Những điều phụ huynh cần lưu ý khi lựa chọn homestay cho học sinh dưới 18 tuổi
Khái niệm “Homestay”
Trước tiên, chúng ta cần hiểu được “homestay” nghĩa là gì? Homestay được biết đến với tên gọi nhà ở bản địa/bản xứ tại Úc. Loại hình nhà ở này thường dành cho các em học sinh dưới 18 tuổi không có người thân tại Úc hoặc muốn trải nghiệm cuộc sống cùng với gia đình bản xứ và tăng khả năng giao tiếp ngôn ngữ với người bản địa. Đồng thời đây cũng là phương án tốt cho tiêu chí an toàn với chi phí phải chăng.
Vậy thì, nói nôm na Homestay chính là “gia đình thứ hai” của các em học sinh, chỉ khác là các thành viên trong gia đình không cùng huyết thống với mình thôi. Ở đây, các em sẽ được gia đình bản xứ chăm sóc và sinh hoạt giống như một thành viên trong gia đình của họ.
Chương trình du học hè 2022 chính thức khởi động “Tôi đi – Tôi trải nghiệm – Tôi trưởng thành”. Ưu đãi hơn 6,000,000++/ học sinh khi đăng ký tham gia!
Những điều cần biết khi chọn ở Homestay
1. Quốc tịch chủ nhà Homestay
Hầu hết các chủ nhà homestay (hay còn gọi là host) đều giữ quốc tịch Úc nhưng quốc tịch cội nguồn của họ có thể là bất kỳ đâu trên thế giới. Do đó, khi học sinh lưu trú tại nhà của host thì cần hiểu rõ sẽ có sự khác biệt về văn hóa và tín ngưỡng ở mỗi gia đình nhà bản xứ. Các em học sinh cần chuẩn bị tinh thần để tránh bị sốc văn hóa khi chuyển đến sống với nhà host.
Nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì hầu như các chủ nhà homestay ở Úc đều được chính phủ Úc phê chuẩn qua phỏng vấn và hoàn tất thủ tục Kiểm Tra Làm Việc với Trẻ Em (gọi là Working with Children Checks) nên họ hoàn toàn đủ kinh nghiệm để chăm sóc các em học sinh tốt nhất theo quy chuẩn chung được đề ra.
2. Những thứ chủ nhà Homestay cung cấp
Phòng ở:Một phòng đơn gồm giường ngủ (có đủ chăn gối), bàn, ghế, đèn, chỗ treo quần áo và ngăn kéo. Phòng ở này có cửa sổ thông thoáng. Học sinh yên tâm rằng căn phòng của mình sẽ trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết để sinh hoạt và học tập. Nếu học sinh có nhu cầu trang bị thêm các vật dụng khác thì cần hỏi ý chủ nhà trước.
Bữa ăn:Có ăn điểm tâm và bữa tối 7 ngày trong tuần, cộng thêm một bữa ăn trưa nhẹ vào cuối tuần. Tuy nhiên, về điểm tâm thì ở Úc không có thói quen ăn điểm tâm nóng trong tuần – thông thường, thì điểm tâm chỉ gồm hạt ngũ cốc, bánh mì lát, trứng, xúc xích, nước trái cây, trà, cà phê hoặc sữa. Gia đình homestay có bổn phận cung cấp bữa ăn tối đã nấu chín và bổ dưỡng –thông thường gồm có thịt và một ít rau tươi. Học sinh ở trường về cũng được ăn thức ăn nhẹ như trái cây hoặc mì sợi.
Giặt ủi:Học sinh sẽ được sử dụng máy giặt trong gia đình nhà bản xứ. Tùy từng gia đình mà học sinh có thể được yêu cầu giặt riêng hoặc giặt chung quần áo với chủ nhà. Trong trường hợp giặt riêng: học sinh phải đảm bảo khối lượng đồ giặt đủ với công suất của máy giặt, không giặt chỉ 1 – 2 bộ quần áo. Đồng thời sinh viên sẽ hỏi chủ nhà về lượng bột giặt tương ứng để giặt đồ. Học sinh có trách nhiệm tự giặt và phơi đồ của mình.
3. Những thứ chủ nhà Homestay không cung cấp
Các bữa điểm tâm nóng trong tuần
Bữa ăn trưa mang ra trường – nóng hoặc lạnh
Đồ vệ sinh cá nhân cho học sinh
Yêu cầu đặc biệt như nước trong chai, kẹo bánh, sôcôla,…
Phương tiện di chuyển để đến trường hoặc từ trường về
Điện thoại và mạng internet
4. Mong đợi của chủ nhà Homestay
Giúp đỡ công việc đơn giản trong nhà: Khi sống trong gia đình bản xứ tại Úc học sinh sẽ được xem như một thành viên trong gia đình của họ. Chính vì vậy mà chủ nhà cũng mong đợi học sinh sẽ giúp đỡ các công việc đơn giản tại gia đình như: sắp xếp đĩa, chén, tổng vệ sinh nhà cùng gia đình, chuẩn bị các bữa ăn, và các công việc lặt vặt khác. Đây là cơ hội giúp sinh viên có thể hòa nhập vào gia đình bản xứ, vì vậy hãy luôn tận dụng mọi cơ hội để giúp đỡ gia đình cũng như giúp đỡ bản thân phát huy tính tự lập. Điều này rất có ích cho học sinh sau này khi đã đủ 18 tuổi và dọn ra ở riêng.
Tham gia các hoạt động của gia đình: Trong trường hợp chủ gia đình homestay mời học sinh cùng đi chơi với họ, hãy cố gắng tham gia nhiều nhất có thể dù chỉ là những buổi mua sắm vật dụng, bữa ăn cho gia đình vì nó cũng sẽ giúp các em học sinh rất nhiều trong việc cải thiện khả năng ngôn ngữ. Đây được xem như là cơ hội để sinh viên có thể biết thêm nhiều địa điểm mới, cũng như cơ hội hòa nhập với gia đình bản xứ và học hỏi về văn hóa của họ.
5. Du học sinh cần tuân thủ các quy định nhà Homestay
Giờ giấc: Học sinh nên thỏa thuận trước thời gian cố định khi về nhà buổi tối với chủ nhà. Chủ nhà có thể yêu cầu học sinh không đi quá 9 giờ tối để bảo đảm an toàn cho học sinh, trừ khi học sinh có tiết học tại trường. Do đó, học sinh cần thông báo với chủ nhà trong trường hợp về trễ hoặc không về nhà (trường hợp có ba mẹ sang thăm hoặc qua nhà người then cư trú ngắn hạn). Mặc dù mỗi học sinh đều được chủ nhà cung cấp chìa khóa nhà nhưng cũng cần sắp xếp thời gian về nhà hợp lý để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và tránh gây ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.
Vệ sinh phòng ở: Phòng ở của mỗi học sinh là không gian riêng tư của nên chủ nhà sẽ không xâm phạm. Học sinh cần tự giác dọn dẹp phòng ốc mỗi ngày để đảm bảo phòng ở được ngăn nắp, gọn gàng. Các vật dụng cá nhân không vứt bừa bãi, lung tung trong nhà. Hãy xem căn phòng ở nhà homestay như chính phòng ngủ của nhà mình sẽ cảm thấy việc “chăm sóc” căn phòng không còn là gánh nặng.
Tắm rửa: Úc là quốc gia có ý thức cao về tiết kiệm nước do thiếu nước đang là một trong những vấn đề trầm trọng mà đất nước này đang gặp phải. Do đó, khi sống và học tập tại Úc học sinh cần hình thành cho mình thói quen này vì nước là là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Thông thường học sinh sẽ dùng chung phòng tắm với chủ nhà, vì vậy để không ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình cũng như tiết kiệm lượng nước sinh hoạt theo yêu cầu của chính phủ Úc thì học sinh nên tắm trong thời gian từ 10 đến 15 phút.
Người thăm hỏi: Học sinh phải báo trước với chủ nhà về việc có bạn hoặc người thân đến chơi, và cần ý thức thời gian đến thăm hỏi. Người đến thăm nên về trước 10 giờ tối hay thời gian nghỉ ngơi của gia đình. Nếu người đến thăm có ý định ở lại thì phải báo trước với chủ nhà (chủ nhà có thể không chấp thuận cho người thân ở cùng học sinh).
6. Các lưu ý khác
Về cơ sở vật chất: Chủ nhà sẽ cung cấp các điều kiện cơ bản nhất để học sinh có thể sinh sống và học tập tại Úc. Vì vậy, học sinh không thể yêu cầu cơ sở vật chất đầy đủ, sang trọng, tiện lợi như ở nhà hay ở khách sạn.
Về khẩu phần ăn: Nếu phần ăn cung cấp cho học sinh không đủ no hoặc không hợp khẩu vị gây dị ứng hay khó tiêu, học sinh có thể trao đổi với chủ nhà để được hỗ trợ thêm thức ăn hoặc thay đổi món ăn phù hợp. Tuy nhiên không thể đòi hỏi chủ nhà phải nấu được đa dạng món ăn như món Âu, Á,…
Về thái độ: Cách biểu hiện cảm xúc và phản ứng của học sinh cũng là yếu tố cần lưu ý. Học sinh có thể trao đổi với chủ nhà về giờ giấc, thói quen sinh hoạt, khẩu phần, loại thực phẩm hay món ăn chưa phù hợp với mình nhưng sẽ trao đổi vào một thời điểm thích hợp. Ví dụ, sau bữa ăn hoặc một dịp thích hợp khác để đôi bên hiểu nhau và sống hòa hợp với nhau hơn.
Về quan điểm và tư tưởng: Úc là đất nước đa chủng tộc và văn hóa, cho nên chính phủ Úc xem yếu tố phân biệt chủng tộc và tôn giáo là điều cấm kỵ nên những yêu cầu thay đổi liên quan đến yếu tố chủng tộc hay xúc phạm tôn giáo của chủ nhà sẽ không được xem xét.
(Được viết bởi Như Vũ – Du học SET)
Lời kết
Việc để con em mình sống chung với gia đình khác ngoài ba mẹ hay gia đình hiện tại đối với các bậc phụ huynh là điều khá khó khăn. Tuy nhiên khi quyết định cho các em đi du học các bậc phụ huynh cần chấp nhận việc các em sẽ xa rời vòng tay và sự bảo bọc của ba mẹ, do đó cả phụ huynh và học sinh cần chuẩn bị tư tưởng và tâm lý kỹ càng để tránh và giảm thiểu những hụt hẫng khi va chạm thực tế.
“Không đâu bằng nhà mình” nhưng để thích nghi tốt nhất cũng như rèn luyện tính tự lập cho bản thân sẵn sàng “bước ra thế giới”, các em học sinh chỉ cần nhớ câu tục ngữ nổi tiếng này “When in Rome, do as the Romans do”, nghĩa là “Nhập gia tùy tục” thì sẽ cảm nhận mọi chuyện nhẹ nhàng hơn và từ đó dễ dàng thích nghi cuộc sống nơi “xứ sở chuột túi” hơn.
|
Về tác giả: Liên hệ tư vấn với chị Như Vũ qua: |
Hỗ trợ từ Du học SET: Chương trình “Du học hè – tôi đi, tôi trải nghiệm”
Từ 13 đến 17 tuổi thời điểm quan trọng trong quá trình hình thành về nhận thức xã hội, tâm lý và tình cảm của con người. Lứa tuổi này thường được người lớn gọi là bướng bỉnh. Thế nhưng, nếu được cha mẹ thấu hiểu, được tạo môi trường thuận lợi để các em chủ động học hỏi, tự lập thì tuổi teen sẽ không còn là giai đoạn khủng hoảng nữa mà sẽ trở thành bước đệm vững vàng cho việc học và việc làm trong tương lai. Hiểu được điều đó, Du học SET đã cho ra đời chương trình “Trải nghiệm du học hè” với mong muốn góp sức cùng Qúy phụ huynh tạo một môi trường tích cực để các em có thể phát triển toàn diện.
Nghĩ đến Du học hè? Chọn Du học SET!
✅ Chi phí cạnh tranh, không phát sinh các phí phụ thu
✅ Hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học
✅ Kinh nghiệm tổ chức chương trình thành công nhiều năm với quy mô ngày càng mở rộng
✅ Lịch trình được thiết kế kỹ lưỡng, tạo điều kiện tối đa để các em vừa tiếp thu kiến thức học thuật, vừa phát triển toàn diện các kỹ năng mềm
✅ Nhân viên giàu kinh nghiệm của Du học SET trực tiếp dẫn đoàn, đảm bảo sự an toàn của học sinh
✅ Văn phòng đặt tại nước ngoài giúp giải quyết trực tiếp và kịp thời những vấn đề phát sinh trong suốt chuyến đi
Tham gia du học hè, học sinh được gì?
? Trau dồi kỹ năng sống để chuẩn bị hành trang đi du học
? Phát triển kỹ năng ngôn ngữ
? Rèn luyện lối sống tự lập, kỷ luật và phát triển các kỹ năng mềm
? Gặp gỡ, giao lưu với bạn bè quốc tế
? Mở rộng thế giới quan
Các bài viết liên quan: