Author Archives: Set Education

Chính trường Australia bấp bênh trước Quốc hội “treo”

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/08/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8992
Hàng triệu cử tri Australia thức dậy sau cuộc tổng tuyển cử liên bang hôm 21/8 đã không thể chứng kiến một kết quả bầu cử ngã ngũ. Đây là điều hiếm thấy trong cuộc đời nhiều người trong số họ.

Quốc hội "treo" - hiện tượng hiếm

Tính đến hết tối 24/8, Ủy ban bầu cử Australia (AEC) cho biết với hơn 78,8 % số phiếu đã được kiểm, Công Đảng cầm quyền do đương kim Thủ tướng Julia Gillard dẫn dắt và liên minh Tự do - Quốc gia đối lập do ông Tony Abbott đứng đầu cùng giành được 71 ghế. Đảng Xanh giành được 1 ghế, 3 ghế thuộc về các ứng viên độc lập.

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Julia Gillard bỏ phiếu tại Melbourne hôm 21/8. Ảnh: THX

Con số trên tiếp tục thay đổi từng giờ và trong vòng ít nhất 1 tuần nữa, người ủng hộ của mỗi phe tiếp tục nín thở bởi AEC còn phải đợi kiểm thêm 2 triệu lá phiếu vắng mặt và chuyển qua bưu điện mới có thể công bố kết quả cuối cùng.

Tuy nhiên, tới thời điểm này, các nhà phân tích chính trị đều khẳng định cả Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia không thể đạt được 76 ghế cần thiết trong tổng số 150 ghế Hạ viện để tự đứng ra lập chính phủ đa số. 

Khi cử tri quay lưng với Công Đảng

Cuộc tổng tuyển cử bất phân thắng bại lần đầu tiên tại Australia kể từ năm 1940 cho thấy sự thất vọng lớn của công chúng đối đối với Công Đảng. Các nhà quan sát chính trị cho rằng có ba nguyên nhân chính khiến hơn 400.000 cử tri quay lưng với Công Đảng để chuyển qua ủng hộ phe đối lập.

Mô tả ảnh.
Cử tri Australia xếp hàng bỏ phiếu Ảnh: wsws

Thứ nhất là sự không hài lòng trước những mâu thuẫn bên trong Công Đảng. Nhiều người dân Australia, nhất là cử tri bang Queensland, vẫn còn khó chịu hoặc thậm chí căm ghét cách đối xử và phế truất phũ phàng cách đây mới 2 tháng của các thành viên Công Đảng đối với một vị Thủ tướng như ông Kevin Rudd - người từng được người dân Australia bình chọn là yêu mến nhất trong 20 năm qua.

Nhiều cử tri cũng thừa nhận họ quay sang bỏ phiếu cho phe đối lập bởi khó có thể đặt niềm tin vào một đảng chia rẽ tới mức “phó tướng” Lulia Gillard lại có thể tổ chức “đảo chính” thành công, lật đổ “tướng” đương quyền. Những vụ rò rỉ thông tin về lập trường của Thủ tướng Julia Gillard khi còn làm "phó tướng" của ông Kevin Rudd càng gây tổn hại đến hình ảnh của Công Đảng.

Thứ hai là sự thất vọng của cử tri về các chính sách quan trọng của Công Đảng, đặc biệt là chính sách biến đổi khí hậu và thuế khai khoáng. Sụt giảm uy tín của Công Đảng bắt đầu xảy ra khi ông Kevin Rudd vào năm 2010 quyết định ngưng thực hiện lộ trình cắt giảm khí thải nhà kính, vốn là lời cam kết giúp ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007. Các cử tri đánh giá động thái này cho thấy Công Đảng không có lập trường vững vàng và thiếu tầm nhìn.

Bên cạnh đó, cử tri còn chán nản vì những tranh cãi xung quanh kế hoạch “siêu thuế” đánh vào ngành khai thác khoáng sản của Công Đảng. Mặc dù bà Julia Gillard đã thay đề xuất “siêu thuế” từ 40% xuống còn 30%, song nhiều người dân Australia, nhất là những người sống ở các bang giàu tài nguyên như Tây Australia và Queensland, vẫn lo sợ sẽ thất nghiệp khi chính phủ mới đánh thuế khắc nghiệt. Vì vậy, họ chọn giải pháp “tránh voi chẳng xấu mặt nào”.

Thứ ba là những thành tích của thủ lĩnh phe đối lập gây ấn tượng sâu sắc với cử tri. Mới lãnh đạo Đảng Tự do từ tháng 12/2009 song ông Tony Abbott đã vận hành một cách xuất sắc một đội ngũ đoàn kết. Cùng lúc, trong một chiến dịch tranh cử được đánh giá là quyết liệt và bài bản, ông đã tung ra liên tiếp mấy đòn hiểm nhằm vào điểm yếu của Công Đảng: công kích nhằm vào Kevin Rudd khiến nội bộ Công Đảng thêm rối ren; công kích xoáy vào ý định xây dựng “trại tị nạn ở khu vực” của bà Julia Gillard. Ông Tony Abbott hiểu rằng chính sách tị nạn là vấn đề rất nhạy cảm ở Australia và cử tri không dễ gì bỏ qua cho những chính sách đối ngoại được xem là “thiếu chuyên nghiệp” của lãnh đạo đất nước tương lai.

Ngày 24/8, ông Tony Abbott tiếp tục “đá xoáy” vào “cuộc nội chiến” về chính sách thuế má, nhập cư, biến đổi khí hậu… trong Công Đảng để tự tin tuyên bố rằng chỉ liên minh Tự do - Quốc gia mới có thể thiết lập chính phủ bền vững. 

Chính trường “chia mấy vầng trăng” ?

Các nhà phân tích chính trị cảnh báo rằng Quốc hội “treo” sẽ châm ngòi bất ổn chính trị ở một quốc gia vốn nổi tiếng ổn định như Australia. Sau khi trải qua cuộc tổng tuyển cử khốc liệt, cả Công Đảng và phe đối lập đang ráo riết xúc tiến các cuộc thương lượng phức tạp nhằm vận động hậu thuẫn từ các nghị sỹ độc lập và nghị sỹ Đảng Xanh để có thể thành lập chính phủ liên minh. Hai phe đã trở lại vạch xuất phát với cơ hội ngang nhau.

Mô tả ảnh.
Lãnh đạo đối lập Tony Abbott (phải) cùng vợ và con gái phát biểu trước những người ủng hộ trong ngày bầu cử tại Sydney. Ảnh: ABC News

Bà Julia Gillard, thủ lĩnh Công Đảng, nhanh nhảu khẳng định rằng Công Đảng giành được phiếu phổ thông nhiều hơn nên có sự ủy nhiệm để lãnh đạo đất nước. Trong khi đó, ông Tony Abbott cũng lập luận y như bà Gillard, đồng thời cáo buộc Chính phủ khi mất đi đa số của mình thì cũng mất luôn tính hợp pháp và ổn định.

Tuy nhiên, số lượng ghế cuối cùng mà Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia giành được cũng như nhượng bộ chính sách mà mỗi bên đưa ra mới ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định ủng hộ ai của các nghị sỹ độc lập và nghị sỹ Đảng Xanh, những người bỗng đóng vai trò nắm giữ cán cân quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử lần này.

Theo các nhà phân tích, trong trường hợp đạt được thỏa thuận, Australia sẽ có một chính phủ thiểu số lần đầu tiên kể từ Thế chiến II. Trong tương lai, chính phủ kiểu này sẽ ở thế bấp bênh bởi luôn phải đàm phán vất vả với các nghị sỹ độc lập, các đảng phái nhỏ hoặc phe đối lập trước khi thông qua bất cứ dự luật nào.

Một số chính trị gia và học giả đang chỉ trích gay gắt ý tưởng phá bỏ thế bế tắc bằng cách tạo dựng một chính phủ có đầy đủ đại diện Công Đảng, liên minh Tự do - Quốc gia, Đảng Xanh và các nghị sỹ độc lập. Lúc đó, chính trường Australia không khác “một vầng trăng bị chia nhiều mảnh”, bởi chỉ riêng Công Đảng và liên minh Tự do - Quốc gia đã bất đồng với nhau trong hầu hết các chính sách.

Trong trường hợp thương lượng bất thành thì Quốc hội “treo” của Australia có thể khiến Chính phủ kế tiếp tê liệt và việc phải tiến hành bầu cử mới trong vòng 18 tháng tới là điều không thể tránh khỏi. Đây là “kịch bản ác mộng” đối với người dân và thị trường chứng khoán Australia.

Nếu Công Đảng có thể đứng ra lập Chính phủ mới, danh tiếng của họ vẫn bị sứt mẻ. Ngược lại, một cuộc cải tổ các vị trí chủ chốt trong Công Đảng chắc chắn sẽ xảy ra.

Với phe đối lập, thủ hòa trong trận đấu với Công Đảng cầm quyền cũng đã chứng minh khả năng lãnh đạo của ông Tony Abbott cũng như củng cố thêm vị trí dẫn dắt liên minh Tự do - Quốc gia của ông này. Khi ấy, ông Tony Abbott rất có thể trở thành “ngư ông đắc lợi” nếu một cuộc bầu cử kế tiếp xảy ra.

(theo vietnamnet)

Đọc tiếp

Lợi và hại của việc ăn chay

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 24/08/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 7632

Chế độ ăn này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể gây thiếu chất. Vì vậy, mỗi người cần có một cách ăn chay khác nhau.

Nên "thiết kế" thực đơn ăn chay hợp với từng người. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn chay có các tác động tốt đến sức khỏe như:

Ít mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ruột, táo bón. Do thức ăn chay có nhiều chất xơ nên thời gian đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, cơ thể thải trừ được chất cặn bã tốt hơn, làm cho đường tiêu hóa sạch hơn.

Giảm hẳn nguy cơ bệnh tim mạch: Vì thực phẩm nguồn gốc thực vật không có cholesterol và rất ít chất béo bão hòa nên những người ăn chay trường diễn có nồng độ cholesterol rất thấp, họ hầu như không bị tăng cholesterol xấu ở trong máu. Do đó những người bị bệnh động mạch vành nên ăn chay. Nhiều nghiên cứu cho thấy người ăn chay thường có huyết áp thấp, song phải chú ý không nên ăn mặn và nhiều dầu. Một số thực phẩm như cơm dừa, hạt có dầu chứa rất nhiều chất béo bão hòa, người ăn chay nên hạn chế.

Ít bị thừa cân, hạn chế béo phì: Do trong khẩu phần ăn nhiều rau, chất xơ thể tích lớn nên dù bạn ăn no vẫn không bị thừa calo. Song nếu ăn chay mà lại chọn các món chiên đầy dầu thì sẽ được cung cấp nhiều calo hơn ăn mặn.

Do chỉ sử dụng thực phẩm nguồn gốc thực vật nên người ăn chay có thể bị thiếu một số chất như:

Canxi: Phần lớn canxi có trong sữa, các sản phẩm sữa, cá, xương động vật nhưng các thực phẩm này không có trong khẩu phần của người ăn chay. Do đó họ thường hấp thu canxi dưới mức tiêu chuẩn, dễ dẫn đến loãng xương và một số rối loạn khác. Một số thức ăn chay cũng có nhiều canxi như đậu phụ, cải xanh, rau lá xanh đậm... nhưng không dễ hấp thụ.

Sắt: Thực phẩm từ thực vật có rất ít chất sắt, lại là loại khó hấp thụ. Có thể cải thiện phần nào tình trạng này bằng cách ăn nhiều rau quả giàu vitamin C. Tình trạng thiếu sắt gây thiếu hồng cầu, làm cho người xanh xao yếu ớt.

Vitamin B12: Chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa. Thức ăn từ thực vật không có vitamin B12 trừ món chế từ đậu nành cho lên men.

Thiếu các loại đạm quan trọng: Con người cần 20 loại acid amin, trong đó có 9 loại thiết yếu mà cơ thể không sản xuất được, phải lấy qua thức ăn. Chất đạm động vật có đầy đủ cả 20 acid amin, còn đạm thực vật thì thiếu một vài acid amin thiết yếu.

Do đó, việc ăn chay không nên rập khuôn mà phải phù hợp với yêu cầu mỗi người. Nếu là người lớn khỏe mạnh bình thường, nên ăn chay một vài lần trong tháng cho bộ máy tiêu hóa được “vệ sinh sạch sẽ” và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, chuyển hóa, béo phì.

Những người mắc bệnh tim mạch, gan, thận nếu phải ăn chay để ngăn bệnh nặng thêm thì phải thay đổi thực đơn thường xuyên để bổ sung đủ chất. Nên ăn pha thêm chút thịt, cá, trứng, sữa để bảo đảm dinh dưỡng.

Người ăn chay trường diễn nếu biết cách thay đổi món ăn thường xuyên cũng sẽ giảm tối đa nguy cơ thiếu chất. Tuy nhiên, trẻ em, bà mẹ mang thai hay cho con bú, người bệnh mới lành... không nên ăn chay trường.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Đọc tiếp

Bầu cử Úc, phe thiểu số lên ngôi

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 24/08/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 8186

Cho tới hôm nay, tương lai chính trị của nước Úc vẫn chưa ngã ngũ. Cuộc bầu cử vào ngày 21/8 vừa qua chưa cho ra kết quả cuối cùng khiến hai chính đảng trong cuộc đua một mất một còn này phải đàm phán với các dân biểu trong hạ viện để tranh thủ sự ủng hộ nhằm thắng cử.

Bầu cử Úc, phe thiểu số lên ngôi

Cử tri đổ xô đi bầu cho phe thiểu số trong quốc hội Úc. (ABC)

Rõ ràng là nhiều cử tri đã không ủng hộ Đảng Lao động của bà Julia Gillard,nhưng họ cũng không ủng hộ mạnh mẽ Liên Đảng của ông Tony Abbott.Thay vào đó, cử tri lại bầu cho Đảng Xanh và điều này giúp tăng gấp đôi số ghế của đảng Xanh trong quốc hội. Trong thắng lợi ấy có sự góp mặt lần đầu tiên của một thành viên Đảng Xanh tại Hạ viện trong cuộc bầu cử toàn quốc Úc.

Quốc hội ‘treo’

Quá trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục diễn ra trước khi có được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, Úc có thể sẽ phải chứng kiến tình trạng ‘quốc hội treo’ lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua. Điều này dấy lên nỗi lo ngại bất ổn chính trị tiếp tục diễn ra.

Cử tri Úc đã quay lưng lại với Đảng Lao động đương nhiệm đồng thời thể hiện sự ủng hộ khá mạnh mẽ với Liên Đảng. Điều này giúp gia tăng cơ hội ông Tony Abbott sẽ lên nắm quyền lãnh đạo nước Úc,tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ để giúp ông thắng cử. Số phiếu sít sao mà các cử tri dành cho hai đảng đã không thể quyết định sự chiến thắng của hai ứng cử viên, đồng thời chuyển giao vai trò cân bằng quyền lực cho một nhóm nhỏ gồm cho 6 dân biểu trong hạ viện. Dường như, các cử tri đang hàm ý muốn hai ứng cử viên Julia Gillard và Tony Abbott phải nỗ lực hơn nữa trong chiến dịch tranh cử.

Kết quả kiểm 3/4 số phiếu bắt buộc cho thấy,cả hai đảng đều chưa chiếm được trên 75 ghế trong tổng số 150 ghế tại Hạ viện. Công tác kiểm phiếu sẽ tiếp tục trong những ngày tới, nhưng chắc chắn đây sẽ là lần đầu tiên Úc vẫn chưa thể quyết định người lãnh đất nước sau khi bầu cử diễn ra.

Tranh thủ sự ủng hộ

Người kế nhiệm cựu Thủ tướng Kevin Rudd, bà Julia Gillard vốn có trọng trách gia tăng cơ hội tái đắc cử cho Đảng Lao động đã không thể giành chiến thắng vào tối qua. Đây là một điều hãn hữu tại Úc khi mà một đảng không thể nắm quyền lãnh đạo trong hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Bà Gillard tuyên bố: “Chúng ta chưa thể chắc chắn về kết quả bầu cử, nhưng có thể chắc chắn rằng, trong gia đoạn này chính phủ đương nhiệm vẫn ổn định và hoạt động hiệu quả vì lợi ích quốc gia.” Đương kim Thủ tướng Úc cũng nhấn mạnh, mặc dù không thể giành được đại đa số ghế cần thiết tại Hạ viện nhưng Đảng Lao động vẫn có cơ hội chiến thắng.

“Tính đến thời điểm này, rõ ràng là chưa đảng nào có thể giành được chiến thắng. Tuy nhiên, xét trên kết quả kiểm phiếu hôm qua thì ưu thế đang nghiêng về Đảng Lao động. Đây là một kết quả đáng được cân nhắc trong những ngày tới”, bà Gillard khẳng định.

Tuy nhiên, Bà Gillard cũng nhận thức được rằng nhóm dân biểu thiểu số có vai trò quyết định trong tình hình hiện nay. Trong số đó có dân biểu Bob Katter đến từ Queensland vốn rất quan tâm đến một số vấn đề về nông thôn, trong đó có chính sách mạng băng thông rộng - một trong những chính sách then chốt của Đảng Lao động.

Một dân biểu quen thuộc khác là Rob Oakeshott lại tỏ vẻ thích thú với một ‘quốc hội treo’. Ông cho rằng điều đó có lợi cho nền dân chủ nhưng giờ đây cũng bắt đầu cảm nhận được áp lực khi phải đưa ra quyết định ủng hộ đảng nào. “Đây là trách nhiệm nặng nề và có quá nhiều yếu tố phải tính đến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.”

Trong bối cảnh này, Liên Đảng cũng đang chạy đua nhằm lôi kéo một số dân biểu độc lập về phía mình để có thể thắng cử. Khi mà bà Julia Gillard đã thất bại trong việc hợp thức hóa quyền lãnh đạo của mình thì lãnh đạo Liên Đảng đối lập Tony Abbott đang được coi là người thắng thế.

Phát biểu ngắn sau khi nhận được kết quả bầu cử ‘treo’, ông Abbott vẫn tiếp tục công kích Đảng Lao động. “Khi chính phủ đã mất đi sự ủng hộ đa số thì nó đồng nghĩa với việc mất đi tính hợp pháp trong việc lãnh đạo đất nước. Cuộc bầu cử vào ngày 21/8 vừa qua rõ ràng đã cho thấy sẽ có thêm khoảng nửa triệu người ủng hộ Liên Đảng. Không thể tưởng tượng nổi là Đảng lao động còn có khả năng duy trì một chính phủ ổn định. Chắc chắn là chính phủ của Đảng Lao động đang đứng trước tình trạng báo động về sự chia rẽ và rối loạn nội bộ lâu dài.”

Kẻ khóc người cười

Người cười to nhất trong cuộc bầu cử lần này chính là lãnh đạo Đảng Xanh – ông Bob Brown. Sự gia tăng ấn tượng số phiếu bầu cho Đảng Xanh đã mang lại cho Đảng này 9 ghế tại thượng viện so với 5 ghế như trước đây. Đồng thời, đây là lần đầu tiên Đảng Xanh đóng góp một ứng cử viên trong cuộc bầu cử toàn nước Úc .

Ông Bob Brown khẳng định đảng mình sẽ tiếp tục theo đuổi việc yêu cầu chính phủ mở lại cuộc tranh luận về vai trò của Úc tại Afghanistan cũng như sự gia tăng chi phí mà nước này đã đổ vào chiến trường Afghanistan. Theo ông, đây là một vấn đề quan trọng mà cả hai đảng lớn nên ủng hộ giải quyết.

(theo Bayvut)

Đọc tiếp

7 bí mật về các tỷ phú Mỹ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 24/08/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 6278
 “Có nhiều người đã hiểu sai đời sống các tỷ phú Mỹ” -một tài liệu nghiên cứu ở nước này vừa khẳng định, kèm theo bảng liệt kê 7 huyền thoại mà người ta hay gán cho các tỷ phú USD như sau:
Đọc tiếp

Những tấm biển hài hước của người vô gia cư Mỹ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 23/08/2010. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 6263
Thất nghiệp có lẽ là một điều tồi tệ nhất đang đe dọa những người dân tại Mỹ. Theo những con số thống kê của Bộ Lao động Mỹ thì trong tuần đầu tiên của tháng 8/2010, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tăng cao nhất trong vòng 6 tháng qua. Số người nộp đơn đăng ký xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng hơn 2.000 người, nâng tổng số người thất nghiệp tại Mỹ lên 484.000 người.

Đối với người dân Mỹ, thất nghiệp cũng sẽ đồng nghĩa với việc họ có thể trở thành những người vô gia cư trước làn sóng tịch biên nhà để siết nợ của các ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia tại Trung tâm bất động sản Lusk, thuộc trường Đại học Southern California, số lượng nhà bị thu để siết nợ tại Mỹ sẽ còn tăng cao, bởi ngày càng có nhiều người không thể trả các khoản vay để mua nhà do đã mất việc làm.

Những khó khăn của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 30 của thế kỷ trước rõ ràng đã vượt quá tầm kiểm soát của những người dân Mỹ, và giờ đây tất cả đều đang trông chờ vào nỗ lực của Nhà Trắng. Dưới đây là một số những hình ảnh khá hài hước của những người đang trong cảnh màn trời chiếu đất tại Mỹ:


"Vợ tôi bị bắt cóc. Tôi cần tiền để chuộc cô ấy."


"Tôi là Frank Jenkinson. Tôi rất nghèo và đang bị mắc bệnh “vô hình”.
Hãy làm gì đó để giúp tôi chữa trị căn bệnh quái ác này. Chúa ban phước lành cho các bạn!!"


Người đàn ông vô gia cư chấp nhận sự giúp đỡ qua tài khoản PayPal.


"Luật sư của cô ấy giỏi hơn luật sư của tôi!" Chắc là ly dị bị đuổi đi rồi.


"Không có khả năng để trở thành trai bao...
Nhận mọi sự giúp đỡ và cần 50 USD để sống sót trong tuần này."


"Jedi vô gia cư."


"Giống như tổng thống Obama, tôi muốn có sự thay đổi."
(1 cách chơi chữ rất hay, 'change' trong tiếng Anh cũng có nghĩa là tiền lẻ)


"Em gái của Britney đang chuẩn bị sinh em bé.
Tôi cần tiền để mua một món quà tặng cô ấy."


"Cần tiền để tiến hành các nghiên cứu về rượu."


"Sẽ lập trình vì thức ăn. Làm ơn giúp với. Chúa phù hộ bạn!"


"Cá 1 đô là bạn sẽ đọc tấm biển này."
(theo Odd & VCTV)
Đọc tiếp

Chuẩn bị gì cho lần đầu đi du học?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 23/08/2010. Đăng trong Study Abroad Services. Lượt xem : 11472

Lần đầu tiên đi du học, cũng là lần đầu tiên bạn ra nước ngoài? Chắc chắn bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ và lo lắng. Những câu xoay quanh cuộc sống sắp tới sẽ như thế nào, những gì cần phải chuẩn bị tại Việt Nam, những lưu ý khi đóng gói hành lý, có cần đem mì gói??? v.v…v.v Tất cả những câu hỏi đó sẽ được Du Học SET giải đáp cho bạn tại buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm “Predeparture – Thông tin trước lúc lên đường”.

IMG_0018

Phụ huynh và học sinh cùng tham dự Pre-departure

“Predeparture – Thông tin trước lúc lên đường” là hoạt động được Du Học SET tổ chức vào tuần thứ 3 của mỗi tháng cho học sinh của mình - những học sinh đã hoàn tất thành công hồ sơ du học tại SET. Hoạt động này nhằm giúp các bạn chuẩn bị hành trang trước khi lên đường một cách tốt nhất.

Trong buổi nói chuyện này, các bạn sẽ được chúng tôi, những người đã từng sống và học tập tại nước ngoài chia sẻ những kinh nghiệm “xương máu” của bản thân về:

-       Văn hóa sinh hoạt và học tập ở nước ngoài

-       Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi lên đường

-       Những điều cần lưu ý trước khi lên đường và khi đã đến nơi

-       Contact cần biết khi bạn cần giúp đỡ

Đây cũng là dịp để các bạn học sinh, sinh viên có dịp làm quen, kết bạn và thiết lập mối quan hệ giữa các sinh viên cùng đi du học lần đầu với nhau.

 

Với cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ hoàn thiện nhất, không chỉ ở khâu tư vấn, làm hồ sơ du học, mà còn chuẩn bị thông tin đầy đủ cho bạn trước lúc lên đường cũng như những dịch vụ khác khi bạn đã đến đất nước du học:

-       Liên hệ với trường, người thân

-       Đóng tiền, chuyển tiền học phí, sinh hoạt

-       Xin đổi trường, khóa học, chỗ ở

-       Xin đổi hoặc gia hạn visa

-       Miễn phí làm hồ sơ du lịch cho phụ huynh đi thăm học sinh mỗi năm một lần.

-       Đặt vé máy bay

 Tất cả dịch vụ trên đều hoàn toàn miễn phí. Giờ bạn đã có thể so sánh việc tự xúc tiến làm hồ sơ với việc thông qua dịch vụ của chúng tôi đấy.

 Liên hệ chúng tôi khi bạn cần tư vấn:

VP Du Học SET Trụ sở chính:

115 Đặng Dung, P. Tân Định, Q.1, tp. HCM

Tel: 8 3848 4433

Hotline: 0918 118 119

Đọc tiếp

Cái rốn quyết định thắng thua trong thể thao…

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 20/08/2010. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 5326
Các nhà khoa học đã tìm ra lý do vì sao một số người thành công trên đường chạy còn những người khác lại vượt trội ở bể bơi. Cái rốn là trung tâm trọng lực của cơ thể.

Với hai người chạy hoặc hai vận động viên bơi có chiều cao như nhau, một người có nguồn gốc châu Phi còn người kia đến từ châu Âu, thì "điều quan trọng không phải là chiều dài cơ thể, mà chính là vị trí của cái rốn", tác giả nghiên cứu Andre Bejan tại Đại học Duke, Mỹ, cho biết.

"Theo kiến trúc hình thể của những vận động viên chạy có gốc Tây Phi, trung tâm trọng lực của họ cao hơn đáng kể so với những người đến từ châu Âu, vì vậy họ có lợi thế trong những cuộc đua nước rút". Các nhà nghiên cứu đã phân tích kỷ lục trong 100 năm của đàn ông và phụ nữ chạy nước rút và bơi tự do 100 m. Những người có gốc Tây Phi có chân dài hơn những người gốc Âu, nghĩa là rốn của họ cao hơn 3 cm, Bejan nói. "Sự di động về bản chất là quá trình đổ về phía trước liên tục, và trọng lượng đổ xuống từ độ cao lớn hơn, sẽ đổ xuống nhanh hơn", AFP dẫn lời Bejan nói.

Athlete.JPG

Tuy nhiên, trong bể bơi, người châu Âu lại có lợi thế hơn bởi họ có phần thân mình dài hơn, khiến rốn họ ở thấp hơn so với toàn bộ cơ thể. "Bơi là nghệ thuật lướt trên con sóng do người bơi tạo ra", Bejan nói. "Những người tạo ra con sóng lớn hơn thì bơi nhanh hơn, và thân mình dài hơn thì sẽ tạo ra con sóng lớn hơn. Người châu Âu có thân mình dài hơn 3% so với người Tây Phi, mang lại cho họ 1,5% lợi thế về tốc độ dưới bể nước". Người châu Á có chiều dài thân mình bằng người châu Âu, vì vậy họ có tiềm năng tương đương trong bể bơi. Nhưng họ thường thua người châu Âu bởi vì về tổng thể, người châu Á lại thấp bé hơn.
(trích từ nguồn sưu tầm)
Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115