Bài nói chuyện của TT Obama nhân năm học mới tại Philadelphia

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 15/09/2010. Đăng trong Thông tin Anh ngữ. Lượt xem : 9860

Bản tiếng Anh (nguồn:Phòng Thông Tin Tòa Bạch Ốc)

Remarks of President Barack Obama -As Prepared for Delivery – Back to School Speech

Philadelphia, Pennsylvania

September 14, 2010

As Prepared for Delivery—

Hello Philadelphia! It’s wonderful to be here. Today is about welcoming all of you and all of America’s students back to school – and I can’t think of a better place to do it than Masterman. You’re one of the best schools in Philadelphia – a leader in helping students succeed in the classroom. And just last week, you were recognized as a National Blue Ribbon School for your record of achievement. That’s a testament to everyone here – students and parents, teachers and school leaders. And it’s an example of excellence I hope communities across America embrace.

Over the past few weeks, Michelle and I have been getting Sasha and Malia ready for school. And I bet a lot of you are feeling the same way they’re feeling. You’re a little sad to see the summer go, but you’re also excited about the possibilities of a new year. The possibilities of building new friendships and strengthening old ones. Of joining a school club, or trying out for a team. The possibilities of growing into a better student, and a better person, and making your family proud.

But I know some of you may also be nervous about starting a new school year. Maybe you’re making the jump from elementary to middle school, or from middle to high school, and worried about what that’ll be like. Maybe you’re starting a new school, and not sure how you’ll like it.  Or maybe you’re a senior who’s feeling anxious about the whole college process; about where to apply and whether you can afford to go.

And beyond all these concerns, I know a lot of you are also feeling the strain of these difficult times. You know what’s going on in the news and your own family’s lives. You read about the war in Afghanistan. You hear about the recession we’ve been through. You see it in your parents’ faces and sense it in their voice.

A lot of you are having to act a lot older than you are; to be strong for your family while your brother or sister is serving overseas; to look after younger siblings while your mom works that second shift; to take on a part-time job while your dad is out of work.

It’s a lot to handle; it’s more than you should have to handle. And it may make you wonder at times what your own future will look like; whether you’ll be able to succeed in school; whether you should set your sights a little lower, and scale back your dreams.

But here is what I came to Masterman to tell you: nobody gets to write your destiny but you. Your future is in your hands. Your life is what you make of it. And nothing – absolutely nothing – is beyond your reach. So long as you’re willing to dream big. So long as you’re willing to work hard. So long as you’re willing to stay focused on your education.

That last part is absolutely essential – because an education has never been more important. I’m sure there will be times in the months ahead when you’re staying up late cramming for a test, or dragging yourselves out of bed on a rainy morning, and wondering if it’s all worth it. Let me tell you, there is no question about it. Nothing will have as great an impact on your success in life as your education.

More and more, the kinds of opportunities that are open to you will be determined by how far you go in school. In other words, the farther you go in school, the farther you’ll go in life. And at a time when other countries are competing with us like never before; when students around the world are working harder than ever, and doing better than ever; your success in school will also help determine America’s success in the 21st century.

So, you have an obligation to yourselves, and America has an obligation to you to make sure you’re getting the best education possible. And making sure you get that kind of education is going to take all of us working hand-in-hand.

It will take all of us in government – from Harrisburg to Washington – doing our part to prepare our students, all of them, for success in the classroom, in college, and in a career. It will take an outstanding principal and outstanding teachers like the ones here at Masterman; teachers who go above and beyond for their students. And it will take parents who are committed to your education.

That’s what we have to do for you. That’s our responsibility. That’s our job. But here’s your job. Showing up to school on time. Paying attention in class. Doing your homework. Studying for exams. Staying out of trouble. That kind of discipline and drive – that kind of hard work – is absolutely essential for success.

I know – because I didn’t always have it. I wasn’t always the best student when I was younger; I made my share of mistakes. In fact, I can still remember a conversation I had with my mother in high school, when I was about the age of some of you here today. It was about how my grades were slipping, how I hadn’t even started my college applications, how I was acting, as she put it, “casual” about my future. It’s a conversation I suspect will sound familiar to some of the students and parents here today.

And my attitude was what I imagine every teenager’s attitude is in a conversation like that. I was like, I don’t need to hear all this. So, I started to say that, and she just cut me right off. You can’t just sit around, she said, waiting for luck to see you through. She said I could get into any school in the country if I just put in a little effort. Then she gave me a hard look and added, “Remember what that’s like? Effort?”

It was pretty jolting, hearing my mother say that. But eventually, her words had their intended effect. I got serious about my studies. I made an effort. And I began to see my grades – and my prospects – improve. And I know that if hard work could make the difference for me, it can make the difference for you, too.

I know some of you may be skeptical about that. You may wonder if some people are just better at certain things. And it’s true that we each have our own gifts and talents we need to discover and nurture. But just because you’re not the best at something today doesn’t mean you can’t be tomorrow. Even if you don’t think of yourself as a math person or as a science person – you can still excel in those subjects if you’re willing to make the effort. And you may find out you have talents you’d never dreamed of.

You see, excelling in school or in life isn’t mainly about being smarter than everybody else. It’s about working harder than everybody else. Don’t avoid new challenges – seek them out, step out of your comfort zone, and don’t be afraid to ask for help; your teachers and family are there to guide you. Don’t feel discouraged or give up if you don’t succeed at something – try it again, and learn from your mistakes. Don’t feel threatened if your friends are doing well; be proud of them, and see what lessons you can draw from what they’re doing right.

That’s the kind of culture of excellence you promote here at Masterman; and that’s the kind of excellence we need to promote in all America’s schools. That’s why today, I’m announcing our second Commencement Challenge. If your school is the winner; if you show us how teachers, students, and parents are working together to prepare your kids for college and a career; if you show us how you’re giving back to your community and our country – I’ll congratulate you in person by speaking at your commencement.

But the truth is, an education is about more than getting into a good college or getting a good job when you graduate. It’s about giving each and every one of us the chance to fulfill our promise; to be the best version of ourselves we can be. And part of what that means is treating others the way we want to be treated – with kindness and respect.

Now, I know that doesn’t always happen. Especially not in middle or high school. Being a teenager isn’t easy. It’s a time when we’re wrestling with a lot of things. When I was your age, I was wrestling with questions about who I was; about what it meant to be the son of a white mother and a black father, and not having that father in my life. Some of you may be working through your own questions right now, and coming to terms with what makes you different.

And I know that figuring all that out can be even more difficult when you’ve got bullies in class who try to use those differences to pick on you or poke fun at you; to make you feel bad about yourself. In some places, the problem is more serious. There are neighborhoods in my hometown of Chicago, where kids have hurt one another. And the same thing has happened here in Philly.

So, what I want to say to you today – what I want all of you to take away from my speech – is that life is precious, and part of its beauty lies in its diversity. We shouldn’t be embarrassed by the things that make us different. We should be proud of them. Because it’s the things that make us different that make us who we are. And the strength and character of this country have always come from our ability to recognize ourselves in one another, no matter who we are, or where we come from, what we look like, or what abilities or disabilities we have.

I was reminded of that idea the other day when I read a letter from Tamerria Robinson, an 11-year old girl in Georgia. She told me about how hard she works, and about all the community service she does with her brother. And she wrote, “I try to achieve my dreams and help others do the same.”  “That,” she wrote, “is how the world should work.”

I agree with Tamerria. That is how the world should work. Yes, we need to work hard. Yes, we need to take responsibility for our own education. Yes, we need to take responsibility for our own lives. But what makes us who we are is that here, in this country, we not only reach for our own dreams, we help others do the same. This is a country that gives all its daughters and all its sons a fair chance. A chance to make the most of their lives. A chance to fulfill their God-given potential.

And I’m absolutely confident that if all our students – here at Masterman, and across this country – keep doing their part; if you keep working hard, and focusing on your education; if you keep fighting for your dreams and if all of us help you reach them; then not only will you succeed this year, and for the rest of your lives, but America will succeed in the 21st century. Thank you, God bless you, and may God bless the United States of America.

Bản chuyển ngữ tiếng Việt

Chào Philadelphia! Thật vui khi có mặt ở đây. Hôm nay là ngày đón chào tất cả các em cũng như tất cả học sinh Mỹ trở lại trường học – và tôi nghĩ rằng không nơi nào tốt hơn trường Masterman để làm việc này. Đây là một trong những trường xuất sắc nhất tại Philadelphia – là người đi đầu trong việc giúp học sinh thành công trong học tập. Và chỉ tuần trước, các em đã được tặng giải National Blue Ribbon School cho thành tích của mình. Đây là minh chứng cho mọi người ở đây – học sinh và phụ huynh, giáo viên và các vị lãnh đạo nhà trường. Và nó cũng là một ví dụ của sự ưu tú mà tôi muốn các cộng đồng trên toàn nước Mỹ nên nắm bắt.

Trong những tuần qua, Michelle và tôi đã giúp Sasha và Malia chuẩn bị cho việc nhập học. Và tôi đoan chắc rằng đa số các em cũng mang cảm giác như chúng. Các em hơi buồn khi chứng kiến mùa hạ đi qua, nhưng các em cũng phấn khởi về những hứa hẹn của một năm học mới. Những triển vọng của việc tạo ra tình bạn mới và củng cố tình bạn cũ; của việc tham gia một câu lạc bộ trong trường, của việc thử sức vào một môn thể thao. Những triển vọng của việc trở thành một học sinh tốt hơn, một con người tốt hơn, và làm cho gia đình mình hãnh diện.

Nhưng tôi cũng biết rằng một số các em cũng cảm thấy lo âu khi bắt đầu một năm học mới. Có thể là các em đang chuyển từ cấp một lên cấp hai, hoặc từ cấp hai lên cấp ba, và hồi hộp xem chúng sẽ ra sao. Có thể các em đang theo học một trường mới và không chắc rằng mình có thích nó hay không. Hoặc cũng có thể các em là một học sinh lớp mười hai đang lo lắng về quá trình đại học; về việc ghi danh vào trường nào và liệu mình có đủ khả năng để theo học hay không.

Và bên cạnh những lo lắng này, tôi biết rất nhiều em cũng đang cảm thấy sự căng thẳng của giai đoạn khó khăn hiện nay. Các em biết việc gì đang xảy ra qua những tin tức hằng ngày cũng như trong đời sống gia đình mình. Các em đọc tin về cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Các em nghe nói về sự suy thoái mà chúng ta đang trải qua. Các em thấy được nó trên khuôn mặt cha mẹ mình cũng như cảm nhận nó qua giọng nói của họ.

Rất nhiều em đã phải cư xử già hơn tuổi của mình; trở nên cứng cáp hơn để giúp gia đình trong khi anh chị các em đang làm nhiệm vụ ở nước ngoài; để chăm sóc em nhỏ của mình khi mẹ phải đi làm thêm ca; để tự kiếm một công việc phụ khi cha mình bị thất nghiệp.

Thật là quá nhiều để đảm đương; nhiều hơn là các em cần phải đảm đương. Và nó có thể khiến các em đôi khi tự hỏi rằng tương lai của mình sẽ ra sao; liệu các em có thể thành công trong học tập hay không; liệu các em có nên hạ mục tiêu của mình thấp hơn tí và giảm bớt hoài bão của mình hay không.

Nhưng đây là điều khiến tôi đến Masterman để nói với các em: không ai quyết định số phận của các em ngoại trừ bản thân các em. Tương lai các em nằm trong tay chính mình. Cuộc đời các em là do các em định đoạt. Và không điều gì – tuyệt đối không điều gì – nằm ngoài tầm với của các em. Miễn là các em sẵn sàng có những ước mơ to lớn. Miễn là các em sẵn sàng chăm chỉ làm việc. Miễn là các em sẵn sàng chú tâm vào việc học của mình.

Phần cuối cùng thì tuyệt đối đặc biệt – bởi vì học vấn quan trọng hơn bao giờ hết. Tôi chắc chắn rằng sẽ có những lúc trong những tháng tới khi các em phải thức khuya để ôn bài thi, hoặc lê người ra khỏi giường trong một buổi sáng ướt mưa, và tự hỏi rằng nó có đáng không. Tôi sẽ trả lời các em rằng, không còn nghi ngờ gì cả. Không gì ảnh hưởng nhiều hơn đến thành công trong cuộc đời các em bằng học vấn.

Hơn thế nữa, những cơ hội được mở ra ra sao thì tuỳ thuộc vào việc các em tiến bộ bao xa trong học tập. Điều này có nghĩa là, các em càng tiến xa ở trường thì các em sẽ tiến xa trong cuộc sống. Và vào thời điểm mà những quốc gia khác đang tranh đua với chúng ta nhiều hơn bao giờ cả; khi học sinh trên toàn thế giới học tập chăm chỉ hơn bao giờ, và tiến bộ hơn bao giờ; sự thành công của các em trong học tập cũng sẽ giúp quyết định sự thành công của nước Mỹ trong thế kỷ 21.

Vì thế, các em có một trách nhiệm đối với bản thân mình, và nước Mỹ cũng có một trách nhiệm đối với các em, nhằm bảo đảm cho các em một nền giáo dục tốt nhất. Và cũng để bảo đảm các em có được một nền giáo dục từ đó sẽ giúp chúng ta cùng sánh vai làm việc với nhau.

Việc này sẽ yêu cầu mọi người trong chính quyền – từ Harrisburg đến Washington – thực hiện phần hành của mình để chuẩn bị cho các học sinh của chúng ta, tất cả các em, đạt được thành công trong lớp học, trong đại học và trong nghề nghiệp. Việc này sẽ yêu cầu một hiệu trưởng xuất sắc và những giáo viên xuất sắc như quí vị ở Masterman; những giáo viên nỗ lực hơn nhiều vì học sinh của mình. Và việc này cũng yêu cầu những phụ huynh quan tâm đến sự học của các em.

Đấy là những gì chúng tôi cần phải làm vì các em. Đó là trách nhiệm của chúng tôi. Đó là công việc của chúng tôi. Còn đây là công việc của các em. Đi học đúng giờ. Chú ý nghe giảng. Hoàn thành bài tập. Ôn bài trước khi thi. Tránh xa điều xấu. Những đức tính kỷ luật và tự giác – đức tính chăm chỉ – là tuyệt đối quan trọng cho thành công.

Tôi biết – vì tôi không luôn luôn đạt được điều này. Tôi không luôn là một học sinh xuất sắc khi còn trẻ; tôi cũng có những lỗi lầm của riêng mình. Đến nay tôi vẫn còn nhớ cuộc trò chuyện với mẹ tôi khi tôi còn học cấp ba, khi tôi bằng tuổi một số em ở đây hôm nay. Nó liên quan đến việc điểm học của tôi bị tụt xuống, về việc tôi vẫn chưa nạp đơn xin vào đại học, về việc tôi đã có những thái độ, theo lời của bà, “thư thả” đối với tương lai của mình. Đấy là cuộc trò chuyện mà tôi nghĩ rằng cũng khá quen thuộc đối với một số học sinh và phụ huynh có mặt hôm nay.

Tôi nghĩ rằng thái độ của tôi thì cũng như thái độ của bất kỳ một thiếu niên nào trong một cuộc đối thoại như thế. Tôi định nói rằng tôi không cần phải nghe những lời này. Nhưng khi tôi vừa bắt đầu mở miệng thì bà cắt ngang ngay. Con không thể cứ ngồi không mãi và đợi chờ vận may giúp mình, bà nói. Bà nói rằng tôi có thể vào học được bất kỳ trường nào trong cả nước nếu tôi chịu nỗ lực thêm một tí. Rồi bà nhìn tôi một cách nghiêm khắc và nói thêm, “Còn nhớ nó như thế nào không? Sự nỗ lực?”

Thật choáng váng khi nghe mẹ tôi nói thế. Nhưng cuối cùng thì những lời nói của bà cũng đã có ảnh hưởng theo ý của bà. Tôi học hành đàng hoàng hơn. Tôi đã tạo một nỗ lực. Và tôi bắt đầu thấy điểm – và tương lai của mình – tiến bộ hơn. Và tôi biết rằng nếu sự chăm chỉ đã giúp tôi thay đổi được mình, thì nó cũng có thể thay đổi được các em.

Tôi biết một số các em hoài nghi về việc này. Các em có thể cho rằng một số người vốn có năng khiếu hơn về mặt nào đấy. Đúng là mỗi chúng ta đều có một năng khiếu riêng cần phải khám phá và nuôi dưỡng. Nhưng dù các em không phải là người xuất sắc nhất về mặt nào đấy trong hiện tại, điều này không có nghĩa là các em không thể đạt được nó trong tương lai. Ngay cả khi các em không nghĩ mình là dạng người của toán hay khoa học – các em vẫn có thể tiến bộ trong các môn này nếu các em sẵn sàng nỗ lực. Và từ đó các em có thể phát hiện ra những năng khiếu riêng mà mình chưa bao giờ biết đến.

Các em thấy đấy, tiến bộ ở trường học hoặc trong đời sống không bắt buộc phải là phải thông minh hơn những người khác. Đừng tránh né những thử thách mới – hãy tìm đến chúng, bước ra khỏi môi trường quen thuộc của mình, và đừng e ngại khi nhờ giúp đỡ; thầy cô giáo và cha mẹ luôn có mặt để hướng dẫn các em. Đừng chán nản hoặc bỏ cuộc nếu các em không thành công trong lĩnh vực nào đấy – hãy tiếp tục và học hỏi từ những sai lầm. Đừng cảm thấy bị đe doạ nếu bạn bè mình tiến bộ; hãy tự hào về họ, và xem thử mình có thể học được bài học gì từ họ và họ đã làm điều gì đúng.

Đây là văn hoá xuất sắc mà chúng ta đang khuyến khích ở Masterman; và đó là sự xuất sắc mà chúng ta cần khuyến khích trên tất cả các trường học ở Mỹ. Đấy là vì sao hôm nay, tôi công bố cuộc Thi tài Tốt nghiệp lần thứ hai. Nếu trường quí vị thắng cuộc, nếu quí vị chứng tỏ rằng các giáo viên, học sinh và phụ huynh đã cùng nhau làm việc ra sao để chuẩn bị cho con cái quí vị vào đại học cũng như hướng nghiệp, nếu quí vị chứng tỏ mình đã đóng góp cho cộng đồng và đất nước ra sao – tôi sẽ đích thân chúc mừng bằng cách đến nói chuyện vào buổi lễ tốt nghiệp cuối năm của trường.

Nhưng sự thật là giáo dục thì còn hơn cả việc vào được trường đại học tốt hoặc tìm được công việc tốt sau khi ra trường. Nó còn là tạo cơ hội để mỗi chúng ta thực hiện lời hứa của mình; để trở thành một phiên bản tốt nhất của bản thân mà chúng ta có thể có được. Và một phần của điều này bao gồm việc đối xử với mọi người giống như chúng ta muốn được đối xử – với lòng bao dung và tôn trọng.

Tôi biết điều này không luôn xảy ra. Đặc biệt là trong môi trường cấp hai và cấp ba. Trở thành một thiếu niên không phải là điều dễ dàng. Đây là quãng thời gian chúng ta phải vật lộn với nhiều thứ. Khi tôi ở vào tuổi các em, tôi đã phải vật lộn với những vấn đề như tôi là ai; về việc là con trai của một người mẹ da trắng và người bố da đen thì như thế nào, và không có hình ảnh người cha trong đời mình ra sao. Một số các em có thể hiện đang tìm cách trả lời những câu hỏi của chính mình, và nhận ra điều gì làm mình khác biệt.

Và tôi cũng biết rằng việc tìm những câu trả lời trên còn khó khăn hơn nữa khi các em bị những kẻ khác trong lớp bắt nạt hoặc chòng ghẹo; làm các em cảm thấy xấu hổ về bản thân. Ở một số nơi, vấn đề này đang trở nên nghiêm trọng hơn. Có những khu vực trong thành phố quê hương của tôi là Chicago, nơi trẻ em có thể xâm hại lẫn nhau. Điều này cũng đã xảy ra ở Philly.

Vì thế điều tôi muốn nói với các em hôm nay – những gì tôi muốn các em rút tỉa được từ phát biểu của tôi – là cuộc sống thì rất quí giá, và một phần của cái đẹp này nằm trong sự đa dạng. Chúng ta không nên xấu hổ vì những gì làm chúng ta khác biệt. Chúng ta nên tự hào về chúng. Bởi vì những gì làm chúng ta khác biệt cũng là những thứ tạo ra bản chất chúng ta. Sức mạnh và tính chất của quốc gia này luôn luôn bắt nguồn từ khả năng chúng ta nhận diện được mình trong những người khác, cho dù chúng ta là ai, hoặc chúng ta đến từ đâu, chúng ta giống ai, hoặc những ưu khuyết điểm nào chúng ta đang có.

Tôi nhớ đến điều này hôm tôi đọc bức thư của Tamerria Robinson, một cô bé 11 tuổi ở Georgia. Cô bé nói với tôi rằng cô làm việc chăm chỉ ra sao, và những hoạt động phục vụ cộng đồng mà cô cùng làm với anh trai mình. Và cô bé viết rằng, “Tôi cố gắng đạt được ước mơ của mình và giúp những người khác cũng đạt được như thế.” “Thế giới,” cô bé viết, “nên hoạt động như thế.”

Tôi đồng ý với Tamerria. Thế giới nên hoạt động như thế. Đúng, chúng ta cần làm việc chăm chỉ. Đúng, chúng ta cần phải có trách nhiệm với sự học của mình. Đúng, chúng ta cần có trách nhiệm với cuộc đời mình. Nhưng điều làm chúng ta là chính mình là ở nơi đây, trên đất nước này, chúng ta không chỉ vươn tới những giấc mơ của riêng mình, chúng ta còn giúp những người khác làm việc tương tự. Đây là đất nước đã cho con cái của mình một cơ hội công bình. Một cơ hội để họ vận dụng hết cuộc sống của mình. Một cơ hội để thực hiện tiềm năng trời cho của mình.

Và tôi tuyệt đối tin tưởng rằng các học sinh của chúng ta – ở Masterman và trên toàn quốc – tiếp tục thực hiện phần việc của mình; nếu các em tiếp tục chăm chỉ và chú trọng vào việc học; nếu các em tiếp tục chiến đấu cho ước mơ của mình và nếu tất cả chúng tôi đều giúp các em đạt được chúng; thì không những các em đã thành công trong năm học này cũng như cho toàn bộ cuộc đời mình, mà nước Mỹ cũng sẽ thành công trong thế kỷ 21. Cám ơn, Thượng đế ban phúc cho bạn và xin Thượng đế ban phúc cho nước Mỹ.















    Đồng ý chia sẻ thông tin cho Du Học SET, các trường và đối tác để nhận thông tin liên quan đến du học.
    Tôi đồng ý các điều khoản và chính sách bảo mật thông tin của Du Học SET.