Chia sẻ

Bức thư của Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai mình…

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 20/05/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 6456

(Thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học -- Đã từng được đăng lại lần 2 trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật )

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố...

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

(trích từ nguồn sưu tầm)

Đọc tiếp

Cách học ngoại ngữ của Heinrich Schliemann…

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 20/05/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 6897
Thời thơ ấu gian khổ
... Trong 5 năm rưỡi tôi làm công trong một cửa tiệm tạp hoá nhỏ tại Mecklenburg. Công việc của tôi là đứng bán cá mòi, bơ, sữa, đường, muối, cà phê, dầu ăn, và các thực phẩm khác. Tôi phải quét dọn cửa tiệm và làm những việc đại loại như thế. Từ 5 giờ sáng đến 11 giờ khuya tôi không hở tay chút nào để ngó ngàng tới học tập. Do đó tôi quên đi rất mau chóng những kiến thức đã học ở nhà trường. Tuy vậy, khoa học vẫn hấp dẫn tôi. Trước mắt, tôi không có lối thoát nào mãi đến khi tôi được giải phóng ra khỏi tình cảnh tồi tệ ấy như một phép lạ. Một lần vì phải nâng một cái bình quá nặng nên tôi bị nội thương và thổ huyết. Từ đó tôi không thể làm việc tiếp được tại cửa tiệm đó.

Heinrich Schliemann.jpg

Trong cơn tuyệt vọng, tôi cuốc bộ đến Hamburg, hy vọng kiếm được một chỗ làm khác. Cuối cùng tôi cũng tìm được một chỗ làm với tiền lương hậu hĩ. Những cơn đau ngực dữ dội khiến tôi không thể làm những việc nặng nhọc, và do vậy chẳng bao lâu tôi lại bị đuổi việc. Sau đó tôi cũng bị đuổi việc thêm mấy lần. Cứ vào làm ở một chỗ mới không đầy tám ngày là tôi mất chỗ làm. Thế rồi tôi tìm cách xin làm công trên một con tàu. May mắn cho tôi là được nhận làm một chân sai vặt trên một chiếc thuyền buồm nhỏ. Con thuyền này đang chuẩn bị đi Venezuela.

Chưa bao giờ nghèo thế

Tôi vẫn sống nghèo nhưng chưa có lúc nào tôi nghèo như thuở ấy. Đến nỗi tôi phải bán đi một chiếc quần tây để mua một cái mền len.

Ngày 28 tháng 11 năm 1841, chúng tôi rời Hamburg, thuận buồm xuôi gió. Nhưng sau vài tiếng đồng hồ thì gió đổi hướng và chúng tôi phải neo lại suốt ba ngày trên sông Elbe, không xa Blankenese. Sau đó, chúng tôi băng qua Cuxhaven và giong buồm ra biển khơi. Nhưng đột nhiên gió đổi hướng về tây. Chúng tôi liên tục day trở buồm, nhưng thuyền không tiến lên được mấy, thậm chí còn chao đảo. Thế rồi một cơn bão khủng khiếp đổ ập xuống và chúng tôi bị đắm tàu. Sau muôn vàn nguy hiểm và sợ hãi, chúng tôi cả đội chín người tự cứu nhau vào bờ. Chúng tôi không biết là dạt vào bờ biển nào, chỉ biết đó là một đất nước xa lạ. Mãi sau này chúng tôi mới biết đó là nước Hà Lan. Viên lãnh sự tại Hà Lan khuyên chúng tôi quay trở về nước Đức. Tôi từ chối lời đề nghị ấy. Thực tình tôi không hề muốn quay lại cái nơi chốn mà tôi đã sống khổ ải cùng cực. Tôi giải thích với mọi người rằng tôi muốn ở lại Hà Lan.

Tại thủ đô Amsterdam của Hà Lan, tôi tìm được việc làm trong một phòng giao dịch thương mại. Công việc của tôi là mang thư từ ra bưu điện và ngược lại. Công việc này làm tôi ưng ý vì tôi muốn có nhiều thì giờ rảnh mà nghĩ đến việc học hành bấy lâu bị xao lãng.

Trước hết tôi cố gắng rèn luyện để có một nét chữ viết dễ đọc và đẹp mắt. Trong vòng 20 tiếng đồng hồ, tôi đã thành công. Sau đó tôi lao vào việc học các ngoại ngữ hiện đại. Phân nửa tiền lương tôi dành cho việc học tập, phần còn lại thì dành cho việc nuôi sống cần thiết. Chỗ ở của tôi là một căn gác xép tồi tàn, không lò sưởi, mùa đông thì rét buốt như cắt, mùa hè thì nóng bỏng như thiêu. Tôi chỉ ăn hai bữa. Bữa điểm tâm là một loại bánh bột mì, còn bữa trưa không bao giờ đáng giá quá 16 xu. Nhưng không có gì thôi thúc tôi học tập cần cù cho bằng niềm tin tưởng: qua những việc vất vả cực nhọc đó, tôi sẽ tự giải thoát mình ra khỏi cảnh khốn cùng.

Tôi học ngoại ngữ như thế nào?
Tôi lao vào việc học tiếng Anh vô cùng chăm chỉ. Tôi có một phương pháp riêng và phương pháp này giúp tôi học tập bất cứ một ngoại ngữ nào một cách dễ dàng. Phương pháp này là: Cố gắng đọc thật to. Làm những phiên dịch nhỏ. Viết luận văn với sự sửa chữa trông coi của một ông thầy. Sau đó học thuộc lòng các bài luận ấy và vài tiếng đồng hồ sau lại trả bài. Trí nhớ tôi vốn kém, chẳng qua tôi không được rèn luyện từ nhỏ. Tuy vậy bất cứ rảnh rỗi phút nào tôi cũng dành cho học tập. Luôn luôn tôi có một quyển sách bên mình, để học một điều gì trong đó. Tôi học trong ngân hàng, tại bưu điện, mỗi khi tôi phải chờ đợi. Tôi còn đi đến một nhà thờ của người Anh, lắng nghe các cha cố giảng đạo bằng tiếng Anh rồi lẩm bẩm tự điều chỉnh cách phát âm tại đó. Trí nhớ tôi dần dần mạnh mẽ hơn. Tôi có thể trả bài cho thầy giáo 20 trang giấy in bài văn xuôi tiếng Anh đúng từng chữ một mà tôi chỉ cần đọc trước chỉ ba lần. Bằng phương pháp này tôi học thuộc lòng hai quyển truyện tiếng Anh. Mỗi khi xúc động quá tôi thường mất ngủ, tôi bèn đem bài vở học từ chiều ra xem lại. Tôi đã thành công, trong vòng nửa năm tôi đã có một kiến thức vững chắc về tiếng Anh.

Bằng phương pháp đó, tôi chỉ mất sáu tháng là học xong tiếng Pháp. Trí nhớ tôi bây giờ mạnh mẽ đến nỗi không đầy sáu tuần lễ là tôi có thể nói và viết lưu loát các tiếng Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Tiếng Hi Lạp là ngoại ngữ thứ 16 của tôi.

Chắp cánh bay cao

Tuy vậy, tôi vẫn thấy tiếng Nga khó vô cùng. Chẳng qua tại Amsterdam không có một giáo viên tiếng Nga nào và không ai hiểu được tiếng Nga. Nhưng theo phương pháp của tôi, tôi chỉ cần một người lắng nghe tôi. Tôi trả công cho một người nghèo với điều kiện mỗi ngày anh ta đến chỗ tôi ở trọ, lắng nghe tôi nói tiếng Nga suốt hai tiếng đồng hồ. Anh ta nghe mà không hiểu một chữ nào. Phương pháp nói lớn tiếng khiến chủ nhà khó chịu và tôi phải đổi chỗ ở hai lần trong suốt thời gian học tiếng Nga. Sau sáu tuần lễ, tôi có thể viết một lá thư thương mại đầu tiên bằng tiếng Nga. Vì tôi biết nhiều ngoại ngữ, nhất là tiếng Nga, nên tôi được công ty phái sang nước Nga. Trong nhiều năm tôi trở thành triệu phú và bây giờ tôi có thể tự cho phép mình từ bỏ mọi hoạt động buôn bán mà chỉ nghĩ đến mục đích đời mình: đó là việc khai quật các di tích. Từ Nga, tôi đi sang Mỹ. Ngân hàng đầu tiên tại Sacramento là của tôi. sau đó tôi dọn về Athen (Nhã Điển), bắt đầu khai quật ngọn đồi Hissarlik vào năm tôi 48 tuổi...
 
(Lê Anh Minh dịch từ tiếng Đức. Bài dịch này đã đăng Giai phẩm Xuân Canh Ngọ của trường Đại học Tổng hợp Tp HCM)
Đọc tiếp

10 sai lầm cần lưu ý khi chuẩn bị du học Úc – Mỹ – Anh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 16/05/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 6062

Từ nghĩ đến việc du học cho đến khi chuẩn bị hồ sơ và lên đường là cả một chặng đường dài. Những kinh nghiệm được các chuyên gia tư vấn đúc kết dưới đây sẽ giúp tránh những sơ sót phổ biến.

 

Đọc tiếp

Chi tiết tỉ lệ “chọi” các trường ĐH, CĐ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/05/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 8494

* Ngành cao nhất 1 “chọi” 50

TT - Nhiều trường ĐH, CĐ đã công bố tỉ lệ “chọi” chi tiết đến từng ngành. Trong đó, y dược vẫn là nhóm ngành có tỉ lệ “chọi” cao nhất với rất nhiều ngành có tỉ lệ “chọi” từ 1/20 trở lên. Tiếp đó là các ngành thuộc nhóm kinh tế, tài chính, ngân hàng...

Đọc tiếp

Chia sẻ của Linh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 4013

“…Cảm ơn rất nhiều sự hỗ trợ của SET trong thời gian qua. Em xin chúc công ty luôn có thật nhiều sinh viên du học, ngày càng phát triển và mở rộng dịch vụ tư vấn du học…”

Linh

 

 Trích vài dòng tâm sự của gia đình và học sinh đã làm hồ sơ du học tại SET.

Đọc tiếp

Chia sẻ của Phạm Ngọc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 3773

“… Em là học viên cũ của SET, em đã thi IELTS và được 6.5. Em muốn gửi lời cảm ơn của em tới các cô đã dạy em trong 4 tuần em học ở trường. Em chỉ đặt mục tiêu 5.5, nhưng không ngờ  được 6.5, cũng nhờ các cô chỉ cho những skill khi làm bài, speaking vô em cũng tự tin lắm. Em phải cảm ơn SET đó, em sẽ quảng cáo. 1 lần nữa, cảm ơn chị và các thầy cô của SET….”

Ngoc Binh Pham Ngoc

 

 Trích vài dòng tâm sự của gia đình và học sinh đã làm hồ sơ du học tại SET.

Đọc tiếp

Chia sẻ của Kim Châu

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2010. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 4004

“… Em cảm ơn lá thư của SET, rất rõ ràng và đầy đủ thông tin để em có thể follow. Các anh chị thiệt là giỏi đó, bao nhiêu học sinh du học, đã qua bên này rồi, mà vẫn làm phiền đến các anh chị, thế mà các chị vẫn không quên tụi em mà còn tận tình giúp đỡ nữa. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong năm mới nha!...”

Phạm Thị Kim Châu

 

Trích vài dòng tâm sự của gia đình và học sinh đã làm hồ sơ du học tại SET.

Đọc tiếp