Author Archives: Set Education

10 suất học bổng du học Anh quốc, mỗi suất trị giá 10,500 bảng Anh

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/07/2010. Đăng trong Học bổng du học Úc. Lượt xem : 7702

Newcastle University và INTO Newcastle University mang tới 10 suất học bổng khóa học dự bị đại học Newscastle University. Học bổng này nhằm hỗ trợ một phần học phí cho sinh viên quốc tế muốn hoàn tất khóa dự bị trước khi vào chương trình đại học tại đại học Newcastle.

Đọc tiếp

Ngành tóc và nấu ăn chưa mất hết cơ hội

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/07/2010. Đăng trong Thông tin định cư. Lượt xem : 9569

Danh sách các ngành nghề được ưu tiên nhập cư mới chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2010. Tuy nhiên, cơ hội nhập cư vẫn mở rộng cho những lao động có tay nghề thực sự.

Đọc tiếp

Ưu tiên hàng đầu của chính phủ Gillards đã được giải quyết

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/07/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5267

Tân Thủ tướng Úc Julia Gillard đã đạt được thỏa thuận với ngành công nghiệp khai khoáng đầy thế lực về vấn đề chính phủ sẽ tăng mức thuế đối với lợi nhuận ngày càng tăng của ngành này do bùng phát nhu cầu nguyên liệu của thế giới. Đây vốn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây.

Thủ tướng Julia Gillard đã đạt được thỏa thuận với ngành công nghiệp khai khoáng

Trong suốt ba ngày qua, chính phủ đã thảo luận với ba công ty tài nguyên lớn là Rio Tinto, BHP Billiton và Xstrata. Tối ngày 1/7/2010 vừa qua, cùng với sự hiện diện của bà Gillard tại buổi thảo luận, chính phủ đồng ý hạ thấp mức thuế siêu lợi nhuận này.

Từ thủ đô Canberra, phóng viên Linda Mottram của Đài Úc cho biết điều đầu tiên và quan trọng nhất là tên gọi của loại thuế này đã được thay đổi hoàn toàn. Nó không còn được gọi là ‘Thuế lợi tức tài nguyên siêu lợi nhuận’ như cựu Thủ tướng Kevin Rudd đã gọi trước đây mà được đổi thành ‘Thuế Tài nguyên Khoáng sản’.

Bà Gillard thông báo những thay đổi mới chỉ rõ rằng những gì đã diễn ra trước đây và những gì được các bên đồng ý hiện nay là hoàn toàn khác nhau. Điểm chính yếu là chính phủ đồng ý đánh thuế ở mức mới là 30% thay vì 40% như trước đây. Thỏa thuận mới đã thu hẹp lại phạm vi hoạt động khai thác tài nguyên và giới hạn lại trong lĩnh vực quặng sắt, than, dầu và khí đốt. Do vậy số công ty bị đánh thuế theo điều khoản mới cũng giảm đi nhiều. Đối với nhiều lĩnh vực khác chẳng hạn như ngành khai thác kim loại xanh hoặc những chất tương tự , khoản thuế mới sẽ ‘hào phóng’ hơn, bắt đầu từ mức khoảng 12% thay vì 5% như trước đây. Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ sử dụng cách đánh thuế khác nhắm vào những dự án khai mỏ mới chẳng hạn như những dự án khí đốt vỉa than. Những người hoạt động trong lĩnh vực này sẽ tuân theo mức đánh thuế cũ.

Theo phóng viên Linda Mottram, rõ ràng là hai bên đã có sự nhân nhượng lẫn nhau. Tuy nhiên, chính phủ Úc khẳng định vấn đề cắt giảm này cũng có cái giá của nó. Chẳng hạn dự định giảm 2% đối với thuế doanh nghiệp trong một vài năm tới sẽ chỉ được áp dụng cho các công ty có quy mô nhỏ và sẽ chỉ được giảm 1%.

Thủ tướng Julia Gillard nhấn mạnh rằng về căn bản, hai bên đã hợp tác với nhau để đạt được thỏa thuận vừa nêu. Bà Gillard nói: “Chính phủ biết rằng vẫn có một số thành phần trong giới công nghiệp khai thác khoáng sản vẫn tiếp tục đưa ra những chỉ trích về thỏa thuận này. Tuy nhiên tôi tin tưởng kết quả đạt được là công bình. Để đạt được thỏa thuận, các nhà thương thuyết của chính phủ và ngành công nghiệp khai mỏ đã xem xét tất cả những quan tâm của ngành công nghiệp này. Thỏa thuận đã tập trung vào những tài nguyên mang lại lợi nhuận nhiều nhất đồng thời cũng đề ra những phương cách tối ưu để đem lại nhiều công ăn việc làm và khuyến khích dầu tư.”

Sức mạnh của giới khai khoáng?

Dư luận cho rằng đây là một cuộc thương thảo rất cam go giữa chính phủ và nhóm hậu thuẫn cho giới công nghiệp khai thác khoáng sản đầy thế lực. Vậy phải chăng chính phủ dưới sự lãnh đạo của bà Gillard đã phải nhân nhượng ngành công nghiệp này nhiều điểm then chốt so với đòi hỏi ban đầu?

Đó cũng là điều nhiều người quan tâm đã nêu lên trong cuộc họp báo với thủ tướng và hai bộ trưởng then chốt - bộ trưởng ngân khố và bộ trưởng tài nguyên. Các vị này cho rằng vấn đề không phải là chính phủ lùi bước trước giới công nghiệp khoáng sản hùng mạnh nhưng là về việc một thỏa thuận dung hòa, tốt nhất cho quyền lợi đất nước mà hai bên đã đạt được.

Chính phủ nhấn mạnh rằng lý do chính yếu đầu tiên của việc đề nghị tăng thuế là dựa trên việc gia tăng lợi nhuận đáng kể của ngành khai thác khoáng sản, thí dụ như chỉ riêng quặng sắt không thôi đã tăng giá lên đến khoảng 400 % trong vài năm qua. Do đó người dân Úc tin rằng mình cũng xứng đáng được hưởng thêm lợi nhuận từ nguồn khoáng sản của đất nước. Lý luận này quả thực có tính thuyết phục đối với đa số người dân Úc. Dầu vậy chính phủ dưới thời cựu Thủ tướng Kevin Rud cũng đã bị chỉ trích mạnh mẽ qua chiến dịch quảng cáo đầy tốn kém lên đến nhiều triệu đô la do ngành công nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện. Giới này cho rằng thực ra là họ đã bị chính phủ chèn ép khi bắt họ phải đóng thêm thuế khoáng sản.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngân khố Wayne Swan khẳng định trọng cuộc họp báo sáng nay rằng thực chất đây là một cuộc cải cách sâu rộng của chính phủ. Ông cho rằng toàn bộ người dân Úc đã cùng nhau vượt qua được cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ông tin rằng nước Úc sắp sửa đối diện với một đợt bùng phát công nghiệp khoáng sản đợt hai và là cuộc bùng phát trong bối cảnh thế kỷ này là Thế kỷ của Châu Á. Nước Úc có thể đương đầu được nếu như nước Úc có quyết tâm thay đổi và đó là điều chính phủ Úc đang làm.

Tóm lại đó là thỏa thuận đã đạt được và nay thỏa thuận này sẽ được đệ trình trước một ủy ban do cựu chủ tịch đại công ty khoáng sản BHP Billion lãnh đạo là ông Don Argus. Ông Argus sẽ xem xét một vài chi tiết nhỏ để cuối cùng có thể đưa dự luật thuế này ra áp dụng.

Thời điểm bầu cử

Dự luật thuế này được xem là ưu tiên hàng đầu dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Gillard. Trước đây việc đối đầu công khai giữa chính phủ và ngành công nghiệp khai thác khoáng sản khiến việc tổ chức bầu cử vào lúc đó là điều không thể xảy ra đươc. Thực tế hiện nay là vấn đề thuế khoáng sản đã được giải quyết, không còn trở ngại lớn nào khả dĩ có thể cản trở việc tổ chức bầu cử bây giờ. Điều này khẳng định khả năng kiểm soát tình hình chính trị của bà Gillard. Qua việc đạt được thỏa thuận với ngành công nghiệp khoáng sản, bà đã chứng tỏ bản lãnh của mình so với vị tiền nhiệm trước đó. Dĩ nhiên trên cương vị thủ tướng, áp lực bà Gillard gặp phải sẽ lớn hơn. Và bà Jullia Gillard hiện vẫn tránh trả lời câu hỏi liên quan đến thời rằng liệu có phải đến lúc chính phủ sẵn sàng tổ chức bầu cử chưa.

Vì vậy thời điểm nước Úc tổ chức bầu cử sẽ là bất kỳ lúc nào trong thời gian từ giữa tháng Tám tới tháng Mười Một.

Theo ABC

Đọc tiếp

Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/07/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6101

Trong khuôn khổ kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại và kinh tế Úc-Việt đang diễn ra tại Melbourne, công ty ETC của Úc đã ký kết hợp đồng xuất khẩu than nâu trị giá 100 triệu đô với công ty TinCom của Việt Nam. Đây được xem là một trong những dự án đầu tư vào Úc lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam.

Úc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư với Việt Nam

Nước được tách khỏi than đá để sản xuất than đen cho xuất khẩu. (ABC)

Kỳ họp lần thứ chín của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại và kinh tế Úc-Việt (JTECC) đang diễn ra tại Melbourne vào hôm nay 25/06 với sự chủ trì của Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Crean và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc. Tham gia hội nghị còn có Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang và Thư ký Quốc hội Úc Anthony Byrne.

Ông Simon Crean phát biểu: “Mối quan hệ giữa Úc và Việt Nam đang tiếp tục tiến lên một tầm cao mới. Chuyến đến Úc lần này của đoàn Việt Nam đã chứng minh cho điều đó.”

Trong phiên họp lần này, Công ty Công nghệ Môi trường Sạch của Úc (Australia’s Environmental Clean Technologies - ECT) sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu than nâu trị giá 100 triệu đô trong giai đoạn đầu với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thăng Long của Việt Nam (TinCom). Công ty ETC cũng sẽ chuyển giao công nghệ than sạch của mình cho phía Việt Nam. Đây cũng được xem là một trong những dự án đầu tư vào Úc lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam.

Ông Crean cho biết đây là tin tốt khi công nghệ than sạch của nước Úc được sử dụng để chuyển đổi than nâu thành dạng than đen sạch hơn mà vẫn giữ nguyên mức năng lượng. Công nghệ của Úc được sử dụng để giúp người dân Việt Nam có được một giải pháp về năng lượng thân thiện hơn với môi trường, tuy nhỏ nhưng đó là đóng góp quan trọng vào sự nỗ lực toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải carbon. Việt Nam đang cố gắng để có thể cung cấp đủ nguồn năng lượng chắc chắn cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Theo ông Anthony Byrne, Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là hai lĩnh vực mang tính đột phá để phát triển thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Các doanh nghiệp Úc có thể đóng vai trò quyết định trong những lĩnh vực này. Úc hiện đang là quốc gia hàng đầu cung cấp những dịch vụ về giáo dục cho Việt Nam, một lĩnh vực sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Trong bối cảnh Việt Nam đang giữ cương vị chủ tịch Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị Đông Á trong năm 2010, quan hệ hợp tác giữa Úc và Việt Nam lại càng quan trọng hơn.

Tuy nhiên, thỏa thuận ký kết trên đã vấp phải sự phản đối của đảng Xanh của Úc. Việt Nam sẽ mua than nâu của Úc và sử dụng công nghệ của Úc để chuyển đổi than nâu thành dạng than đen sạch hơn mà vẫn giữ nguyên mức năng lượng. Than nâu vốn bị xem là gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Bà Christine Milne, thượng nghị sĩ của đảng Xanh, nói rằng Thủ tướng Úc Julia Gillard nên ngăn chặn thỏa thuận này. Việc xây dựng một ngành công nghiệp mới - xuất khẩu than nâu sẽ khiến dân Úc - những người hiện đang quan tâm đến việc Canberra đã thất bại trong việc đưa ra một cam kết liên quan đến biến đổi khí hậu thêm lo lắng. Bà Milne nói Thủ tướng Gillard nên yêu cầu các thỏa thuận xuất khẩu phải dựa trên các công nghệ làm sạch mới để hỗ trợ các nước đang phát triển như Việt Nam.

Trao đổi thương mại hai chiều giữa Úc và Việt Nam đã tăng 15% trong năm 2009, trong đó chủ yếu là lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ giáo dục của Úc. Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa song phương trong năm 2009 là 6 tỉ đô-la. Hai nước cũng nhận thấy những lợi ích to lớn từ Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) và mong muốn các doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội mới bằng cách tăng cường tiếp cận một thị trường năng động với hơn 600 triệu khách hàng. Với hiệp định này, 90% mặt hàng xuất khẩu chịu thuế của Úc sang Việt Nam sẽ được miễn thuế vào cuối năm 2020, trong đó phần lớn sự dỡ bỏ này sẽ bắt đầu trong vòng vài năm tới.

Các thành viên tham gia kỳ họp lần này cũng sẽ thảo luận xoay quanh các vấn đề về môi trường, tài nguyên, giáo dục và cơ sở hạ tầng.

Theo Bay Vút

Đọc tiếp

Lịch thi đấu vòng tứ kết World Cup 2010

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/07/2010. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 3665

hinh_wc_2010

 

Đọc tiếp

Lịch thi đấu vòng bán kết và chung kết World Cup 2010

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/07/2010. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 6792

hinh_wc_2010

 

Đọc tiếp

“Chết” vì bình luận viên bóng đá

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/07/2010. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 4251

Vào mùa World Cup theo kiểu của Joe - đó không chỉ là tập trung vào trận thắng - thua, mà Joe dành thời gian để quan sát, lắng nghe phần tường thuật của… bình luận viên. Bài viết mới nhất dưới đây là quan điểm, cách nhìn của cá nhân Joe, xin giới thiệu cùng độc giả bài viết hóm hỉnh này của Joe - 'Dâu Tây' trên blog Dân Trí.

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115