Author Archives: Set Education

Tìm thấy viên kim cương hồng “khủng” tại Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 23/02/2012. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4241

Một viên kim cương hồng nặng 12,76 carat đã được phát hiện tại khu mỏ hẻo lánh ở phía tây nước Úc, theo thông báo của công ty khai khoáng Rio Tinto hôm 22.2.

Hãng AFP cho biết đây là viên kim cương hồng thô lớn nhất từng được tìm thấy tại Úc và trị giá ít nhất 10 triệu USD. Nó được Rio Tinto phát hiện tại mỏ Argyle của hãng này và đã được đặt tên là Argyle Pink Jubilee.

Viên kim cương hiếm thấy sẽ được chế tác tại thành phố Perth trong 10 ngày tới và sẽ được bán vào cuối năm nay.

alt
 Viên kim cương Argyle Pink Jubilee - Ảnh: AFP

Là loại kim cương có màu hồng phớt, Argyle Pink Jubilee tương tự viên kim cương The Williamson Pink nặng 24 carat mà Nữ hoàng Anh Elizabeth gắn vào trong cây trâm được bà mang trong lễ đăng quang.

The Williamson Pink, món quà cưới của Nữ hoàng Anh, được phát hiện ở Tanzania vào năm 1947 và được xem là một trong những viên kim cương hồng đẹp nhất từng hiện hữu.

Người phát ngôn của Rio Tinto cho biết 90% kim cương hồng trên thế giới được khai thác từ mỏ Argyle song viên đá quý mới này thuộc dạng “chưa từng thấy”.

Vào năm 2010, một viên kim cương hồng nặng 24,78 carat đã được bán với giá kỷ lục 46 triệu USD, mức giá cao nhất từng được trả cho một món trang sức. Nó được bán cho một nhà buôn ở Anh tại cuộc đấu giá ở Geneva (Thụy Sĩ) sau khi nằm suốt 60 năm trong một bộ sưu tập tư nhân.

Rio Tinto cho biết các viên kim cương hồng chất lượng cực tốt có thể được bán với giá hơn 1 triệu USD cho mỗi carat và hãng Christie's chỉ bán 18 viên kim cương hồng lớn hơn 10 carat trong suốt 244 năm tồn tại của hãng này.

(theo Thanhnien)

Đọc tiếp

Vì sao trẻ em Nhật giỏi như vậy?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 23/02/2012. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 3848

 Tận mắt chứng kiến về giáo dục mầm non Nhật Bản, tôi không khó hiểu lắm khi thấy đất nước mặt trời mọc này lại đầy những con người phi thường, dù trong chiến tranh, trong phát triển kinh tế, hay cả trong những thảm họa thiên tai khủng khiếp như động đất, sóng thần, họ vẫn thể hiện một tinh thần vô cùng Nhật Bản.

Bằng cách nào mà họ lại có thể dạy trẻ em làm được những điều tuyệt vời đến như vậy? Để làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đã có những buổi thảo luận và trao đổi trực tiếp với cô hiệu trưởng cùng các cô giáo trong trường.

alt
Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, bé sẽ nhớ rất lâu.


Chơi để học và học qua chơi

Cô giáo chủ nhiệm lớp Usagi-gumi giải thích với tôi, quan điểm cơ bản của giáo dục Nhật Bản là: “Tạo điều kiện tối đa để trẻ tự trải nghiệm và khám phá”. Cách tiếp nhận kiến thức của trẻ không giống như người lớn. 

Người trưởng thành có học bằng cách đọc sách, hoặc nghe người khác giảng giải lại là có thể hiểu và nắm vững vấn đề, còn trẻ em thì không học như vậy. Trẻ không khám phá thế giới bằng sách vở, mà bằng chính những điều các em trải qua. 

Trẻ có thể học thuộc lòng “hạt nẩy mầm thành chồi, chồi lớn thành cây, cây ra nụ, nụ nở thành hoa...”, nhưng chỉ là học thuộc lòng thôi, chứ không phải thật sự hiểu. 

“Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, bé sẽ nhớ rất lâu” – cô chia sẻ. 

Vì vậy, các cô luôn cố gắng nói ít nhất có thể, và tạo điều kiện cho các bé tự trải nghiệm. Một đứa trẻ tự mình khám phá ra rằng gõ 2 thanh kim loại vào nhau sẽ phát ra tiếng động, dù đó là điều ai cũng biết cả rồi nhưng với trẻ thì sự kiện đó cũng giống hệt như Edison phát minh ra bóng đèn vậy. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ đó. 

alt
Bé thu hoạch khoai.


5 mục tiêu của trường mầm mon 

Theo cô hiệu trưởng, một trong những điều rất quan trọng một trường mầm non cần làm được, đó là tạo ra một môi trường đủ phong phú cho trẻ trải nghiệm, từ cỏ cây, hoa lá, bãi cát, sân chơi, các trò chơi dân gian, đồ thủ công, màu vẽ... Những hoạt động vui chơi hàng ngày, cũng chính là những lớp học về thế giới bên ngoài dành cho trẻ. 

Môi trường mà các trường mầm non Nhật Bản tạo ra không chỉ là “môi trường” về cơ sở vật chất, mà còn là môi trường tương tác giữa trẻ em với trẻ em, và giữa trẻ em với các cô giáo. 

Các bé được khuyến khích chơi cùng nhau, khi thấy có bé nào chơi một mình thì các cô giáo sẽ ra hỏi chuyện và tìm cách giúp bé hòa nhập vào một nhóm nào đó. 

Khi giữa các bé có xích mích – chuyện không thể tránh khỏi khi trẻ em chơi với nhau, đây cũng là lúc các cô giáo sẽ ra tay, nhưng không phải làm trọng tài phân xử “đúng-sai”, không có ai đúng, không có ai sai, cả hai phía đều phải nhìn lại xem mình đã có lỗi gì và xin lỗi bạn, sau đó ra dấu làm hòa. 

Mới ít phút trước còn giận dỗi nhau là thế, vậy mà chỉ ít phút sau các bé đã nắm tay nhau, cười thật tươi và tiếp tục cùng nhau khám phá thế giới.

Không chỉ có vậy, nhà trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động tập thể, để các bé có cơ hội chơi đùa với nhau, hoặc cùng nhau nỗ lực, cố gắng vượt qua một thử thách trong trò chơi. Một tuần trung bình có từ 2-3 hoạt động như vậy.  

Tôi nhận ra rằng, trẻ em Nhật Bản được học cách ứng xử, đối nhân xử thế ngay từ khi các bé học trong trường mẫu giáo. Những chuẩn mực ứng xử, chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc được các cô giáo khéo léo truyền cho trẻ từng chút một thông qua các hoạt động hàng ngày. 

Các trường mầm non Nhật Bản luôn cố gắng tạo cho trẻ môi trường tốt nhất để đạt được 5 mục tiêu chính sau: Trẻ có tâm hồn phong phú; trẻ khỏe mạnh; trẻ hòa nhập và có nhiều bạn thân; trẻ chịu khó suy nghĩ; trẻ luôn cố gắng và nỗ lực.

Hãy để bé tự làm 

Khi tôi kể rằng trẻ em Việt Nam dù học cấp I rồi nhưng vẫn còn nhiều bé được bố mẹ hoặc cô giáo xúc cho ăn, mặc quần áo hộ, lần này đến lượt cô hiệu trưởng tròn mắt ngạc nhiên. 

Cô hiệu trưởng giải thích rằng, trẻ em khi mới bắt đầu tập làm một việc gì đó thì không thể làm tốt ngay được, không chỉ trẻ em Việt Nam mà trẻ em Nhật Bản cũng như vậy. Như việc mặc áo, lúc đầu các bé mặc rất chậm, xỏ nhầm tay, cài nhầm khuy suốt, nhưng rồi cứ làm nhiều thì các bé dần biết cách làm, làm nhanh hơn và chính xác hơn. 

Hoặc đôi khi các bé đánh đổ những hạt đỗ, hạt vừng (dùng để chơi) vương vãi khắp lớp học, để dọn những thứ này đòi hỏi phải có sự khéo léo trong việc sử dụng chổi, nên bình thường dù các bé có quét đi quét lại vài lần cũng không sạch được. Và bao giờ sau khi các bé ra về hết, các cô giáo cũng phải dọn dẹp và sắp xếp lại lớp học một lần nữa. 

“Nhưng chúng tôi vẫn cho các bé làm, làm không phải để dọn sạch lớp, làm là để rèn thói quen sạch sẽ, rèn tính cách tự giác cho trẻ.” – cô hiệu trưởng chia sẻ.

Một lớp học mẫu giáo công lập của Nhật Bản có thể lên tới 30 trẻ, nhưng chỉ có duy nhất một cô giáo. Nhưng tôi chưa từng thấy các cô giáo phải gào lên hay gồng mình để quản các bé, bởi vì các bé rất tự giác.

alt
Bé mầm non học nấu ăn.


Bố mẹ đóng vai trò rất lớn 

Trẻ em ở Nhật Bản chỉ đến trường từ 9h sáng đến 2h chiều, 5 buổi 1 tuần, tức là chỉ khoảng 25h/tuần, thời gian các bé ở bên gia đình nhiều hơn thời gian bé ở trường tới 7 lần. Chính vì vậy, bố mẹ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển và định hình tính cách của trẻ.

 “Ở trường chúng tôi có thể dạy trẻ cố gắng tự lập, giữ gìn vệ sinh, chấp hành luật giao thông... nhưng khi về nhà nếu bố mẹ lại làm ngược lại thì tất cả những điều trên sẽ trở thành vô nghĩa.” – Cô hiệu trưởng nói.

Dù các cô giáo có nỗ lực đến mấy để dạy trẻ đi đúng luật giao thông, nhưng khi đưa trẻ đi chơi bố mẹ lại vượt đèn đỏ thì trẻ cũng sẽ không chấp hành luật giao thông. Hoặc trong việc dạy trẻ tự lập, ở lớp các cô giáo cố gắng rèn thói quen cho trẻ biết dọn dẹp khi thấy bừa bãi, nhưng về nhà bố mẹ lại làm hộ thì trẻ cũng không hình thành được ý thức tự giác. 

Để việc nuôi dạy trẻ đạt hiệu quả tốt hơn từ phía gia đình, các cô giáo thường xuyên có các buổi trao đổi và chia sẻ với phụ huynh về cách nuôi dạy con. 

Các ông bố bà mẹ người Nhật cũng rất “nghe lời” cô giáo: “Về kinh tế hay kế toán thì tôi rất tự tin, nhưng về việc nuôi dạy trẻ thì tôi lại chẳng biết gì, nên tôi luôn cố gắng làm theo hướng dẫn của các cô giáo – những người có chuyên môn về việc này” - một người mẹ cho biết. 

Nguồn: VietnamNet - Bài và ảnh: Quách Đức Anh (Tokyo, Nhật Bản)

Đọc tiếp

Aussie Aussie Aussie! (Oi Oi Oi!)*

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 23/02/2012. Đăng trong Australian English. Lượt xem : 8790
*"Aussie Aussie Aussie, Oi Oi Oi" is a cheer or chant often performed at Australian sport events.
The full version of the chant, as heard prior to a free outdoor concert at the time of the Sydney 2000 Olympics and quoted by Luba Vangelova of CNNSI,is as follows:
Man: "Aussie, Aussie, Aussie!"
Crowd: "Oi! Oi! Oi!"
Man: "Aussie, Aussie, Aussie!"
Crowd: "Oi! Oi! Oi!"
Man: "Aussie!"
Crowd: "Oi!"
Man: "Aussie!"
Crowd: "Oi!"
Man (faster): "Aussie, Aussie, Aussie!"
Crowd (equally fast): "Oi! Oi! Oi!"

The chant was widely used during the 2000 Sydney Olympic Games, being heard at many public entertainment venues and also on public transport. The chant came to be commonly heard at international sporting events where an Australian team was a competitor.

(wiki)

In honour of Australia Day I’m going to clear up a few things about Australian travel. Yes, ok, I haven’t written in a while, like a true Aussie I’ve done bugger all, but we’re back and the best country in the world is on the agenda…

  #1 Australia is not a death trap. Well, mostly.
  Ok sure, if you bleed out in the ocean at the crack of dawn you’ll get eaten by a shark, or don’t wear sunscreen you’ll burn to a crisp. And of course if you go playing around in the bush or under rocks you may face the dreaded snake or spider bite, but let’s face it, if you started poking around in my place uninvited I’d probably bite you too. The point is, if you leave animals in their natural habitat, use your street smarts, and pay attention to warning signs like “Danger: Crocodiles in River” or “Swim Between the Flags at the Beach so the Lifeguards Can See You”, you will (should) be fine. 
  And when you start to compare Australian animals to the likes of tigers, anacondas, piranhas, lions, hippos and bears, we're really not that bad. I mean, come on, this is our bear... 
 Terrifying.
 #2 You Cannot Travel Australia in a Couple of Days.
  I’m serious. Pull out a great big map of the world. Find Australia (it’s in the South. Kind of looks like a small, lopsided Africa). Now compare it to other countries… There’s Russia, Canada, USA, China, Brazil, then AUSTRALIA. Out of 193 recognised countries in the whole world, Australia is the 6th largest. The UK fits into Australia 32 times. The Queensland floods of 2011 spanned an area larger than that of Germany and France combined. Basically Europe fits into Australia.
  You’d need a good 5 or 6 weeks to get around Australia, and that’s if you don’t really want to spend more than a few days in any one place. You’d also want to have a fair bit of money for flights. Even if you wanted to drive everywhere, 80 percent of Australia is arid or semi-arid desert, leaving little in the way of scenery or, you know, basic survival. Check out here for more info on Australian tours, itinerary ideas and generally getting around.
  #3 Australians Are NOT New Zealanders. And no, New Zealanders, we don’t want to be.
  In fact, the countries harbour few similarities:
-       Australia has a hot, flat, dry, harsh landscape. New Zealand has a mountainous, green, temperate one.
-       Australia has a whole bunch of weird, unique animals not found anywhere else in the world. New Zealand has sheep.
-       Australians think they can play rugby. New Zealanders can actually play rugby.
-       Australians use the full extent of the 5 vowels in their vocabulary. New Zealanders basically use just one vowel.
-       Australians talk about how tough they are. New Zealand has the Haka.
-       Australia invented Pavlova, even though New Zealand think they did.
And so it goes on…
  #4 G’Day Mate. Means “hello”.
And a few other language clarifications…
-       In the Australian version of English “Thongs” are flip flops - “g-strings” are thongs | “pants” are trousers, “undies” are pants | “condoms” are rubbers, “rubbers” are erasers | “capsicums” are peppers, “pepper” is, well, pepper…
-       “She’ll be right” and “No worries mate” means “It’s ok”.
-       “D’youse wanna have some beer’n sangas before the footy thesarvo?” Roughly translates into “Would you fine gentlemen care to join me in some beers and sandwiches (usually sausage sandwiches) before the football (usually rugby league or Aussie rules football) commences this afternoon?”
-       If you’re name is longer than a syllable, all syllables will henceforth be removed from the first one and replaced with “azza”. For example “Sharyn” will become “Shazza”, “Barry” will become “Bazza”. If you’re name is just one syllable, it will be extended to include the second syllable of either “o” or “y”. For example, “John” will become “Johnno”, “Barnes” will become “Barnesy”. Just roll with it…
 
(from Amanda's blog)
Đọc tiếp

Cập Nhật Lịch Chiêu Sinh Tháng 3 Tại Quận 5

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 18/02/2012. Đăng trong Lịch chiêu sinh. Lượt xem : 4438

Du học SET - chi nhánh Chợ Lớn xin gửi đến các bạn học viên có nhu cầu học IELTS và bồi dưỡng anh ngữ lịch chiêu các lớp trong tháng 03 với chi tiết cụ thể kèm theo như sau (xin click vào hình để xem rõ hơn):

Chieu sinh_T3_12_Q5_update

Các bạn học viên có nhu cầu xin vui lòng liên hệ trước với nhân viên văn phòng để được tư vấn chính xác cũng như lịch hẹn thi xếp lớp thuận lợi.

Thân ái,

Du Học SET

Đọc tiếp

Singapore đứng đầu châu Á về giáo dục đại học

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 18/02/2012. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 7256

Theo bảng xếp hạng mới của tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) có trụ sở tại London, thành phố Singapore đứng đầu danh sách các thành phố ở châu Á và đứng thứ 12 trong số các thành phố trên thế giới tốt cho sinh viên đại học.

Các thành phố châu Á tốt nhất tiếp theo trong danh sách là Tokyo và Hong Kong. Cả hai thành phố này được xếp ở vị trí thứ 19 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Paris đứng đầu thế giới trong bảng xếp hạng, tiếp theo là London (Anh), Boston (Mỹ), Melbourne (Australia) và Vienna (Áo).

images

Việc xếp hạng các thành phố tốt nhất cho sinh viên thông qua tư vấn giáo dục và sự nghiệp là để so sánh sự hấp dẫn của 98 thành phố là các điểm đến cho sinh viên trong nước và quốc tế theo đuổi giáo dục đại học.

Tiêu chí đánh giá của QS dựa trên chất lượng và số lượng của các trường đại học quốc tế được xếp hạng, cùng với các yếu tố khác như khả năng chi trả, chất lượng cuộc sống và danh tiếng của các trường đại học địa phương.

Ngoài ra, mỗi thành phố phải có dân số hơn 250.000 người và ít nhất có hai trường được xếp hạng trong danh sách các trường đại học thế giới của QS.QS đã xem xét hoạt động của các trường đại học trong bảng xếp hạng năm ngoái. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đứng ở vị trí 28 trong khi trường Đại học Công nghệ Nanyang được xếp ở vị trí thứ 58.Về tổng thể, châu Âu đứng đầu trong danh sách về chất lượng sống và khả năng chi trả, với tiền học phí trong tốp 10 thành phố tốt nhất bao gồm Paris, Vienna, Zurich và Berlin có mức trung bình dưới 1.000 USD một năm, so với 30.000 USD tại Mỹ .

Trong số 50 thành phố sinh viên tốt nhất thế giới, châu Âu có 20 thành phố, Bắc Mỹ và châu Á mỗi khu vực có 9 thành phố ,và châu Mỹ Latinh có bốn thành phố.

(theo VN+)

Tham khảo thông tin trường PSB Academy Singapore: đào tạo chương trình anh ngữ, cao đẳng và đại học. Có chương trình liên thông lên các đại học của Úc.

Đọc tiếp

Anh ra quy định mới về nhập cư với du học sinh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 18/02/2012. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 7890

Bộ Nội vụ Anh ngày 15/2 cho biết sẽ áp dụng những quy định mới nhằm giới hạn số sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học ở Anh tiếp tục ở lại nước này sau khi tốt nghiệp.

Đây là một phần trong các quy định về nhập cư mới, sẽ có hiệu lực từ tháng Tư tới đây và áp dụng cho các sinh viên đến từ những nước ngoài Liên minh châu Âu (EU).

Anh-ra-quy-dinh-moi-ve-nhap-cu-voi-du-hoc-sinh

Thủ đô London của Anh. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Theo các quy định mới, các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Anh phải có việc làm với mức lương tối thiểu 20.000 bảng Anh/năm (khoảng 30.000 USD/năm) mới được tiếp tục ở lại nước này. Ngoài ra, các sinh viên tốt nghiệp còn phải có được đề nghị tiếp nhận từ chủ lao động được đăng ký tại Cơ quan giám sát biên giới quốc gia, hoặc mở doanh nghiệp có vốn đầu tư ít nhất 50.000 bảng Anh (khoảng 78.000 USD).

Cũng theo các quy định mới, những sinh viên nước ngoài học tại Anh có ý tưởng kinh doanh tốt cho thị trường lao động Anh, có thể ở lại "xứ sở Sương mù" 12 tháng sau khi tốt nghiệp và có thể gia hạn thêm 1 năm nữa. Mỗi đơn xin loại thị thực mới cần phải có xác nhận bảo trợ từ phía cơ quan giáo dục. Thời hạn tối đa ở lại Anh theo loại thị thực mới, kể cả gia hạn là 2 năm.

Với các quy định mới này, Chính phủ Anh dự kiến cắt giảm số sinh viên nước ngoài tốt nghiệp ở lại Anh và giảm con số nhập cư vào Anh xuống dưới 100.000 người/năm tới cuối nhiệm kỳ quốc hội hiện nay là năm 2015. Theo số liệu năm 2010, trong tổng số 538.000 người nhập cư vào Anh, có 238.00 là sinh viên du học.

Theo Thứ trưởng Nội vụ Anh phụ trách vấn đề nhập cư Demial Green, trong lúc nhiều người soi sinh viên như người lưu trú tạm thời, khoảng 20% trong số này vẫn ở lại Anh sau khi tốt nghiệp tới 5 năm.

Ông nhấn mạnh Anh cần tiếp tục thu hút các sinh viên nước ngoài ưu tú, nhưng phải có chọn lọc.

(Vietnam+)

Đọc tiếp

Kết quả kỳ thi IELTS tháng 1 – 2012

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 17/02/2012. Đăng trong Danh sách điểm IELTS cao. Lượt xem : 5513

Picture1

 

281 7560000 10692000 259 261 257 276 262 279 1 0`````````````````````` 5 1 0 285 282 1 False 0 0 0 0 -1 304800 243 True 128 77 255 3175 3175 70 True True True True True 278 134217728 1 14 0 -9999996.000000 -9999996.000000 8 Empty 16711680 52479 26367 13421772 16737792 13382502 16777215 True Bluebird 22858575 22852950 (`@````````` 266 263 5 110183775 110178150

Họ

Tên

Nghe

Đọc

Viết

Nói

Tổng

Võ Hoàng

Long

8

8.5

7

6.5

7.5

Đặng Thị Ngọc

Ánh

7

6.5

7.5

6

7

Lâm Bích

Phượng

7.5

7

6.5

7.5

7

Vũ An

Nghi

7

7

6

6

6.5

Đinh Thanh

Ngân

6.5

6.5

6

6

6.5

Lê Minh

Phương

6

6.5

7

6

6.5

Lý Hà

Duy

6.5

8

5.5

5.5

6.5

Đặng Hoàng

Phúc

6.5

7

5.5

6

6.5

Ngô Thị Kim

Ánh

6

5.5

5.5

6

6

Huỳnh Thanh

Kiều

4.5

6.5

6

6

6

Trần Phạm Quốc

Khánh

6.5

6

6

6

6

Lê Trương Nhật

Trường

5.5

6

6

5.5

6

Nguyễn Minh

Thành

6.5

5.5

6

5.5

6

Võ thị Hồng

Trâm

7

5.5

5.5

6.5

6

Lê Trúc

Lan

6.5

6

6

5.5

6

Trần Việt

Kim

6

5.5

6

6

6

Nguyễn Ngọc Khánh

Hằng

5.5

5

5.5

5.5

5.5

Đặng Anh

Đạt

6

5.5

6

5

5.5

Ngô Tấn

Bình

5

5.5

6

5.5

5.5

Nguyễn Hoàng

Quân

6

5.5

6

5

5.5

Trịnh Khả

Minh

5.5

5

5.5

5

5.5

Ngô Duy

Vương

6.5

5

5

5.5

5.5

Lê Thị Tú

Trinh

5

5.5

5.5

5

5.5

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115