Business English

Bài 22: Than phiền và Sự Cố (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 8199

Lesson 22: Complaints and Crises (continued).

Bài 22: Than phiền và Sự cố (tiếp theo).

Áp dụng biện pháp ‘cứu vãn tình thế’ hay ‘đối phó với tình thế’ nhằm giảm thiểu những hậu quả của một sự cố nghiêm trọng. Bạn sẽ học được một số mẫu câu để trình bày một giải pháp hay đề nghị nào đó.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài „Tiếng Anh Thương Mại‟ do Sở Giáo Dục Đa Văn Hoá Dành Cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, Úc Châu.

Lesson 22: Complaints and Crises (continued).

Bài 22: Than phiền và Sự cố (tiếp theo)

Trong bài 21 vừa rồi, bạn đã học cách diễn tả khi phải than phiền và báo tin không vui. Trong bài hôm nay, bạn sẽ làm quen với cách giải thích một số vấn đề rắc rối và đề nghị giải pháp. Bạn cũng sẽ có dịp luyện các cụm từ được dùng để cho biết bạn có chấp thuận đề nghị nào đó hay không.

Nhưng trước khi tiếp tục bài học, chúng ta hãy nghe lại đoạn hội thoại từ bài 21 để xem mình còn nhớ được chừng nào.

Harvey:         Yes?

Kate:             Harvey, Lian Lee is on the line for you.

Harvey:         Thanks Kate. Put her through. Hello Lian.

Lian:               Harvey, I’m afraid I have some bad news.

Harvey:         What is it Lian?

Lian:               It’s Lok. He doesn’t want the sale to go ahead.

Harvey:         Why not?

Lian:               Well, I don’t know how to tell you this: but it’s the packaging.

                       The Hale and Hearty colours are not auspicious in our culture.

Harvey:         Oh, I see. But these packets are going to be distributed here.

Harvey:         You can keep your own packaging for your market.

Lian:               I’m fine with it, Harvey. It’s Lok. He’s so superstitious.

                       He hasn’t been able to sleep worrying about it.

                       And if Lok can’t sleep then something is really wrong. He slept through a hurricane once!

Harvey:         First of all, thank you for calling Lian. I appreciate your concern.

                       I’m sure we can come to some arrangement. Can I get back to you?

Lian:               Sure, but we leave on Sunday.

Harvey:         OK. I’ll call you as soon as I can.

Bây giờ chúng ta tiếp tục theo dõi bài 22, „Than phiền và sự cố‟. Harvey và Victoria giải thích cho Douglas hiểu vấn đề rắc rối của Silver Heaven.

Douglas:       Harvey, Victoria. You look worried.

                       Harvey và Victoria này, sao hai người trông có vẻ lo lắng thế?

Harvey:         Yes, Douglas, Silver Heaven has just thrown a spanner in the works!

                       Vâng Douglas, Silver Heaven vừa đặt lại vấn đề rồi!

Douglas:       But we’re on the verge of closing.

                       Nhưng chúng ta gần đúc kết xong rồi mà.

Victoria:        Apparently Lok has a problem with the Hale and Hearty colours. They’re unlucky.

                       Hình như ông Lok không ưa màu sắc của Công ty Hale and Hearty.

                      Ông ta cho rằng những màu ấy không đem lại may mắn.

Douglas:       So that was what that call was about.

                        Lian phoned me about the colours of our packaging.

                       À thì ra gọi điện thoại là vì chuyện này đấy.

                       Bà Lian gọi điện cho tôi để thào luận về vấn đề màu sắc bao bì của công ty chúng ta.

                       I assured her we would never change the colours because they are recognised nationally.

                       Tôi quả quyết với bà ta rằng chúng ta sẽ không bao giờ đổi màu vì cả nước đã quen thuộc

                       với những màu sắc đó.

Harvey:         Oh.  Vậy à?

Douglas:       Yes.  À đúng vậy.

Harvey:         Well we need to shift into damage control pretty quickly. They’re leaving on Sunday.

                     Chúng ta cần phải mau mau tìm cách cứu vãn tình thế. Họ sẽ rời khỏi đây vào Chủ nhật này.

Victoria:        Can I suggest something? Tôi có đề nghị này, không biết có được không?

Harvey đã dùng một thành ngữ để báo cho Douglas biết là có vấn đề. Trong ngữ cảnh này “throw a spanner in the works” có nghĩa là Silver Heaven đã đặt lại vấn đề và điều này có thể gây trở ngại cho kế hoạch chung. Sau đó Victoria giải thích cho mọi người rõ về chuyện này. Xin bạn nghe lại.

Victoria:        Apparently Lok has a problem with the Hale and Hearty colours. They’re unlucky.

                        Hình như ông Lok có vấn đề với màu sắc của Công ty chúng ta.

                        Ông ta cho rằng đây là những màu không đem lại may mắn.

Sau đây là một vài cách diễn tả khi cần báo lại tin không vui cho người khác biết:

Eng M:          

  • We’ve just heard that our shipment’s gone missing.

          Chúng tôi nghe nói là chuyến hàng của chúng tôi đã bị thất lạc.

  • They rang to say delivery has been held up at the dock.

          Họ gọi điện báo rằng hàng đã bị giữ lại ở cảng.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng     

  • Apparently there’s a problem with the delivery
  • We’ve just heard that our shipment’s gone missing.
  • They rang to say delivery has been held up at the dock.  

Khi thấy Douglas vô tình làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn bởi vì anh tuyên bố rằng màu sắc của Công ty Hale and Hearty sẽ không bao giờ thay đổi, Harvey nói:

Harvey:         Well we need to shift into damage control pretty quickly. They’re leaving on Sunday.

                       Chúng ta cần phải mau mau tìm cách cứu vãn tình thế. Họ sẽ rời khỏi đây vào Chủ nhật này.

“Cứu vãn tình thế” hay “đối phó với tình thế‟‟ là áp dụng biện pháp nào đó nhằm giảm thiểu những hậu quả của một sự cố nghiêm trọng. Ví dụ khi tin mật bị tiết lộ, để cứu vãn tình thế, bạn phải giới hạn số người biết về chuyện này. Riêng vấn đề màu sắc bao bì của Công ty Hale and Hearty thì biện pháp cứu vãn tình thế có thể là thay đổi lập trường, tức là Douglas phải rút lại lời tuyên bố của mình.

 


Lesson 22: Complaints and Crises (continued).

Bài 22: Than phiền và Sự cố (tiếp theo).

Harvey và Victoria đã phải làm việc cật lực để tìm giải pháp. Họ tới gặp ông Lok và bà Lian tại phòng khách ở khách sạn vào sáng Thứ Bảy.

Lian:               Harvey. Chào Harvey.

Lok:                Hello there. Xin chào.

Harvey:         Thanks, for letting us come to see you today.

                       Cám ơn ông bà đã vui lòng tiếp chúng tôi hôm nay.

                      We have something to run past you. I’ll let Victoria fill you in.

                      Chúng tôi có chuyện cần bàn để ông bà cho biết ý kiến.

                      Tôi sẽ để Victoria trình bày cho ông bà rõ.

Victoria:        OK. Here are some packaging ideas we’ve come up with.

                       Thưa vâng. Chúng tôi có một vài ý kiến cho vấn đề đóng gói.

                       They’re a bit rushed but they give you the general idea.

                       Đây chỉ là những ý kiến hơi vội vàng nhưng chúng sẽ giúp ông bà nắm được ý tưởng tổng quát.

                       We intend to develop a whole new branch of Hale and Hearty.

                       A specialty brand: “Hale and Hearty Presents”…

                      Chúng tôi dự định sẽ ra một mẫu mã hoàn toàn mới cho Hale and Hearty.

                      Một nhãn hiệu đặc biệt: ''Hale and Hearty trân trọng giới thiệu…”

                      Douglas has given it the go ahead. We can use your original, distinctive packaging.

                      Douglas đã cho phép xúc tiến phương án này.

                      Chúng tôi có thể sử dụng bao bì nguyên thủy đặc trưng của ông bà.

                      Our label and logo are in the bottom corner. Do you see?

                      But the packet and our heading are in your original colours.

                       Nhãn hiệu và biểu tượng của chúng tôi sẽ nằm ở góc dưới. Ông bà thấy không?

                       Nhưng bao bì và tên công ty chúng tôi nay sẽ mang màu nguyên thủy của quý vị.

Lok:                Hale and Hearty Presents: Silver Heaven Tea. Hmmm…

                       Công ty Hale and Hearty trân trọng giới thiệu: Trà Silver Heaven. Hmmm…

Harvey:         Well, what do you think? Ông bà thấy thế nào?

Lok:                Well… I like it! Được… Tôi thích kiểu này!

Lian:               Well done! Thật là tuyệt!

Harvey:         That’s fantastic! Vậy là hay quá rồi!

Bạn phải nói làm sao khi muốn đề nghị môt điều gì đó. Trong bài hội thoại, Victoria và Harvey cố gắng thuyết phục bà Lian và ông Lok thuận theo ý họ. Họ đã dùng một số câu sau đây:

Harvey:         We have something to run past you.

                       Chúng tôi có chuyện cần bàn để ông bà cho biết ý kiến.

Victoria:        OK. Here are some packaging ideas we’ve come up with.

                       Thưa vâng. Chúng tôi có một vài ý kiến cho vấn đề đóng gói.

Bạn có thể dùng những mẫu câu sau đây khi cần trình bày một giải pháp hay đề nghị nào đó:

Eng:    

  • We think we have the answer to your problem.

          Chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã có câu trả lời cho vấn đề của ông bà.  

  • How does this sound?     Anh thấy thế nào?
  • We think we’ve found a solution.         Tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm được giải pháp.
  • How’s this for an idea?    Ý tưởng này thì như thế nào?

Bây giờ chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng   

  • We have something to run past you.
  • Here are some ideas we’ve come up with.
  • We think we have the answer to your problem.
  • How does this sound?
  • We think we’ve found the solution.
  • How’s this for an idea?

Thế thì giải pháp dung hoà có giá trị như thế nào. Harvey và Victoria đã đưa ra một giải pháp dung hòa và nhờ đó, ý kiến đôi bên đều được tôn trọng.

Giải pháp của họ đề cao hai trong số những phẩm chất quý giá rất cần trong lãnh vực kinh doanh. Đó chính là…

  • Flexibility: Uyển chuyển

và…

  • lateral thinking: Suy nghĩ nhiều chiều

Nếu một trong hai phía cứ khăng khăng theo ý mình thì làm sao đi đến thỏa hiệp được.

Sau đây là một số cách diễn tả sự chấp thuận hay bác bỏ đề nghị của người khác.

Nếu chấp thuận, bạn có thể nói:

Eng   

  • Good idea.           Ý này hay đấy.
  • Yes, I think we can run with that.         Được, tôi nghĩ là chúng ta có thể chấp nhận ý kiến đó.
  • Yes, that sounds good.    Được, cái đó nghe hay đấy.

Bạn sẽ phải diễn tả như thế nào nếu bạn không ưng thuận?

Eng   

  • That’s not exactly what we had in mind.

          Điều đó không hoàn toàn giống như ý chúng tôi.

  • I can’t see it working in this context.

         Tôi nghĩ là điều ấy sẽ không có hiệu quả trong trường hợp này.

  • We might need to rethink this.

          Chúng ta có thể phải nghĩ lại vấn đề này.

Bây giờ chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Khi bày tỏ sự ưng thuận:

Eng   

  • Good idea.
  • Yes, I think we can run with that.
  • Yes, that sounds good.

Khi không ưng thuận:

Eng   

That’s not exactly what we had in mind.

I can’t see it working in this context.

We might need to rethink this.

Để kết thúc bài học hôm nay, mời bạn nghe rồi nhắc lại những câu sau đây.

Eng   

  • Apparently there’s a problem with the delivery
  • They rang to say delivery has been held up at the dock.

Eng   

  • We have something to run past you.
  • We think we have the answer to your problem.
  • We think we’ve found the solution.
  • Yes, I think we can run with that.

English:         How does this

                        How does this

                        How does this sound?

                        It’s not exactly

                        Not exactly

                        What we had in mind.

 

                       How does this

                       How does this

                       How does this sound?

                        It’s not exactly

                        Not exactly

                        What we had in mind.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 22:

2.
1) approve
2) disapprove
3) disapprove
4) approve
5) approve.

Download bài học 22

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 22

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 21: Than phiền và Sự cố

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 9054

Lesson 21: Complaints and Crises

Bài 21: Than phiền và Sự cố

Bạn sẽ tìm hiểu xem phải xử trí như thế nào trong trường hợp đơn đặt hàng hay tiền thanh toán bị trì hoãn. Ngoài ra bạn cũng sẽ học cách diễn tả khi phải báo tin không vui hay khi nhận được tin tức như thế.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh.

Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đọan hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau.

Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế.

Lesson 21: Complaints and Crises

Bài 21: Than phiền và Sự cố

Trong bài 21 này, bạn sẽ tìm hiểu xem phải xử trí như thế nào trong trường hợp đơn đặt hàng hay tiền thanh toán bị trì hoãn. Ngoài ra bạn cũng sẽ học cách diễn tả khi phải báo tin không vui hay khi nhận được tin tức như thế.

Nào chúng ta bắt đầu nhé. Harvey đang chờ nhận bản ghi nhớ.

Jeff:                Business Unit. Jeff speaking. Bộ phận kinh doanh, Jeff xin nghe.

Harvey:         Hi Jeff. It’s Harvey here. Is that M.O.U. ready yet?

                      Xin chào Jeff, tôi là Harvey đây. Bản ghi nhớ đã xong chưa anh nhỉ?

Jeff:                The order only came in this afternoon. Tôi mới nhận được chỉ thị chiều nay thôi mà.

Harvey:         Yes, but it’s urgent Jeff, we need it drawn up today.

                      Đúng thế, nhưng việc này gấp lắm Jeff à, chúng tôi muốn nó phải được soạn xong ngay hôm nay.

Jeff:             Harvey, it’s Friday afternoon. We’re just about out the door! I’ll have it for you first thing Monday.

                     Harvey này, chiều thứ Sáu rồi mà. Chúng tôi sắp sửa về đây.

                     Tôi sẽ làm cho anh việc này trước tiên vào thứ Hai tới.

Harvey:         I’m sorry but that’s just not good enough.

                      Monday’s too late. As I said in my email, the Lees are leaving on Sunday.

                      Tôi xin lỗi, nhưng như thế không được đâu. Để tới thứ Hai thì quá trễ rồi.

                      Như tôi đã nói trong email đấy, ông bà Lee sẽ rời đây vào Chủ Nhật.

Jeff:                Oh. Thế thì…

Harvey:         So I’ll expect it on my desk by four. Vậy tôi muốn có văn bản đó trễ nhất là khoảng 4 giờ.

Jeff:                Four on Monday, OK. 4 giờ ngày thứ Hai, được rồi.

Harvey:         Not four on Monday, Jeff. Four today. Jeff, không phải 4 giờ ngày thứ Hai mà là 4 giờ chiều nay.

                      If you can’t do it, I’ll have to outsource.

                      Nếu như anh không thể làm được thì tôi sẽ nhờ người ngoài.

Jeff:                All right. All right. I’ll start on it now. Được rồi, được rồi. Tôi bắt đầu ngay bây giờ.

Harvey:         Thank you. Cảm ơn.

                       Unbelievable! Thật không thể tin được!

Trong cách thức làm ăn của người phương Tây, thời hạn chót là nguyên tắc không thể co giãn được. Cần phải thanh toán và giao hàng đúng ngày giờ. Cũng theo nguyên tắc ấy, giới doanh nhân phương Tây cũng phải giữ đúng kỳ hạn khi giao dịch với các đối tác nước ngoài.

Nhưng trong trường hợp đối tác của mình chậm trễ hoặc hàng gửi không đúng chất lượng thì phải làm thế nào? Nếu là chuyện cấp bách hay đối tác thường xuyên vi phạm hợp đồng thì phép xã giao thông thường sẽ không có hiệu quả. Sau đây là một số mẫu câu kèm theo lời dịch.

Eng F:        

  • I have a query… Tôi xin hỏi một điều là…
  • Is the contract ready yet? Hợp đồng đã xong chưa nhỉ?
  • Have you sent that order yet? Ông đã gửi đơn đặt hàng chưa?
  • We seem to be missing the June payment.

          Chúng tôi dường như vẫn chưa nhận được tiền thanh toán cho tháng Sáu.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • I have a query…
  • Is the contract ready yet?
  • Have you sent that order yet?
  • We seem to be missing the June payment.

Harvey tiếp tục giải thích lý do khiến anh phải yêu cầu gấp rút như vậy.

Xin bạn nghe các ví dụ sau:

Eng F:        

  • It’s very urgent. Việc này gấp lắm.
  • We needed it yesterday. Chúng tôi cần cái đó ngay từ hôm qua.
  • Our outlets are calling for the goods. Các đại lý của chúng tôi đang chờ hàng bán.

Chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng F:        

  • It’s very urgent.
  • We needed it yesterday.
  • Our outlets are calling for the goods.

Sau đó Harvey ấn định thời hạn chót. Xin bạn nghe lại.

Harvey:         So I’ll expect it on my desk by four.

                       Vậy tôi muốn có văn bản đó trễ nhất là khoảng 4 giờ.

Khi ấn định thời hạn chót, bạn cũng có thể dùng các câu sau đây:

Eng:   We’ll need it by the weekend.

           Chúng tôi cần cái đó trễ nhất là cuối tuần này.

            We can give you only two more days.

            Chúng tôi chỉ có thể cho anh thêm 2 ngày nữa thôi.

Chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • I’ll expect it tomorrow.
  • We’ll need it by the weekend.
  • We can give you only two more days.

Khi Jeff không hiểu được sự việc cấp bách như thế nào, Harvey buộc lòng phải có thái độ quyết liệt. Xin bạn nghe lại.

Eng:   If you can’t do it, I’ll have to outsource.

          Nếu như anh không thể làm được thì tôi sẽ nhờ người ngoài.

Khi bày tỏ thái độ quyết liệt, bạn cũng có thể dùng những câu nói sau đây:

Eng M:          

  • If you are unable to move on this, we’ll have to cancel the order.

         Nếu như anh không thể tiến hành chuyện này thì chúng tôi sẽ phải hủy đơn đặt hàng.

  • I’m afraid we’ll have to look elsewhere unless you can deliver.

          Tôi e là chúng tôi sẽ phải tìm nhà cung cấp khác nếu ông không thể giao hàng cho chúng tôi.

Chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • If you can’t do it, I’ll have to outsource.
  • If you are unable to move on this, we’ll have to cancel the order.
  • I’m afraid we’ll have to look elsewhere unless you can deliver.

Quý bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 21: Complaints and Crises

Bài 21: Than phiền và Sự cố

Xin bạn lắng nghe các từ ngữ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi cuộc hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Harvey:         Yes? Tôi nghe đây.

Kate:             Harvey, Lian Lee is on the line for you.

                      Harvey này, bà Lian Lee cần nói chuyện với anh qua điện thoại.

Harvey:         Thanks Kate. Put her through. Hello Lian.

                       Cảm ơn Kate. Cứ nối dây đi. Chào bà Lian.

Lian:               Harvey, I’m afraid I have some bad news. Harvey này, tôi có tin không vui.

Harvey:         What is it Lian? Có chuyện gì vậy bà?

Lian:               It’s Lok. He doesn’t want the sale to go ahead.

                        Đấy là tại ông Lok. Ông ấy không muốn bán nữa.

Harvey:         Why not? Sao lại không?

Lian:               Well, I don’t know how to tell you this: but it’s the packaging.

                     Ôi, tôi không biết phải nói thế nào với anh: nhưng chung quy cũng chỉ vì chuyện bao bì đóng gói.

                      The Hale and Hearty colours are not auspicious in our culture.

                      Theo văn hóa của chúng tôi, những màu sắc công ty Hale and Hearty đang dùng không phải

                      là những màu đem lại may mắn.

Harvey:         Oh, I see. But these packets are going to be distributed here.

                       À! Tôi hiểu rồi. Nhưng những gói hàng này sẽ được phân phối ở đây cơ mà.

                       You can keep your own packaging for your market.

                       Ông bà vẫn có thể giữ nguyên mẫu đóng gói theo ý mình cho thị trường của ông bà.

Lian:               I’m fine with it, Harvey. It’s Lok. He’s so superstitious.

                       He hasn’t been able to sleep worrying about it.

                       Tôi thì không sao, Harvey. Vấn đề là ông nhà tôi kia. Ông Lok mê tín lắm.

                       Ông ấy mất ngủ chỉ vì lo buồn về chuyện ấy.

                      And if Lok can’t sleep then something is really wrong. He slept through a hurricane once!

                      Và ông Lok mà không ngủ được thì hẳn là phải có chuyện lớn.

                      Có lần ông ấy đã ngủ một mạch bất chấp bão tố đang xảy ra lúc đó!

Harvey:         First of all, thank you for calling Lian. I appreciate your concern.

                      Trước hết xin cám ơn bà đã lo lắng và báo cho chúng tôi biết.

                       I’m sure we can come to some arrangement. Can I get back to you?

                     Tôi chắc là chúng ta có thể đi đến một thoả thuận nào đó. Tôi có thể gọi lại bà được không?

Lian:               Sure, but we leave on Sunday. Tất nhiên rồi, nhưng chúng tôi sẽ rời đây vào Chủ Nhật.

Harvey:         OK. I’ll call you as soon as I can. Được rồi. Tôi sẽ gọi cho bà càng sớm càng tốt.

Xin bạn để ý cách bà Lian diễn tả khi bà thông báo tin không vui.

Lian:               Harvey, I’m afraid I have some bad news. Harvey này, tôi có tin không vui.

                        Well, I don’t know how to tell you this: but it’s the packaging.

                       Ôi, tôi không biết phải nói thế nào với anh: nhưng chung quy cũng chỉ vì chuyện bao bì đóng gói.

Sau đây là một vài cách diễn tả khác bạn có thể dùng khi báo tin đáng buồn:

Eng F:        

  • I don’t want to cause you undue concern but there’s a matter we need to discuss.

         Tôi không muốn làm ông phải lo lắng thái quá nhưng quả là có vấn đề chúng ta cần thảo luận.

  • I’m afraid something’s come up. Tôi e là có chuyện trục trặc.
  • There’s been a bit of a setback. Có chút trở ngại rồi đây.

Bạn cũng có thể báo tin vui trước:

Eng:   I have some good news and some bad news.

           The good news is that we got the shipment out in time. The bad news is that the ship sank!

           Tôi có cả tin vui lẫn tin buồn. Tin vui là chúng tôi đã chuyển hàng kịp thời.

           Còn tin buồn là chuyến tàu chở hàng đã bị đắm!

Chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • I’m afraid I have some bad news.
  • There’s been a bit of a setback.

Harvey cảm ơn bà Lian vì đã cho anh biết tin đáng buồn đó rồi cố tìm phương hướng giải quyết sau khi đợi mọi người bình tĩnh trở lại. Xin bạn nghe lại câu sau đây:

Harvey:        First of all, thank you for calling Lian. I appreciate your concern. Can I get back to you?

                      Trước hết xin cám ơn bà đã lo lắng và báo cho chúng tôi biết. Tôi có thể gọi lại bà được không?

Bây giờ chúng ta thử tập nói mấy câu đáp lời sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • First of all, thank you for calling.
  • I appreciate your concern.
  • Can I get back to you?

Để kết thúc bài học hôm nay, mời bạn nghe rồi lặp lại một số câu trong bài hội thoại và một vài câu tương tự sau đây:

Eng:  

  • We seem to be missing the June payment.
  • Our outlets are calling for the goods.
  • I’ll expect it tomorrow.
  • If you are unable to move on this, we’ll have to cancel the order.

Trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         I’m afraid I have,

                       I’m afraid I have,

                       I’m afraid I have bad news.

                       I’ll see what I

                       I’ll see what I

                       I’ll see what I can do.

 

                      I’m afraid I have,

                      I’m afraid I have,

                      I’m afraid I have bad news.

                      I’ll see what I

                     I’ll see what I

                     I’ll see what I can do.

Trần Hạnh mong gặp lại bạn trong Bài 22 để tiếp tục theo dõi chủ đề ‘Khiếu nại và sự cố'.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 21:

2. Đáp án
1) superstitious         2) complaint           3) urgent        4) goods

3. Gợi ý

1) If we make a profit, we’ll extend our service. or We’ll extend our service if we make a profit.
2) If you can’t make the deadline, we’ll go elsewhere. hoặc We’ll go elsewhere if you can’t make the deadline.
3) If we don’t receive a payment, we’ll have to cancel the order. hoặc We’ll have to cancel the order if we don’t receive a payment.

Download bài học 21

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 21

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 20: Thương lượng (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 10010

Lesson 20: Negotiating (part 2 - continued)

Bài 20: Thương lượng (phần 2 – tiếp theo)

Cách bày tỏ thái độ khi xảy ra mâu thuẫn cũng như đưa ra giải pháp giúp mọi người bình tĩnh, đồng thời lái câu chuyện để họ chú ý tới những thành quả đã đạt được.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài „Tiếng Anh Thương Mại‟ do Sở Giáo Dục Đa Văn Hoá Dành Cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, Úc Châu.

Lesson 20: Negotiating (part 2 - continued)

Bài 20: Thương lượng (phần 2 – tiếp theo)

Trong bài 19 bạn đã học được phần nào cách ăn nói khi thương lượng.

Trong bài học hôm nay, bạn sẽ biết làm thế nào để đối phó với tình trạng xung khắc, đồng thời tìm hiểu luôn cả cách kết thúc cuộc thương lượng.

Nhưng trước khi tiếp tục bài học, chúng ta hãy nghe lại đoạn hội thoại trong bài 19 để xem mình còn nhớ được chừng nào.

Lian:               We have concerns about the proposed transportation arrangements.

                        Do all of your suppliers sell under the terms of C-I-F?

Douglas:       No, they don’t. Some sell on an F.O.B basis. That is: Free on Board.

                       This means that we arrange and pay shipping freight and insurance.

                       Your responsibility would be to transport the tea from the warehouse to the wharf.

Lian:              In that case, we’d prefer to go under the terms of F.O.B.

Douglas:       I see. Harvey?

Harvey:         Here are the estimated costs, F.O.B in US dollars, per container.

Douglas:       If you agree to a reduced price per kilo then we can agree to purchase under the terms of F.O.B.

Lian:               Provided that the reduction in price is pro rata, we can go along with that.

Bây giờ chúng ta tiếp tục bài 20 với đề tài „Thương lượng‟. Bà Lian nay lại có thêm ưu tư khác.

Lian:               Your purchase specifications are very detailed.

                        You specify moisture content, colour and flavour.

                        Ông đề ra những qui cách rất chi tiết trong việc mua hàng.

                        Ông quy định độ ẩm, màu sắc và hương vị.

                        No buyer has ever questioned the quality of our product.

                        Chưa có một khách hàng nào lại nghi ngờ chất lượng hàng của chúng tôi cả.

                        In fact we pride ourselves on the consistency and high grade of our tea.

                       Thực tế chúng tôi lấy làm hãnh diện vì trà của chúng tôi là hàng cao cấp

                       và chất lượng không bao giờ thay đổi.

Douglas:       I assure you these specifications are standard.

                       Tôi cam đoan với bà rằng đây là những quy cách tiêu chuẩn.

Lian:               Still, in good faith, such specifications should be unnecessary.

                       Dầu vậy, đã chấp nhận nguyên tắc công bằng và thành thật thì đâu cần những quy cách này.

Douglas:       I fully understand your concerns here. Tôi thấu hiểu nỗi băn khoăn của bà ở đây.

                      But these conditions reflect standard product guarantees.

                     Thế nhưng, những điều kiện này thể hiện sự bảo đảm chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.

                      In no way are they meant to throw doubt on the quality of your tea.

                     Chứ không hề thể hiện sự nghi ngờ đối với chất lượng trà của ông bà.

                      It’s just that we need to have a mutual understanding of what exactly is being supplied.

                      Vấn đề ở đây là cả đôi bên cần biết rõ sản phẩm được cung cấp là mặt hàng như thế nào mà thôi.

                      OK. I think it would be a good idea to come back to this later.

                      Let’s look again at where we have agreement.

                       Thôi được. Tôi nghĩ là tốt hơn ta nên trở lại vấn đề này sau.

                       Giờ hãy xem lại những gì chúng ta đã thỏa thuận.

Trong các cuộc thương lượng, tình trạng mâu thuẫn thường xảy ra không ít thì nhiều.

Bạn nên nhớ là mâu thuẫn cũng có lợi chứ không phải là không. Nó chẳng những cho ta thấy những khác biệt lớn hơn cần được giải quyết mà còn tạo cơ hội cho đôi bên hiểu rõ lập trường của nhau hơn. Điều quan trọng ở đây là hai bên vẫn tiếp tục thương thảo một cách tích cực và cùng hướng đến những mục tiêu chung. Tới đây xin bạn để ý xem Douglas nói như thế nào để trấn an bà Lian:

Douglas:       I assure you these specifications are standard.

                       Tôi cam đoan với bà rằng đây là những quy cách tiêu chuẩn.

Bạn cũng có thể dùng những cách diễn tả sau đây để trấn an người khác:

Eng M:           You don’t need to worry about that. Anh không cần lo lắng về vấn đề đó.

                       Let me put your mind at rest about that. Để tôi giúp ông an lòng (về điều đó) nhé.

                       Let me reassure you that it’s standard practice.

                       Xin ông cứ yên tâm, đó chỉ là thủ tục tiêu chuẩn thôi.

Chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng:   I assure you these specifications are standard.

           You don’t need to worry about that.

            Let me put your mind at rest about that.

           Let me reassure you that it’s standard practice.

Douglas cũng tỏ cho bà Lian thấy là ông ta hiểu ý bà cho dù ông không đồng ý với bà về điều đó đi chăng nữa.

Douglas:       I fully understand your concerns here. Tôi thấu hiểu nỗi băn khoăn của bà ở đây.

Điều quan trọng là hai bên cần phải nhìn nhận nỗi ưu tư của nhau. Muốn như thế, bạn có thể dùng thêm một số cách diễn tả sau đây:

Eng M:           I realise your position. Tôi biết lập trường của ông.

                       I appreciate your position here. Tôi thông hiểu quan điểm của ông ở đây.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng   

  • I fully understand your concerns here.
  • I realise your position.
  • I appreciate your position here.

Bà Lian sử dụng cụm từ “good faith”. Đây là cụm từ được dùng trong tất cả các hình thức giao dịch thương mại và pháp lý.

Trong thế giới kinh doanh, “good faith” có nghĩa là đôi bên đều có ý định cư xử công bằng và thành thật với nhau. Người ta thường thừa nhận rằng “Good faith” là nền tảng của luật khế ước.Tuy nhiên, các bên liên hệ vẫn có thể bị thưa kiện vì không tôn trọng nguyên tắc này.

Khi có sự mâu thuẫn hoặc có “sticking point” (khúc mắc) thì điều quan trọng là hai bên vẫn phải giữ thái độ tích cực. Douglas đã có thái độ như thế bằng cách hoãn lại cuộc tranh luận cho đến khi mọi người bình tĩnh lại, đồng thời ông lái câu chuyện đề mọi người chú tâm vào những thành quả đã đạt được.

Mời bạn nghe lại lần nữa:

Douglas:       OK. I think it would be a good idea to come back to this later.

                        Let’s look again at where we have agreement.

                        Thôi được. Tôi nghĩ là tốt hơn ta hãy trở lại vấn đề này sau.

                        Giờ hãy xem lại những gì chúng ta đã thỏa thuận.

Chúng ta cũng có thể nói:

Eng     Let’s look at what we’ve achieved so far. Hãy xem chúng ta đã đạt được những gì rồi.

Hoặc chúng ta có thể đề nghị một hướng giải quyết:

Eng     OK, a compromise would be to change the wording.

            Được rồi, giải pháp dung hoà ở đây là thay đổi ngôn từ trong văn bản.

            Let’s find the middle ground here. Chúng ta hãy tìm một giải pháp dung hoà.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng   

  • I think it would be a good idea to come back to this later.
  • Let’s look again at where we have agreement.
  • Let’s look at what we’ve achieved so far.
  • OK. A compromise would be to change the wording.
  • Let’s find the middle ground here.

Quý bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương Mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 20: Negotiating – Part 2.

Bài 20: Thương lượng - Phần 2 (tiếp theo).

Ông Douglas và bà Lian đã đi đến một giải pháp dung hoà cho chuyện rắc rối xoay quanh vấn đề chất lượng sản phẩm. Bà Lian đã chấp nhận một thay đổi nho nhỏ trong phần quy định chi tiết sản phẩm trong hợp đồng

Bây giờ xin bạn lắng nghe các từ ngữ và mẫu câu mới trong khi theo dõi phần kết cục của cuộc thương lượng.

Douglas:       OK. I think we can stop at this point. Nào, tôi nghĩ là chúng ta có thể dừng ở đây.

                        We’ve made excellent progress. Chúng ta đã đạt được những thành quả tuyệt vời.

                        We’ve agreed on the terms of transportation, price and product specifications.

                        Chúng ta đã thỏa thuận xong các điều khoản về vận chuyển, giá cả và qui cách sản phẩm.

                       Does that reflect what we’ve said?

                        Điều này có đúng như những gì chúng ta đã nói không?

Lian:               Yes. Dạ đúng

Douglas:       Fine. We’ll have a Memorandum of Understanding sent to your hotel for you to sign.

                       Tốt rồi. Chúng tôi sẽ gửi Bản Ghi Nhớ tới khách sạn cho ông bà ký.

                       Our lawyers will draft a contract which will then be translated.

                       Luật sư của chúng tôi sẽ thảo một hợp đồng rồi cho người dịch văn kiện này.

                       We’ll forward both language versions to your representative by the end of the month.

                       Chúng tôi sẽ gửi bản hợp đồng bằng cả hai thứ tiếng cho người đại diện của ông bà

                       trễ nhất là cuối tháng này.

Lian:               Fine, I’ve given Harvey all our contact details.

                        Vâng! Tôi đã cho Harvey mọi chi tiết để liên lạc với chúng tôi.

Douglas:       Good. So it remains for me to thank you for coming.

                       Tốt .Tôi cảm ơn ông bà đã tới đây.

                       I hope this is the basis for a long-term business partnership.

                       Tôi hy vọng đây sẽ là nền tảng cho mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Lian:               Yes. It’s been a pleasure. Vâng, Thật là hân hạnh.

Douglas:       Have a safe trip home. Chúc ông bà trở về nhà bình an.

Lok:                Thank you, goodbye. Cảm ơn ông. Xin tạm biệt.

Harvey:         I’ll see you to your cab. Tôi sẽ tiễn ông bà ra xe.

Douglas ra dấu cho mọi người biết đã đến lúc kết thúc cuộc thương lượng, như đã được đề cập trong bài 16. Rồi ông đưa ra những lời nhận xét thật khích lệ đối với thành quả đạt được trong cuộc thương lượng.

Douglas:       OK. I think we can stop at this point. We’ve made excellent progress.

                      Thôi, tôi nghĩ là chúng ta có thể dừng ở đây. Chúng ta đã đạt được những thành quả tuyệt vời.

Trong trường hợp bạn đạt được ít nhiều tiến triển nhưng cuộc thương lượng vẫn chưa thể kết thúc, bạn có thể nói:

Eng     We’ve taken a step in the right direction. Chúng ta đã có một bước tiến theo đúng hướng.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại..

Eng   

  • We’ve made excellent progress.
  • We’ve taken a step in the right direction.
  • We still have a way to go, but we know we’re on the right track.

Vào lúc kết thúc cuộc thương lượng, bạn cần phải xác nhận rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận. Ông Douglas đã làm như thế bằng cách liệt kê những điểm đã được chấp nhận rồi yêu cầu bà Lian xác nhận.

Douglas:       Does that reflect what we’ve said?

                       Điều này có đúng như những gì chúng ta đã nói không?

Ông ta cũng có thể nói:

 

Eng:  

  • Is that agreed? Nói như thế có đúng không ạ?
  • Is that an accurate summary? Tóm tắt lại như thế đã chính xác chưa ạ?

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng   

  • Does that reflect what we’ve said?
  • Is that agreed?
  • Is that an accurate summary?

Thế rồi, Douglas phác họa phương án thành lập quan hệ đối tác và ấn định ngày giờ vào cuối tháng đó để bà Lian và ông Lok biết khi nào họ có thể nhận được hợp đồng. Ông ta kết thúc bằng những lời trang trọng để cảm ơn họ:

Douglas:       Good. So it remains for me to thank you for coming.

                        I hope this is the basis for a long-term partnership.

                        Tôi phải cảm ơn ông bà đã tới đây.

                        Tôi hy vọng đây sẽ là nền tảng cho mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lặp lại.

Eng     Good. So it remains for me to thank you for coming.

             I hope this is the basis for a long-term partnership.

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         We’ve made good progress,

                       Good progress,

                       Good progress,

                       We’ve made good progress,

                       We’re on the right track.

 

                      We’ve made good progress,

                      Good progress,

                      Good progress,

                      We’ve made good progress,

                      We’re on the right track.

TH mong gặp lại bạn trong Bài 21 với chủ đề „Khiếu nại và sự cố‟

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương Mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, Úc Châu biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, TH thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 20:

1.We’ve achieved… so far...
2. I’ve already given...
3. We’ve made... today
4. We’ve just taken…
5. ...has questioned... before

Download bài học 20

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 20

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 19: Thương lượng (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 7995

Lesson 19: Negotiating (part 2)

Bài 19: Thương lượng (phần 2)

Bạn sẽ học hỏi nghệ thuật ăn nói khi cần phải mặc cả hay thương lượng, kể cả một số cách nói khi chấp nhận hay không chấp nhận các đề nghị.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương Mại’ do Sở Giáo Dục Đa Văn Hoá Dành Cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, Úc Châu.

Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh.

Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đọan hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau.

Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế.

Lesson 19: Negotiating (part 2)

Bài 19: Thương lượng (phần 2)

Trong bài 19 này, bạn sẽ học hỏi nghệ thuật ăn nói khi cần phải mặc cả hay thương lượng, kể cả một số cách nói khi chấp nhận hay không chấp nhận các đề nghị.

Nào chúng ta bắt đầu. Bà Lian có vẻ băn khoăn về việc vận chuyển hàng hóa.

Lian:               We have concerns about the proposed transportation arrangements.

                       Chúng tôi đang băn khoăn về phương thức vận chuyển hàng như đã được đề nghị.

                       Do all of your suppliers sell under the terms of C-I-F?

                       Thế tất cả các nhà cung cấp cho công ty ông đều bán hàng theo phương thức C-I-F à?

Douglas:       No, they don’t. Some sell on an F.O.B basis. That is: Free on Board.

                       Không đâu. Có một số bán theo phương thức F.O.B. Tức là: Hàng lên tàu là xong.

                      This means that we arrange and pay shipping freight and insurance.

                       Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ xắp xếp và thanh toán chi phí vận chuyển và bảo hiểm.

                       Your responsibility would be to transport the tea from the warehouse to the wharf.

                       Quý vị chỉ có trách nhiệm chuyển hàng từ nhà kho ra cảng thôi.

Lian:               In that case, we’d prefer to go under the terms of F.O.B.

                        Nếu thế chúng tôi muốn theo phương thức F.O.B.

Douglas:       I see. Harvey? Vậy à… Ý Harvey thế nào?

Harvey:         Here are the estimated costs, F.O.B in US dollars, per container.

                       Đây là giá cả ước tính theo đô la Mỹ theo phương thức F.O.B. cho mỗi container

Bạn để ý xem bà Lian bày tỏ nỗi băn khoăn của mình như thế nào nhé.

Lian:               We have concerns about the proposed transportation arrangements.

                        Chúng tôi đang băn khoăn về phương thức vận chuyển hàng như đã được đề nghị.

Bà Lian không dùng những câu nói thẳng thừng đầy tiêu cực, chẳng hạn như…

We don’t like this   Tôi không thích đìều này

hoặc…

We’re against that   Chúng tôi phản đối

Nói như thế nghe rất chối tai. Sau đây là một số câu nói khác bạn có thể dùng để bày tỏ sự bất đồng ý kiến mà vẫn không làm phương hại đến mối quan hệ. Nếu dùng câu…

I'm afraid… tôi e rằng…

… thì lời nhận xét tiêu cực nghe có phần nhẹ nhàng hơn.

Eng F:        

  • I’m afraid that doesn’t meet our requirements.

          Tôi e rằng điều này không đáp ứng được những đòi hỏi của chúng tôi.

  • I’m afraid, we find that difficult to accept.

         Tôi ngại rằng chúng tôi khó có thể chấp thuận được điều đó.

  • I’m afraid we can’t agree to those terms.

          Tôi sợ rằng chúng tôi không thể chấp nhận những điều khoản này được.

  • We have reservations about the tariff.

          Chúng tôi vẫn băn khoăn về bảng giá.

Xin bạn nghe cách Douglas diễn tả khi anh cắt nghĩa

Douglas:       Some sell on an F.O.B. basis. That is: Free on Board.

                        Có một số thì theo phương thức F.O.B. Tức là: bên bán chịu trách nhiệm đến khi hàng lên tàu.

                        This means that we arrange and pay shipping freight and insurance.

                        Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ xắp xếp và thanh toán chi phí vận chuyển và bảo hiểm.

Bạn cũng có thể dùng những cách nói sau đây để giải thích:

Eng     In other words, we would package the goods offshore.

            Nói cách khác, chúng ta sẽ đóng gói tại nước ngoài.

            What we mean by that is that we would pay for shipping.

           Chúng tôi muốn nói là chúng tôi sẽ trả phí vận chuyển.

Bây giờ, bạn thử tập nói những mẫu câu sau đây. Xin bạn nghe và lập lại.

Eng     F.O.B. That is, Free on Board.

            This means that we arrange shipping.

             In other words, we would package the goods offshore.

             What we mean by that is that we would pay for shipping.

Chúng ta hãy nghe cách bà Lian bày tỏ niềm mong muốn của mình:

Lian:               In that case, we’d prefer to go under the terms of F.O.B.

                        Nếu thế chúng tôi muốn theo phương thức F.O.B.

Khi bày tỏ niềm mong muốn của mình, bà Lian đã khéo léo từ chối đề nghị ban đầu của Douglas. Bạn cũng có thể nói lên ý thích của mình bằng những mẫu câu sau:

Eng M:           We’d rather go with the second option. Tôi muốn chọn cách thứ hai.

Eng F:            Our preference would be F.O.B. Chúng tôi muốn theo phương thức F.O.B.

Bây giờ, bạn thử tập nói mấy câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • In that case, we’d prefer F.O.B.
  • We’d rather go with the second option.
  • Our preference would be F.O.B.

Quý bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương Mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 19: Negotiating – Part 2.

Bài 19: Thương lượng - Phần 2.

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ và mẫu câu mới sau đây trong khi tiếp tục theo dõi đoạn hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Douglas:       If you agree to a reduced price per kilo

                       then we can agree to purchase under the terms of F.O.B.

                       Nếu ông bà chịu bớt giá cho mỗi cân

                        thì chúng tôi có thể đồng ý mua hàng theo phương thức F.O.B.

Lian:               Provided that the reduction in price is pro rata, we can go along with that.

                       Chúng tôi có thể tán thành đề nghị đó, miễn là giá cả phải giảm theo tỉ lệ thuận.

Douglas:       Yes, that’s acceptable. Now, let’s move on to product specifications.

                       Vâng, như vậy là thỏa đáng. Bây giờ chúng ta chuyển qua vấn đề qui cách sản phẩm.

Trong khi thương lượng, chấp thuận một đề nghị thường kèm theo một số các điều kiện. Xin các bạn để ý xem anh Douglas và bà Lian diễn tả ra sao khi họ đặt điều kiện.

Douglas:       If you agree to a reduced price per kilo

                        then we can agree to purchase under the terms of F.O.B.

                       Nếu ông bà chịu bớt giá cho mỗi cân

                       thì chúng tôi có thể đồng ý mua hàng theo phương thức F.O.B.

Lian:               Provided that the reduction in price is pro rata, we can go along with that.

                        Chúng tôi có thể tán thành đề nghị đó, miễn là giá cả phải giảm theo tỉ lệ thuận.

Sau đây là một vài thí dụ khác bạn có thể áp dụng khi đặt điều kiện trước khi chấp thuận một chuyện gì.

Eng F:           

  • That’s fine, as long as you compensate for any damage.

          Được thôi, miễn là ông bồi thường mọi thiệt hại.

  • We have a deal on the proviso that you pay for transport.

          Chúng tôi sẽ có thoả thuận với điều kiện ông trả phí vận chuyển.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

English M:   

  • If you agree to that, then we can agree to a reduced price.
  • Provided that you pay for costs, we can go along with that.
  • That’s fine, as long as you compensate for any damage.
  • We have a deal on the proviso that you pay for transport.

Khi chấp nhận điều kiện của bà Lian, Douglas chỉ nói vỏn vẹn…

That is acceptable     Điều đó có thể chấp nhận được

Bạn có thể dùng một số cách nói tương tự sau đây để bày tỏ sự chấp nhận của mình:

Eng F:        

  • All right. We can agree on that. Được rồi. Chúng tôi có thể đồng ý về vấn đề đó.
  • Fine. We have agreement on that. Được. Chúng tôi chấp thuận điều đó.
  • We have no problem with that. Chúng tôi không có vấn đề gì với đìều đó cả.

Bây giờ, bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • That is acceptable.
  • All right. We can agree on that.
  • Fine. We have agreement on that.
  • We have no problem with that.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một số tình huống khác. Trước tiên chúng ta hãy xem làm thế nào bạn có thể vừa bác bỏ ý kiến của người khác, vừa đưa ra một đề nghị mới.

Eng F:           

  • We couldn’t agree to that, but we could change the rates.

          Chúng tôi không thể chấp thuận điều đó nhưng có thể thay đổi tỉ giá.

  • That would be difficult; however, would you consider a percentage?

          Điều đó có vẻ khó đấy; tuy nhiên ông có thể cân nhắc vần đề dựa vào phần trăm được không?

  • We can’t accept that, I’m afraid, but why don’t we share the costs?

         Tôi e là chúng tôi không thể chấp nhận điều đó, nhưng tại sao chúng ta lại không cùng trả chi phí nhỉ?

Bây giờ, bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng    

  • We couldn’t agree to that, but we could change the rates.
  • That would be difficult; however, would you consider a percentage?
  • We can’t accept that, I’m afraid, but why don’t we share the costs?

Trong trường hợp người thương thuyết không có quyền quyết định tại chổ. Mời bạn nghe hai câu sau đây.

Eng F:           

  • I’m afraid I don’t have the authority to give that the go ahead.

         Tôi e là tôi không có đủ thẩm quyền thông qua điều đó.

  • I’ll have to get back to you on that.

         Tôi sẽ phải liên lạc lại với ông về vấn đề này.

Bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng    

  • I’m afraid I don’t have the authority to give that the go ahead.
  • I’ll have to get back to you on that.

Để kết thúc bài học hôm nay, mời bạn nghe rồi nhắc lại những câu sau đây trong đoạn hội thoại…

Eng   

  • We have concerns about the terms of transport.
  • This means that we arrange shipping.
  • We’d rather go with the second option.
  • Provided that you pay for costs, we can go along with that.
  • That is acceptable.
  • That would be difficult; however, would you consider a percentage?

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         Provided,

                        Provided,

                        Provided you stay,

                        Then we can agree,

                        Agree to pay.

 

                         Provided,

                         Provided,

                         Provided you stay,

                         Then we can agree,

                         Agree to pay.

TH mong gặp lại bạn trong Bài 20 để tiếp tục theo dõi đề tài 'Thương lượng - Phần 2'.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương Mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, Úc Châu biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, TH thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 19:

1. I’m afraid we can’t agree to those terms...
2. I’m afraid we find that difficult to accept.
3. We have concerns about the terms.
4. I’m afraid that doesn’t meet our requirements…
5. We have reservations about your tariffs.

Download bài học 19

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 19

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 18: Thương lượng (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 8198

Lesson 18: Negotiating (part 1 - continued)

Bài 18: Thương lượng (phần 1- tiếp theo)

Bạn sẽ tìm hiểu xem phải trình bày quan điểm ra sao, làm sáng tỏ vấn đề như thế nào và bạn còn có dịp tập nói một số câu để đáp lại lời đề nghị.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Lesson 18: Negotiating (part 1 - continued)

Bài 18: Thương lượng (phần 1 - tiếp theo)

Trong bài 17, bạn đã học cách chuẩn bị và mở đầu cuộc thương lượng như thế nào để đem lại những kết quả tốt đẹp.

Trong bài học hôm nay bạn sẽ tìm hiểu xem phải trình bày quan điểm ra sao, làm sáng tỏ vấn đề như thế nào và bạn còn có dịp tập nói một số câu để đáp lại lời đề nghị.

Nhưng trước khi tiếp tục bài học, chúng ta hãy nghe lại đoạn hội thoại trong bài 17 để xem mình còn nhớ được chừng nào.

Douglas:       Ah, Lian and Lok. Welcome. It’s a pleasure to see you here again.

                       Now, you know everyone here, except for Ahmed.

Lian:               How do you do?

Ahmed:          How do you do?

Lok:                A pleasure.

Douglas:       Ahmed is our business manager. He’ll be sitting in. Can we get you anything? Tea or coffee?

Lok:                No, thank you.

Lian:               We’re fine thanks.

Douglas:       Alright then. Please, take a seat.

                        I know your time is valuable. We’re hoping that this meeting won’t go longer than an hour.

                        Would you like me to arrange a taxi for you when we finish?

Lian:               Thank you. That would be great.

Douglas:       I’ll make a note of it.

                       I have an agenda drawn up but feel free to change the order or add items as you wish.

Lian:              This looks fine. You seem to have covered everything.

Douglas:       Fine, we’ll begin by outlining our positions. Then we’ll talk financial considerations,

                       then product specifications and responsibilities and hopefully,

                       the last item will be a timeline for how we shall proceed.

                       So… we’re here to discuss terms and conditions of a business relationship between Hale

                       and Hearty and the Silver Heaven Estate.

                       Now, we’ve been in contact for the better part of a fortnight. You’ve had a chance to look over

                       our operations and learn what a partnership with Hale and Hearty involves.

Bây giờ chúng ta tiếp tục bài 18 với đề tài 'Thương lượng'. Douglas đang trình bày thể thức làm ăn của Công ty Hale and Hearty.

Douglas:       We would very much like to take on Silver Heaven as a partner,

                       and to promote and distribute your tea throughout Australia and New Zealand.

                       Chúng tôi rất mong được hợp tác làm ăn với Silver Heaven và sẽ quảng cáo cũng như

                        phân phối mặt hàng trà của quý vị trên khắp nước Úc và New Zeanland.

                        Our standard terms are the same for most of our producers and we see no reason

                        why they can’t work for Silver Heaven. By this I mean we would agree to a price per kilo.

                        Chúng tôi áp dụng những điều kiện tiêu chuẩn cho hầu hết các nhà sản xuất của chúng tôi,

                        và thấy không có lý nào những điều kiện này lại không phù hợp với Silver Heaven.

                        Tôi muốn nói là chúng ta sẽ thống nhất với nhau về giá cả cho mỗi cân hàng.

                        Transportation arrangements would be incorporated in the C.I.F. price.

                         Packaging will happen offshore - that is, through your estate.

                         Thỏa thuận vận chuyển hàng hóa sẽ được tính vào giá C.I.F.

                         Khâu đóng gói sẽ được thực hiện ở nước ngoài, tức là qua cơ sở buôn bán của ông bà.

                         We’ll provide the stickers and logos which will include all the legal trade markings.

                         Công ty chúng tôi sẽ cung cấp nhãn hiệu và biểu trưng bao gồm các thương hiệu

                         đã được cầu chứng về pháp lý.

Lian:               Excuse me, Douglas. What exactly do you mean by C.I.F.?

                        Xin lỗi ông Douglas. Khi đề cập đến C.I.F, ông thật sự muốn nói gì vậy?

Douglas:       Oh, excuse me. C.I.F. stands for Cost, Insurance, Freight of your product landed in Australia,

                       which will be borne by the supplier.

                        À, xin lỗi ông bà. C.I.F có nghĩa là Giá cả, Bảo hiểm, Cước phí áp dụng cho sản phẩm của quý vị

                        khi sản phẩm được nhập vào nước Úc. Đây là phí tổn bên công ty cung cấp phải chịu.

Lian:               So you’re saying that Silver Heaven will pay for transportation and insurance?

                        Vậy anh muốn nói là Silver Heaven sẽ phải trả phí tổn vận chuyển và phí bảo hiểm?

Douglas:       Yes, that’s right. Vâng, đúng vậy.

Để xác định quan điểm của công ty mình, Douglas đã mở đầu bằng một câu khái quát như sau:

Douglas:       We would very much like to take on Silver Heaven as a partner,

                       and to promote and distribute your tea throughout Australia and New Zealand.

                        Chúng tôi rất mong được hợp tác làm ăn với Silver Heaven và sẽ quảng cáo và phân phối

                        mặt hàng trà của quý vị trên khắp nước Úc và New Zealand.

Sau đây là một số câu mở đầu khái quát khác bạn có thể dùng trong hoàn cảnh tương tự:

English         

  • We’re interested in forming a partnership with your company.

          Chúng tôi mong muốn lập quan hệ đối tác với quý công ty.

  • We think it’s time to consolidate our position by merging.

          Theo chúng tôi thì đã đến lúc chúng ta nên sát nhập hai công ty để củng cố vị thế của chúng ta.

  • We’re looking for a win/win partnership with your company.

          Chúng tôi đang tìm một quan hệ đối tác với công ty của quý vị để hai bên cùng có lợi.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu mở đầu sau đây. Mời bạn nghe rồi lặp lại:

Eng:    We would very much like to merge with your company.

            We’re interested in merging with your company.

            We think it’s time we merged with your company.

            We’re looking for a partnership between our companies.

Vậy chúng ta phải áp dụng một chiến lược như thế nào khi thương lượng trong vấn đề làm ăn?

Khi trình bày quan điểm của công ty mình, bạn không nên cho đối tác biết ngay những đề nghị có lợi nhất cho họ mà công ty bạn có thể chấp nhận được, bởi vì bạn cần có chỗ để tấn thối hay mặc cả. Do đó, bạn nên thủ thế một chút khi trình bày ý định của công ty vào lúc đầu.

Bây giờ xin bạn để ý xem bà Lian yêu cầu Douglas trình bày rõ hơn những gì ông mới đề cập.

Lian:               Excuse me, Douglas. What exactly do you mean by C.I.F.?

                        Xin lỗi anh Douglas. Khi đề cập đến C.I.F, ông thật sự muốn nói gì vậy?

Douglas:       Oh, excuse me. C.I.F. stands for Cost, Insurance, Freight, which will be borne by the supplier.

                        À, xin lỗi ông bà. C.I.F có nghĩa là Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí áp dụng cho sản phẩm của quý vị

                        khi sản phẩm được nhập vào nước Úc. Đây là phí tổn bên công ty cung cấp phải chịu.

Lian:               So you’re saying that Silver Heaven will pay for transportation and insurance?

                        Vậy ông muốn nói là Silver Heaven sẽ phải trả phí tổn vận chuyển và phí bảo hiểm?

Douglas:       Yes, that’s right. Vâng, đúng vậy.

Điều tối quan trọng trong cuộc thương lượng là tất cả các đối tác đều phải hiểu những điều kiện làm ăn được mỗi bên trình bày. Người nói phải thường xuyên kiểm tra để biết chắc mọi người đều hiểu và người nghe cứ việc hỏi lại nếu chưa rõ bất kỳ điểm nào đang được trình bày.

Bạn có thể dùng những câu sau đây khi cần kiểm xem người nghe có hiểu hay không:

Eng M:           Is that clear? Như thế đã rõ chưa ạ?

Eng F:            Can you follow that? Quý vị theo dõi được chứ ạ?

Eng M:           How does that sound? Ông bà nghĩ sao?

Khi cần phải hỏi lại cho rõ, bạn có thể dùng những câu sau đây:

Eng F:            What exactly does that mean? Điều đó có nghĩa là gì vậy?

Eng M:           So you’re saying that we’ll pay? Vậy anh nói là chúng tôi sẽ trả phải không?

Eng F:            Could you clarify a point for me? Anh có thể giải thích rõ hơn một điểm cho tôi được không?

Eng M:           Could you explain what you mean by “win/win”?

                       Anh nói là 'đôi bên cùng có lợi', xin anh giải thích được không?

Bây giờ bạn thử tập nói nhé. Mời bạn nghe và lặp lại.

Khi cần kiểm tra xem người nghe có hiểu rõ hay không:

English       

  • Is that clear?
  • Can you follow that?
  • How does that sound?

Trong trường hợp phải hỏi lại cho rõ:

English       

  • What exactly does that mean?
  • So you’re saying that we’ll pay?
  • Could you clarify a point for me?
  • Could you explain what you mean by “win/win”?

Quý bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 18: Negotiating (part 1 - continued)

Bài 18: Thương lượng (phần 1 - tiếp theo)

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ trong khi tiếp tục theo dõi cuộc thương lượng bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bây giờ, bà Lian đáp lời ông Douglas, sau khi ông trình bày ý định của công ty.

Lian:               Thank you for outlining your position so clearly.

                         Cám ơn ông đã trình bày lập trường của công ty ông thật rõ ràng.

                         As I understand it, you are interested in exclusive rights to the distribution of our tea.

                        Theo như tôi hiểu thì quý vị muốn được độc quyền phân phối mặt hàng trà của chúng tôi.

                        Silver Heaven will be responsible for packaging the tea and also for ensuring its safe arrival

                         in Australia by bearing the costs of transportation and insurance.

                         Silver Heaven sẽ chịu trách nhiệm đóng gói trà và phải chịu phí tổn chuyên trở cũng như

                         bảo hiểm đề hàng hoá được chuyển tới Úc an toàn.

                          Is this an accurate summary of your position so far?

                          Tôi tóm tắt đề nghị của ông như thế có chính xác không?

Douglas:       Yes, it is. Vâng, đúng vậy thưa bà.

Bà Lian đáp lễ với lời cảm ơn rồi xác nhận những gì Douglas vừa nói. Tuy chưa chấp nhận những đề nghị của anh, bà ta vẫn tỏ vẽ tôn trọng và đánh giá cao những gì Douglas vừa nói. Mời bạn nghe lại:

Lian:               Thank you for outlining your position so clearly.

                        Cám ơn ông đã trình bày đề nghị rất rõ ràng.

Bà Lian tóm lại những gì Douglas vừa nói để biết chắc rằng bà đã hiểu thật sự. Bà bắt đầu bằng câu,

“As I understand it”   Theo như tôi hiểu

Sau đây là một số câu nói bạn có thể dùng để cho mọi người biết rằng bạn sẽ tóm tắt lại những gì người khác vừa nói:

Eng M:        

  • Let me see if I’ve got this right… Để xem tôi hiểu có đúng không nào…
  • So, the most important thing for you is... Như vậy điều tối quan trọng đối với anh là…

Bà Lian kết thúc bằng cách kiểm xem mình đã hiểu thật chưa. Xin bạn nghe lại câu sau đây:

Lian:               Is this an accurate summary of your position so far?

                        Tôi tóm tắt đề nghị của anh như thế có đúng không?

Sau đây là một vài cách diễn tả khác bạn có thể dùng khi cần kiểm lại xem mình có thật sự hiểu những gì người khác vừa nói hay không:

Eng:  

  • Is that what you meant? Có phải anh muốn nói như vậy không?
  • Have I understood correctly? Tôi hiểu như thế có đúng không ạ?
  • Is that how you see it? Đó có phải là điều anh muốn nói không?

Bây giờ bạn thử tập nói nhé. Mời bạn nghe rồi lặp lại.

Khi kiểm lại cho chắc những gì được người khác phát biểu, bạn có thể mở đầu bằng những câu sau đây:

English M:  

  • As I understand it…
  • Let me see if I’ve got this right…
  • So, the most important thing for you is...

Khi kết thúc phần tóm ý người khác, bạn có thể nói:

English M:  

  • Is this an accurate summary of your position?
  • Is that what you meant?
  • Have I understood correctly?
  • Is that how you see it?

Bây giờ ta bàn tới những câu nói khái quát:

Trong trường hợp bất đồng ngôn ngữ thì phải có sự hiện diện của một thông ngôn viên. Người này phải có đủ trình độ và phải giữ thái độ khách quan. Nguyên tắc này cũng phải được áp dụng đối với các bản hợp đồng và đề nghị. Phải có một phiên dịch viên có đủ trình độ kiểm lại các văn bản trong cả hai thứ tiếng để đảm bảo rằng không có một sai sót nào trong bản dịch nguyên thủy.

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         As I understand it

                       You want fifty per cent

                       Is that what you?

                       That what you?

                       Is that what you meant?

 

English:         As I understand it

                       You want fifty per cent

                       Is that what you?

                       That what you?

                       Is that what you meant?

Trần Hạnh mong gặp lại bạn trong Bài 19 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thương lượng - Phần 2'

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 18:

1. I can see why we can take on ...
2. There’s a reason to merge with …
3. I understand why we want to…
4. Now I’m asking you to take some time…
5. We think you would benefit…
6. Say something.

Download bài học 18

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 18

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 17: Thương lượng

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 7821

Lesson 17: Negotiating (part 1)

Bài 17: Thương lượng (phần 1)

Chuẩn bị như thế nào để có thể gặt hái được thành quả tốt đẹp trong cuộc thương lượng. Cách sắp xếp địa điểm gặp gỡ phù hợp hầu đem lại bầu không khí tích cực cho cuộc họp. Cách giới thiệu quan sát viên và phải ăn nói làm sao để bên kia tán thành nội dung cuộc họp.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh.

Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đọan hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau.

Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế.

Lesson 17: Negotiating (part 1)

Bài 17: Thương lượng (phần 1)

Trong bài 17 này, bạn sẽ tìm hiểu xem bạn sẽ phải chuẩn bị như thế nào để có thể gặt hái được thành quả tốt đẹp trong cuộc thương lượng. Bạn cũng sẽ làm quen với cách sắp xếp địa điểm gặp gỡ cho phù hợp hầu đem lại bầu không khí tích cực cho cuộc họp. Bạn sẽ học cách giới thiệu quan sát viên và phải ăn nói làm sao để bên kia tán thành nội dung cuộc họp. Ngoài ra, bạn cũng phải để ý đến vấn đề phổ biến những chi tiết cần thiết liên quan đến cuộc thương lượng.

Nào chúng ta bắt đầu nhé. Ông Lok và bà Lian quyết định sẽ làm ăn với Công ty Hale and Hearty. Họ đang hội họp với Douglas, Harvey và một quan sát viên. Cuộc thương lượng bắt đầu!

Douglas:       Ah, Lian and Lok. Welcome. It’s a pleasure to see you here again.

                       Now, you know everyone here, except for Ahmed.

                       Xin chào ông Lok và bà Lian. Rất mừng được gặp lại ông bà ở đây.

                       Bây giờ chỉ trừ Ahmed còn thì ông bà đã biết mọi người ở đây cả rồi.

Lian:               How do you do? Rất hân hạnh được biết anh.

Ahmed:          How do you do? Hân hạnh được gặp ông bà.

Lok:                A pleasure. Rất hân hạnh.

Douglas:       Ahmed is our business manager. He’ll be sitting in.

                       Ahmed là giám đốc kinh doanh của công ty chúng tôi. Anh ta sẽ tham dự cuộc họp.

Douglas:       Can we get you anything? Tea or coffee? Ông bà dùng gì không? Trà hay cà phê nhé?

Lok:                No, thank you. Dạ không, cảm ơn ông.

Lian:               We’re fine thanks. Chúng tôi không dùng đâu, cảm ơn ông.

Douglas:       Alright then. Please, take a seat. Vậy mời ông bà ngồi.

                       I know your time is valuable. We’re hoping that this meeting won’t go longer than an hour.

                      Chúng tôi biết thời giờ của ông bà thật quí báu.

                      Chúng tôi hy vọng cuộc họp hôm nay sẽ không kéo dài quá một tiếng đồng hồ.

                      Would you like me to arrange a taxi for you when we finish?

                      Ông bà có muốn tôi gọi taxi cho ông bà sau khi chúng ta kết thúc cuộc họp không?

Lian:               Thank you. That would be great. Ồ cám ơn ông. Vậy thì quý hóa quá.

Douglas:       I’ll make a note of it. Vâng, tôi sẽ nhớ điều đó.

                       I have an agenda drawn up but feel free to change the order or add items as you wish.

                       Tôi đã có sẵn bản chương trình nghị sự,

                        nhưng ông bà tùy nghi thay đổi thứ tự các tiết mục hoặc thêm thắt vấn đề nào đó.

Lian:               This looks fine. You seem to have covered everything.

                       Chương trình như vậy được rồi. Ông dường như đã lo toan hết mọi thứ.

Trước khi phân tích lời phát biểu của Douglas khi anh mở đầu buổi thương lượng, chúng ta hãy xem cuộc họp đã được chuẩn bị như thế nào. Xin bạn làm theo những lời hướng dẫn sau đây để chuẩn bị hầu mang lại kết quả tốt đẹp cho cuộc thương lượng.

1. Hãy đọc kỹ các tài liệu liên quan.

2. Tìm hiểu kỹ lưỡng các câu hỏi quan trọng trước khi thương lượng.

3. Biết rõ công việc làm ăn và văn hóa của đối tác.

4. Quyết định mục tiêu, chiến lược và nghị trình.

5. Xác định vai trò của từng người trong nhóm làm việc.

6. Thông báo cho mọi thành viên tham dự biết ngày giờ và địa điểm cuộc họp.

7. Chuẩn bị và tập dợt lời phát biểu khai mạc.

Ngay lúc bắt đầu cuộc thương lượng, bạn cần phải tạo một bầu khí tích cực cho việc thảo luận và nồng nhiệt đón chào các thành viên đại diện phía đối tác. Xin bạn để ý xem Douglas nói như thế nào nhé.

Douglas:       Ah, Lian and Lok. Welcome. It’s a pleasure to see you here again.

                       Xin chào ông Lok và bà Lian. Rất mừng được gặp lại ông bà ở đây.

Và bạn phải giới thiệu họ với người họ chưa gặp lần nào.

Douglas:       … Now, you know everyone here, except for Ahmed.

                       Bây giờ chỉ trừ Ahmed còn thì ông bà đã biết mọi người ở đây rồi.

Ngoài ra, bạn còn phải mời các vị khách dùng nước.

Douglas:       Can we get you anything? Tea or coffee? Ông bà dùng gì không? Trà hay cà phê nhé?

Bạn cũng đừng quên cho khách biết cuộc họp có thể sẽ kéo dài bao lâu, và đề nghị thu xếp taxi cho khách nếu cần.

Douglas:       I know your time is valuable. We’re hoping that this meeting won’t go longer than an hour.

                      Chúng tôi biết thời giờ của ông bà thật quí báu.

                      Chúng tôi hy vọng cuộc họp hôm nay sẽ không kéo dài quá một tiếng đồng hồ.

                      Would you like me to arrange a taxi for you when we finish?

                      Ông bà có muốn tôi gọi xe taxi cho ông bà sau khi chúng ta kết thúc cuộc họp không?

Bây giờ chúng ta thử tập nói các câu sau đây nhé. Xin bạn nghe rồi lập lại.

Eng   

  • It’s a pleasure to see you here.
  • You know everyone here, except for John.
  • Can we get you anything?
  • We’re hoping we won’t go longer than an hour.
  • Would you like me to arrange a taxi for you?

Khi giới thiệu Ahmed, Douglas nói, Ahmed sẽ ''tham dự'', có nghĩa là Ahmed sẽ lắng nghe và quan sát những diễn tiến trong cuộc họp. Ahmed có lẽ không cần đóng góp gì trong cuộc thương lượng. Thế nhưng, anh sẽ giữ một vai trò nào đó trong việc giao dịch sau này. Khi người nào đó có mặt trong cuộc họp, họ có thể được các cộng sự của họ yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan. Bạn có thể áp dụng ba cách diễn tả sau đây để giới thiệu quan sát viên.

Eng M:        

  • Bill will be sitting in. Bill sẽ tham dự với chúng ta.
  • I hope you don’t mind if John sits in. Tôi hy vọng bà sẽ không phiền nếu John tham dự phiên họp.
  • Ann will be observing today. Ann sẽ giữ vai trò quan sát trong buổi họp hôm nay.

Bây giờ chúng ta thử tập nói các câu sau đây nhé. Xin bạn nghe và lập lại.

Eng   

  • Bill will be sitting in.
  • I hope you don’t mind if John sits in.
  • Ann will be observing today.

Bây giờ chúng ta bàn sang vấn đề thống nhất chương trình nghị sự ngay cả khi đôi bên đã thoả thuận trước đó, bởi vì bạn muốn cho phía đối tác có cơ hội thay đổi thứ tự các tiết mục hay thêm thắt vấn đề nào đó vào chương trình nghị sự.

Xin bạn để ý xem Douglas nói như thế nào nhé.

Douglas:       I have an agenda drawn up but feel free to change the order or add items as you wish.

                       Tôi đã có sẵn bản chương trình nghị sự,

                        nhưng ông bà cứ tùy nghi thay đổi thứ tự các tiết mục hoặc thêm thắt vấn đề nào đó.

Sau đây là một vài cách diễn tả bạn có thể dùng khi cần cho khách có cơ hội bày tỏ ý kiến để hai bên cùng chấp nhận một chương trình chung cho cuộc họp. Xin bạn nghe và lập lại:

Eng   

  • Would you like to make any changes to the agenda?
  • Are you happy with the agenda?
  • Feel free to make changes to the agenda.

Nếu làm theo tất cả các bước được chúng tôi phác hoạ, bạn sẽ tạo được một bầu khí vừa trang trọng vừa thoải mái cho cuộc thương lượng.

Quí bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 17: Negotiating (part 1)

Bài 17: Thương lượng (phần 1)

Bây giờ, mời bạn lắng nghe các từ ngữ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi cuộc hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Douglas:     Fine, we’ll begin by outlining our positions.

                     Vâng, trước tiên chúng ta sẽ phác họa quan điểm của chúng ta.

                     Then we’ll talk financial considerations, then responsibilities and hopefully,

                      the last item will be a timeline for how we shall proceed.

                      Kế tiếp chúng ta sẽ cân nhắc vấn đề tài chính, rồi bàn về trách nhiệm mỗi bên và hy vọng rằng,

                      tiết mục cuối cùng sẽ là lịch trình triển khai phương án làm ăn chung.

                     So… we’re here to discuss terms and conditions of a business relationship between Hale

                     and Hearty and the Silver Heaven Estate.

                     Như vậy… chúng ta ở đây để bàn về những quy định và điều kiện làm ăn trong mối quan hệ

                     kinh doanh giữa Công ty Hale and Hearty và Silver Heaven Estate.

                     Now, we’ve been in contact for the better part of a fortnight. You’ve had a chance to look over

                     our operations and learn what a partnership with Hale and Hearty involves.

                     Chúng ta đã liên lạc với nhau gần hai tuần rồi. Ông bà đã có dịp kiểm tra hoạt động của chúng tôi

                     và tìm hiểu xem quan hệ đối tác với Công ty Hale and Hearty sẽ bao gồm những gì.

Trước tiên, Douglas trình bày những điểm chính cần được thảo luận trong cuộc họp:

Douglas:       Fine, we’ll begin by outlining our positions. Then we’ll talk financial considerations,

                       then product specifications and responsibilities and hopefully,

                       the last item will be a timeline for how we shall proceed.

                        Vâng, trước tiên chúng ta sẽ phác họa quan điểm của chúng ta.

                        Rồi chúng ta sẽ cân nhắc vấn đề tài chính, rồi bàn về trách nhiệm mỗi bên và hy vọng rằng,

                        tiết mục cuối cùng sẽ là lịch trình triển khai phương án làm ăn chung.

Chúng ta đã học được một số từ ngữ diễn tả chuỗi sự kiện hay dòng thời gian. Douglas đã dùng một số mẫu câu thật thông dụng. Bây giờ, bạn hãy thử tập nói các câu sau đây. Xin bạn nghe rồi lặp lại.

Eng   

  • We’ll begin by outlining our positions.
  • The last item will be a timeline.

Sau đó, Douglas giới thiệu tổng quát mục tiêu cuộc thương lượng như chúng ta đã tìm hiểu qua đề tài 'Thuyết trình' trong Bài 13.

Douglas:       Now, we’ve been in contact for the better part of a fortnight. You’ve had a chance to look over

                       our operations and learn what a partnership with Hale and Hearty involves.

                       Chúng ta đã liên lạc với nhau gần hai tuần rồi. Ông bà đã có dịp kiểm tra hoạt động của chúng tôi

                       và tìm hiểu xem quan hệ đối tác với Công ty Hale and Hearty bao gồm những vấn đề gì.

Sau đây là một vài cách diễn tả khác bạn có thể dùng khi cần tóm lược những thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của một công ty hay tổ chức.

Eng M:           You’ve all had a chance to read our prospectus.

                       Quý vị đã có dịp xem các tờ quảng cáo của chúng tôi.

                       Our association began back in March…

                       Hiệp hội chúng tôi bắt đầu hoạt động từ tháng Ba…

                       You’ve looked over our proposal…

                       Quý vị đã xem xét đề xuất của chúng tôi…

Bây giờ chúng ta thử tập nói các câu sau đây. Xin bạn nghe và lập lại:

Eng :

  • We’ve been in contact for six months now.
  • You’ve all had a chance to read our prospectus.
  • Our association began back in March…
  • You’ve looked over our proposal…

Để kết thúc bài học hôm nay, mời bạn lắng nghe và nhắc lại những câu sau đây.

Eng:  

  • It’s a pleasure to see you here.
  • Bill will be sitting in.
  • Would you like to make any changes to the agenda?

Khi cần phác họa diễn tiến cuộc họp:

Eng :

  • The next item we’ll discuss will be finance.
  • We’ve been in contact for six months now.
  • Our association began back in March…

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         Are you happy with

                        Are you happy with

                        Are you happy with the agenda?

                        Is there anything,

                        Is there anything

                        Is there anything we can get you?

 

                        Are you happy with

                        Are you happy with

                        Are you happy with the agenda?

                        Is there anything,

                        Is there anything

                        Is there anything we can get you?

Trần Hạnh mong gặp lại bạn trong Bài 18 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thương lượng - Phần 2'

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 17:

2.

1) observer                2) valuable   

3) position                  4) considerations

5) contact                   6) prospectus

7) hopefully                8) add

Download bài học 17

Download bài học MP3

  

END OF LESSON 17

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 16: Thuyết trình (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 10/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 8344

Lesson 16: A presentation – Part 2 (continued)

Bài 16: Thuyết trình – Phần 2 (tiếp theo)

Cách tóm tắt một bản thuyết trình và kết thúc buổi thuyết trình bằng phần hỏi đáp. Ngoài ra bạn sẽ học được những mẫu câu cần thiết trong trường hợp bạn không trả lời được câu hỏi mà người khác đưa ra.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài „Tiếng Anh Thương Mại‟ do Sở Giáo Dục Đa Văn Hoá Dành Cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, Úc Châu.

Lesson 16: A presentation – Part 2 (continued)

Bài 16: Thuyết trình – Phần 2 (tiếp theo)

Bây giờ chúng ta tiếp tục học bài 16 với chủ đề 'Thuyết trình', phần 2 tiếp theo. Nay Caroline vừa kết thúc phần thuyết trình của mình.

Harvey:         Thank you, Caroline. Now are there any questions?

                       Cảm ơn Caroline. Bây giờ ai có hỏi gì không ạ?

Lian:               Yes, you spoke of keeping in regular contact with your partners.

                        Your communication relies a lot on electronic media.

                        Vâng, quý vị nói rằng công ty thường xuyên giữ liên lạc với các đối tác.

                        Mối liên lạc này lại lệ thuộc rất nhiều vào các phương tiện thông tin điện tử.

                        What if these facilities are not always available on the other side?

                        Thế trong trường hợp phía đối tác không có sẵn những phương tiện ấy thì sao?

Caroline:       That’s a good question.

                       Our business includes partners from the mountains of Laos to the Pacific islands.

                      Thật là một câu hỏi chí lý. Doanh nghiệp của chúng tôi có tất cả những đối tác

                       trên vùng núi non bên Lào cho đến các đảo trong Thái Bình Dương

                 If we cannot make direct contact, we communicate through the nearest agency.

                 Trong trường hợp không thể liên hệ trực tiếp được thì chúng tôi sẽ liên lạc qua một cơ quan gần nhất

                 Does that answer your question?

                 Trả lời như vậy có đáp ứng được câu hỏi của bà không?

Lian:               Yes, thank you. Vâng, cảm ơn cô.

Vậy chúng ta phải ứng phó như thế nào với các thắc mắc. Harvey kết thúc phần thuyết trình bằng phần hỏi đáp.

Xin bạn để ý xem Harvey nói thế nào khi anh mời mọi người nêu câu hỏi.

Harvey:         Now are there any questions? Bây giờ ai có hỏi gì không ạ?

Bà Lian đã hỏi Caroline và cô ấy đã ngỏ lời khen tặng bà. Cô nói: “That‟s a good question”.

Sau đây là một vài câu nói khác bạn có thể dùng khi nhận định về công việc hay ý kiến của người khác.

Eng:   That’s an interesting question.  Thật là một câu hỏi chí lý

            I’m glad you asked that question. Tôi lấy làm mừng vì ông đã nêu câu hỏi đó.

Trong trường hợp chưa hiểu câu hỏi thì bạn có thể dùng những mẫu câu sau đây để hỏi lại cho rõ:

Eng M:           In other words you’re asking me about timelines. Is that right?

                      Nói cách khác, ông đang hỏi tôi về thời biểu thực hiện công việc, phải thế không?

Eng M:           If I understand you correctly, you want to know how much it will cost. Is that right?

                       Nếu tôi không nhầm thì ông muốn biết giá cả bao nhiêu, phải thế không?

Thế nếu bạn không trả lời được thì sao? Trong trường hợp đó, bạn có thể dùng mấy mẫu câu sau đây:

Eng M:           I’m afraid I can’t really answer that at the moment.

                      Tôi e rằng tôi không thể trả lời ông ngay lúc này.

Eng M:           I’m afraid that question falls outside my area of expertise.

                      Tôi e rằng câu hỏi đó nằm ngoài lãnh vực chuyên môn của tôi.

Rồi khi trả lời xong, Caroline muốn biết chắc cô đã trả lời thích đáng hay chưa. Thế là cô hỏi "Trả lời như vậy có đáp ứng câu hỏi của ông không?" Sau đây là một vài mẫu câu khác bạn có thể dùng để kiểm tra mình đã trả lời tới nơi tới chốn hay chưa:

Eng M:           Is that clear now? Bây giờ vấn đề rõ rồi chứ ạ?

Eng M:           Alright, can we move on?

                      Được rồi, chúng ta có thể chuyển sang vấn đề khác được chưa?

Bây giờ, chúng ta thử tập nói một vài mẫu câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại:

Eng:  

  • Now are there any questions?
  • That’s a good question.
  • In other words, you’re asking about timelines. Is that right?
  • I’m afraid that question falls outside my area of expertise.
  • Does that answer your question?

Và bạn cũng đừng quên là khi thuyết trình trước đám đông bạn hãy nhắc lại câu hỏi trước khi trả lời.

Quí bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 16: A presentation – Part 2 (continued)

Bài 16: Thuyết trình – Kỳ 2 (tiếp theo)

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ và thành ngữ mới được dùng trong lúc bài thuyết trình đến hồi kết cục.

Douglas:       Alright, so that brings an end to the presentation.

                       Vâng, vậy là buổi thuyết trình kết thúc ở đây.

                       We’ve taken you through the background of Hale and Hearty and our marketing

                       and sales outcomes using Suki Tofu as the model.

                       Qua mặt hàng tiêu biểu là đậu phụ Suki, chúng tôi đã trình bày với quý vị về

                       hoạt động tiếp thị và doanh số bán của Công ty Hale and Hearty Foods.

                       And you now know how a partnership with Hale and Hearty works.

                       Và bây giờ thì quý vị đã biết Công ty Hale and Hearty và đối tác sẽ làm ăn như thế nào.

                      We hope you can now make an informed decision about entering into deeper negotiations with us.

                      Hy vọng quý vị nay có thể đi đến một quyết định chín chắn về chuyện thương thảo

                       cụ thể hơn với chúng tôi.

                      I’m at your disposal if you would like to stay and talk more or I’m willing to meet

                      with you whenever you like.

                      Tôi xin sẵn sàng tiếp chuyện nếu quý vị muốn ở lại và bàn bạc kỹ hơn hoặc giả

                      tôi cũng có thể gặp lại quí vị bất cứ lúc nào quý vị muốn.

Lian:               Thank you, Douglas. This has been a very enlightening presentation.

                        Cảm ơn ông Douglas. Thật là một buổi thuyết trình hữu ích.

                        Lok and I will need time to discuss what we’ve heard here today

                       and we’ll get back to you as soon as possible.

                       Lok và tôi cần có thời gian để thảo luận những gì mới được nghe hôm nay

                      và chúng tôi sẽ liên lạc với ông càng sớm càng tốt.

Douglas:       Fine, you have my card. My mobile number’s on it. Feel free to call after hours if necessary.

                       Vâng thưa bà. Bà đã có danh thiếp của tôi rồi, trên đó có số điện thoại di động của tôi.

                      Nếu cần xin ông bà cứ việc gọi số này sau giờ hành chính.

Xin bạn để ý xem Douglas nói như thế nào khi anh tuyên bố kết thúc buổi thuyết trình.

Douglas:       Alright, so that brings an end to the presentation.

                       Vâng, vậy là buổi thuyết trình kết thúc ở đây.

Anh ta cũng có thể nói như sau:

Douglas:       Well that covers everything. Vậy là mọi vấn đề đều đã được bàn tới.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

Douglas:      

  • Alright, so that brings an end to the presentation.
  • Well that covers everything.

Sau đó, Douglas tóm tắt buổi thuyết trình. Nếu như bạn là người thuyết trình duy nhất, thì phần tóm tắt này thường diễn ra trước phần hỏi đáp. Douglas đã nhắc lại cho bà Lian và ông Lok những điều họ vừa mới nghe. Xin bạn nghe lại nào:

Douglas:       We’ve taken you through the background of Hale and Hearty and our marketing

                        and sales outcomes using Suki Tofu as the model.

                        And you now know how a partnership with Hale and Hearty works.

                       Qua mặt hàng tiêu biểu là đậu phụ Suki, chúng tôi đã trình bày với quý vị về hoạt động tiếp thị

                        và doanh số bán của Công ty Hale and Hearty Foods.

                        Và bây giờ quý vị đã biết Công ty Hale and Hearty và đối tác sẽ phải làm ăn như thế nào rồi.

Chỉ bằng vài câu nói, Douglas đã tóm tắt được cả một bài thuyết trình kéo dài 30 phút, đồng thời nhắc người nghe nhớ lại những gì vừa diễn ra.

Sau đây là một vài mẫu câu bạn có thể dùng để tóm tắt bài thuyết trình:

Eng:   Today, you’ve heard the results of the personnel survey.

            Hôm nay quý vị đã nghe báo cáo kết quả cuộc khảo sát nhân sự.

Eng:   What you’ve heard here today, are the pros and cons of a merger.

           Những điều quí vị vừa nghe hôm nay là những lợi hại của sự sát nhập giữa hai doanh nghiệp.

Nào chúng ta thử tập nói những câu sau đây nhé. Mời bạn nghe và lập lại.

Eng:   We’ve taken you through the background of Smith and Co.

           You now know how the partnership works.

           Today, you’ve heard the results of the personnel survey.

            What you’ve heard here today are the pros and cons of a merger.

Douglas tiếp tục tìm hiểu điều ông ta hy vọng là mục đích của buổi thuyết trình. Xin bạn nghe lại câu sau đây:

Douglas:       We hope you can now make an informed decision

                        about entering into deeper negotiations with us.

                        Hy vọng quý vị nay có thể đi đến một quyết định chín chắn

                        về chuyện thương thảo cụ thể hơn với chúng tôi.

Mỗi bài thuyết trình đều có những mục tiêu khác nhau, song bạn vẫn có thể dùng những mẫu câu sau đây để mở đầu bất cứ bài thuyết trình nào:

English M:    I hope that sets your minds at ease about the merger.

                       Tôi hy vọng điều đó sẽ làm quí vị an tâm về sự sát nhập.

English M:    I trust that you’ll now see why certain cuts have to be made.

                      Tôi tin rằng bây giờ quý vị đã có thể thấy rõ lý do phải cắt giảm một số chi tiêu nào đó.

Nào chúng ta thử tập nói những câu sau đây nhé. Mời bạn nghe và lập lại.

English M:    I hope that sets your minds at ease about the merger.

English M:    I trust that you’ll now see why certain cuts have to be made.

Bạn cũng nên cho người tham dự biết rằng, bạn sẵn sàng ở lại sau buổi thuyết trình để thảo luận thêm. Xin bạn để ý xem Douglas bày tỏ ý định của mình như thế nào.

Douglas:       I’m at your disposal if you would like to stay and talk more

                      or I’m willing to meet with you whenever you like. Feel free to call after hours if necessary.

                       Tôi xin sẵn sàng tiếp chuyện nếu quý vị muốn ở lại và bàn bạc kỹ hơn,

                       hoặc giả tôi cũng có thể gặp lại quí vị bất cứ lúc nào quý vị muốn. Xin quí vị cứ việc liên lạc với tôi.

                       Nếu cần xin ông bà cứ gọi số này sau giờ hành chính

Ngoài ra, bạn cũng có thể nói những câu tương tự sau đây khi bạn muốn cho mọi người biết bạn sẵn sàng gặp họ sau buổi thuyết trình.

Eng M:           I’ll be here until 5 so feel free to come and discuss anything about the presentation.

                       Tôi sẽ còn ở đây tới 5 giờ, vậy xin quý vị cứ việc tới và thảo luận bất cứ điều gì

                        liên quan tới buổi thuyết trình.

Eng M:           I'd welcome further discussion if you’d like to approach me during lunch.

                      Tôi sẵn sàng thảo luận thêm nếu quí vị gặp tôi vào giờ nghỉ trưa.

Eng M:           The program includes my email address. Feel free to contact me.

                       Quí vị cứ việc liên lạc với tôi qua địa chỉ email có in sẵn trong bản chương trình.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những mẫu câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

Eng M:           I’ll be here until 5 so feel free to come and discuss anything about the presentation.

Eng M:           I'd welcome further discussion if you’d like to approach me during lunch.

Trong các buổi thuyết trình theo kiểu phương Tây về vấn đề kinh doanh, vì lịch sự, bạn nên ngỏ lời cảm ơn thuyết trình viên hoặc vỗ tay tán thưởng vào lúc kết thúc buổi thuyết trình nếu như có đông người nghe.

Lưu ý là bài thuyết trình chúng ta vừa nghe có tới vài diễn giả. Nếu bạn là thuyết trình viên duy nhất, thì bạn nên tùy nghi sử dụng những gì bạn đã học trong 4 bài vừa qua.

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới

English:         That’s a very good question

                        A very good question

                        That’s a very good question

                        Now, can we move on?

 

                        That’s a very good question

                        A very good question

                        That’s a very good question

                        Now, can we move on?

TH mong gặp lại quý bạn trong Bài 17 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thuyết trình', Phần 2.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương Mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, Úc Châu, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ .

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, TH thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 16:

2.
1) In other words you’re asking about our safety policy...
2) If I understand you correctly, you want to know if we’re planning a merger.
3) In other words, you’re asking about government tax.
4) I’m afraid I really can’t answer that question at the current time.
5) I’m afraid that question falls outside my current knowledge.

Download bài học 16

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 16

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp