Ngạc nhiên với những hình thức đón năm mới độc đáo trên thế giới

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 29/12/2015. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 2838

Úc
Khác với một số quốc gia có thời tiết se lạnh vào những ngày cuối năm, người dân xứ chuột túi lại đón chào năm mới dưới cái nắng vàng rực rỡ của mùa hè.
Cảng Sydney là một trong những nơi có cảnh đẹp ngoạn mục nhất để đón chào Năm Mới. Vào giây phút chuẩn bị bước sang năm mới, Sydney sẽ trở thành một trong những trung tâm đón Giao Thừa của thế giới khi Cầu Cảng Sydney bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ được truyền đi cho hàng tỉ người xem trên toàn cầu.

new years eve fireworks sydney harbour

Ở Melbourne cũng có bắn pháo hoa rất ngoạn mục với những lễ ăn mừng diễn ra dọc Sông Yarra. Tham gia vào bữa tiệc khổng lồ ở trung tâm của các hoạt động vui chơi giải trí, Quảng Trường Federation hay hòa cùng với các nghệ sĩ biểu diễn lưu động và đám đông dọc Southgate Promenade.

Dua thuyen buom

Thành phố Brisbane lại đón năm mới bằng một tiếng nổ lớn ở khu công viên South Bank, địa điểm tổ chức nhạc sống, các bữa tiệc khiêu vũ cho đủ mọi lứa tuổi, chiếu phim miễn phí và màn bắn pháo hoa ngoạn mục và tuyệt vời ở Sông Brisbane.
Tây Úc tạm biệt năm cũ với các hoạt động vui chơi giải trí miễn phí tại bữa tiệc đường phố của Perth, Northbridge. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới tham dự bữa tiệc tại Sullivans Cove, trên bến cảng Hobart lịch sử để chúc mừng năm mới các đội đua của cuộc đua thuyền buồm từ Sydney đến Hobart.

Mỹ
Điều thú vị của nước Mỹ vào đêm giao thừa chính là người dân sẽ đổ ra đường và nhảy múa suốt đêm để chào đón năm mới. Đường phố tràn ngập trong tiếng cười đùa, còi sáo vang rộn và đủ màu sắc với ánh đèn và hoa giấy.
Mọi người tập trung ở quảng trường thời đại Times Square cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới, chờ đợi khoảnh khắc quả cầu pha lê đẹp lung linh trên nóc quảng trường được thả xuống và cùng tung lên trời những mảnh giấy đủ màu sắc rực rỡ, cùng ôm hôn nhau và nói chúc mừng năm mới.

New Yorks Times Square on 003

Sau khi nhảy múa, chào đón năm mới,người Mỹ sẽ bước vào bữa tiệc với các món đặc trưng: bắp cải, cá mòi, mật ong vì họ tin rằng những món này sẽ mang lại may mắn. bắp cải màu xanh, có hình giống đồng tiền kim loại tròn, cá mòi luôn bơi thẳng về phía trước theo từng đàn lớn tượng trưng cho sự sung túc và thẳng tiến, mật ong mang lại niềm vui cho cuộc sống, màu vàng mật ong tượng trưng cho sự giàu sang về của cải.
Thêm vào đó, ở tiểu bang Wisconsin, vào đêm giao thừa, người dân địa phương sẽ tổ chức lễ hội có tên gọi Big Cheese Drop để tôn vinh ngành công nghiệp bơ sữa. Người ta sẽ làm một miếng phô mai Styrofoam khổng lồ nặng hơn 36 kg, rồi dùng cần cẩu thả xuống từ độ cao 30 m vào lúc nửa đêm.

Canada
Người dân Canada có phong tục đón mừng năm mới khá đặc biệt đó là mọi người đều mặc đồ tắm và nhảy xuống dòng nước lạnh như băng khi năm mới đến. Với vùng lãnh thổ ở Bắc Cực chiếm hơn 40% diện tích đất liền của đất nước, những ngày đầu năm mới ở Canada thường trùng với thời điểm lạnh giá nhất của mùa đông. Phong tục tràn xuống sông băng hoặc dòng nước lạnh đầu năm như một hình thức cầu may mắn, khỏe mạnh, bản lĩnh và sự kiên cường cho năm mới.Nga

Siberia (Nga), người dân có tục lệ đón năm mới được đánh giá là khá khắc nghiệt. Theo đó, họ phải cầm một khúc gỗ và nhảy xuống tắm tại hồ băng.
Peru:
Để chuẩn bị đón chào năm mới, người dân tổ chức một sự kiện kỳ lạ mang tên Lễ hội đánh nhau vào cuối tháng 12. Đây là dịp để những người hàng xóm giải tỏa bức xúc về nhau mà họ phải kìm nén trong suốt năm qua. Tuy nhiên, tất cả đều đánh nhau dưới sự chứng kiến của… chính quyền địa phương và không ai bị thương nặng trong phong tục truyền thống này.
Brazil, Ecuador, Bolivia, Venezuela
Người dân ở những quốc gia này thường có tục lệ mặc đồ lót sặc sỡ trong năm mới để đem lại may mắn. Hai màu sắc thường được sử dụng là đỏ và vàng. Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu còn màu vàng là tiền bạc. Những chiếc quần mới này sẽ được bày bán vào ngày trước khi người dân đón năm mới.
Trong đêm giao thừa, người dân Phần Lan sẽ tìm một miếng thiếc nhỏ rồi nấu chảy, sau đó bỏ vào thùng nước. Hình khối mà miếng thiếc đó tạo nên sau khi cho vào nước sẽ nói về tương lai của chủ nhân nó. Hình trái tim sẽ tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc. Hình con tàu mang lại niềm tin về việc sẽ được chu du 4 phương còn hình con vật là biểu tượng sự may mắn, no đủ.

Phan Lan

Tại Colombia, vào dịp năm mới, người dân có tục lệ xách một chiếc vali rỗng đi vòng quanh khu nhà với niềm tin sẽ được đi du lịch nhiều trong năm tới.
Đập đồ sành sứ, nhảy từ ghế xuống đất là hai trong số những truyền thống đặc biệt ở Copenhagen, Đan Mạch. Mọi người sẽ đứng trên ghế và đồng loạt nhảy xuống khi đồng hồ điểm 12h đêm. Hành động này mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn sót lại của năm cũ. Việc đập vỡ chén đĩa cũ và các đồ sành sứ là để mang lại may mắn. Người ta thường đập chén đĩa trước cửa nhà hàng xóm, nhà nào càng nhiều bát đĩa vỡ càng chứng tỏ được mọi người yêu quý.

Đức
Ở Đức, đêm giao thừa mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành, các của hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm. Khi sắp đến 12h, mọi người đứng lên bàn hoặc lên ghế, cùng với tiếng chuông vang lên, từng người nhảy xuống, họ gọi là “nhảy vào năm mới”, rồi ném cây gậy, bày tỏ phá cái cũ, đón cái mới.

Duc

Người Đức có một phong tục rất đặc biệt để đón năm mới là tục lệ “rót chì”. Mỗi người sẽ rót một môi chì đã được nung chảy vào bát nước lạnh. Theo quan niệm của người Đức, hình thù được tạo thành trong bát sẽ quyết định vận may của người rót trong năm mới. Nếu khối chì chụm lại thành hình trái bóng tròn tức là tượng trưng cho may mắn, nếu nó tạo thành hình mỏ neo nghĩa là sẽ cần sự giúp đỡ của người khác. Nếu khối chì tạo thành hình chữ nhật, đó là tượng trưng cho sự chết chóc.

 (Sưu tầm)















    Đồng ý chia sẻ thông tin cho Du Học SET, các trường và đối tác để nhận thông tin liên quan đến du học.
    Tôi đồng ý các điều khoản và chính sách bảo mật thông tin của Du Học SET.