quan ngại về số liệu trên, đồng thời cho rằng chương trình cấp visa đang bị lạm dụng và cần được điều chỉnh.

“Thật đáng ngạc nhiên khi số người trẻ được cấp visa theo diện này cao đến như vậy,” ông Joe Tucci nhận xét.

Trong hầu hết các trường hợp, độ tuổi chênh lệch là một vài năm. Tuy vậy, nhiều trường hợp thiếu nữ ở độ tuổi 17 được bảo lãnh nhập cư vào Australia bởi những ông chồng tương lai trên 30 tuổi. Cá biệt là trường hợp một cô gái 17 tuổi được một người đàn ông 57 tuổi bảo lãnh và một trường hợp khác là một người 50 tuổi.

Tiến sĩ Tucci cho rằng những lỗ hổng lớn trong chính sách đã dẫn tới tình trạng này và chương trình cấp visa cần được điều tra.

“Bất cứ chương trình nào quá hai năm cũng cần được xem xét lại. Chính phủ Australia cần cân nhắc việc cấp visa diện kết hôn cho những người trẻ như vậy có phù hợp hay không,” ông Joe Tucci nói.

Tuy nhiên, Bộ di trú vẫn bảo vệ chương trình của mình. Bộ này cho biết các đương đơn phải đạt một số tiêu chí nghiêm ngặt và họ có biện pháp kiểm tra tránh các trường hợp lợi dụng chính sách visa.

Tiến sĩ Tucci vẫn cho rằng các quy trình kiểm tra và đánh giá này cũng cần được khảo sát lại.

“Tôi cho rằng cũng giống như chính sách bảo vệ trẻ em, chúng ta cần có một quy trình minh bạch giúp giải đáp những câu hỏi đang được đặt ra: việc đánh giá đang được thực hiện ra sao. Nếu không cảm thấy hài lòng với kết quả, phương pháp đánh giá đó có thể chưa đủ sát sao và chúng ta có thể vô tình để trẻ bị bóc lột hoặc có nguy cơ bị hãm hại theo cách này hay cách khác,” ông Joe Tucci nhận định.

“Nếu một bộ cho rằng họ đã làm hết những gì có thể, nhiều bộ khác cũng có chung quan điểm và họ sẽ không hành động vì trẻ em”.

Hồi chuông cảnh báo

Người phát ngôn cho Bộ trưởng Bộ Di trú Chris Bowen phát biểu trên chương trình The World Today thừa nhận rằng chương trình visa bảo lãnh cho vợ/ chồng sắp cưới chưa hề thay đổi kể từ khi Đảng Lao động lên nắm quyền vào năm 2007 và vẫn phù hợp với Luật Hôn nhân.

Tuy nhiên, người phát ngôn về vấn đề di trú của Đảng đối lập, ông Scott Morrison, cho rằng ông rất buồn khi nghe nói trường hợp các thiếu nữ 17 tuổi được bảo lãnh bởi những người chồng tương lai lớn hơn họ vài chục tuổi.

“Khi có những câu chuyện như vậy được công bố liên quan tới các cô gái chưa đầy 18 tuổi được cấp visa diện kết hôn dưới sự bảo lãnh của những người già hơn gấp 3 lần, chúng ta cần rung lên hồi chuông cảnh báo”, ông Scott Morrison khuyến cáo. “Tôi muốn biết là đã ai cảnh báo điều này hay chưa?”.

Bà Maureen Horder từ Viện Nghiên cứu Di trú Australia cho rằng chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số 6.000 visa diện kết hôn mỗi năm được cấp cho những người 17 tuổi và đương đơn phải đợi tới 18 tuổi mới được kết hôn. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận rằng vài trường hợp đáng chú ý cần được kiểm tra kỹ hơn.

“Tôi không muốn nhìn thấy một phụ nữ trẻ kết hôn với người quá già. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan”, bà Horder nói. “Trong xã hội Australia, người dân được quyền lựa chọn vợ hoặc chồng. Chính phủ khó có thể can thiệp vào vấn đề này”.

“Chúng ta không chấp nhận bất cứ trường hợp kết hôn cưỡng ép nào. Australia đã từng xảy ra hiện tượng kết hôn cưỡng ép. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn không được chấp thuận trong xã hội hiện nay".

Tăng cường biện pháp nhận biết trường hợp hôn nhân giả

Bà Horder cho rằng vấn đề có thể nằm ở chỗ nhân viên Bộ Di trú cần được đào tạo bài bản hơn.

“Với những người kết hôn theo diện hôn phu/ hôn thê, hai người phải biết nhau từ trước”, bà Horder nói. “Đây là một trong những tiêu chí. Cả đương đơn xin visa và người bảo lãnh cần được phỏng vấn bởi nhân viên Bộ Di trú nếu cần thiết”.

Bà Horder đang suy nghĩ liệu có trường hợp nào ngoài tầm kiểm soát hay không, đặc biệt với những phụ nữ trẻ. Nhân viên Bộ di trú cần được đào tạo chuyên biệt để quan sát xem có vấn đề gì chưa minh bạch hay không.

Bà Horder cũng băn khoăn liệu những người làm nhiệm vụ phỏng vấn tại Bộ Di trú đã được đào tạo đảm bảo yêu cầu công việc hay chưa. Có lẽ cần có chương trình đào tạo đặc biệt dành một nhóm nhỏ nhân viên di trú.

Bộ Di trú cho biết họ có các biện pháp kiểm tra và đối chiếu để đảm bảo rằng mối quan hệ hôn nhân là hợp pháp trước khi cấp visa. Bộ này cũng khẳng định rằng chính sách hiện nay đã hạn chế tối đa các âm mưu lợi dụng để trục lợi.

(theo Bay Vut)

Đọc tiếp

Hàng trăm người gốc Á bị lừa tiền vì ‘mua’ PR Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 29/07/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 11181

Chúng tôi xin đăng lại bản tin này của ABC nhằm cung cấp thêm tin tức đến các bạn đang quan tâm việc di trú, đặc biệt là bằng những con đường không hợp pháp. Mong các bạn cẩn thận và không nhẹ dạ trước các lời 'chào mời di trú' nào đó.

passport-AU

Đọc tiếp

Lao động Châu Á kéo đến Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/06/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 12053

Hơn 1000 lao động Trung Quốc có mặt ở Úc làm việc trong hai dự án khai thác khoáng sản. Trong khi đó hơn 400 người Việt, chủ yếu là đầu bếp và thợ hàn, cũng sang Úc lao động thời gian qua.

[title]

Nhóm công nhân Trung Quốc sang Úc lao động theo diện Visa 457 tại công trình xây dựng ở Perth biểu tình đòi được trả lương cao hơn hồi tháng 2/2011. (ABC)

Tin cho hay kể từ thời kỳ cơn sốt vàng hồi thế kỷ 19, đây là lần đầu tiên công nhân Trung Quốc trở lại nước Úc ồ ạt. Lao động Châu Á đến Úc hôm nay theo hai lực lượng chính: các chuyên gia và lao động phổ thông.

Đọc tiếp