Higher education under pressure in Vietnam (English + Vietnamese Versions & Vocabulary)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 17/02/2010. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 7973

ENGLISH VERSION

Presenter: Matt Abud 
Speakers: Jeffrey Waite, Lead Education Specialist for the World Bank in Vietnam; Ben Sowter, Head of Research at QS; Jim Barber RMIT’s deputy vice-chancellor.

MATTHEW ABUD: When technology giant Intel ran a recent screening test of top job candidates in Vietnam, out of 2,000 applicants only 40 made the grade. For many involved in the education sector that’s not surprising. Vietnam’s economy might have changed drastically since it liberalised but the tertiary education system still largely runs along old lines. Much of the learning is by rote and the government manages all aspects of tertiary institutions. That means senior staff can get their positions through political links and not always through skill and merit. Jeffrey Waite is lead education specialist for the World Bank in Vietnam. He says the government is clear that reform is needed and is following a two-track strategy of inviting foreign private participation and also reforming national institutions. 

DR JEFFREY WAITE: I think that the government, in terms of improving quality, it wants to work within the public institutions, enabling those institutions to have more autonomy in order for them to manage their own quality assurance better but I think it’s fair to say also that it sees an expansion of the private sector as not only a direct response to the demand from the public for more places but also as putting some pressure on public institutions to raise their game. 

MATTHEW ABUD: Still, planned national education reforms in Vietnam have stalled and it’s unclear how and when they might be implemented. Jeffrey Waite says the delay is because of extended government consultation which has gone past deadlines and also because of lower level bureaucratic resistance to change. All this means Vietnam is struggling to keep up with a tertiary education surge in the region. QS is a tertiary education media events and research company. It recently released rankings of the top universities in Asia. Japan, China and South Korea dominated the list of the top 200 and most neighbouring countries also rated a mention but Vietnam had none. Head of research at QS Ben Souter says many leading countries are targeting top strategic partnerships to advance their tertiary education sector. 

BEN SOUTER: Well, the first aspect on partnerships, certainly with other institutions it’s a major driver. We’re seeing a lot of Asian institutions are coming on missions to London and we’re seeing international conferences and their express objective is to develop partnerships with the world’s leading institutions. They’re being very selective about the institutions that they’re partnered with in many cases. 

MATTHEW ABUD: In Vietnam, Australia’s Royal Melbourne Institute of Technology, RMIT, is the country’s second-biggest foreign tertiary investment project worth over $44 million. RMIT’s deputy vice chancellor Jim Barber says the growth in their enterprise has been phenomenal, with enrolments increasing by 30 per cent each semester. But he says there’s still a long way to go before education can meet workplace needs. One factor is that many students are not attracted to science and technology courses. They’d rather study small business skills instead. 

JIM BARBER: Government is encouraging us and we’re doing our best to try to move in the area of science and technology but the other really key player here is industry. We have been putting a fair bit of effort into getting out and talking with industry about how they can, as it were, prime the pump on demand in this area because they need it for their work force. 

MATTHEW ABUD: Vietnam’s government is one of several in the region pursuing education reforms to keep up with changing economic demands. It’s a high-pressure race and the competition will have big consequences for the country’s tertiary education system and its economic prosperity.

Giải thích tiếng Anh

screen test ( noun) /’skreen test/.
a test given to a person to judge their suitability for the job

merit (noun) /’meruht/
that which is deserved, whether good or bad.

autonomy (noun) /aw’tonuhmee/
independence; self-sufficiency; self-regulation.

consultation (noun) /konsuhl’tayshuhn/
the act of consulting; conference.

bureaucratic (adjective) /byoohruh’kratik/
an official who works by fixed routine without exercising intelligent judgement.

Bạn có biết?

Trong bài nghe trên Mathew Abud nhận xét tại Việt Nam ‘much of the learning is by rote’.

by rote/rote learning/rote tương đương với thành ngữ học vẹt trong tiếng Việt.

Trong hệ thống giáo dục phương Tây mặc dù việc ‘rote learning’ đôi khi có ý nghĩa không mấy tích cực như những thành kiến đối với việc nhại lại (regurgitation) hay nhồi sọ (cramming/mugging) nhưng học vẹt cũng được công nhận là việc cần thiết trong giai đoạn thu nhập kiến thức cơ bản, học các môn khoa học và toán. Đặc biệt khi học ngoại ngữ, cách duy nhất và nhanh nhất để người học giao tiếp được là học vẹt.

Vietnamese version

Thực tế đòi hỏi cần thay đổi

Giáo dục bậc đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện đang chịu nhiều áp lực để theo kịp nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Từ khi bắt đầu đổi mới vào giữa thập kỷ 80, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh với các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn. Hầu hết vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực sản xuất và ngày càng nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong đào tạo, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho nguồn nhân lực. Vấn đề này tạo nên động lực thúc đẩy cải cách giáo dục mạnh mẽ.

Khi người khổng lồ công nghệ Intel kiểm tra phân loại những ứng viên hàng đầu của Việt Nam, trong 2.000 ứng viên chỉ có 40 ứng viên đạt tiêu chuẩn. Đối với nhiều người hoạt động trong ngành giáo dục, kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên. Nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã phát triển mạnh mẽ sau ‘đổi mới’ nhưng hệ thống giáo dục đại học-cao đẳng vẫn phần lớn hoạt động theo cơ chế cũ: chủ yếu là học vẹt và chính phủ quản lý mọi hoạt động của các trường. Nghĩa là người ta thăng tiến lên các chức vụ cao hơn thường qua quan hệ chứ không khải do trình độ hay thực lực của bản thân.

Chiến lược hai hướng

Jeffrey Waite là chuyên gia giáo dục hàng đầu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Nam. Ông cho rằng chính phủ Việt Nam rõ ràng nhận thấy cần có một cuộc cải cách trong giáo dục, nối tiếp bằng một chiến lược hai hướng, vừa cải cách các trường đào tạo cấp đại học-cao đẳng trong nước, vừa mời các tổ chức giáo dục tư thục nước ngoài tham gia vào công cuộc cải cách này.

Tiến sĩ Jeffret Waite cho biết: “Xét về vấn đề nâng cao chất lượng, tôi nghĩ rằng chính phủ muốn thực hiện trong các đơn vị giáo dục công lập, cho phép các đơn vị này có quyền tự quyết, giúp họ tự quản lý đảm bảo chất lượng giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng công bằng mà nói việc mở rộng khu vực giáo dục tư thục không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng về học tập đào tạo mà còn tạo một số áp lực đối với các đơn vị giáo dục đào tạo công lập để họ có động lực nâng cao chất lượng.”

Thực tế công cuộc cải cách giáo dục đã được đưa vào kế hoạch nhưng vẫn đang đình trệ và không ai biết công cuộc này sẽ được thực hiện khi nào và như thế nào. Jeffrey Waite cho rằng sự đình trệ này là do thời gian tư vấn mở rộng của chính phủ qua hết thời hạn quy định và những phản ứng quan liêu của cấp dưới đối với công cuộc cải cách. Tất cả điều này nghĩa là Việt Nam đang nỗ lực đấu tranh để theo kịp làn sóng phát triển giáo dục đại học, cao đẳng trong khu vực.

QS là công ty tổ chức các sự kiện truyền thông và nghiên cứu về giáo dục cao đẳng-đại học. Gần đây công ty này đưa ra bảng xếp hạng các trường Đại học hàng đầu ở Châu Á. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm lĩnh vị trí cao trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu và một số nước lân cận cũng được nhắc đến nhưng Việt Nam không có một trường nào.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu công ty QS, Ben Souter, cho biết nhiều nước dẫn đầu bảng xếp hạng đang đặt mục tiêu cộng tác chiến lược với những trường đại học-cao đẳng hàng đầu để phát triển bậc học này: “Khía cạnh đầu tiên của sự hợp tác với những tổ chức khác tạo nên sự thúc đẩy chính. Chúng ta thấy nhiều trường đại học-cao đẳng Châu Á đang tới London tìm hiểu. Chúng ta cũng thấy nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức và họ nêu rõ mục tiêu phát triển hợp tác với những trường hàng đầu trên thế giới. Họ chọn lựa rất kỹ càng những đơn vị mà họ sẽ hợp tác về nhiều mặt.”

Ở Việt Nam, Đại học RMIT (Học Viện Kỹ thuật Hoàng Gia Melbourne của Úc ) là dự án giáo dục bậc đại học lớn thứ hai trong nước với tổng trị giá đầu tư là 44 triệu đô la. Phó hiệu trưởng danh dự trường RMIT, ông Jim Barber, cho biết sự tăng trưởng của trường thật đáng ngạc nhiên, số sinh viên nhập học tăng 30% mỗi học kỳ. Tuy nhiên ông cũng nhận xét để đạt được yêu cầu làm việc ở công sở thì sinh viên còn cần trải qua một quãng đường dài. Một thực tế là sinh viên không quan tâm đến các khóa học khoa học-kỹ thuật mà chỉ muốn học những kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Jim Barder cho biết: “Chính phủ đang khuyến khích chúng tôi và chúng tôi hiện cố gắng hết sức để tiến vào lĩnh vực khoa học-công nghệ, thế nhưng còn có một nhân tố chủ chốt khác là các ngành công nghiệp. Chúng tôi đã và đang nỗ lực tìm hướng ra và trao đổi với các ngành công nghiệp để họ ‘châm ngòi nổ’ cho nhu cầu về lĩnh vực này vì chính họ cần nhân lực.”

Chính phủ Việt Nam là một trong vài nước ở khu vực theo đuổi cải cách giáo dục để bắt kịp những nhu cầu kinh tế đang thay đổi mạnh mẽ. Đây là cuộc đua đầy áp lực và cuộc đua này sẽ có hiệu quả lớn cho hệ thống giáo dục đại học-cao đẳng cũng như sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam.

Theo Bay Vút