Author Archives: Set Education

Dự báo phát triển nghề nghiệp cho Brisbane

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4482

 

Regional Development Australia (RDA) WORKFORCE STUDY

Dự báo phát triển nghề nghiệp cho Brisbane


Bản báo cáo mới của RDA Brisbane dự báo sẽ có khoảng 343,000 vị trí tuyển dụng cần cho thị trường lao động ở Brisbane trong năm 2011, với
gần 200,000 vị trí kế toán trưởng, nhưng nếu không có hành động kịp thời, cung sẽ không đủ cầu.

hr career opportunities 02

Bản báo cáo hoàn thành vào tháng 10/2011, giúp xác định nhu cầu lao động ở các vùng ngoại ô, và gợi ý các hướng giải quyết cho việc thiếu hụt này.


Bản báo cáo chỉ ra rằng cần hơn 136,000 chuyên gia và 62,000 quản lý cho đến năm 2021, với sự phát triển của Brisbane trở thành trung tâm dịch vụ cho toàn tiểu bang Queensland, hỗ trợ quan trọng về nhân lực. Kỹ sư và công nhân cũng là đối tượng thiếu hụt, với hơn 46,000 vị trí cần.

Nhìn chung, thị tường lao động dự đoán sẽ tăng trung bình 2.9% mỗi năm từ 2012-2021.

Dưới cái nhìn của bộ công nghiệp, những ngành sau sẽ cần tăng số lượng nhân lực:

  • Chăm sóc sức khỏe và cộng đồng (58,000 vị trí)
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, Khoa học và kỹ thuật (52,000 vị trí)

Kế hoạch phát triển giáo dục được sự hỗ trợ từ phía Brisbane City Council và Brisbane Marketing, nhằm giúp cho kế hoạch phát triển kinh tế mới của Brisbane. RDA Brisbane sẽ làm việc với các ban ngành chính phủ, các ngành công nghiệp và những đơn vị liên quan đến giáo dục để phát triển chiến lược và chương trình hỗ trợ việc dự đoán thiếu hụt nhân lực.


Source: http://www.rdabrisbane.org.au/index.php?option=com_content&;view=article&id=89&Itemid=85

Đọc tiếp

Giả mạo hàng loạt giấy tờ Di trú tại Melbourne

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4652

thumbvisa

Theo tin từ báo The Age, một người đàn ông tên Amarante đã bị khởi tố vì giả mao chứng thực công việc cho hàng ngàn hồ sơ di trú theo diện Tay Nghề. Ông Amarante có gốc gác ở vùng Glenroy (Thuộc thành phố Melbourne, Bang Victoria), là một người nghiện cờ bạc, đã làm giả hàng trăm hồ sơ.

Đọc tiếp

Học bổng TAFE NSW – chỉ có tại SET

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Học bổng du học Úc. Lượt xem : 5326

Copy of DET-TAFE logo

 

1/ Cao đẳng nghề công lập TAFE NSW hiện có 14 suất học bổng đặc biệt 5 tuần Tiếng Anh (2 suất cho mỗi campus của TAFE NSW) trị giá dành cho sinh viên của Du Học SET

Hãy đăng ký nộp hồ sơ cho chúng tôi trước ngày này để có cơ hội nhận học bổng.

 

Điều kiện:

- Đăng ký trước 31/12/2011


2/ Học bổng: học phí ưu đãi chỉ còn $280/ tuần.

 

 

Điều kiện:

- Dành cho sinh viên đăng ký ít nhất 20 tuần Tiếng Anh thông qua Du Học SET

- Ưu đãi chỉ dành cho khóa tiếng Anh chương trình General English (không dành cho chương trình anh văn trung học (English for High School Preparation).

- Ưu đãi chỉ áp dụng cho các khóa tiếng Anh tại một trong các trung tâm: TAFE NSW ở Ultimo, Crows Nest, Liverpool, Kingscliff, Newcastle, Port Macquarie và Wollongong.

- Hạn chót đăng ký là 31/12/2012

3/ Ngoài ra, khi làm hồ sơ tại Du Học SET, bạn sẽ được miễn lệ phí xin trường trị giá $150

4/ Khi đăng ký học tại cở sở TAFE North Sydney, bạn sẽ được nhận thêm các ưu đãi sau:

- Miễn phí đón sân bay tại và phí sắp xếp chỗ ở tại Sydney trị giá $320. Xem chi tiết tại đây

_ Tặng voucher transportation fee trị giá lên đến $220

Đọc tiếp

Xét học bổng tại hội thảo TAFE NSW – chỉ có tại SET

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Hội thảo. Lượt xem : 5899

DSC04039

 

1/ Cao đẳng nghề công lập TAFE NSW hiện có 14 suất học bổng đặc biệt 5 tuần Tiếng Anh (2 suất cho mỗi campus của TAFE NSW) trị giá dành cho sinh viên của Du Học SET

Hãy đăng ký nộp hồ sơ cho chúng tôi trước ngày này để có cơ hội nhận học bổng.

 

Điều kiện:

- Đăng ký trước 31/12/2011


2/ Ngoài ra, trường còn có các suất học bổng: học phí ưu đãi chỉ còn $280/ tuần. Học bổng được xét và trao trong ngày hội thảo:


Hội thảo TAFE NSW

Thời gian: 10:30 thứ 7 12/11/2011

Địa điểm: Du Học SET - Trụ sở chính

115 Đặng Dung, P. Tân Định, Q1, tp HCM,

Bạn có thể đăng ký tham dự tại đây

Điều kiện:

- Dành cho sinh viên đăng ký ít nhất 20 tuần Tiếng Anh cộng với chương trình cao đẳng nghề trong năm 2012 thông qua Du Học SET

- Ưu đãi chỉ dành cho khóa tiếng Anh chương trình General English (không dành cho chương trình anh văn trung học (English for High School Preparation).

- Ưu đãi chỉ áp dụng cho các khóa tiếng Anh tại một trong các trung tâm: TAFE NSW ở Ultimo, Crows Nest, Liverpool, Kingscliff, Newcastle, Port Macquarie và Wollongong.

- Hạn chót đăng ký là 31/12/2012

Đọc tiếp

Thiết bị thực hành trường nghề quá đát

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4529

Thời lượng thực hành của sinh viên - học sinh (SV-HS) trường nghề chiếm tới 2/3 thời gian đào tạo. Thế nhưng phần lớn xưởng thực hành ở các trường đều cũ kỹ, thiết bị máy móc lạc hậu.

nghe

 

Thiết bị ngành cơ khí Trường TC nghề Nhân đạo quá cũ kỹ - Ảnh: Mỹ Quyên

 

Không đáp ứng yêu cầu thực tế

Một SV năm cuối ngành điều khiển tàu biển Trường CĐ nghề Hàng hải phản ánh: “Cho đến năm học thứ 3 tụi em vẫn chỉ được học chay, chủ yếu ngồi nghe thầy kể chuyện đi tàu như thế nào, xử trí sự cố ra sao. Đến khi đi thực tập thì thiết bị là một chiếc tàu được đóng từ năm… 1979. Cái quan trọng nhất trên tàu là thiết bị định vị lại không có. Phao cứu sinh thì không đạt tiêu chuẩn về quản lý an toàn, ngồi trên tàu cũng run lắm. Máy móc nói chung là thô sơ, lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của thực tế”.

Những HS ngành cắt gọt kim loại Trường TC nghề Nhân đạo làm việc trên những chiếc máy thủ công được trang bị từ 10 năm nay, với xưởng thực hành còn nhiều hạn chế. Giảng viên Huỳnh Minh Tiến - Trưởng bộ môn Cơ khí, công nhận: “Một số máy móc hơi cũ so với công nghệ bên ngoài, trường mới chỉ trang bị máy cơ, bán tự động, phải dùng tay để làm. Thực ra HS vẫn có thể thực hành ở mức độ nào đó, nhưng nếu sau này làm việc tại công ty lớn thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của họ”.

alt

Cho đến năm học thứ 3 tụi em vẫn chỉ được học chay, chủ yếu ngồi nghe thầy kể chuyện đi tàu như thế nào, xử trí sự cố ra sao...

alt

Một SV năm cuối Trường CĐ nghề Hàng hải

Các ngành như kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, vận hành - sửa chữa thiết bị lạnh..., HS cũng chưa có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới. Còn HS ngành kỹ thuật điện tử ứng dụng viễn thông phải tập sửa chữa trên những chiếc điện thoại đời cũ, ít tính năng trong khi công nghệ cảm ứng đã xuất hiện từ lâu. HS ngành tự động hóa Trường TC nghề Quang Trung cũng phải học trên những máy móc cũ kỹ mà theo ông Dương Minh Kiên - Hiệu trưởng, thì với điều kiện đó, HS rất khó để phát huy được khả năng của mình. 

Kinh phí hạn hẹp

Hiện nay phần lớn trường nghề không đủ kinh phí đầu tư cho trang thiết bị. Ông Huỳnh Văn Hiệp - Phó hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân đạo trăn trở: “Ngân sách của trường chủ yếu từ học phí, mà học phí thì không được thu cao. Theo quy định của nhà nước tối đa là 420.000 đồng/tháng nhưng trường chỉ thu 280.000 đồng/tháng mà HS vẫn còn than cao. Hằng năm quận cấp khoảng vài trăm triệu đồng, chủ yếu để mua thiết bị nhỏ. Chúng tôi chưa đủ sức để đầu tư thiết bị hiện đại, hiện vẫn phải xài những thiết bị trước đây”.

Cũng theo ông Hiệp, việc tuyển sinh khó khăn cũng là một yếu tố làm hạn chế việc đầu tư. Chẳng hạn, hằng năm trường chỉ tuyển được vài chục HS ngành cơ khí nhưng phải bỏ ra 2 tỉ đồng để mua một chiếc máy CNC thì không đủ điều kiện. Do đó, trường sẽ tích lũy kinh phí để mua sắm từ từ, tập trung từng nghề một. “Chúng tôi mong Tổng cục Dạy nghề có chuyến khảo sát tình hình trang thiết bị, trường nào khó khăn nhiều thì hỗ trợ thêm”, ông Hiệp nêu ý kiến.

Xây dựng 40 trường nghề thành trường chất lượng cao

PGS-TS Dương Đức Lân - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), thông tin: Trong giai đoạn 2011-2020, có 40 trường được chọn để xây dựng thành các trường nghề chất lượng cao, nhằm thực hiện đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Theo đó, mỗi trường sẽ chọn 3-5 nghề để tập trung đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình, giáo viên… Các trường nghề còn lại cũng sẽ được đầu tư mỗi trường ít nhất một nghề đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hiện có 246 trường được lựa chọn nghề trọng điểm để đầu tư giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Ông Trần Văn Giáp - Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Hàng hải, cho hay, một con tàu hiện đại có giá hàng triệu USD, trường không đủ khả năng về kinh phí để mua mới. Còn ông Dương Minh Kiên cũng lý giải: “Trường thành lập quỹ đầu tư phát triển được tích lũy từ học phí, hằng năm chỉ được khoảng vài trăm triệu, không đủ để mua sắm thiết bị hiện đại cho nhiều nghề cùng một lúc”.

Cần sự hỗ trợ của doanh nghiệp

Ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TP.HCM nhận định: “Các thiết bị dạy nghề hiện nay, nhất là thiết bị hiện đại, khá đắt tiền mà vòng quay lại ngắn vì công nghệ thay đổi liên tục, trong khi học phí lấy mức vừa phải nên việc đầu tư của các trường còn nhiều hạn chế. Chỉ còn cách khả thi nhất là liên kết với doanh nghiệp (DN) để khai thác thiết bị. Ngay cả ở những nước giàu một trường đào tạo nghề cũng không thể trang bị hết các thiết bị công nghệ mới, do đó trường chỉ trang bị máy móc mang tính cơ bản, phổ biến”.

Cũng nhấn mạnh ý này, TS Nguyễn Hồng Minh - Vụ trưởng Vụ Đào tạo nghề, cho biết: “Các trường nghề nên kêu gọi DN hỗ trợ các thiết bị thực hành, thực tập. Nếu như mỗi DN khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh đều dành ra một khoản chi phí để hỗ trợ cho đào tạo nghề thì sẽ vô cùng đáng quý”. PGS-TS Dương Đức Lân - Phó tổng cục

trưởng Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB-XH cũng chia sẻ: “Trên thế giới, đào tạo gắn với DN được thực hiện rất tốt. DN hỗ trợ thiết bị cho trường nghề và trường nghề đào tạo nhân lực cho DN, mối tương tác này mang lại nhiều lợi ích cho người học và DN cũng sẽ tuyển được lao động đạt yêu cầu”. 

 

 

(theo Thanhnien)

Đọc tiếp

Thiếu nữ cưới chồng già để được sống tại Australia?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 10535

Một cô gái 17 tuổi cưới người đàn ông 57 tuổi và được nhập cư vào Australia. Liệu đây là trường hợp hôn nhân thuần tuý hay có điều gì không minh bạch?

[title]

Hàng trăm thiếu nữ trẻ được cấp visa nhập cư vào Australia theo diện kết hôn. Đáng chú ý là những người đàn ông Australia cưới họ có tuổi tác cao hơn rất nhiều. (Reuters)

Trong số liệu về visa cấp cho những người nhập cư dưới 21 tuổi trong vòng 5 năm qua mà Bộ Di trú Australi công bố có hàng trăm visa được cấp cho các thiếu nữ tuổi 17 theo diện hôn nhân và được bảo lãnh từ những người đàn ông Australia lớn hơn họ rất nhiều tuổi.

Đáng lo ngại

Đảng Đối lập cho rằng các trường hợp liên quan tới những thiếu nữ 17 tuổi tới Australia để kết hôn với những người lớn tuổi hơn là điều đáng lo ngại.
Ông Joe Tucci, giám đốc Quỹ Nhi đồng Australia, cho biết ông rất quan ngại về số liệu trên, đồng thời cho rằng chương trình cấp visa đang bị lạm dụng và cần được điều chỉnh.

“Thật đáng ngạc nhiên khi số người trẻ được cấp visa theo diện này cao đến như vậy,” ông Joe Tucci nhận xét.

Trong hầu hết các trường hợp, độ tuổi chênh lệch là một vài năm. Tuy vậy, nhiều trường hợp thiếu nữ ở độ tuổi 17 được bảo lãnh nhập cư vào Australia bởi những ông chồng tương lai trên 30 tuổi. Cá biệt là trường hợp một cô gái 17 tuổi được một người đàn ông 57 tuổi bảo lãnh và một trường hợp khác là một người 50 tuổi.

Tiến sĩ Tucci cho rằng những lỗ hổng lớn trong chính sách đã dẫn tới tình trạng này và chương trình cấp visa cần được điều tra.

“Bất cứ chương trình nào quá hai năm cũng cần được xem xét lại. Chính phủ Australia cần cân nhắc việc cấp visa diện kết hôn cho những người trẻ như vậy có phù hợp hay không,” ông Joe Tucci nói.

Tuy nhiên, Bộ di trú vẫn bảo vệ chương trình của mình. Bộ này cho biết các đương đơn phải đạt một số tiêu chí nghiêm ngặt và họ có biện pháp kiểm tra tránh các trường hợp lợi dụng chính sách visa.

Tiến sĩ Tucci vẫn cho rằng các quy trình kiểm tra và đánh giá này cũng cần được khảo sát lại.

“Tôi cho rằng cũng giống như chính sách bảo vệ trẻ em, chúng ta cần có một quy trình minh bạch giúp giải đáp những câu hỏi đang được đặt ra: việc đánh giá đang được thực hiện ra sao. Nếu không cảm thấy hài lòng với kết quả, phương pháp đánh giá đó có thể chưa đủ sát sao và chúng ta có thể vô tình để trẻ bị bóc lột hoặc có nguy cơ bị hãm hại theo cách này hay cách khác,” ông Joe Tucci nhận định.

“Nếu một bộ cho rằng họ đã làm hết những gì có thể, nhiều bộ khác cũng có chung quan điểm và họ sẽ không hành động vì trẻ em”.

Hồi chuông cảnh báo

Người phát ngôn cho Bộ trưởng Bộ Di trú Chris Bowen phát biểu trên chương trình The World Today thừa nhận rằng chương trình visa bảo lãnh cho vợ/ chồng sắp cưới chưa hề thay đổi kể từ khi Đảng Lao động lên nắm quyền vào năm 2007 và vẫn phù hợp với Luật Hôn nhân.

Tuy nhiên, người phát ngôn về vấn đề di trú của Đảng đối lập, ông Scott Morrison, cho rằng ông rất buồn khi nghe nói trường hợp các thiếu nữ 17 tuổi được bảo lãnh bởi những người chồng tương lai lớn hơn họ vài chục tuổi.

“Khi có những câu chuyện như vậy được công bố liên quan tới các cô gái chưa đầy 18 tuổi được cấp visa diện kết hôn dưới sự bảo lãnh của những người già hơn gấp 3 lần, chúng ta cần rung lên hồi chuông cảnh báo”, ông Scott Morrison khuyến cáo. “Tôi muốn biết là đã ai cảnh báo điều này hay chưa?”.

Bà Maureen Horder từ Viện Nghiên cứu Di trú Australia cho rằng chỉ một tỉ lệ nhỏ trong số 6.000 visa diện kết hôn mỗi năm được cấp cho những người 17 tuổi và đương đơn phải đợi tới 18 tuổi mới được kết hôn. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận rằng vài trường hợp đáng chú ý cần được kiểm tra kỹ hơn.

“Tôi không muốn nhìn thấy một phụ nữ trẻ kết hôn với người quá già. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách khách quan”, bà Horder nói. “Trong xã hội Australia, người dân được quyền lựa chọn vợ hoặc chồng. Chính phủ khó có thể can thiệp vào vấn đề này”.

“Chúng ta không chấp nhận bất cứ trường hợp kết hôn cưỡng ép nào. Australia đã từng xảy ra hiện tượng kết hôn cưỡng ép. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn không được chấp thuận trong xã hội hiện nay".

Tăng cường biện pháp nhận biết trường hợp hôn nhân giả

Bà Horder cho rằng vấn đề có thể nằm ở chỗ nhân viên Bộ Di trú cần được đào tạo bài bản hơn.

“Với những người kết hôn theo diện hôn phu/ hôn thê, hai người phải biết nhau từ trước”, bà Horder nói. “Đây là một trong những tiêu chí. Cả đương đơn xin visa và người bảo lãnh cần được phỏng vấn bởi nhân viên Bộ Di trú nếu cần thiết”.

Bà Horder đang suy nghĩ liệu có trường hợp nào ngoài tầm kiểm soát hay không, đặc biệt với những phụ nữ trẻ. Nhân viên Bộ di trú cần được đào tạo chuyên biệt để quan sát xem có vấn đề gì chưa minh bạch hay không.

Bà Horder cũng băn khoăn liệu những người làm nhiệm vụ phỏng vấn tại Bộ Di trú đã được đào tạo đảm bảo yêu cầu công việc hay chưa. Có lẽ cần có chương trình đào tạo đặc biệt dành một nhóm nhỏ nhân viên di trú.

Bộ Di trú cho biết họ có các biện pháp kiểm tra và đối chiếu để đảm bảo rằng mối quan hệ hôn nhân là hợp pháp trước khi cấp visa. Bộ này cũng khẳng định rằng chính sách hiện nay đã hạn chế tối đa các âm mưu lợi dụng để trục lợi.

(theo Bay Vut)

Đọc tiếp

Hơn 15.000 du học sinh và người nước ngoài tại Australia bị hủy visa

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4108

Theo báo cáo thường niên 2010-2011 của Bộ Quốc tịch và Nhập cư Australia (DIAC), trong những năm qua đã có hơn 15.000 người nước ngoài và sinh viên quốc tế tại đất nước này bị hủy visado vi phạm luật di trú.

[title]

Sinh viên quốc tế tại Australia có thể bị trục xuất nếu không tuân thủ đúng các quy định của luật di trú. (ABC)

Con số đó tăng 37% so với năm 2010. Trong đó, có tổng số 3.624 sinh viên quốc tế có thể sẽ phải trở về nước vì không vượt qua được các kì thi hoặc không đến lớp đầy đủ theo quy định và khoảng 2235 sinh viên quyết định dừng học hoặc đi làm bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ đến Australia bằng visa sinh viên nhưng lại đi làm các công việc trái pháp luật dẫn tới việc visa bị hủy.

Ngoài ra, có 8309 sinh viên, chiếm 1,7% tổng số sinh viên quốc tế, ở ‘chui’ tại Australia vì visa sinh viên của họ đã hết hạn mà không gia hạn visa mới. Con số này cao hơn 0,1% so với giai đoạn 2009-2010.

Nhìn chung, tổng số người nước ngoài ở lại Australia bất hợp pháp năm 2010-2011 là 13.831 người (con số này là 14169 người trong giai đoạn 2009-1010).

Hiện DIAC đang nỗ lực để giảm thiểu số lượng sinh viên không tuân thủ đúng các quy định của luật visa, đồng thời tăng cường kiểm tra các chủ doanh nghiệp ở những khu vực xa xôi nhằm ngăn chặn tình trạng thuê mướn nhân công bất hợp pháp. Theo đó, các chủ doanh nghiệp được cảnh báo rằng họ cần phải kiểm tra tính hợp lệ về visa của những người đi xin việc trước khi quyết định thuê nhân công.

Hội thảo về sinh viên Ấn Độ tại Australia

Số liệu thống kê cho thấy sinh viên Ấn Độ chiếm 1/6 tổng số du học sinh tại Australia.

Trong số hơn 15 nghìn trường hợp bị hủy visa nói trên, sinh viên Ấn Độ, nhất là ở các trường nghề, chiếm số lượng lớn. Nguyên nhân là do họ không có mục đích học tập thực sự mà thường nghỉ học để đi làm với thời lượng nhiều hơn quy định cho phép.

Việc DIAC hủy visa của nhiều sinh viên Ấn Độ đã khiến cho trường Đại học Monash tổ chức một buổi hội thảo vào đầu tháng 11/2011 về tình trạng hiện tại của sinh viên Ấn Độ ở Melbourne.

Ông Masheeh Rahman, một trong những phóng viên điều tra hàng đầu, đồng thời là chuyên gia phân tích các vấn đề quốc gia của Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, nhận định động thái của DIAC trong thời gian qua cho thấy sự thất bại của những chính sách giáo dục trước đây của chính phủ Australia.

Bên cạnh đó, theo ông, các thông tin về sinh viên Ấn Độ học nghề tại Australia còn rất nhiều hạn chế. Vấn đề nằm ở chỗ rất nhiều sinh viên chỉ đăng kí các khóa học nghề như một bước đệm để tìm kiếm cơ hội việc làm và nhập cư vào Australia. Vì vậy, việc họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì và làm gì sau khi ra trường là điều rất ít người biết đến.

Ngoài ra, ông Rahman cho biết mặc dù cách đây vài năm, các vụ tấn công sinh viên Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của giới báo chí Australia lẫn Ấn Độ và là nguyên nhân khiến cho số lượng sinh viên Ấn Độ đến Australia sụt giảm nhưng hiện nay, tình trạng đã được cải thiện và sinh viên Ấn Độ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều khi sang Australia du học.

Về phía các bậc cha mẹ, trong thời gian đầu khi mới xảy ra các cuộc tấn công, họ có tâm lí lo sợ con em mình có thể bị phân biệt chủng tộc tại Australia. Mặc dù vậy, người dân Ấn Độ hiện đã nhận ra rằng trong nhiều trường hợp, báo chí nước này đã không phản ánh chính xác tình hình ở Australia.

Một ví dụ điển hình được ông Rahman đưa ra là trong cuộc hội thảo mà ông tham dự lần này, một thủ lĩnh sinh viên Ấn Độ có tham vọng chính trị đã tuyên truyền ý kiến cho rằng các vụ tấn công là một ‘chiến dịch phân biệt chủng tộc có tổ chức nhằm vào sinh viên Ấn Độ’.

“Thông tin này có thể sẽ được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ nhưng người ta sẽ sớm nhận ra rằng chúng sai lệch”, ông Rahman nhận định.

(theo Bay Vut)

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115