Hệ thống giáo dục

Du học Mỹ – độ tuổi nào cho con đi du học là thích hợp nhất?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 22/09/2011. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 39673

"Ở độ tuổi nào cho con đi du học là thích hợp nhất ?" Thật khó mà trả lời câu hỏi này, nếu không hiểu rõ khả năng tiếp thu và mong muốn của mỗi học sinh.

tt-29-8-20114

Không giống như các quốc gia khác, giáo dục phổ thông ở Mỹ là một nền giáo dục cưỡng bách và tự chọn, tự học ngoài những môn học bắt buộc. Học sinh có cơ hội phát huy năng khiếu của mình về một môn nào đó ngay từ lúc còn học ở trung học phổ thông. Trước khi quyết định cho con em đi Mỹ du học, tôi mong quí vị hãy tìm hiểu về hệ thống giáo dục ở bậc phổ thông ở Mỹ như thế nào, rồi bàn thảo với con cái, để chuẩn bị cho chúng trước.

Theo thống kê của bộ giáo dục Hoa Kỳ, bộ phận National Center for Education Statistic, nước Mỹ có hơn 27,000 trường trung học phổ thông công lập (Public high school) và hơn 11,000 trường THPT tư thục, với một số lượng trường phổ thông nhiều như vậy, lựa được một trường thích hợp cho con, không phải là chuyện dễ dàng. Quí vị tự xin học cho con hay qua trung gian một công ty/tổ chức tư vấn du học, thì quí vị cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ trước về trường mà con mình sẽ học. Nếu những gia đình có kinh phí tốt, nên đích thân quí vị và con, xin qua Mỹ du lịch tham quan trường. (Xin du lịch tham quan trường trước, sau này xin visa du học thì cơ hội đạt visa sẽ rất cao bởi Viên chức xét visa cũng thấy được tính nghiêm túc tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đi du học của học sinh). Tham quan trường trước, như vậy quí vị sẽ chọn được một trường thích hợp nhất cho con. Các em học sinh và phụ huynh Việt Nam, thường có tư tưởng là phải học trường "Top". Vậy, như thế nào mới là trường "Top".

I – Trung học phổ thông ở Mỹ - U.S High School

 

tt-29-8-20116

 

  1. K – 12 schools – nhận học sinh từ mẫu giáo tới lớp 12
  2. High schools – lớp 9 tới lớp 12
  3. Senior high schools – từ lớp 10 tới lớp 12
  4. Junior/middle & high schools – từ lớp 6 hay lớp 7 tới lớp 12
  5. Special schools – Trường học đặc biệt
  • Military schools – trường thiếu sinh quân (Ngoài những môn học phổ thông, học sinh học thêm về quân sự, và tùy theo binh chủng chọn lựa & sự phục vụ của học sinh, sẽ đeo lon từ binh nhì cho tới thiếu tá – Cadet Private – Cadet Major)
  • School for the gifted childrens – Trường năng khiếu
  • School for disabled childrens – Trường dành cho trẻ khuyết tật hay chậm phát triển (Autism)

- Private high school – Trường trung học tư thục

- College preparatory schools – Trường dự bị đại học – Chương trình học nhiều hơn, gắt gao hơn để chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng vào đại học. Cũng như chường trình AP & IB (Advance Placement & International Baccalaureate)

- Parochial schools hay còn gọi là religious affiliated schools – trường tôn giáo – dành riêng cho giáo dân của giáo phận địa phương. du học sinh, nếu cư ngụ trong phạm vi của giáo phận và là giáo dân của nhà thờ thì sẽ được hưởng mức học phí như giáo dân của nhà thờ.

- Quan niệm, du học sinh chỉ được phép học trường trung học tư thục là hoàn toàn không đúng. Con em của quí vị có thể học ở bất cứ trường loại nào, nếu quí vị biết cách hoặc tìm hiểu kỹ.

II - Hướng dẫn ngành học

Ở Mỹ chỉ có 2 loại bằng, bằng về nghệ thuật (Art degree) và bằng về khoa học (Science degree):

1. Art degree – Hay còn gọi là Liberal Art degree là danh từ xuất xứ từ tiếng La Tinh (artium baccalaureus) hay Bachelor of Art (BA) cấp cho những ai học các bộ môn như: Ngôn ngữ học, nhân văn, xã hội, toán học, khoa học thể dục và văn học.

2. Science degree – Là bằng cấp cho những ai học về khoa học và kỹ thuật.

Học sinh ở Mỹ khi bắt đầu vào high school, hầu hết, biết mình sẽ làm nghề gì sau này, nên biết chọn lớp học và xắp xếp thời khoá biểu học tập. Ví dụ, em nào muốn làm thợ máy, thì chọn học sửa máy nhiều hơn, và đồng thời học những lớp bắt buộc để lấy bằng trung học phổ thông, em nào chọn làm kỹ sư sau này, thì sẽ học những lớp AP/IB về toán và khoa học tự nhiên, em nào muốn làm bác sĩ thì chọn AP sinh học, em nào muốn làm cho ngân hàng thì sẽ học Anh văn, kế toán, luật thương mại v.v... Ngược lại, học sinh ở Việt Nam không có được sự lựa chọn, phải học theo giáo trình chỉ định của bộ giáo dục. Những môn nào học sinh không thích sẽ trốn học, hay lơ là, như vậy sẽ bị điểm thấp. Quí vị phụ huynh nên quan tâm tới con cái, xem con mình học môn nào được cao điểm nhất, hướng dẫn cho chúng những ngành thích hợp với sở thích và năng khiếu, chọn đúng ngành học như vậy khả năng con quí vị học thành tài rất là cao. Đừng để con cái vì theo xu hướng hay vì bạn chọn học ngành nào, chúng theo ngành đó, như vậy là chọn lầm nghề. Và cũng đừng ép con cái phải học ngành mà bạn mong muốn, chỉ phí tiền bạc và sẽ làm lỡ hết tương lai của chúng.

III - Chương trình giảng dạy ở high school

Trung học phổ thông ở Mỹ, học được tính theo tín chỉ, tuỳ theo yêu cầu của mỗi tiểu bang, học khu và mỗi trường từ 18 tới 38 tín chỉ. Học sinh lấy đủ tín chỉ và qua được bài thi "High school exit exam" thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Ở Mỹ không có chuyện học nhảy lớp, học sinh lớp 9 và lớp 12 học chung một lớp là chuyện bình thường. Chương trình và cách giảng dạy ở high school giống như trên đại học, vì vậy học sinh học xong lớp thấp, thì mới được phép học lớp cao hơn. Ví dụ: lớp toán đại số phương trình bậc 2 (Algebra 2), học sinh nào đã học lớp algebra 1 ở THCS (Middle school) rồi thì khi vào high school được phép học lớp này, ngược lại học sinh lớp 12 mà còn thiếu hay điểm không đủ, thì bắt buộc phải học lớp này để tốt nghiệp.
Các em học lớp 9 hay lớp 12, không có gì quan trọng, phải lấy đủ tín chỉ thì mới được ra trường. Nên phần chương trình giảng dạy và các yêu cầu của trường, quí vị phụ huynh và các em học sinh phải hiểu thật rõ.

1 – Graduation requirements – Các môn học đòi hỏi để tốt nghiệp

Các lớp bắt buộc phải học

- English (Anh văn)…………………. 4 năm………….…. 4 tín chỉ (credit/unit)

- Mathematic (Toán)…..…………….. 3 năm …………..… 3 tín chỉ

- Science (Khoa học) 2lớp có lab……..3 năm…………..….3 tín chỉ

- Social Studies (xã hội học)(*)………3 năm……………….3 tín chỉ

- Visual Art (Nghệ thuật)……………..1 năm …………..….1 tín chỉ

- Foreign language (ngoại ngữ)……….2 năm ……….…….2 tín chỉ

Các lớp được tự chọn theo sở thích

- Fitness/ physical education PE………1.5 năm …………..1.5 tín chỉ

- Health science……………………….0.5 năm ………….. 0.5 tín chỉ

- Occupational education ……………..1 năm ………….….1 tín chỉ

- Career concentration ………………. 2 năm ……………...2 tín chỉ

- Visual Art (thêm).……………….….1 năm ………………1 tín chỉ

- Electives (xem giải thích)…………..4 năm……………….2 – 8 tín chỉ

Tổng cộng 24 tín chỉ, tính theo yêu cầu của tiểu bang Washington State.

Chú thích:

- Social science: những lớp sau sẽ được tính cho social study: U.S History, World History, U.S Government, Economics, Accounting, Business Law, Sociology, Psychology và Criminology. Học sinh chỉ cần lấy 3 lớp là xem như đã học xong môn Social Studies và muốn học từ lớp 9 hay lớp 12 tùy ý, miễn sao đủ 3 tín chỉ là xong.

- Math: Algebra 1, algebra 2, và geometry là bắt buộc. Nhiều học sinh ở Mỹ, vì lý do gì đó chỉ muốn học xong high school, rồi lên cao đẳng cộng đồng học 1 nghề gì đó, rồi đi làm. Riêng những học sinh muốn tiếp tục lên đại học, bắt buộc phải học lớp Precalculus. Có học lớp này thì lên đại học mới được phép lấy lớp calculus.

- Science: Về môn khoa học thì học sinh được tự do lựa chọn miễn sao có 2 lớp có giờ thí nghiệm là được, gồm các môn sau: Biology, physics, chemistry, geology, anatomy, astronomy, health science, environmental science, and forensic science.

- Electives classes: Các lớp tự chọn

  • Visual arts
  • Performing arts (choir, drama, band, orchestra, dance, guitar)
  • Vocational education (woodworking, metalworking, computer-aided drafting, automobile repair, agriculture, cosmetology, FFA)
  • Computer science/information technology/media technologies (word processing, programming, graphic design, computer club, Web design and web programming, video game design, music production, film production)
  • Journalism/publishing (school newspaper, yearbook, television production)
  • Foreign languages: (French, German, Italian, and Spanish are common; Chinese, Japanese, Russian, Greek, Latin, Korean, Dutch, Portuguese, and
  • American Sign Language
  • Business Education: Accounting, Data Processing, Entrepreneurship, Finance, General Business, Information and Communication Technology, Management, Marketing, and Secretarial
  • Family and consumer science/health (nutrition, nursing, culinary, child development.

- English: Anh ngữ Journalism, public speaking/debate, foreign language, literature, drama, and writing. Anh ngữ là lớp học bắt buộc mỗi năm

Nhiều em học sinh Việt, sẽ không đủ Anh ngữ để theo những lớp Anh văn bình thường dành cho học sinh lưu loát tiếng Anh, nên rất nhiều trường có chương trình English as a Second Language (Anh ngữ như một ngôn ngữ thứ hai) ESL. Trình độ Anh ngữ của các em phải ở mức trung bình (Intermediate level). Các lớp ESL dưới mức này không được tính tín chỉ.

*** Advanced Placement (AP) program, chương trình này được sự bảo trợ của College Board. Một tổ chức quản lý các bài thi chuẩn vào đại học như SAT. Chương trình giảng dạy của AP theo tiêu chuẩn của đại học, nên được rất nhiều trường đại học chấp nhận cho tín chỉ (3000/8000 trường đại học).

Trước khi các em lấy những lớp AP này, hãy xem trường đại học mà các em sẽ chọn, có chấp nhận cho tín chỉ hay không. Nếu không cho, thì đừng phí thì giờ. Khi các em có đủ tín chỉ để được xếp vào lớp 11, và học bạ của các em tốt (3.6 - 4.0 GPA) thì xin counselor cho học chương trình dual enrollment hay còn gọi là Running Start của tiểu bang Washington, vừa học high school vừa học đại học/ community college. Chương trình này bảo đảm cho các em vừa có tín chỉ ở high school và đại học cùng 1 lúc.

*** International Baccalaureate (IB), xuất phát từ Thụy Sĩ, rất ít trường ở Mỹ có chương trình này. Mục đích các em tới Mỹ học, và học làm sao để cho dù không phải là những học sinh xuất sắc tự nhiên, các em vẫn đạt được điểm cao nhất, để xin vào đại học với số chi phí thấp nhất. Vậy tôi xin miễn nói tới phần này.

2 - Niên học

Một năm học thông thường có 2 khoá chính, mùa thu và mùa xuân, tuy nhiên cũng có trường dạy 3 khoá một năm thì gọi là year-round school., cũng có một số trường dạy thêm khoá mùa hè (nếu ngân sách cho phép). Và mỗi ngày trung bình học 6 tiết học, các lớp học nguyên năm như: Anh văn, các lớp AP..., các lớp chỉ học 1 khoá là xong như: US History, art, PE, electives...

Tới đây, tôi nghĩ các vị phụ huynh và các em học sinh đã hiểu được phần nào về hệ thống giáo dục ở bậc trung học phổ thông bên Mỹ. Tôi nghĩ cũng nên nói sơ về cách chọn và sắp xếp lớp học, sao cho các em không bị bài vở nhiều quá, không còn thì giờ tham gia các hoạt động ngoại khoá của trường (Extracurriculum activities) EA.

Những môn học nào các em cho là khó nuốt nhất, thì chọn học tiết đầu tiên. Vì sau một đêm ngủ ngon, buổi sáng là lúc đầu óc các em minh mẫn nhất, chọn là lớp đầu tiên, các em sẽ tiếp thu dễ hơn, rồi tới lớp khó vừa, dễ. Sau giờ ăn trưa, các em sẽ cảm thấy buồn ngủ, vậy sau giờ ăn là lớp thể dục, hay lớp nghệ thuật. Nhớ một điều là đừng bao giờ để giáo viên cố vấn (Counselor) sắp xếp lớp học cho mình.

IV – "Ở độ tuổi nào đi du học là tốt nhất?"

 

tt-29-8-20115

Mười sáu tuổi là lứa tuổi đi du học thích hợp nhất đối với những em mà học lực và Anh văn chỉ ở mức trung bình. Phần nhiều các em 16 tuổi đã học xong lớp 10. Các em tùy theo trường, được phép học lại những môn bị kém điểm và giữ lại những lớp nào được cao điểm. Đừng quan tâm đến chuyện học kém các bạn học khác một hay hai lớp, môi trường high school ở Mỹ thích hợp nhất cho các em. Các em có cơ hội tham gia các hoạt động của trường, bạn học là giới cùng tuổi, văn hóa Mỹ các em hiểu rõ, ngôn ngữ của giới "Teen" các em hiểu được, nên trình độ Anh ngữ của các em sẽ không thua kém người Mỹ. Nếu em nào chịu khó, vừa học high school vừa học chương trình "Dual Enrollment" thì khi vừa xong high school các em đã học được 1 tới 1.5 năm của đại học. Có thể các em sẽ lấy bằng đại học trước những học sinh chọn cao đẳng cộng đồng hay vào thẳng đại học.

Luật lệ của vài tiểu bang như: Washington State, Illinois, California, Pennsylvania v.v… cho phép những học sinh tốt nghiệp high school ở Mỹ, được hưởng mức học phí tính theo cư dân của tiểu bang. Đặc biệt là tiểu bang Washington State, chỉ cần các em cư ngụ trong học khu, và có người giám hộ là cư dân của tiểu bang thì các em được học trường public high school gần nhà nhất MIỄN PHÍ, trường không hỏi tới tình trạng cư trú của học sinh.

Cho dù là học trường công hay trường tư, các vị phu huynh và các em học sinh hãy nhớ nguyên tắt này: Tìm hiểu – Chọn lựa – Tham quan – Phương pháp học – Thành tài

Tôi hy vọng bài này giúp được các bạn và các em học sinh. Đồng thời mời các bạn và các em học sinh đón đọc bài về hệ thống đại học Hoa Kỳ và chiến thuật của Tôn Tử "Biết người biết ta, trăm trận đánh, trăm trận thắng." áp dụng vào việc xin học, trường đại học tốt nhất, với gói tài trợ học phí rộng rãi nhất.

(nguồn: Sẵn Sàng Du Học)

Đọc tiếp

Tìm hiểu về Cao Đẳng Cộng Đồng

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 22/09/2011. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 8999

Community college chính thức được thành lập từ thời tổng thống Kennedy, nhằm mục đích đào tạo nhanh chóng một đội ngũ công nhân có tay nghề cung cấp cho nền kinh tế Mỹ đang phát triển nhanh chóng lúc đó. Trước đó các trường này được gọi là Junior College, Technical College hay City College. Trường cao đẳng có lâu đời nhất là trường Fullerton Junior College thành lập 1913 ở California và năm 1972 đổi tên lại là Fullerton College.

Như tên gọi, community college (CC) đào tạo và phục vụ cho cộng đồng địa phương, vì vậy hầu hết học sinh là cư dân của địa phương. Học sinh chủ yếu là những người muốn học nhanh một nghề có nhu cầu tuyển dụng cao của địa phương rồi ra kiếm việc làm. Chương trình giảng dạy của CC đặt trọng tâm vào đào tạo cho học sinh có một kiến thức căn bản chung về toán, khoa học, xã hội và Anh ngữ, song song với đào tạo tay nghề đủ để họ đi làm việc. Chương trình và các lớp học mở nhiều hay ít là tùy theo nhu cầu tuyển dụng trong vùng, và tùy theo xu hướng tiến bộ của xã hội, chẳng hạn như: Thời thập niên 80’s là Computer Age (Thời máy vi tính), 90’s & 2000 là Information Age (Thông tin), 2010 có khuynh hướng về chăm sóc sức khoẻ (Health care) – Dịch vụ (Services) – Kinh tế toàn cầu (Global business) – Robotic (Người máy) - Thăm dò liên hành tinh (Inter-planet exploration). Vì vậy các lớp dạy về kinh tế và chăm sóc sức khoẻ được các trường CC mở nhiều hơn các lớp khác để phục vụ cho số lượng học sinh học các ngành này nhiều hơn.

*** Hồi đầu thập niên 80 rất nhiều người Việt Nam chưa học xong chương trình cán sự điện tử (Electronic tenhician) đã được các hãng điện tử ở vùng San Jose, CA tới tận trường chiêu mộ. Riêng nghề y tá vì đòi phải có license và trở ngại tiếng Anh nên người Việt mình chịu thua, nhường lại cho người Philippine.)***
Community college được sự tài trợ từ ngân sách của tiểu bang vì vậy tất cả các trường CC có thể xem là trường công (Tuy nhiên mỗi trường lại nhận tiền tài trợ của tiểu bang nhiều ít khác nhau) nên học phí mỗi trường dành cho cư dân của tiểu bang cũng khác nhau (Sự khác biệt này không nhiều lắm). Rẻ nhất có thể nói là California khoảng $26/unit, và đắt nhất là New Jersey khoảng $133/credit. Tuy các trường CC có tính học phí, nhưng hầu hết các học sinh học nghề ở CC có thể nói là MIỄN PHÍ. Vì học sinh nhận được trợ cấp của liên bang qua các chương trình tài trợ thường được biết đến là FAFSA, rồi ngoài ra còn có tài trợ của tiểu bang (Tùy theo hoàn cảnh của mỗi người) và chương trình tài trợ The Trade Adjustment Assistance (TAA) của bộ lao động Hoa Kỳ.


Không giống như trên đại học đa số là giới trẻ, học sinh community college gồm đủ mọi tầng lớp và giai cấp của xã hội từ 16 tuổi ( Vừa học high school vừa lấy thêm tín chỉ trên college) tới những người chỉ muốn học 1 hay 2 lớp trau dồi thêm nghề nghiệp, hoặc những người đã nghỉ hưu tới trường học vài lớp về nghệ thuật đa số là học nhanh một nghề nào đó rồi ra đi làm . Chỉ có một số rất ít, vì lý do nào đó chọn học chương trình liên thông đại học và đa số không bao giờ thấy được cánh cửa của trường đại học.

Tổng thống Obama nhấn mạnh trong bài phát biểu của Ông rằng: phần lớn các học sinh Cao đẳng cộng đồng không chuyển tiếp lên đại học hoặc tốt nghiệp khóa Đại học 4 năm.  http://www.washingtonpost.com/wp-dyn...d=opinionsbox1

Theo thống kê của International Institutional Education www.IIE.orgViệt Nam đứng hạng 9 trong số lượng du học sinh ở Mỹ năm 2010 với 13,112 học sinh trong số này có hơn 10,000 học sinh đang học các chương trình ESL hay community college. Hơn 90% du học sinh không thể qua nổi cổng trường đại học. Hầu hết là không có khả năng trả tiền học. Một số học xong đại học trở về Việt Nam đi làm với đồng lương không xứng với số tiền bỏ ra để đi du học, trở nên tiêu cực, chỉ có một số rất ít có thực tài và may mắn kiếm được việc làm ở Mỹ hay lấy vợ/chồng được ở lại Mỹ. Người Việt có tính theo xu hướng, không chịu tìm hiểu kỹ càng và tự hiểu khả năng của mình, nghe lời đồn nên mắc phải lỗi lầm, tiêu tan cả tài sản gởi con em đi du học, cuối cùng làm lỡ hết việc học của con cái. Người ở Việt Nam có thể tự an ủi mình là vì không biết, vậy những người Việt sắp hay mới tới Mỹ định cư, họ vẫn mắc phải lỗi lầm này.

Là những người mới tới Mỹ định cư, các bạn không chịu tìm hiểu, không chịu suy nghĩ, mà lại cứ nghe lời truyền miệng, hay nhìn thấy cái lợi nhỏ trước mắt, mà không chịu nhìn xa hơn. Các bạn thấy người khác đi học không tốn tiền lại có dư vài trăm xài và nghe lời họ đợi 1 năm sau. Vậy các bạn có tự xem lại hoàn cảnh của mình có giống người đó không, trình độ của bạn cao hơn hay thấp hơn. Các bạn chịu khó tìm hiểu thông tin, tính toán cái lợi/ hại để đặt ra cho mình một hướng đi thích hợp nhất. Nói tóm lại, community college là lựa chọn thích hợp cho những ai, muốn học nhanh một nghề nào đó rồi ra trường kiếm việc làm (Hay vừa học, vừa làm) để mau chóng hội nhập vào xã hội Mỹ.

Technical College

Tương tự như community college, nhưng học sinh không phải học nhiều các môn chung (General education) nên thời gian học nhanh hơn như chứng chỉ khoảng 9 -12 tháng là xong 1 nghề (Tiện, sửa xe, xây cất, nấu ăn, y tá, phụ tá bác sĩ/nha sĩ,v.v.) hay 12 – 18 tháng như vi tính, thợ điện, kế toán, tiếp thị bán hàng, điện tử v.v. Các trường này đa số là trường tư học phí cao hơn, nhưng cũng có trường công học phí mắc hơn cao đẳng cộng đồng 1 chút, nhưng nói chung FAFSA cho vừa đủ tiền trả học phí.

Vocational School

Chủ yếu là dạy một nghề thật nhanh từ vài tuần tới 12 tháng như nail, tóc, phụ tá bác sĩ/nha khoa (9 tháng) hay medical billing & coding, thợ làm bánh. Hầu hết là trường tư, chỉ có các trung tâm dạy nghề của thành phố mới miễn phí.

Chọn lựa học trường nào là do các bạn tự quyết định, nói chung nghề nào ở Mỹ cũng đủ nuôi sống gia đình các bạn. Riêng các bạn muốn học transfer lên university, tôi mong các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ, tính toán lợi hại và khi các bạn đặt quyết tâm rồi thì quyết định cũng chưa muộn. (Những người không có lòng cương quyết và không chịu nổi cực khổ, nghĩ rằng các bạn có thể vừa đi làm vừa có thể học xong đại học thì tôi khuyên hãy suy nghĩ lại).

Ở Mỹ muốn làm giàu không khó, không cần phải có bằng đại học, chỉ cần các bạn chịu khó, biết tiết kiệm. (Biết bao nhiêu chủ tiệm nail là triệu phú, vua rau muống ở San Jose, nhiều chủ xe lunch (Catering truck), nghề rửa cầu tiêu, v.v.)

Chúc các bạn thành công,

(Nguồn: Sẵn Sàng Du Học)

Đọc tiếp

Sự khác biệt giữa A – level và Foundation khi du học Anh Quốc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 10/01/2011. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 11308
Để vào đại học ở UK, đặc biệt là những trường top, học sinh Việt Nam thường lựa chọn đi từ một trong hai con đường: A-level hoặc Dự bị đại học. Vậy đâu là lựa chọn phù hợp?
Pupils21
Có một số điểm khác biệt cơ bản nổi bật mà nhiều phụ huynh và học sinh thường quan tâm:

  A-Level Dự bị đại học - Foundation

Yêu cầu đầu vào


Học hết lớp 10 để vào A-level

A-level đòi hỏi cao hơn so với dự bị đại học. Dựa vào kết quả học tập thông qua bảng điểm.


Học hết lớp 11 hoặc 12 để vào Foundation

Khoá dự bị đại học sẽ dành cho những học sinh chỉ có yêu cầu lựa chọn những trường đại học có mức độ vừa phải.

Đầu ra là tấm hộ chiếu để được vào học tập tại các trường đại học danh tiếng tại Anh và trên toàn thế giới. Nhiều trường đại học thuộc hàng top như Cambridge, Oxford… hoặc những trường đào tạo mang tính  đặc thù như nha sĩ, dược, kiến trúc… đều yêu cầu sinh viên phải trải qua khoá học này.
sinh viên có sự bó hẹp hơn về đầu ra. Sinh viên học qua khoá học dự bị đại học sẽ vào một trong các trường đại học là đối tác của trường mà học sinh theo học khóa Foundation.
Thời gian học 2 năm 1 năm
Chương trình đào tạo Học sinh chọn lựa môn học theo sở thích, sở trường và định hướng nghề nghiệp Đào tạo theo ngành mà sinh viên dự định học tiếp ở bậc đại học. Đồng thời, những kỹ năng cần thiết như kỹ năng nghiên cứu, viết luận v.v… cũng được đào tạo để chuẩn bị cho sinh viên học đại học hiệu quả hơn

(theo DT, VB)
Đọc tiếp

Điểm khác biệt giữa đại học ở Mỹ và Việt Nam

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 29/12/2010. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 17233

Có thể nói rằng sự khác nhau giữa giáo dục đại học ở Mỹ và Việt Nam bắt nguồn từ sự khác nhau giữa chủ nghĩa cá nhân có nguồn gốc từ châu Âu trong văn hóa Mỹ và chủ nghĩa tập thể ảnh hưởng từ đạo Khổng Nho trong văn hóa Việt.

So với tổng số khoảng 4,7 triệu học sinh phổ thông và sinh viên các trường Đại học và Cao Đẳng ở nước ta hiện nay thì số lượng khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam tại các cơ sở đào tạo nước ngoài (trong đó ở Australia có 15.000, ở Mỹ có 13.000, và ở Pháp có 7.000) chỉ chiếm một tỉ lệ khá thấp. Mỹ là nước thứ hai trên thế giới có số du học sinh Việt Nam theo học nhiều nhất. Năm 2009, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 9 trên thế giới về số lượng du học sinh tại Mỹ.

f816db50421bc8ea8f2ece2f8d293d37

Đọc tiếp

Hệ thống giáo dục Anh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 28/09/2010. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 29212

British_Museum

Một năm học thường diễn ra từ cuối tháng Chín đến cuối tháng Bảy với một kỳ nghỉ hai tháng trong suốt mùa hè.

Tiểu học (Từ 5 – 11 tuổi)

  • Sáu năm
  • Năm thứ nhất và thứ hai là bậc "mẫu giáo"
  • Từ năm thứ ba đến năm thứ sáu là bậc "tiểu học"

Giáo dục bắt buộc ở Anh bắt đầu vào bậc tiểu học lúc 5 tuổi. Học sinh tiểu học sẽ học từ năm nhất lên đến năm thứ sáu mà không phải qua một kỳ thi nào, tuy nhiên sẽ có cuộc kiểm tra khả năng học sinh khi lên 7 tuổi. Học sinh được chú trọng vào việc học bằng cách tự khám phá hơn là học thuộc lòng. Học sinh sẽ học những môn bắt buộc như tiếng Anh, toán, khoa học, cũng như những môn học nền tảng như lịch sử, địa lý, nhạc, nghệ thuật và giáo dục thể chất.


Trung học (Từ 11 – 16 tuổi)

  • Năm năm
  • Những năm học được gọi là “bậc”
  • Ở bậc 4, học sinh sẽ học để thi “GCSE” (9 hay 10 môn học)
  • Các kỳ thi GCSE diễn ra vào cuối bậc 5

Học sinh bắt đầu học trung học vào năm 11 tuổi, đây là chương trình bắt buộc năm năm (hay còn gọi là “bậc”). Từ bậc một lên đến bậc sáu (hay lớp 7 đến lớp 11), học sinh trung học sẽ củng cố kiến thức với những môn đã học ở bậc tiểu học, thêm vào ít nhất một ngoại ngữ. Vào bậc 4, họ bắt đầu chuẩn bị cho một loạt những kỳ thi được gọi là Chứng chỉ Giáo dục Trung học (gọi tắt là GCSEs). Học sinh được kiểm tra dựa trên khoảng 9 hay 10 môn học tùy theo lựa chọn của họ.


Chứng Chỉ A ở Bậc 6 Trung học (Từ 16 - 18 tuổi)

  • Hai năm
  • Năm thứ nhất được gọi là “Bậc 6 cơ bản”, năm thứ hai được gọi là “Bậc 6 nâng cao”
  • Học sinh bắt đầu học để thi “Chứng chỉ A” (với 3 hay 4 môn học)
  • Các kỳ thi “Chứng chỉ A” diễn ra vào cuối năm thứ nhất và năm thứ hai và điểm kết hợp là kết quả cuối cùng cho những Chứng Chỉ A.

Sau các kỳ thi GCSEs, học sinh có thể rời trường trung học để chuẩn bị đi làm, theo đuổi chương trình đào tạo ở trường kỹ thuật hay dạy nghề, hoặc có thể tiếp tục học thêm hai năm để chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào đại học, được gọi là “Chứng Chỉ A”. Thông thường, một sinh viên tiền đại học sẽ chuẩn bị cho khoảng ba hay bốn kỳ thi Chứng chỉ A. Những kỳ thi này được thực hiện ở những trường chuẩn được gọi là những trường Trung học Bậc 6. Điểm trong kỳ thi Chứng Chỉ A càng cao thì sinh viên càng có nhiều cơ hội vào được trường đại học mình chọn lựa.


Bằng Cử nhân (Từ 18 tuổi trở lên)

  • Ba hay bốn năm
  • Các năm học được chia thành hai hay ba học kỳ
  • Sau khi kết thúc được cấp Bằng Cử nhân
  • Sinh viên học những môn trong lĩnh vực chuyên ngành và dự những kỳ thi cuối học kỳ

Ở trình độ đại học, sinh viên Anh thường theo đuổi chương trình bằng Cử nhân trong lĩnh vực nghệ thuật hay khoa học. Những chương trình này thường kéo dài 3 năm. Trong thời gian đó sinh viên hoàn thành những khóa học và những bài tập được hướng dẫn trong lĩnh vực học tập của mình. Sinh viên tốt nghiệp thường phải qua được kỳ thi cuối khóa. Yêu cầu đầu vào cho sinh viên quốc tế bao gồm Anh văn thông thạo (tối thiểu IELTS 6.0), một năm học bổ sung cho bậc học phổ thông, thường được biết như Năm Dự Bị Đại học, hay những điểm thi Chứng Chỉ A thật tốt.


Thạc Sĩ, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) và Tiến sĩ (Từ 21 tuổi trở lên)

  • Từ một đến hai năm
  • Được cấp bằng Thạc sĩ hay MBA sau khi kết thúc
  • Sinh viên phải hoàn thành phần nghiên cứu lý thuyết, viết một luận án tiến sĩ và dự kỳ thi cuối khóa
  • Sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ được tiếp tục học bằng tiến sĩ hay PhD.

Học sau đại học là bước kế tiếp của bậc đại học. Những bằng cấp thạc sĩ truyền thống thường thiên về nghệ thuật (MA) hay khoa học (MSc). Bằng thạc sĩ đang ngày càng phổ biến hiện nay là Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA). Chương trình Thạc sĩ thường kéo dài từ một đến hai năm và đều đòi hỏi sinh viên làm bài thi cuối khóa cộng với đề tài tốt nghiệp. Một vài ngành nghề chuyên môn, nghiên cứu, và học thuật đòi hỏi phải hoàn thành một chương trình tiến sĩ, hay PhD, bao gồm 4 hay 5 năm học nâng cao, nghiên cứu và một bài luận văn chính thức.

Với sinh viên quốc tế, hầu hết những chương trình Thạc sĩ hay Tiến sĩ đều yêu cầu họ có bằng đại học được công nhận và Anh ngữ thông thạo (trình độ IELTS 6.5). Đối với chương trình MBA, bạn cũng cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm.

(theo EF)

Ngoài ra bạn muốn tìm hiểu thông tin về du học Úc, Canada hay các nước khác tại đây.

Đọc tiếp

Hệ thống giáo dục Mỹ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 28/09/2010. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 29178

Washington_Panorama

Hệ thống giáo dục sau bậc trung học tại Mỹ rất da dạng. Bài viết này hướng đến mục đích giúp cho các bạn HSSV Việt Nam có được cái nhìn khái quát về nền giáo dục sau trung học tại đây. 

Đọc tiếp

Hệ thống giáo dục Canada

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 28/09/2010. Đăng trong Hệ thống giáo dục. Lượt xem : 28574

niagara_falls

Loại hình đào tạo của Canada có thể chia thành các giai đoạn sau:

 

 Sơ cấp: Giai đoạn sơ cấp ở hầu hết các tỉnh lỵ và các vùng chính là 6-8 năm đầucủa chương trình học phổ cập. Cơ cấu cấp lớp khác nhau tùy theo sự tổ chức của các bộ và ngành giáo dục. Ở một số vùng, cấp sơ học là từ mẫu giáo đến lớp 8 và trung học là từ lớp 9-12.

Đọc tiếp