Tác giả Robert McCrum đã viết cuốn sách có tựa đề ‘Globish’ (‘Ngôn ngữ toàn cầu’), theo đó tiếng Anh giờ đây đã phát triển mạnh và gần như chiếm vị trí thống trị toàn cầu. Mặc dù là người đầu tiên thừa nhận về ‘Globish’ nhưng tác giả McCrum không phải là người phát minh ra thuật ngữ này.
Trong mối quan hệ ngoại giao quốc tế, ngôn ngữ có sức mạnh không thua kém gì các loại vũ khí. Thậm chí nhiều thế kỷ sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, tiếng La tinh vẫn là ngôn ngữ của những tầng lớp trí thức và là ngôn ngữ giao tiếp trong các mối quan hệ quốc tế trên khắp Châu Âu.
Giờ đây, trong thế kỷ 21, tiếng Anh lại trở thành ‘tiếng La tinh’ của kỷ nguyên mới.
“Kể từ khi thực hiện bộ sách có tựa đề ‘Câu chuyện về tiếng Anh’ (‘The Story of English’) nhiều năm trước đây, tôi đã suy nghĩ về tương lai của tiếng Anh và ngôn ngữ chung cho quốc tế. Tôi đã tìm hiểu về vấn đề này trong một thời gian và đến năm 2007 thì tình cờ phát hiện những ghi chép của một cán bộ điều hành hãng IBM người Pháp tên là Jean-Paul Nerrière. Ông đã từng làm việc ở Nhật Bản và đã đưa ra cụm từ ‘Globish’ để miêu tả ngôn ngữ tiếng Anh mà một người Nhật và một người Hàn Quốc sử dụng tại một cuộc họp. Có thể xem tiếng Anh trong trường hợp này đã được đơn giản hóa để sử dụng trong giao tiếp trên toàn cầu, hay ngôn ngữ giao tiếp toàn cầu. Ông Nerrière nhận thấy với hai người mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, họ giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh tốt hơn là khi họ nói chuyện với một người Úc hoặc người Mỹ bởi tiếng Anh của người Úc và Mỹ chứa đựng nhiều sắc thái và có nhiều các thành ngữ khiến cho người nước ngoài khó nắm bắt được”, tác giả McCrum nói. “Ông Nerrière nhận thấy ngôn ngữ ‘Globish’ - dạng tiếng Anh đơn giản hóa là một cách hướng tới tương lai và ông là người đầu tiên sử dụng cụm từ ‘Globish’. Tôi mượn lại thuật ngữ này và được ông Nerrière nhiệt tình cho phép sử dụng trong cuốn sách của tôi. Cuốn sách của tôi miêu tả một hiện tượng lớn hơn một chút so với vấn đề mà ông Nerrière quan tâm. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện dài.”
Việc không thực hiện đơn giản hóa ngôn ngữ chính là nguyên nhân khiến những người tạo ra ngôn ngữ Esperanto thất bại. Tiếng Anh đã len vào thế chỗ và trở thành ngôn ngữ của thế giới. Theo tác giả McCrum, ‘Globish’ - ngôn ngữ toàn cầu là một ngôn ngữ lai không hoàn hảo, trên một vài phương diện nó bị pha tạp bởi sự xâm nhập và du nhập thông qua con đường du lịch và chiến tranh. Ngôn ngữ này về nhiều phương diện còn thô sơ nhưng cũng rất tinh tế. Chính sự kết hợp giữa đặc điểm thô sơ và tinh tế khiến nó trở thành một cộng cụ quốc tế hữu ích.
Tiếng Anh: ngôn ngữ mặc định
Ông Nerriere, người đàn ông Pháp đã phát minh ra cụm từ ‘Globish’, dường như tin rằng ngôn ngữ này sẽ chỉ có khoảng 1,2 đến 1,3 triệu từ và nó sẽ hạn chế sự phát triển rộng rãi của tiếng Anh. Cuốn sách của tác giả McCrum trên thực tế lại là một ‘cơn gió ngược’ với lập luận trên.
“Nerriere có giả thuyết riêng về những điều ông muốn thực hiện với ngôn ngữ toàn cầu. Tôi đã lấy ý tưởng của Narriere và thực hiện theo chiều ngược lại, một kiểu khám phá ẩn dụ cách thức tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ hai của mọi người khắp nơi trên thế giới và mọi người sử dụng nó theo cách mà họ muốn”, tác giả McCrum cho biết. “Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ mặc định. Trong tình huống mọi người không thể giao tiếp, chẳng hạn ở Châu Mỹ La tinh hoặc Nhật Bản, tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ mặc định để mọi người chuyển tải thông điệp của mình.”
Trong thời gian trước đây, các quốc gia nói tiếng Pháp đã rất nỗ lực để giữ được ưu thế thống trị về văn hóa, ví dụ như ở các nước Châu Phi. Tuy nhiên, ngay cả tại những quốc gia này, tiếng Anh đang bắt đầu chiếm lĩnh vị trí thống trị một cách mạnh mẽ. Điển hình cho bước chuyển đổi mạnh mẽ nhất gần đây từ cộng đồng các nước nói tiếng Pháp là trường hợp của Rwanda. Năm 2009, nước này không chỉ đơn phương áp dụng những thay đổi ngôn ngữ chính thức từ tiếng Pháp sang tiếng Anh mà còn xin gia nhập khối Thịnh vượng Chung, sau Mozambique.
“Không có một ví dụ nào cụ thể hơn về một nước muốn gia nhập trào lưu chung và rời khỏi cộng đồng các nước nói tiếng Pháp như đất nước Rwanda. Người dân nước này đã nhiều năm sử dụng tiếng Pháp nhưng cuối cùng họ đưa ra quyết định chuyển sang dùng tiếng Anh”, ông McCrum nhận xét. “Một vấn đề rất quan trọng là khi nhắc tới Tiếng Pháp, điều thú vị là người Pháp luôn chú trọng về mặt ngôn ngữ. Tiếng Pháp luôn phát triển theo hướng đi từ cao xuống thấp, bắt đầu từ những vị trí cao như chính phủ hoặc những trường học lớn trong hệ thống giáo dục. Ngược lại, tiếng Anh, ngôn ngữ người Úc đang sử dụng, được cả nước Úc đơn giản hóa, luôn phát triển theo hướng từ dưới lên, từ những con người bình thường. Vì vậy, tôi cho rằng đó là ngôn ngữ dành cho tất cả mọi tầng lớp.”
Tiếng Anh là ngôn ngữ chiếm ưu thế ở nước Mỹ từ lâu, sau đó nước này đã trở thành một siêu cường kinh tế trong thế kỷ 20. Vậy sức mạnh thực sự của ngôn ngữ tiếng Anh chiếm bao nhiêu phần và bao nhiêu phần trăm là do may mắn?
Theo ông McCrum, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc tế phần nhiều là do may mắn. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới, một đế quốc sử dụng một ngôn ngữ được thay thế bằng một cường quốc khác, sử dụng cùng một thứ tiếng. Nước Mỹ là trường hợp gần giống như vậy. Mọi người có thể tranh luận về sự khác biệt giữa Anh và Mỹ. Tuy nhiên, nhìn chung, giá trị, ngôn ngữ, văn hóa và văn học của hai nước đều có nhiều điểm chung. Đó là một nét độc đáo và vì riêng lý do đó, tiếng Anh có một bước khởi đầu cực kỳ thuận lợi. Tất nhiên, thêm vào đó, việc phô trương thanh thế lực lượng quân đội và hải quân cùng với đài phát thanh, truyền hình và báo chí đã góp phần quảng bá ngôn ngữ tiếng Anh. Như vậy, có rất nhiều lực lượng chuyển tải ngôn ngữ này trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chìa khóa của sự lan rộng này là sự kiện đế chế Mỹ nối tiếp đế chế Anh.
Tương lai của ‘Globish’
“Điều tôi đang nghiên cứu về ngôn ngữ toàn cầu - ‘Globish’ cho thấy trên thực tế ngôn ngữ này có ba giai đoạn phát triển: giai đoạn đầu tiên là ở Anh, liên quan tới đế chế và chủ nghĩa thực dân Anh. Tiếp đó là giai đoạn của Mỹ, liên quan tới chủ nghĩa thống trị văn hóa của Mỹ. Giai đoạn tiếp theo là sau thời kỳ Bức tường Berlin sụp đổ và Liên bang Xô Viết tan rã, ngôn ngữ này đã chuyển sang giai đoạn siêu quốc gia”, ông McCrum giải thích.
Ngôn ngữ toàn cầu ‘Globish’ giờ đây đã tách rời khỏi quá khứ chế độ thực dân và đế quốc. Mọi người sử dụng tiếng Anh không lo lắng đến lịch sử của nó và đó là bước đột phá chủ yếu trong việc sử dụng ngôn ngữ này. Mọi người có thể sử dụng mà không còn cảm giác bị áp bức.
Vậy thì liệu tiếng Anh có duy trì được vị trí thống trị nếu như Mỹ mất vị trí cường quốc kinh tế trung tâm của thế giới hay không? Liệu sự phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ có ảnh hưởng tới ngôn ngữ toàn cầu này hay không?
“Tôi nghĩ có cái gọi là siêu quốc gia, nghĩa là có một động lực phát triển vượt ra ngoài biên giới của Anh và Mỹ, ở những nước như Trung Quốc và Ấn Độ, bạn có thể tìm thấy những ‘đám cháy nhiệt tình’ trong phong trào học tiếng Anh trải khắp đất nước. Ở Trung Quốc, việc học tiếng Anh là một hiện tượng. Tại các trường đại học của Trung Quốc, sinh viên thường tổ chức ‘Góc tiếng Anh’ vào tối thứ Sáu, nơi mà tất cả hay số đông sinh viên sẽ tụ tập ở một quảng trường nhỏ ở địa phương để thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh”, ông McCrum cho biết. “Tôi đã đến một trong những buổi họp mặt như vậy và hoạt động này diễn ra ở các trường đại học trên khắp đất nước Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng 350 triệu người học tiếng Anh và đó là một hiện tượng khác thường. Con số này gần tương đương với số người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ.”
Bản tiếng Anh
MARK COLVIN: Languages can be almost as powerful as guns or swords in international diplomacy.
Even centuries after the fall of the Roman Empire, Latin continued as the language of the educated classes - and the language of international relations - throughout Europe.
Now in the 21st century, English is becoming the Latin of the new era.
The writer Robert McCrum has written a book called Globish, about the inexorable spread of English to global near-domination.
He's the first to admit, though, that he didn't invent the term Globish.
ROBERT MCCRUM: Oh I've been thinking, every since I did a series called The Story of English many years ago, I've been thinking about the questions of English and the lingua franca. I've been looking into this question for some time and I came across in 2007, an account of a French IBM executive who'd been working in Japan, called Jean-Paul Nerrière and he coined the phrase Globish to describe what you might call the global simplified English, global lingua franca, that is to say the English spoken between the Japanese, say and a Korean, in a meeting and he noticed, monsieur Nerrière noticed when two non-native English speakers spoke, they did better than when a non-native English speaker spoke to say an Australian or an American, because in Australia English or American English, is to say, in the mother tongue there's more nuance and there's more idiom and it's just more difficult for a foreigner to grasp it.
And he noticed that Globish, this simplified version was a kind of way forward and he coined the phrase and I borrowed it with his enthusiastic permission for my book, which is really describing something a bit bigger than his focus. But anyway, that's the long of the story.
MARK COLVIN: So it's really where the idealists who created Esperanto failed, English has sort of wormed its way through?
ROBERT MCCRUM: Mmm, by being a kind of mongrel language, you know, highly imperfect. Highly, in some ways bastardised by invasion and by impound by travel and war and so forth. It's very crude in many ways, but also very subtle and it's the combination of crudeness and subtlety which makes it a good international force I think.
MARK COLVIN: But the, Nerriere the Frenchman who invented it seems to think that it's only ever going to have 12 or 1300 hundred words and that it will actually limit the spread of English. It seems to me that your book is actually a massive counterblast to that argument.
ROBERT MCCRUM: Nerriere had his own theory about what he wanted to do with Globish. I was taking his idea and using it as you say a counterblast, as a kind of metaphorical examination of the way in which English has really become everyone's second language all around the world and people will use it in any way they want.
It's become a default...You know, in a situation where you can't communicate in say, I don't know in Latin America or Japan, it is the language to which people will default to get their message across.
MARK COLVIN: And yet only, I suppose less than a generation ago, I remember the francophone nations struggling very, very hard to retain some kind of cultural dominance, for instance around Africa. But you say that even there English is starting to become utterly dominant?
ROBERT MCCRUM: Well in the most dramatic way. I mean the most recent dramatic shift away from the francophone world has been the case of Rwanda. Now Rwanda in 2009 applied not only unilaterally changes of the official language from French to English, it also applied to join the Commonwealth, following Mozambique.
And you can't have a more dramatic example of a country wanting to join the mainstream and to leave the francophone world than a country like Rwanda which has had for years been French speaking, making that kind of decision.
And I think that the really crucial thing, and when you mention the French it's very interesting, the French have always been linguistic, it's always been top down, it's always come from on high, from the government, from the grandes ecoles from the academy. And English, the language which we're using and which after all Australia exemplifies, has always been from the bottom up, it's always been from the ordinary people. It's been the language of everyman I think.
MARK COLVIN: So how much is this actually, as you argue, about the strength of the language itself, and how much is it just luck? For instance the fact that English was the language that came to dominate the United States which then became the superpower, the economic superpower of the 20th century?
ROBERT MCCRUM: A lot it is luck and a lot of it is also, you mention Australia and that was unprecedented; never before in the history of the world, had one empire, using one language, been replaced by another empire, using essentially the same. I mean the American empire is essentially the same.
I mean you can argue about the difference between Britain and America but broadly speaking the values, the language the culture the literature are shared and that's absolutely unique and for that reason alone, English had a huge head start.
Plus of course you've got armies and navies advertising and of course radio and television and newsprint. So you've got a lot of forces spreading it around the world - but the key to it is to following of the British Empire by the American Empire.
And what I'm doing in Globish is saying that there really have been these three phases; there was British phase, which was associated, for better r worse, with the Empire and colonialism, then there was the American stage, which was associated with American, what's called cultural imperialism and what we've had over the last generation or so since the fall of the Wall and the end of the Soviet Union, is you have a language which has moved into a kind of supra-national phase.
Globish now is separate from the colonial and imperial past; people using English without the anxiety about its history and that is a key breakthrough I think in its usage. People can now use it without any sense of oppression.
MARK COLVIN: Does your argument hold regardless of whether America ceases to be the central economic power? What about the rise of China and India?
ROBERT MCCRUM: Well you see I think, as I say, I think there is what you might call now a supra-national; that is to say, beyond American and beyond British momentum and it's in places like China and India that you find this forest fire of enthusiasm for English, just sweeping the country. I mean in China it's absolutely phenomenal. In Chinese universities, on Friday evenings typically, they have a thing called English corner and this is where all the students, or many of the students will gather in their little local square, and they'll all gather in some local spot, and they'll gather solely for the purpose of English conversation.
And I went to one of these, and this happens in universities across China, there are now something like 350 million people in China learning English, and it's an extraordinary phenomenon, that's almost as many as speak the mother tongue.
MARK COLVIN: Robert McCrum, the author of Globish. You can hear a longer version of that interview on our website from this evening.
Theo Bay Vút và ABC