Sự thiên biến vạn hóa của Tiếng Việt khiến người đọc ngạc nhiên vì tính da dạng về nghĩa khi thay đổi vị trí của các từ trong câu.
GẶP NÓ SAO KHÔNG HỎI
GẶP NÓ HỎI SAO KHÔNG
GẶP NÓ KHÔNG HỎI SAO
GẶP NÓ HỎI KHÔNG SAO
GẶP SAO KHÔNG HỎI NÓ
GẶP SAO NÓ KHÔNG HỎI
GẶP KHÔNG HỎI NÓ SAO
GẶP HỎI NÓ KHÔNG SAO
HỎI NÓ SAO KHÔNG GẶP
HỎI NÓ SAO GẶP KHÔNG
HỎI NÓ KHÔNG GẶP SAO
HỎI SAO NÓ KHÔNG GẶP
HỎI SAO NÓ GẶP KHÔNG
HỎI SAO KHÔNG GẶP NÓ
HỎI KHÔNG GẶP NÓ SAO
HỎI GẶP NÓ SAO KHÔNG
HỎI GẶP NÓ KHÔNG SAO
NÓ KHÔNG HỎI SAO GẶP
NÓ KHÔNG GẶP SAO HỎI
NÓ HỎI SAO KHÔNG GẶP
NÓ HỎI KHÔNG GẶP SAO
NÓ GẶP SAO KHÔNG HỎI
SAO GẶP NÓ KHÔNG HỎI
SAO GẶP NÓ HỎI KHÔNG
SAO GẶP KHÔNG HỎI NÓ
SAO KHÔNG GẶP NÓ HỎI
SAO NÓ GẶP KHÔNG HỎI
SAO HỎI NÓ GẶP KHÔNG
KHÔNG GẶP NÓ SAO HỎI
KHÔNG GẶP HỎI NÓ SAO
KHÔNG GẶP SAO HỎI NÓ
KHÔNG GẶP SAO NÓ HỎI
KHÔNG HỎI NÓ SAO GẶP
Bài thơ đặc biệt .
Thơ kiểu ngược xuôi,xuôi ngược,
cắt đầu cắt đuôi,lấy khúc giữa... vẫn đủ ý thơ
Bài thơ gốc, bài 1:
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.
2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên, ta được bài 2:
Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 3
(ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.
4. Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc.
Đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 4
(ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng):
Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 5 (tám câu bốn chữ):
Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai
6. Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc.
Đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 6 (tám câu bốn chữ):
Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.
7. Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc, ta được bài 7 (tám câu ba chữ):
Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.
8. Bỏ bốn chữ cuối mỗi, câu trong bài gốc.
Đọc ngược từ dưới lên, ta được bài 8 (tám câu ba chữ):
Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta
(Sưu tầm)
Các bài viết liên quan:
- Triển lãm Walking through a songline tổ chức bởi Bảo tàng Quốc gia Australia tại TP HCM & HN
- 8 sự thật thú vị có thể chưa ai “mách” bạn về Thành phố Ánh sáng – Perth
- Khám phá Úc – Sơ lược về địa lý và cảnh đẹp tại Úc (Kỳ 1) – Du học SET
- 7 hoạt động vui chơi MIỄN PHÍ tại Melbourne trong tháng 11/2017
- Một số phát minh độc đáo nước Úc cống hiến cho nhân loại