Author Archives: Set Education

Lịch chiêu sinh trong Tháng 5 – 2011 tại Quận 1

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 20/04/2011. Đăng trong Lịch chiêu sinh. Lượt xem : 6670

Thi xếp lớp Sáng Thứ 2;4;7 hàng tuần lúc 8g30 hoàn toàn miễn phí. Vui lòng đăng ký theo số điện thoại 08 3848 4433 ext 16. Hiện Du học SET đang có chương trình Giảm học phí trong dịp Hè, vui lòng tham khảo tại đây

Lich_chieu_sinh_thang_5.Quan_1_new

Đọc tiếp

10 suất học bổng trị giá gần $4,000/ suất tại QIBT

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 20/04/2011. Đăng trong Học bổng du học Úc. Lượt xem : 4869

QIBT giảng dạy chương trình dự bị chuyển tiếp giữa trung học và đại học, giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn và làm quen với môi trường đại học trước khi vào chương trình chính tại đại học Griffith. Tại QIBT, học sinh có thể lựa chọn được hầu hết các ngành học như: kinh doanh, thiết kế, IT, quản lý khách sạn, kỹ sư, y tế, khoa học, giáo dục và nhân văn.

whystudy

Học bổng:

5 suất học bổng trị giá 25% cho khóa tháng 6 - 2011

5 suất học bổng trị giá 25% cho khóa tháng 10 - 2011

Đăng ký học bổng:

Làm hồ sơ thông qua Du Học SET cho khóa học Certificate IV vào tháng 6 hoặc 10/2011 của chương trình dự bị đại học (University Foundation Studies) tại QIBT. Sinh viên phải đáp ứng được yêu cầu tiếng Anh và yêu cầu đầu vào của chương trình Foundation, và phải được QIBT cấp thư package offer để có thể đăng ký học bổng này.

Vì sao chọn chương trình Certificate IV?

Đây là chương trình chuẩn bị cho học sinh muốn vào học chương trình Diploma tại QIBT hoặc vào thẳng năm nhất đại học Griffith. Sau khi hoàn tất khóa học này, bạn có thể lựa chọn bất kỳ ngành học nào trong chương trình Diploma của QIBT.

Thời hạn đăng ký:

30/05/2011 cho khóa học tháng 6/2011

23/09/2011 cho khóa học tháng 10/2011/

Học bổng sẽ được trao 1 tuần sau ngày hết hạn đăng ký.

Liên hệ Du Học SET để đăng ký và làm hồ sơ hoàn toàn miễn phí.

Đọc tiếp

Giao thông Sài Gòn hỗn loạn sau trận mưa lúc nửa đêm

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 19/04/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4713

Cơn mưa lớn kéo dài suốt 5 tiếng khiến nhiều điểm bị ngập, giao thông cửa ngõ Sài Gòn và các tuyến đường vào trung tâm rối loạn, sáng nay. Nhiều hố tử thần đã xuất hiện.

Trên xa lộ Hà Nội, nhiều điểm trũng bị ngập nước cộng thêm công trình cầu Rạch Chiếc đang thi công khiến giao thông ùn tắc. Dòng xe nối đuôi nhau dài hàng km.

* Ảnh TP HCM ngập sâu vì cơn mưa lớn giữa đêm
* Clip kẹt xe ở trung tâm thành phố
* Clip hố tử thần xuất hiện sau cơn mưa lớn

Tại vòng xoay Điện Biên Phủ, quận 1, hàng nghìn phương tiện chen nhau gần 2 giờ. Tiếng còi hụ xe cứu thương kêu inh ỏi nhưng vẫn không thể thoát khỏi dòng xe dày đặc. Trong khi đó, xe máy thi nhau luồn lách lấn sang phần đường dành cho ôtô đã khiến giao thông càng trở nên bế tắc. Ngoài nhiều điểm bị đọng nước, nguyên nhân khác là do tại giao lộ Võ Thị Sáu - Đinh Tiên Hoàng (quận 1) vừa mới mọc lên một "lô cốt" tạo nút thắt cổ chai. Tình hình kẹt xe lan sang nhiều tuyến đường khác như Điện Biên Phủ, Nguyễn Đình Chiểu.

ketxe11

Giao thông hỗn loạn tại vòng xoay Điện Biên Phủ, quận 1. Ảnh: Vĩnh Phú.

Vừa tấp vào một quán cà phê ngay vòng xoay Điện Biên Phủ, anh Lê Hữu, nhân viên một ngân hàng cho biết: "Tưởng vượt qua được xa lộ Hà Nội là thoát, không ngờ vào trung tâm TP HCM lại bị kẹt cứng".

Kẹt xe nghiêm trọng cũng diễn ra tại vòng xoay Hòa Bình (quận 11). Chị Hoàng, nhân viên một công ty truyền thông ở quận 10 cho biết, trận mưa đêm qua quá lớn, khiến nhiều chỗ trũng trên các tuyến đường Lạc Long, Ông Ích Khiêm... nước không thoát kịp. Một hố mới đào, nước ngập sâu ở trước mặt tòa án quận 11 đã khiến một loạt người bị ngã.

"Có người bị trượt xe, rơi điện thoại nhưng mò mãi chẳng thấy. Nhóm xe ôm chúng tôi phải "hy sinh" 3 chiếc xe máy chắn ngang đường để người dân tránh sụt hố ngập nước", anh Tùng, lái xe ôm tại khu vực này cho biết.

Hàng loạt tuyến đường khác như Nguyễn Hữu Cảnh (quận 10), Âu Cơ (quận Tân Phú), Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh)... cũng chung tình trạng còn đọng nước, kẹt xe.

Cũng do mưa lớn, chỉ trong một buổi sáng trên địa bàn TP HCM đã xuất hiện 3 "hố tử thần" và nhiều điểm có dấu hiệu sụt lún.

Tại giao lộ Cách Mạng Tháng 8 - Võ Văn Tần (quận 3), cơ quan chức năng rào chắn đường để tiến hành xử lý hố cũng khiến các phương tiện khi lưu thông qua giao lộ này bị ùn ứ."Hố tử thần" rộng 1 m, sâu hơn 1 m và có vết nứt dài hơn 3 m ăn sâu vào bên trong vỉa hè.

Hố tử thần tại giao lộ Cách Mạng Tháng 8 - Võ Văn Tần, quận 3. Ảnh: Vĩnh Phú.

Tương tự tại giao lộ Lê Quý Đôn - Điện Biên Phủ (quận 3), Lê Thánh Tôn - Tôn Đức Thắng cũng xuất hiện một số điểm sụt lún đường và có nguy cơ tạo hố tử thần rất cao.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Minh Giám, Phó giám đốc trung tâm Khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, cho biết, khu vực Nam Bộ đã bắt đầu vào mùa mưa. Mưa sẽ diễn ra đồng loạt trên diện rộng ở Nam Bộ kể từ giữa tháng 4.

Những đợt nắng nóng năm nay ở Nam Bộ không bằng năm ngoái, chủ yếu xảy ra ở miền Đông Nam Bộ. Cũng theo ông Giám, sau những ngày nắng nóng, oi bức, thường xảy ra mưa, lốc xoáy, sấm sét, thậm chí vòi rồng, mưa đá rất nguy hiểm.

(theo vnexpress)

Đọc tiếp

Những sắc màu Canberra

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 19/04/2011. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 4280

Canberra khá nhỏ, chỉ với hơn 300.000 dân nhưng lại là thủ đô của cả nước Australia rộng lớn. Các mảng xanh luôn phủ kín cả thành phố nên khí hậu và cuộc sống nơi đây rất thoải mái. (Quốc Hưng)

canberra-1

Canberra về đêm. Cuộc sống về đêm ở nơi này rất lạ, và rất khác so với Sài Gòn. Ở nơi này, hầu hết các shopping mall, các cửa hàng đều đóng cửa từ rất sớm, khoảng 7h trong tuần và vào cuối tuần đã có thể đóng cửa từ 4, 5h chiều. Do vậy, đường phố trở nên rất vắng lặng từ khoảng 7h tối trở đi khi ai cũng đã trở về với gia đình. Làm một sinh viên du học ở đây không phải ai cũng chịu được cái vẻ tĩnh lặng của cuộc sống đô thị về đêm. Sự nhộn nhịp hầu như không bao giờ xuất hiện trên đường phố ngoại trừ những dịp lễ hội lớn.


Phương tiện di chuyển chính của sinh viên ở đây có thể là xe đạp hoặc xe bus. Như đã nói, Canberra được bao phủ bởi rất nhiều mảng xanh nên đạp xe quanh Canberra rất thú vị vì các khu dân cư ở đây thường được ngăn cách bằng những khoảnh rừng nhỏ, những cách đồng hay những công viên rộng lớn. Trong ảnh là một buổi chiều nắng tôi đạp xe về ngang một cách đồng bát ngát.
Phương tiện di chuyển chính của sinh viên ở đây có thể là xe đạp hoặc xe bus. Canberra được bao phủ bởi rất nhiều mảng xanh nên đạp xe quanh Canberra rất thú vị vì các khu dân cư ở đây thường được ngăn cách bằng những khoảnh rừng nhỏ, những cách đồng hay những công viên rộng lớn. Trong ảnh là một buổi chiều nắng tôi đạp xe về ngang một cách đồng bát ngát.
Trong ảnh là một góc một khu công viên quốc gia ở Canberra . Thủ đô này có lẽ thú vị nhất là khu dân cư rất nhỏ. Chỉ cần đạp xe khoảng 15 phút là đã đi đến ngoại ô hoặc những cánh rừng quốc gia rồi, nơi đây người ta chú trọng đến việc bảo tồn thiên nhiên rất kĩ lưỡng nên cảnh hoang sơ như vậy là không khó để bắt gặp.
Trong ảnh là một góc một khu công viên quốc gia ở Canberra . Thủ đô này có lẽ thú vị nhất là khu dân cư rất nhỏ. Chỉ cần đạp xe khoảng 15 phút là đã đi đến ngoại ô hoặc những cánh rừng quốc gia rồi, nơi đây người ta chú trọng đến việc bảo tồn thiên nhiên rất kĩ lưỡng nên cảnh hoang sơ như vậy là không khó để bắt gặp.
Một buổi sáng ở Canberra. Có lẽ một trong những khác biệt lớn nhất ở Canberra dành cho sinh viên du học là một ngày bình thường nơi đây nhiệt độ cách biệt rất cao, trong nhiều ngày có thể cách biệt đến 20 độ C. Buổi sáng thì trời đầy sương, nhưng đến buổi trưa nắng lại rất gắt, kéo đến buổi chiều rồi ban đêm lại lạnh rét run người. Mỗi khi ra đường phải xem thời tiết rất kĩ, nếu không sẽ gặp trường hợp là buổi sáng mang rất nhiều áo ấm để rồi tắm trong mồ hôi khi buổi trưa nắng nóng, hoặc ra đường buổi trưa ăn mặc mát mẻ để rồi buổi tối rét không chịu nổi.
Một buổi sáng ở Canberra. Có lẽ một trong những khác biệt lớn nhất ở Canberra dành cho sinh viên du học là một ngày bình thường nơi đây nhiệt độ cách biệt rất cao, trong nhiều ngày có thể cách biệt đến 20 độ C. Buổi sáng thì trời đầy sương, nhưng đến buổi trưa nắng lại rất gắt, kéo đến buổi chiều rồi ban đêm lại lạnh rét run người. Mỗi khi ra đường phải xem thời tiết rất kĩ, nếu không sẽ gặp trường hợp là buổi sáng mang rất nhiều áo ấm để rồi tắm trong mồ hôi khi buổi trưa nắng nóng, hoặc ra đường buổi trưa ăn mặc mát mẻ để rồi buổi tối rét không chịu nổi.
Một lễ hội khinh khí cầu ở Canberra. Do đây là thủ đô nên Canberra không thiếu các lễ hội quanh năm. Ở đây rất ít nhà cao tầng nên những lễ hội khinh khí cầu như vậy được tổ chức thường xuyên, và khinh khí cầu thường bay rất thấp, đến khi ra đến hồ nước nhiều khinh khí cầu lại bay chạm mặt nước và du khách có cảm giác như đang đi thuyền. 1 chuyến đi trên khinh khí cầu thường tốn khoảng $350 nên không phải ai cũng có khả năng chi trả.
Một lễ hội khinh khí cầu ở Canberra. Do đây là thủ đô nên Canberra không thiếu các lễ hội quanh năm. Ở đây rất ít nhà cao tầng nên những lễ hội khinh khí cầu như vậy được tổ chức thường xuyên, và khinh khí cầu thường bay rất thấp, đến khi ra đến hồ nước nhiều khinh khí cầu lại bay chạm mặt nước và du khách có cảm giác như đang đi thuyền. Một chuyến đi trên khinh khí cầu thường tốn khoảng 350 đôla nên không phải ai cũng có khả năng chi trả.
Chim Cockatoo. Canberra sẽ không là Canberra nếu thiếu loại chim này. Nơi đây những đàn cockatoo luôn ngập tràn, và thường thì bọn chúng rất ầm ĩ. Vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chỉ cần vài con này đậu trên mái nhà là sẽ không ai ngủ được, nhưng vì đây là một trong những loại động vật tượng trưng cho nước Úc nên không ai muốn làm gì chúng cả. Nếu ở Canberra mà chưa từng phải xua bớt vài con cockatoo này đi thì bạn chưa hẳn đã cảm nhật hết Canberra.
Chim Cockatoo. Canberra sẽ không là Canberra nếu thiếu loại chim này. Nơi đây những đàn cockatoo luôn ngập tràn, và thường thì bọn chúng rất ầm ĩ. Vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chỉ cần vài con này đậu trên mái nhà là sẽ không ai ngủ được, nhưng vì đây là một trong những loại động vật tượng trưng cho nước Australia nên không ai muốn làm gì chúng cả. Nếu ở Canberra mà chưa từng phải xua bớt vài con cockatoo này đi thì bạn chưa hẳn đã cảm nhận hết Canberra.
Một hàng rào tại một khu vườn quốc gia ở Canberra. Như đã nói, nơi đây người ta rất chú trọng đến việc bảo tồn tự nhiên. Quanh các cánh đồng lớn hay các khu rừng quốc gia, người ta đều rào lại để ngăn sự tiếp xúc giữa 2 hệ sinh thái khác nhau: ngăn thú rừng chạy đến khu dân cư, đường cái và ngăn các loại thú nhà chạy vào khu bảo tồn vì thường các loại thú quý hiếm ở đây rất nhỏ, chỉ bằng một con chồn nên người ta luôn phải đề phòng việc một con chó nhà chạy vào và cắn giết chúng.
Một hàng rào tại một khu vườn quốc gia ở Canberra. Như đã nói, nơi đây người ta rất chú trọng đến việc bảo tồn tự nhiên. Quanh các cánh đồng lớn hay các khu rừng quốc gia, người ta đều rào lại để ngăn sự tiếp xúc giữa 2 hệ sinh thái khác nhau: ngăn thú rừng chạy đến khu dân cư, đường cái và ngăn các loại thú nhà chạy vào khu bảo tồn vì thường các loại thú quý hiếm ở đây rất nhỏ, chỉ bằng một con chồn nên người ta luôn phải đề phòng việc một con chó nhà chạy vào và cắn giết chúng.
Một vòng quay ngựa gỗ tại khu trung tâm. Ở Canberra, người ta rất chú trọng đến việc giữ gìn những sắc thái văn hóa và tạo nên khu vui chơi cho trẻ con. Bên cạnh những khu hành chính cao cấp tại khu vực trung tâm này, người ta đặt một vòng quay ngựa gỗ, tuy đã khá cũ kĩ nhưng vẫn luôn được vận hành thường xuyên, với những bản nhạc đặc trưng của một hội chợ và tạo nên một nét sắc thái đặc thù cho khu vực trung tâm của thủ đô.
Một vòng quay ngựa gỗ tại khu trung tâm. Ở Canberra, người ta rất chú trọng đến việc giữ gìn những sắc thái văn hóa và tạo nên khu vui chơi cho trẻ con. Bên cạnh những khu hành chính cao cấp tại khu vực trung tâm này, người ta đặt một vòng quay ngựa gỗ, tuy đã khá cũ kĩ nhưng vẫn luôn được vận hành thường xuyên, với những bản nhạc đặc trưng của một hội chợ và tạo nên một nét sắc thái đặc thù cho khu vực trung tâm của thủ đô.
Mùa thu thay lá ở Canberra. Bức ảnh này được chụp tại khuôn viên trường đại học của tôi. Mùa thu ở đây thường ngược với mùa thu ở các nước khác, thường sẽ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5. Trong thời điểm này, một sắc thái đỏ, nâu và vàng sẽ trùm lên những cây lá xanh tươi nhưng thường kéo dài không lâu, vì từ khi thay lá đến khi cành lá rụng để chuẩn bị vào mùa đông ở nơi đây thường chỉ kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
Mùa thu thay lá ở Canberra. Bức ảnh này được chụp tại khuôn viên trường đại học của tôi. Mùa thu ở đây thường ngược với mùa thu ở các nước khác, thường sẽ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5. Trong thời điểm này, một sắc thái đỏ, nâu và vàng sẽ trùm lên những cây lá xanh tươi nhưng thường kéo dài không lâu, vì từ khi thay lá đến khi cành lá rụng để chuẩn bị vào mùa đông ở nơi đây thường chỉ kéo dài từ 2 đến 3 tuần.
Một bông bồ công anh. Ở Canberra, những bông bồ công anh này mọc rất nhiều trên vỉa hè ngoài đường, vì đa số các vỉa hè đều có một thảm cỏ bao xung quanh. Tuy bông bồ công anh đối với người dân ở đây là rất bình thường nhưng đối với những sinh viên du học, khi nhặt được một bông bồ công anh như thế này thường sẽ rất thích thú và cứ ngắm nghía mãi thôi.
Một bông bồ công anh. Ở Canberra, những bông bồ công anh này mọc rất nhiều trên vỉa hè ngoài đường, vì đa số các vỉa hè đều có một thảm cỏ bao xung quanh. Tuy bông bồ công anh đối với người dân ở đây là rất bình thường nhưng đối với những sinh viên du học, khi nhặt được một bông bồ công anh như thế này thường sẽ rất thích thú và cứ ngắm nghía mãi thôi.
Một thảm cỏ trên triền vỉa hè ở Canberra. Đi dọc một thảm cỏ vào một buổi hoàng hôn luôn tạo một cảm giác thân quen trong khoảng thời gian tôi sinh sống ở nơi này. Việc giữ gìn những thảm cỏ này hầu như đều được chính phủ tài trợ, do họ cũng muốn xây dựng một hình ảnh Canberra xanh trong mắt những người dân ở nơi đây.

Một thảm cỏ trên triền vỉa hè ở Canberra. Đi dọc một thảm cỏ vào một buổi hoàng hôn luôn tạo một cảm giác thân quen trong khoảng thời gian tôi sinh sống ở nơi này. Việc giữ gìn những thảm cỏ này hầu như đều được chính phủ tài trợ, do họ cũng muốn xây dựng một hình ảnh Canberra xanh trong mắt những người dân ở nơi đây.

(theo Vnexpress)
Đọc tiếp

Bốn mùa Canberra

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 19/04/2011. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 4861

Nước Australia nói chung và Canberra nói riêng rất đẹp. Nhưng không phải là cái đẹp lồ lộ làm người ta phải trầm trồ ngay từ phút đầu tiên. Đó là vẻ đẹp kín đáo, ẩn mình sau những cánh rừng bạch đàn mộc mạc, và có phần đơn điệu, bao la. (Đặng Thế Truyền)

Phải ở lâu nơi đây mới thấy được vẻ đẹp đó. Đẹp bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Tôi có một người bạn đã sống ở Canberra hơn ba năm rồi, mà mãi một ngày gần đây anh ấy mới thốt lên: "Bây giờ mới thấy Canberra đẹp thế!"

Tiếc rằng ống kính của máy ảnh, và tay nghề của tôi còn quá kém cỏi, không thể lột tả hết được vẻ đẹp đó. Dù sao, tôi cũng muốn giới thiệu với các bạn một số bức ảnh bốn mùa chụp Canberra và vùng giáp ranh với hy vọng giúp các bạn cảm nhận phần nào vẻ đẹp tự nhiên nơi đây.

Canberra
Hoa nở rực rỡ trong khu vườn tư nhân Tulip Tops ở ngoại ô.
Đọc tiếp

Chúc mừng Du Học SET 3 năm liền là Top performing agent của Sở giáo dục bang NSW, Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 19/04/2011. Đăng trong Nét đặc trưng của SET Education. Lượt xem : 9533
Chúc mừng Du Học SET đã 3 năm liền nằm trong Top 3 đại diện tuyển sinh tiêu biểu của Sở Giáo Dục bang New South Wales, Úc (2008 – 2009, 2009 – 2010, 2010 – 2011). Bằng những nỗ lực và tâm  huyết của mình trong nhiều năm qua, chúng tôi đã hỗ trợ...
Đọc tiếp

Bạn biết gì về các nhóm ngôn ngữ chính?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 19/04/2011. Đăng trong Australian English. Lượt xem : 13654


r750282_6215951_copy

Quy tắc về trật tự từ tương đồng trong từng nhóm ngôn ngữ trên thế giới đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu ngày một thấu đáo hơn. (ABC)

‘Quy tắc tương đồng’

Một nghiên cứu mới nhất từ New Zealand đã phát hiện cấu trúc đặc thù từ mỗi nhóm ngôn ngữ chính trên thế giới bao gồm nhóm ngôn ngữ Châu Âu, nhóm ngôn ngữ Thái Bình Dương, nhóm ngôn ngữ Châu Phi và nhóm ngôn ngữ Châu Mỹ.

Nghiên cứu cũng đưa ra những đánh giá trái ngược với ý kiến trước đây cho rằng não bộ của con người tạo ra quy định toàn cầu cho ngôn ngữ.

Sự thật thế nào? “Dường như những yếu tố địa phương và phát triển văn hóa quan trọng hơn những áp lực nhận thức trong tâm trí con người (trong việc hình thành biến thể ngôn ngữ)”, Tiến sĩ Russell Gray, nhà nghiên cứu từ Đại học Auckland (New Zealand), đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Tiến sĩ Gray cũng nói rằng: “Nhận định (trước đây) cho rằng con người đóng vai trò quan trọng với cấu trúc bẩm sinh của trí tuệ trong việc hình thành biến thể ngôn ngữ đã quá đề cao vai trò của con người”.

Theo ông Gray, hiện có hai học thuyết chính lý giải sự đa dạng và các dạng cấu trúc của 7.000 ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, ông cho biết tùy theo những mức độ khác nhau, cả hai học thuyết cho rằng tâm trí con người ưa chuộng những ngữ cảnh tạo ra những cấu trúc chung trong ngôn ngữ.

Trong một dạng cấu trúc ngôn ngữ, động từ được đặt trước bổ ngữ và các từ chỉ vị trí đứng trước danh từ đơn cử như trong câu tiếng Anh sau:
"Russell put (động từ) the wine (bổ ngữ) in (giới từ) the glass (danh từ)".

Ở một dạng cấu trúc khác, bổ ngữ được đặt trước động từ trong khi các từ chỉ vị trí đứng sau danh từ. Ví dụ như cũng trong câu tiếng Anh nêu trên, từ ‘in’ là giới từ xuất hiện sau từ ‘glass’.

Ông Gray và đồng nghiệp là tác giả một bản báo cáo đăng trên tạp chí Nature số ra ngày 14/4/2011 cho rằng những nghiên cứu trước đây về ngôn ngữ loài người có một số điểm chưa rõ ràng.

Ví dụ, một số nghiên cứu cho rằng những dạng cấu trúc ngôn ngữ giống những quy tắc trong tất cả các ngôn ngữ và không có ngoại lệ.

Ông Gray cho rằng các nghiên cứu trên đã bỏ qua mối quan hệ trong các ngôn ngữ: sự phát triển và phân loại ngôn ngữ thành các nhóm có nhiều điểm tương đồng.

Do chỉ có 50 ngôn ngữ có dạng cấu trúc đặt động từ trước bổ ngữ cũng sử dụng giới từ nên ‘quy tắc tương đồng’ không áp dụng chung cho mọi ngôn ngữ, đặc biệt nếu tất cả ngôn ngữ trong cùng một nhóm.

“Hiện tượng này có thể do một vài ngộn ngữ đã được kế thừa sâu hơn trong các nhóm ngôn ngữ”, tiến sĩ Gray giải thích.

Phân tích sự phát triển của ngôn ngữ

Để kiểm tra liệu có quy tắc chung cho mọi ngôn ngữ hay không, tiến sĩ Gray và nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp sinh học tiến hóa để ngiên cứu sự phát triển cấu trúc ngôn ngữ.

Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phát sinh điện toán để phân tích trật tự từ trong ngôn ngữ từ bốn nhóm ngôn ngữ chính trên thế giới, bao gồm nhóm ngôn ngữ Châu Âu, Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ.

Các nhà nghiên cứu sau đó tìm kiếm các cấu trúc trật tự từ như những cấu trúc chứa bổ ngữ và động từ.

“Chúng tôi tìm kiếm bằng chứng cho những cấu trúc này và phát hiện thấy có lẽ những cấu trúc này mang tính đặc thù đối với từng nhóm ngôn ngữ chứ không phải là đặc điểm chung của mọi ngôn ngữ”, ông Gray nhận xét.

Ví dụ, tiếng Anh, Ba Lan, Xứ Wales, Thụy Điển và Ý đều có trật tự bổ ngữ và động từ giống nhau. Tuy nhiên, các ngôn ngữ này liên quan mật thiết với nhau và cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu. Theo ông Gray, có lẽ tất cả những ngôn ngữ này đều kế thừa trật tự từ đặc thù từ một ‘tổ tiên’ chung.

Ông Gray và cộng sự phát hiện thấy trật tự từ xuất hiện trong ngôn ngữ vùng Austronesian (bao gồm Indonesia, Melanesia, Micronesia, Polynesia và các đảo lân cận thuộc Thái Bình Dương) nhưng không xuất hiện trong ngôn ngữ Bantu và Uto-Aztecan.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy sự khác biệt tương tự giữa các nhóm ngôn ngữ với 8 khía cạnh trật tự từ khác nhau.

“Những hiện tượng được khẳng định có điểm chung trên thực tế mang tính đặc thù đối với các nhóm ngôn ngữ nhất định”, tiến sĩ Gray cho biết.

“Trong một nhóm văn hóa và ngôn ngữ khác, hiện tượng này không giống nhau. Văn hóa lấn át nhận thức trên phương diện tiến hóa ngôn ngữ”.
Ông Gray cho rằng những phát hiện này có thể gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, ông đang trông đợi một cuộc tranh luận về quy tắc ngôn ngữ.

“Tôi nhận được một số thư không đồng tình từ một số nhà ngôn ngữ học nhưng cũng nhận được nhiều thư ủng hộ từ những nhà nghiên cứu khác”, ông Gray cho biết.

Theo ông Gray, quan điểm 'Chomskyan' - vốn đang nổi trội - cho rằng có các quy tắc ngôn ngữ chung toàn cầu đã hạ thấp tầm quan trọng trong nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau.

Ông Gray kỳ vọng phát hiện mới này sẽ khuyến khích nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhau trước khi các ngôn ngữ này hoàn toàn không được sử dụng, đồng thời giúp các nhà ngôn ngữ học hiểu rõ hơn mối quan hệ tương quan giữa trí tuệ con người và văn hóa.

Tiếng Việt thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

Theo tìm hiểu của Bay Vút, lâu nay các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam và quốc tế, tiếng Việt là một ngôn ngữ Môn-Khme thuộc họ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatic), có nguồn gốc chung với hơn 160 ngôn ngữ sử dụng trên toàn vùng Đông Nam Á - một nhánh của nhóm ngôn ngữ Thái Bình Dương.

Trong quá trình nghiên cứu quá trình hình thành tiếng Việt, có nhiều giả thuyết cũng từng được đặt ra và đặt tiếng Việt vào các nhóm ngôn ngữ khác nhau như Nam Đảo, Hán hay Tai-Kadai.

Tuy nhiên theo công trình nghiên cứu “Khái quát các nghiên cứu ngôn ngữ học về nguồn gốc của tiếng Việt’ của ông Mark Alves thuộc Khoa Ngoại ngữ và Triết học, Trường Đại học Montgomery County (Hoa Kỳ) thì “quan điểm phổ biến cho rằng tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á vẫn khả thi và hợp lý nhất dựa trên cơ sở phương pháp luận ngôn ngữ học và các kịch bản có thể xảy ra trong giao tiếp giữa các dân tộc”.

Ông Mark Alves cũng nhận định rằng “Về cơ bản, tiếng Việt là một ngôn ngữ Môn-Khme với vài từ vay mượn từ tiếng Tai và một tầng ảnh hưởng sâu sắc từ vựng và ít nhiều cả cấu trúc tiếng Hán”.

Cho đến nay lịch sử và quá trình hình thành tiếng Việt vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu.

(theo Bayvut)

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115