Chia sẻ

Những điều cần biết về giấy phép câu cá (Fishing Licence) ở tiểu bang Victoria

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 29/01/2018. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 4438

Hải sản ở Úc không được đánh bắt vô tội vạ vì thế câu cá ở Úc cần có giấy phép. Sau đây là vài thông tin về giấy phép câu cá ở tiểu bang Victoria.

license feature

Mua giấy phép câu cá trực tuyến

Để mua giấy phép câu cá giải trí Victoria qua mạng, bạn cần có máy in hoặc thiết bị di động để lưu giấy phép điện tử. Hãy đọc kỹ những khoản miễn trừ được liệt kê bên dưới và chắc chắn rằng bạn chưa được cấp giấy phép này, bởi vì việc mua giấy phép sẽ không được hoàn trả dưới mọi hình thức.

Bạn có thể mua Fishing License ở địa chỉ sau: https://checkout.payments.com.au/rec_fishing/

Làm thế nào để mua được giấy phép?

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2017, người câu cá ở Victoria có thể mua các loại giấy phép sau:

• Giấy phép 3 ngày – 10 đô
• Giấy phép 28 ngày – 20.30 đô
• Giấy phép một năm – 35.70 đô (33.60 nếu mua trực tuyến)
• Giấy phép 3 năm – 96.70 đô (91.60 đô nếu mua trực tuyến)

Giấy phép câu cá giải trí (RFL) được miễn thuế GST (thuế hàng hoá và dịch vụ).

Giấy phép RFL 3 ngày và 28 (phiên bản file PDF) cũng có bán ở một số doanh nghiệp nhỏ lẻ trên khắp Victoria, hầu hết là các cửa hàng bán dụng cụ đánh bắt và câu cá. Bạn có thể chọn ngày hiệu lực không nhất thiết bắt đầu từ ngày mua, và được phép mua trước 3 tháng.Cách dễ nhất để mua giấy phép câu cá giải trí là dùng mẫu đăng ký trực tuyến. Ngoài ra, RFL cũng được cấp bán ở một số địa điểm được cấp phép bán giấy phép, hầu hết là cửa hàng bán dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.Bạn bắt buộc phải có một giấy phép RFL còn hiệu lực khi đi câu cá và không được mượn từ người khác hoặc chuyển giấy phép cho người khác.

Giấy phép bằng card nhựa

ge4653583701248345712 1

Mẫu giấy phép câu cá bằng card nhựa năm 2014

Giấy phép câu cá giải trí bằng card nhựa được cấp khi bạn mua loại 1 năm và 3 năm và được mua trực tuyến. Trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ ngày mua, giấy phép bằng nhựa sẽ được chuyển đến cho bạn. Hơn nữa, khi mua online, bạn sẽ nhận được giấy phép bằng file PDF ngay để tiện lợi nếu bạn muốn đi câu mà card nhựa chưa được chuyển đến.

Tại sao cần có giấy phép câu cá?

Giấy phép câu cá giải trí (RFL) cho phép bạn câu cá tại mọi vùng biển, sông và vùng nước ngọt của Victoria. Trừ khi bạn được cấp phép miễn, thì mọi hoạt động như đánh bắt hay câu bất kỳ loài cá nào bằng bất cứ phương tiện nào, kể cả câu, đánh lưới, bắt tôm cua, hoặc câu tôm nước ngọt,.. đều yêu cầu có giấy phép câu cá giải trí.

last local guide service blacktip shark fishing 1

Những ai được cấp phép miễn?

Bạn sẽ không yêu cầu phải có giấy phép câu cá nếu bạn:

• Dưới 18 tuổi
• 70 tuổi trở lên

Hoặc là người đứng tên của một:

• Thẻ thành viên Hội người cao tuổi Victoria hoặc các loại tương tự có giá trị liên bang
• Thẻ Cựu chiến binh
• Thẻ Y tế Cựu chiến binh (TPI)
• Một trong các loại thẻ DSP, DSP Blind, AGE, AGE Blind hoặc CAR

Là thành viên của một hội câu cá truyền thống trong một khu vực chỉ định tuân thủ theo các quy định về tài nguyên thiên nhiên.

Thẻ Healthcare thông thường, thẻ PPS (Parenting Payment Single) và Thẻ Trợ cấp Newstart không được áp dụng miễn giấy phép câu cá giải trí.

Điều gì xảy ra nếu bạn câu cá mà không có giấy phép?

Các Cán bộ Thuỷ sản sẽ tuần tra để đảm bảo những người đi câu đều đã có giấy phép hợp lệ và còn hiệu lực. Nếu bạn không tuân thủ, bạn sẽ bị xử phạt theo các quy định của họ.

Hãy là người đi câu thông minh!

Khi đi câu, hãy nhớ cầm theo và đọc kỹ ấn bản Hướng dẫn câu cá giải trí mới nhất từ đại lý nơi bạn mua Giấy phép câu cá hoặc Văn phòng VFA.Bảng hướng dẫn này có mọi chi tiết về kích cỡ hải sản được câu bắt, giới hạn và một số quy định quan trọng khác.Hoặc bạn có thể truy cập trang web này để tải về hay lưu về bảng hướng dẫn.

sa fishing app main 1

Câu cá ở bang khác

Giấy phép câu cá giải trí RFL Victoria không có hiệu lực ở các tiểu bang khác nên hãy kiểm tra thông tin nếu bạn có dự định đi câu ở bang khác. Nếu bạn có kế hoạch đi câu ở bất cứ vùng ranh giới nào dọc New South Wales, hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ được yêu cầu trả thêm phí câu cá giải trí ở đó. Bấm vào đây để truy cập trang web liên quan đến câu cá giải trí New South Wales. 

Thông tin cá nhân của bạn có được an toàn khi đăng ký giấy phép câu cá không?

Hãy yên tâm vì Cục cam kết bảo mật thông tin cá nhân do bạn cung cấp theo đúng với các quy định của Bộ luật Bảo mật thông tin năm 2000 và Luật Thuỷ Sản 1995. Mọi thông tin cá nhận bạn cung cấp, kể cả địa chỉ email, đều chỉ được Cục sử dụng với mục đích ban hành giấy phép điện tử cho bạn và quản lý giấy phép câu cá giải trí, cam kết không tiết lộ cho bên thứ ba nào khác, ngoại trừ bị bắt buộc tiết lộ hoặc được luật pháp can thiệp tiết lộ, hoặc trong những trường hợp được yêu cầu tham gia các dịch vụ tư vấn, nghiên cứu dưới các điều kiện nghiêm ngặt. Nếu muốn truy cập thông tin cá nhân của bạn liên quan đến giấy phép câu cá giải trí, hãy gửi thư điện tử đến email này.

(Theo Vietucnews)

Đọc tiếp

Nguyên nhân Visa du lịch Úc bị hủy tại hải quan Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 26/01/2018. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 2579
Mục đích “chính” của Visa du lịch Úc
 
Visa du lịch Úc (subclass 600) là loại Visa được cấp cho những người không phải là công dân Úc đến Úc với mục đích chính là du lịch. Mặc dù vậy, hằng năm số lượng người đến Úc bằng Visa du lịch với những mục đích “lao động” rất lớn. Chính vì lẽ đó mà Luật Di Trú Úc mới có những điều khoản dành riêng cho Visa du lịch. Có 1 điều kiện luôn luôn xuất hiện trên Visa du lịch đó là 8101: No Work – không được lao động.
 
Để chắc chắn rằng du khách đến Úc không tham gia vào những hoạt động có tính chất công việc, điều kiện 8101 đã được gắn lên visa để ngăn cấm người du lịch đến Úc lao động.
 
Thời gian vừa qua, có rất nhiều trường hợp Visa du lịch Úc bị hủy ngay tại hải quan Úc, không được phép nhập cảnh. Những người bị hủy Visa này lập tức bị trục xuất ngay về nước bởi vì họ đã vi phạm vào điều kiện Visa.
 
Security information tile 1
 
Những nguyên nhân
 
Điện thoại đáng ngờ: Khi bạn nhập cảnh vào Úc, lực lượng biên phòng Úc có quyền kiểm tra hành lý, điện thoại của bạn nếu họ có sự nghi ngờ đối với mục đích đến Úc của bạn. Nếu phát hiện bất cứ điều gì đáng ngờ (chẳng hạn nghi ngờ đến Úc với mục đích không phải du lịch thì Visa đến Úc sẽ bị hủy).
 
Vi phạm điều kiện làm việc: Visa bị hủy ngay tại hải quan sau đó trục xuất về nước. Mặc dù ít nghe trên truyền thông, nhưng hằng năm, Bộ Di Trú huỷ hàng trăm visa du lịch liên quan đến vi phạm điều kiện làm việc và thậm chí huỷ ngay tại hải quan sau đó trục xuất về nước.
 
Rời khỏi Úc và quay trở lại quá nhanh: những người có visa du lịch 1 năm hoặc 3 năm được đi lại nhiều lần rất dễ bị kiểm tra tại hải quan khi thời gian du lịch tại Úc của họ quá dài và thời gian ra khỏi Úc quá ngắn rồi quay trở lại Úc ngay sau chỉ vài ngày. Điều này khiến cho nhân viên hải quan Úc khi ngờ rằng họ đến Úc không phải với mục đích du lịch. Khi bị nghi ngờ, họ sẽ bị tra hỏi và bị kiểm tra hành lý, điện thoại. Có rất nhiều người Việt bị huỷ và trục xuất với lý do tương tự.
 
Hành lý đem theo không hợp lệ: hành lý phục vụ cho việc đi làm hoặc kết hôn cũng là một điều đáng chú ý khi bạn sang Úc bằng visa du lịch. Visa du lịch Úc được cấp chỉ duy nhất với mục đích là để du lịch, thăm thân nhân hoặc thương mại. Vì vậy, khi bị phát hiện đem theo những hành lý phục vụ cho việc lao động hoặc kết hôn lại Úc, có thể bạn sẽ bị hủy Visa ngay lập tức và bị trục xuất về nước vì bạn đến Úc không đúng với lời khai của bạn lúc ban đầu.
 
Đi du lịch nhưng tham gia lao động tại Úc: Một khi người du lịch đến Úc tham gia vào việc lao động tại Úc, Visa sẽ bị hủy ngay lập tức bởi vì người du lịch đã vi phạm vào điều kiện dành cho visa.
Customs
 
Những hậu quả của việc bị hủy Visa và trục xuất khỏi Nước Úc
 
Visa bị huỷ và trục xuất để lại hậu quả rất lớn cho người nộp đơn. Không những phải chịu khoảng thời gian cấm vận 3 năm, mà còn ảnh hưởng đến những Visa được nộp sau thời gian 3 năm cấm.
 
Thông thường, những Visa tạm trú như du lịch, du học, lao động ngắn hạn, ..v..v.. Sẽ có điều kiện 3 năm cấm vận. Những Visa thường trú như Visa hôn nhân hoặc lao động sẽ không có điều khoản cấm 3 năm sau khi du lịch bị hủy. Tuy nhiên, việc Visa du lịch bị hủy cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khía cạnh “trung thực” của hồ sơ visa mà người nộp đơn xin sau đó.
 
Để tránh những rủi ro có thể xảy ra khi nhập cảnh Úc, những người đến Úc bằng Visa du lịch cần phải hiểu mục đích của loại Visa này và điều kiện cấm kỵ đó chính là “ no work – không lao động”. Visa du lịch không cho phép người giữ Visa lao động tại Úc và cũng không đến Úc với mục đích khác ngoài du lịch như đã khai báo trong đơn khi xin visa.
(Theo Alo Úc)
 
Đọc tiếp

Bố mẹ ở quốc gia nào đang đầu tư vào giáo dục cho con em mình nhiều nhất?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 12/08/2017. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 2065

Vừa qua, HSBC đã làm một cuộc khảo sát những người có con cái đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kết quả cho thấy, có khoảng 87% bố mẹ trên toàn thế giới đang dồn tiền đầu tư vào giáo dục cho con em mình và có đến 82% số phụ huynh sẵn sàng hy sinh mọi thứ để con cái của họ được thành công! Những khoản chi này bao gồm tiền học phí, sách vở, đồng phục, phương tiện đi lại và cơ sở vật chất.
Trong số các quốc gia được khảo sát, thì Hồng Kông là nước có bố mẹ “chịu chi” nhất khi họ sẵn sàng chi đến hơn 130,000 đô la Mỹ cho con em mình tính từ lúc học tiểu học cho đến lúc lên đại học. Về nhì là UAE. Phụ huynh tại quốc gia Trung Đông này chấp nhận chi ra gần 100,000 đô la Mỹ để mong con mình có một tương lai tươi sáng. Theo sát UAE là Singapore với mức độ đầu tư cho giáo dục là 70,000 đô la Mỹ. Tại Mỹ - quốc gia có đến 06 trường đại học tầm cỡ thế giới thì chi phí mà bố mẹ dành ra để chi tiêu vào giáo dục cho con cái chỉ bằng một nửa của Hồng Kông, vào khoảng 58,000 đô la. Trong khi đó, các bố mẹ Pháp lại là những người chi ít tiền nhất khi chỉ chi 16,000 đô la Mỹ cho con mình từ lúc học tiểu học đến khi vào đại học. Họ khá bi quan về triển vọng của con cái họ khi chưa đến một nửa (42%) người tự tin về tương lai của con mình so với mức trung bình của thế giới là 75%.

7If5Xjs 7Ct2OykZ AKrdfkxVqqadUsKEknHMGVmTwk

Bên cạnh đó, có đến 82% bố mẹ khi được khảo sát đã khẳng định sẽ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đầu tư cho con em mình, họ sẵn sàng cắt giảm ngày nghỉ lễ, bỏ hết các thói quen và thú vui của mình.
Lý giải cho điều này, ông Charlie Nunn – Trưởng nhóm Quản lý tài sản của HSBC cho biết: “Thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, giáo dục cho những người trẻ chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Các bậc làm cha mẹ từ khắp nơi trên thế giới xem trọng điều này nên họ không ngần ngại đầu tư thời gian và tiền bạc nhằm mong con họ có được một tương lai tươi sáng hơn. Do đó, thay vì chi tiền vào những thú vui của bản thân, họ sẽ dành thêm tiền để giúp con họ thành công”
Tuy nhiên, phía ngân hàng này cũng cảnh báo rằng, các bậc cha mẹ đang có kế hoạch chi tiêu không đúng đắn lắm vì họ đang dựa vào 75% số tiền thu nhập hằng ngày của họ để chi cho giáo dục thay vì đầu tư dài hạn và tiết kiệm.

(Tổng hợp từ nhiều nguồn - Du học SET dịch)

Đọc tiếp

Tiềm năng ngành IT tại Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/04/2017. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 2406

Ngành công nghệ thông tin hay được được biết đến là Information technology (viết tắt là IT) là một phần thuộc ngành kĩ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Nói đến ngành IT, đây là lĩnh vực được chia ra làm nhiều nhánh nhỏ liên quan như công nghệ thông tin mảng quản lí kinh doanh, quảng cáo, mỹ thuật, khoa học toán học; thiết kế phần mềm; thế kế website; phần mềm máy tính hay hệ thống thông tin. Hiện tại, công nghệ thông tin đang mà một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống, có đến 92% số người trên thế giới đang sử dụng công nghệ. Công nghệ góp phần xây dựng và duy trì sự kết nối và tồn tại giữa con người với thế giới. Cho nên, công việc dành cho những người muốn làm IT là không bao giờ thiếu tại thời điểm này và cả trong tương lai. Nếu những bạn trẻ đang tìm ngành nghề được ưa chuộng hoặc có đam mê với máy tính thì IT là ngành nghề thích hợp cho bạn.

IT là một trong những môn học cơ bản được dạy tại tất cả các trường đại học tại Úc, tiếp nối môn tin học được dạy tại các trường trung học phổ thông. Tại Úc, đây là ngành học được xếp hạng thứ 2 trong tổng số 10 môn học được yêu thích là được lựa chọn trong đại học. Sau đây là những lí do bạn nên chọn ngành công nghệ thông tin. Đầu tiên, chúng ta đang sống trong thời đại công nghê; nghĩa là, tất cả mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta đều liên quan đến công nghệ, máy tính. Thứ hai, tỉ lệ tốt nghiệp trong ngành IT lên tới 93,6% sau khi học xong đại học. Theo đó, chỉ trong 6 tháng đầu học tại đại học, sinh viên đã có thể trở thành một người làm việc chuyên nghiệp liên quan đến những công việc sử dụng máy tính. Lương trung bình của một công nghệ thông tin viên có thể lên đến $3530 đô, tức là 60.000.000 đồng. Cuối cùng, trong mọi ngành công nghiệp, việc sử dụng công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết. Các vấn đề về khoa học, kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ và rất nhiều lĩnh vực khác có thể được giải quyết bằng máy tính. Nói chung, đây là một ngành không thể thiếu trong xã hội hiện nay, một ngành quan trọng mà không bao giờ là thiếu nhân lực và là ngành hoàn hảo để học và làm việc.

Học viên có nhiều lựa chọn trong việc chọn khóa học ngành IT tại trường đại học. Tất cả các khóa học bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin (khóa tổng hợp); bằng kép ngành công nghệ thông tin (quản lí kinh doanh, quảng cáo, mĩ thuật, khoa học, số học); bằng cử nhân, bằng cao học ngành công nghệ thông tin. Về khóa học cơ bản nhất, khóa tổng hợp ngành công nghệ thông tin đòi hỏi bạn phải hoàn thành tổng cộng 48 bài học để tốt nghiệp. Sau đây là chi tiết về khóa học:

Chương A (bắt buộc): -     Giới thiệu về thiết kế phần mềm (2 bài)

-          Thiết kế tư duy (2 bài)

-          Thiết kế máy tính 1, công nghệ tương tác (2 bài)

-          Thiết kế máy tính 2, kiểm tra và đánh giá (2 bài)

-          Giới thiệu về hệ thống tin học (2 bài)

-          Toán đơn giản (2 bài)

-          Thiết kế máy tính 3, đề xuất (2 bài)

-          Thiết kế máy tính 4, xây dựng (2 bài)

-          Dự án đặc biệt về hệ thống máy tính và kĩ thuật phần mềm (2 bài).

Sau đây là những chương học sinh được tự chọn:

Chương B:                    -     Lập trình dữ liệu lớn (2 bài)

-          Quan hệ hệ thống cơ sở dữ liệu (2 bài)

-          Các phương pháp trong khoa học tính toán (2 bài)

-          Nguyên tắc và lập trình hệ thống máy tính (2 bài)

-          Thiết kế đồ họa (2 bài)

-          Tạo mẫu kĩ thuật số (2 bài)

-          Tương tác giữa con người và máy tính (2 bài)

-          Giới thiệu về tin học mảng sinh học (2 bài)

Chương C:                    -     Phân tích thông tin và thiết kế hệ thống (2 bài)

-          Kiến trúc và hệ điều hành (2 bài)

-          Thuật toán và cấu trúc dữ liệu (2 bài)

-          Trí tuệ nhân tạo (2 bài)

-          An ninh thông tin (2 bài)

-          Mạng máy tính (2 bài)

-          Hệ thống dữ liệu nâng cao (2 bài)

-          Hệ thống thông tin Web (2 bài)

-          Các kĩ thuật và ứng dụng tiên tiến (2 bài)

-          Mã hóa và mật mã (2 bài).

Ngoài ra còn có các khóa bổ sung khác: Hệ thống và mạng máy tính, thiết kế phần mềm, Hệ thống thông tin phần mềm, thiết kế trải nghiệm người dùng và hệ thống thông tin doanh nghiệp. Đây là tổng cộng khóa chính và những khóa phụ dành cho học viên học công nghệ thông tin tại trường đại học Úc từ 3 đến 5 năm học.

Dựa trên nhiều công việc khác nhau, người làm trong ngành công nghệ có nhiều tên gọi khác nhau như kĩ sư phát triển, lập trình viên, mã hóa viên,…

Kĩ năng được kể đến dành cho một thẩm định gia bắt buộc phải có là phân tích dữ liệu, kết nối, mã hóa, quản lí thời gian và giữ bảo mật thông tin. Với sự mài dũa cho những kĩ năng quan trọng này, bạn chắc sẽ nhận được công việc liên quan đến công nghệ thông tin.

Có nhiều ngành nghề được lựa chọn và duyệt vào danh sách những ngành nghề định cư tại Úc năm 2017 liên quan đến ngành công nghệ thông tin. Trong đó có ngành phân tích kinh doanh ICT, phân tích hệ thống, lập trình viên, lập trình viên phát triển phần mềm, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống vào mạng máy tính.

SOL

Nguồn:

https://www.uq.edu.au/study/

https://en.wikipedia.org/wiki/Information_technology

https://www.thecompleteuniversityguide.co.uk/courses/computer-science/6-reasons-why-you-should-study-a-computer-science-degree/

https://www.thebalance.com/list-of-information-technology-it-skills-2062410

Đọc tiếp

Tiềm năng ngành Khoa học Xã hội tại Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 31/03/2017. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 3661

Social Science (hay còn gọi là ngành khoa học xã hội), theo nghĩa rộng nhất, là các môn học nghiên cứu về con người và các phương diện của họ ảnh hưởng đến thế giới. Cụ thể hơn, khi học trong ngành khoa học xã hội, học viên có cơ hội để biết về thế giới vượt qua cả những hiểu biết hiện tại về con người và cộng đồng nơi mọi người sống. Social science giải thích về cách thức hoạt động của xã hội ví dụ như nguyên nhân thất nghiệp và những yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế; cách thức bỏ phiếu bầu cử hay những điều khiến con người cảm thấy hạnh phúc trong cuộc sống. Về cơ bản, trong ngành khoa học xã hội, hoạt động trong công việc là cung cấp những thông tin quan trọng cho chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, chính địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác. Đây là một trong những lĩnh vực nghiên cứu rộng nhất là khoa học xã hội. Nghiên cứu khoa học xã hội ở Úc có thể thu hút các sinh viên có những sở thích khác nhau liên quan đến nghệ thuật tự do, nhân văn, chính trị, và thậm chí văn hoá học. Các trường đại học tốt nhất ở Úc hiện tại đã cung cấp một loạt các khóa học cho ngành học này.

Khoa học xã hội là một trong những môn học chính thức tại các trường đại học ở Úc. Điểm chú ý là tất cả những trường đại học lớn và nổi tiếng tại các bang khác nhau đều có khóa học dành cho môn học này. Những trường đại học lớn như UQ, QUT và Griffith tại Queensland; University of Melbourne, Monash hay Deakin tại Victoria; Latrobe, Bond University và nhiều trường đại học khác đều có những cơ hội về khóa học dành cho bộ môn này. Mỗi khóa học đi từ 3 đến 4 năm và sau khi tốt nghiệp, học sinh có cơ hội 85% nhận được công việc sau khi tốt nghiệp tại Úc. Sinh viên tốt nghiệp được chuẩn bị cho một loạt các sự nghiệp trong tư vấn và nghiên cứu xã hội; Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ, quản lý và chính sách; nâng cao sức khỏe; Dịch vụ con người; Phát triển, phân tích và đánh giá chính sách xã hội và công cộng; Phát triển cộng đồng địa phương và quốc tế; Quan hệ công chúng, truyền thông và công việc truyền thông; Kế hoạch xã hội và đánh giá tác động xã hội; Định hướng chiến dịch và quản lý sự kiện.

Trong quá trình học tập ngành Khoa học xã hội, học sinh sẽ phải hoàn thành tối thiểu 16 chương trình học lựa chọn từ 48 chương khác nhau, trong đó mỗi chương trình học được chia ra nhiều vấn đề và mỗi vấn đề tương đương với 2 bài học cho mỗi chương học khác nhau. Trong đó, mỗi đề mục và vấn đề sẽ giúp học sinh phát triển những kĩ năng cần thiết cả trong việc áp dụng vào cuộc sống hay trong công việc cần thiết. Chi tiết hơn, sau đây là thống kê về những đề mục sinh viên phải học cho ngành Social Science:

Chương trình học tập Nội dung
Compulsory (giáo dục phổ cập) Đây là khóa học bắt buộc dành cho học sinh khi mới vào khoa. Học sinh sẽ được giới thiệu về chính trị và những nội quy tập thể; xã hội học; nguyên tắc nghiên cứu và quy trình thiết kế.
Development (Phát triển (xã hội) học) là môn khoa học xã hội gồm nhiều ngành nghiên cứu tập trung về những nước đang phát triển và cả nước chậm phát triển. Trong khóa này, học sinh sẽ được học về nhân học, y học, môi trường học, toàn cầu hóa và nhu cầu phát triển cộng đồng, chính trị toàn cầu và thực tiễn phát triển cộng đồng.
Social and public policy (chính sách xã hội) Chính sách xã hội học nghiên cứu về những đường lối chỉ đạo thay đổi hoặc duy trì những điều kiện sống theo hướng dẫn đến sự thịnh vượng cho xã hội. Trong phần này, học sinh có cơ hội để học về quản trị kinh tế, chính sách công cộng và chính sách môi trường, chính sách đối ngoại và nội địa ở nước Úc.
Health and Society (sức khỏe và xã hội) Sinh viên sẽ được giới thiệu về vấn đề y tế, bệnh tật; quan điểm về vấn đề; hệ thống và hành vi của dịch vụ y tế; giới tính; và ma túy.

Ngoài ra, còn có nhiều chương trình học tập khác như nghiên cứu về văn hóa, giáo dục, địa lí học nhân văn và sử học. Trong đó, điểm đặc biệt là có thêm một đề mục đó là Library science hay còn gọi là khoa học thư viện. Khoa học thư viện (library science) là một ngành khoa học nghiên cứu các quy luật về tổ chức xây dựng, nhân sự, các công cụ quản lý, công nghệ thông tin, giáo dục,...cho các thư viện; việc thu thập, tổ chức, bảo quản và phổ biến tài nguyên thông tin và thông tin chính trị kinh tế. Trong quá khứ, khoa học thư viện cũng đã bao gồm lưu trữ khoa học. Điều này bao gồm cách làm thế nào để thông tin đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng người sử dụng; làm sao mọi người tiếp cận được với hệ thống phân loại, thông tin được thu thập, đánh giá và áp dụng bởi những người trong và bên ngoài các thư viện, vv… Học các khóa học trong thư viện thường bao gồm các bộ sưu tập khoa học quản lý, các hệ thống thông tin và công nghệ, nghiên cứu các phương pháp, thư mục và phân loại, bảo quản, tài liệu tham khảo, số liệu thống kê và quản lý.

Khoa học Thư viện là không ngừng phát triển, lồng ghép các chủ đề mới như quản lý cơ sở dữ liệu, thông tin về kiến trúc và Quản lý kiến thức.

Lợi thế khi học Khoa học Xã hội:

Bởi đây là ngành học có phạm vi lớn trên nhiều yếu tố công việc và ngành nghề, vậy nên, sau khi tốt nghiệp, học sinh có nhiều lựa chọn cho công việc của mình dựa vào ước mơ, điều kiện và cơ hội của mỗi người. Tại Úc, những học viên học trong ngành này có cơ hội tới 70% nhận được học bổng trong quá trình học. Theo đó, công việc tốt với mức lương tốt luôn sẵn sang dành cho học viên sau khi tốt nghiệp. Mức lương trung bình cho những công việc trong ngành này là từ $95.000 đến $150.000 một năm (theo payscale.com ). Sau đây là bản tham khảo về top 15 công việc trong ngành khoa học xã hội:

Social science 2

 

Đọc tiếp

Du học: Hãy suy nghĩ kỹ nếu bạn là một trong những tuýp người sau

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 31/03/2017. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 2602

Bạn muốn đi du học?
Bạn muốn khám phá một vùng đất mới, tiếp thu những kiến thức mới mẻ, văn minh mà hiện tại bạn cảm thấy chưa đủ ?
Bên cạnh tài chính và sức học, bạn cũng cần cân nhắc xem mình có nằm trong các tuýp người sau đây không để từ đó có những sự điều chỉnh cho phù hợp bạn nhé!

Đọc tiếp

Buổi thông tin chuyên ngành Khoa học Xã hội, IT và Kỹ thuật của trường Đại học Tây Sydney

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/03/2017. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 1756

Buổi thông tin về chuyên ngành Khoa học Xã hội, IT và Kỹ thuật của trường Đại học Tây Sydney sẽ diễn ra tại 2 địa điểm trường Quốc tế Liên cấp Vinschool và Khách sạn Sheraton vào thứ 6 ngày 7/4/2017 với sự tham gia của 2 diễn giả - Tiến sĩ Graeme Salters, Giám đốc khối Doanh nghiệp, Quốc tế và Liên kết của Khoa Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học và Cô Jacqueline Clements, Giám đốc Quốc tế & Liên kết Khoa Khoa học Xã hội và Tâm lý học. Bên cạnh việc giúp học sinh nắm bắt các thông tin ngành nghề đang được ưa chuộng tại Úc, các diễn giả còn đưa ra các hoạt động tương tác giúp các bạn học sinh hiểu hơn về việc học tập các chuyên ngành học sinh đang theo đuổi.

Tham dự chương trình là 2 diễn giả nổi tiếng:

Tiến sĩ Graeme Salter là Giám đốc khối Doanh nghiệp, Quốc tế và Kết nối của Khoa Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học tại Đại học Tây Sydney. Graeme đã góp sức trong việc đưa công nghệ vào công tác giảng dạy từ hơn 25 năm nay. Ông là chủ tịch trước đây của ASCILITE (Hội Nghiên cứu công nghệ máy tính trong công tác đào tạo Đại học của Úc) và Chuyên gia đánh giá của Phòng Đào tạo của Chính phủ Úc (OLT). Ông đã được trao bằng tiến sĩ cho các nghiên cứu về việc sử dụng công nghệ học tập trực tuyến “just-in-time” trong việc phát triển nhân sự. Ông đã có kinh nghiệm về tiếp thị kỹ thuật số và đã nhận được giải thưởng "Mẫu điện thoại di động và tiên phong trong tiếp thị kỹ thuật số' tại Đại hội Thương hiệu Thế giới ở Mumbai năm 2013. Ông đang là một trong những diễn giả quốc tế được mong đợi nhất hiện nay – hãy cùng tham khảo bài thuyết trình của ông tại https://www.youtube.com/watch?v=2Aj-hnLOjcE

Jacqueline Clements là Giám đốc Quốc tế & Liên kết Khoa Khoa học Xã hội và Tâm lý học trường Đại học Tây Sydney. Cô đã từng công tác rất năng động cho các tổ chức cộng đồng, văn hoá và giáo dục, với kinh nghiệm sâu rộng về quản lý chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý dự án và gây quỹ. Và trong cương vị Giám độc Quốc tế và Liên kết của khoa Khoa học Xã hội và Tâm lý học, cô chịu trách nhiệm về về việc liên kết trong khu vực, quốc tế hoá và phát triển kinh doanh.

Trước khi làm việc tại Đại học Tây Sydney, cô đã xây dựng sự nghiệp ở Hà Lan, sau đó là giám đốc điều hành của hai bảo tàng di sản; một viện nghệ thuật cộng đồng và một công ty về biểu diễn sân khấu. Bà đã xây dựng được 16 năm kinh nghiệm trong các tổ chức văn hoá hàng đầu cũng như làm việc với các cộng đồng và lập kế hoạch và quản lý các dự án lớn (cộng đồng / văn hoá). Trong quá trình công tác cô đã thành công trong việc kết nối các chính phủ, các ngành công nghiệp, cộng đồng và tình nguyện viên trong di sản và nghệ thuật.

Cùng với vai trò hiện tại, cô còn là một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Khoa học Xã hội và Tâm lý học. Nghiên cứu của cô tập trung vào các chiến lược văn hóa cho phát triển đô thị và khu vực. Bà đã có kinh nghiệm cá nhân trong các vấn đề chính phủ, hội đồng và các ngành công nghiệp đang quan tâm về các chiến lược văn hoá dẫn đến tăng cường phát triển kinh tế xã hội và đô thị. Tại Hà Lan, các cơ hội tài trợ ngày càng tăng (bắt đầu từ năm 2004) cho các dự án bao gồm các mục tiêu phát triển cộng đồng, văn hoá và kinh tế (bao gồm cả Quỹ Liên minh Châu Âu). Những cơ hội này cho phép cô bắt đầu nhiều dự án nghệ thuật tập trung vào việc kết nối cộng đồng, các ngành công nghiệp và chính quyền địa phương trong hoạt động văn hoá và phát triển văn hoá "

Đăng kí và biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ Du học SET Hà Nội- Hotline: 0909756833

Đọc tiếp