Để có được những tấm ảnh ưng ý

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 14/08/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 6015

1. Thực hiện nguyên tắc 1/3


Luôn luôn áp dụng nguyên tắc 1/3 để cho ra những sản phẩm đẹp nhất có thể. Bạn hãy tượng tượng 2 đường thẳng dọc và ngang màn hình cắt nhau, tạo ra 9 khung hình. Lúc này, điểm nhấn của bức ảnh sẽ là điểm giao nhau giữa hai đường thẳng. Nên nhớ không để điểm nhấn của ảnh nằm giữa tấm ảnh.


2. Khai thác đường thẳng để làm điểm nhấn

Hãy tận dụng đường thẳng trong khung hình để thu hút tầm mắt của người xem. Đường thẳng đó có thể là những hàng rào, những dãy đèn trên đường phố, những hành lang hay con đường dẫn. Những đường thẳng này sẽ tạo cho tấm ảnh có chiều sâu và nhấn mạnh hơn cho tâm điểm của bức ảnh.


3. Tìm những góc chụp độc nhất vô nhị

Bạn nên ngắm đối tượng chụp từ nhiều góc độ khác nhau thay vì hướng thẳng mặt như thường thấy. Chụp ảnh chân dung từ gương của xe hơi hay chụp cảnh của một con phố qua hình phản chiếu của một vũng nước hay là một cửa sổ kính của một cửa hàng. Khi có bề mặt là tấm gương, các vật bóng soi được như gương, bạn hãy biến chúng thành vật phản chiếu một thế giới mới, để khi người xem nhìn vào một thứ, họ có được nhiều thứ.


4. Chụp cận cảnh

 

Đối tượng chụp thường là quan trọng hơn hình ảnh nền vì thế bạn nên tiến sát đối tượng mà bạn muốn ghi hình. Sử dụng tính năng Macro (có biểu tượng là hình hoa trên máy ảnh) để lấy đối tượng chụp là tâm điểm.


5. Để thấp máy khi chụp trẻ em và động vật

 

Hạ thấp máy ảnh xuống dưới để vừa tầm của đối tượng chụp. Quy tắc này nên áp dụng khi chụp trẻ em, những con vật nhỏ nhỏ và thậm chí cả hoa.. Khi chụp ảnh ngang tầm với đối tượng chụp sẽ cho ảnh đẹp hơn là chĩa máy xuống dưới.


Một số hình ảnh đẹp áp dụng những quy tắc vàng trên:

Hiệu quả của tỉ lệ xa gần thấy ngay đâu là yếu tố chính và đâu là phụ.

Hình trên là kết hợp giữa tỉ lệ xa gần và lớn nhỏ.

Hình này còn nhiều tỉ lệ hơn, có xa gần, lớn nhỏ và hướng.

Vẻ là lạ trong tấm ảnh trên đơn giản là người chụp thay đổi bố cục, lấy đối tượng chính là vật được phản chiếu (cái bóng), tạo cảm giác bay bổng trên làn nước.

 

Công trình kiến trúc trong ảnh trên đã mang lại cả một thế giới khác: quảng trường lớn, những tòa nhà học trời, làm nên sự nối tiếp êm ái cho hậu cảnh là công viên với ghế đá, hàng cây ở phía xa.





Vì tính đặc thù về thể hiện khoảng trống trái phải nhiều nên tỉ lệ 1/3 này được dùng nhiều ở ảnh chân dung hay đời thường để nhấn mạnh hướng của nhân vật cả về chuyển động lẫn nội tâm.

(nguồn: Vnphoto, DT, TTO)