Tin tức
Cách xử lí khi bị mất hành lý trong lúc du lịch
Mất hộ chiếu là thảm hoạ với người đi du lịch. Tệ không kém là khi khách du lịch mất điện thoại (tức là mất tất cả số điện thoại liên lạc của người thân, bạn bè ở nhà – những người có thể trợ giúp bạn), mất tiền và thẻ tín dụng (đồng nghĩa với việc không có tiền ăn, nghỉ, đi lại – đến đại sứ quán, lãnh sự quán – cũng như không có tiền để dùng dịch vụ internet hay điện thoại công cộng để thông báo tình trạng cho bạn bè người thân.
Ảnh minh họa
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hướng dẫn cho công dân của mình trong trường hợp mất hộ chiếu. Nhiều khách du lịch Mỹ còn mang theo sẵn tờ khai phòng khi mất hộ chiếu, mang theo địa chỉ của cơ quan đại diện của chính phủ Mỹ tại nước đến tham quan.
Giám đốc nội dung của cẩm nang du lịch Fodor của Mỹ khuyên người đi du lịch nên in hộ chiếu của mình thành nhiều bản màu và cài ở khắp nơi; thậm chí dán ở dưới nắp vali và đừng quên đính kèm vào một email để lưu trữ online.
Khách du lịch không nên gửi hộ chiếu trong các tủ an toàn ở khách sạn bởi “bạn sẽ dễ quên hơn” và cũng không nên cho hộ chiếu vào túi xách hay balô vì khi bị mất hành lí, bạn sẽ mất tất cả. Bạn nên mua một túi đựng hộ chiếu đeo cổ và luôn mang nó theo mình ở mọi nơi.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, các diễn đàn du lịch cũng là một chiếc phao cứu sinh hiệu nghiệm. Khi tham gia một diễn đàn du lịch thế giới nào đó như Couchsurfing, Thorn Tree (của Lonely Planet) hay phuot.com của Việt Nam. Những người bạn quen trên những diễn đàn mạng này tại nơi khách du lịch đến có thể trở thành cứu tinh hoặc đồng hành cùng bạn. Họ là người địa phương, lại đi du lịch nhiều nên có các kinh nghiệm và sáng kiến hay.
Ảnh minh họa
Thu Hiền (nickname Hiền Bầu), một thành viên nổi tiếng đi nhiều trên mạng phuot.com chia sẻ kinh nghiệm có được sau một lần mất hộ chiếu của mình ở Barcelona:
– Trong túi, balô nên dán mảnh giấy ghi tên, địa chỉ liên lạc của bạn, cũng như nên bỏ thêm card visit của khách sạn, hoặc mảnh giấy ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của khách sạn nơi bạn ở, trong trường hợp ai đó tốt bụng nhặt được đồ sẽ biết nơi tìm bạn.
– Khi phát hiện ra mất giấy tờ, hành lý, lập tức ra phòng “Tìm kiếm đồ thất lạc”, để lại thông tin cá nhân của bạn và mô tả đồ bị mất để nếu có ai mang nộp đồ rơi, họ có thể liên lạc với bạn.
– Sau đó, tìm cách trình báo ở phòng cảnh sát nơi gần nhất, nhận lại giấy tờ xác nhận khai báo có đóng dấu của cảnh sát địa phương. Phải có giấy này bạn mới có thể làm lại hộ chiếu, các loại visa, cũng như là tài liệu quan trọng để đệ trình lên công ty bảo hiểm xin hoàn lại tiền cho chi phí đi làm lại giấy tờ và các tài sản bị mất.
– Lập tức đến ngay đại sứ quán Việt Nam (ĐSQ) nơi gần nhất, trình báo và khai đơn xin cấp lại hộ chiếu (việc này có thể mất vài ngày vì ĐSQ Việt Nam sẽ phải điện về nước chờ xác nhận thông tin ở cơ quan cấp hộ chiếu ở các địa phương, tuy nhiên, ĐSQ nào cũng có dịch vụ làm nhanh, nên tham khảo nếu cần gấp).
– Gọi điện đến đường dây nóng của ngân hàng nơi cấp thẻ tín dụng cho bạn nếu thẻ cũng bị mất, để báo khoá thẻ, đề phòng trường hợp kẻ ăn cắp dùng thẻ của bạn thanh toán lung tung.
– Giữ lại mọi vé tàu xe, hoá đơn, giấy tờ liên quan đến tai nạn mất cắp, để sau này xin hoàn tiền từ công ty bảo hiểm.
(theo Yeudulich)
Khám phá những hình ảnh lạ miêu tả cơn khát của thế giới
Ngày Nước thế giới, 22 tháng 3 vừa qua, chúng ta cùng ngắm bộ ảnh độc đáo với chủ để nước của tác giả Yann Arthus-Bertrand để khám phá cơn khát của thế giới.
(ttvn)
Top 5 động lực giúp bạn phấn chấn để ôn thi đại học
Bạn đang uể oải vì chẳng biết làm cách nào để có tinh thần ôn luyện thật tốt cho kì thi đại học sắp tới!? Hãy cùng "ngâm cứu" Top 5 điều cực hay ho sau đây .
Niềm tự hào không cho phép chúng ta tụt hậu
Cách đây ít lâu, bác Dương Trung Quốc, Đại biểu Quốc hội có một bài viết mang tựa đề “Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ?”. Vâng, nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ? Có lẽ ít ai trong chúng ta không có ít nhất một lần tự đặt cho mình câu hỏi này.
Bác Quốc, trong bài viết đã khẳng định rằng tổ tiên chúng ta các triều đại đều mang trong mình niềm tự hào dân tộc: Với Nguyễn Trãi là “Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương". Nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết về dân tộc của mình luôn nói tới niềm tự hào "Nước Nam ta nổi tiếng là văn hiến...". Dưới thời thực dân Pháp, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu cầm quân rồi phải tự vẫn cho khỏi thẹn với núi sông. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học... đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều thấm cái nỗi nhục mất nước để tạo nên sức vùng dậy của cả một dân tộc giành quyền làm chủ của mình.
Nếu xét về diện tích, Việt Nam có 336.836 km2, đứng thứ 66/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, xếp ngay sau các nước Phần Lan (65), Đức (63), Nhật (62), Thái Lan (50)… Về dân số, theo số liệu Wikipedia, Việt Nam đứng thứ 14 (Philiphin 12, Nhật 10, Nga 9, Indonesia 4, Trung Quốc 1, Ấn Độ 2…). Về mức sống, theo đánh giá của Tạp chí Global Finance – một tạp chí uy tín của Mỹ (2009) công bố thì Việt Nam xếp thứ 129 với mức thu nhập bình quân đầu người là 3.104 USD/năm. Các quốc gia “hàng xóm” của Việt Nam như Singapore (xếp thứ 4 - GDP(PPP) đầu người: 52.840) Bru-nây (5 - 48.714), Thái Lan (90 - 8.479), Indonesia (122 - 4.380), Myanma (159 - 1.244), Lào (139 - 2.401), Cam-pu-chia (146 - 2.084)...
Như vậy có thể nói, nếu xét về lịch sử, dân tộc ta thật đáng tự hào là một nước có truyền thống văn hiến. Nếu so về diện tích, đất nước ta không hề nhỏ. Nếu xét về dân số, Việt Nam còn là một nước lớn. Tuy nhiên, nếu xét về mức sống, Việt Nam ta nhỏ, rất nhỏ và giờ đây, nếu xét về giáo dục, chúng ta lại thua tất cả các nước láng giềng thì là một nỗi thất vọng không nhỏ bởi theo như Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu thì thất bại trên lĩnh vực giáo dục là thất bại toàn diện.
10 bức ảnh đánh lừa thị giác ấn tượng
Ảnh ảo hình thành dựa trên hiện tượng lưu ảnh của mắt, chúng không chỉ có tác dụng giải trí mà còn để phân tích hoạt động của não.
Ảo ảnh quang học (optical illusions) là trò đánh lừa thị giác bằng cách sắp xếp hình ảnh, hiệu ứng màu, tác động của nguồn ánh sáng và một số "thủ thuật" khác khiến người xem thấy ảnh không đúng như nó vốn có. Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào thần kinh của mắt hấp thụ màu sắc, ánh sáng khác nhau dẫn đến sai lệch.
Do đó, đa số ảnh ảo đều có một vài điểm chung như màu dạng khối color-block, trùng lặp kín... Loạt ảnh dưới đây đều là ảnh tĩnh (ảnh JPG) nhưng người xem sẽ thấy một số bức như như đang chuyển động không ngừng, số khác lại chứa thông điệp ẩn. Tuy nhiên, các tấm hình này "chống chỉ định" với người dễ bị đau đầu:
Ôm máy tính, du học sinh Việt kiếm tiền qua mạng
Du học xứ người với muôn vàn khó khăn, trong đó có vấn đề tài chính. Nhưng những cô gái này vẫn có cách xoay sở để nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Cô sinh viên nhỏ bé và tiệm bán hài hước
Sau khi tốt nghiệp cử nhân sinh học tại trường ĐH Sư phạm HN, Đỗ Phương tiếp tục theo học chương trình sau ĐH chuyên ngành môi trường tại ĐH Griffith (Australia).
Ở xứ chuột túi đặc biệt là bang Queensland, cộng đồng người Việt khá đông đảo. Tuy nhiên, thay vì ở chung với các du học sinh khác (theo hình thức sharehouse), Phương lại lựa chọn sống chung nhà với người dân bản địa (homestay).
Đỗ Phương tại một khu chợ hoa quả
Đỗ Phương chia sẻ, không giống như ở Anh, Mỹ hay Nhật Bản, homestay ở Australia rẻ hơn nhiều so với sharehouse hoặc thuê căn hộ riêng. Nhưng điều đặc biệt thú vị là ở chỗ, sống chung với nhà chủ, du học sinh có thể học hỏi được nhiều nét văn hóa độc đáo của người dân bản địa.
Hiện tại, để có tiền trang trải chi phí học tập và sinh hoạt, Phương đi làm thêm tại tiệm bánh mỳ Benjamins hot bread ở Pineland Plaza, quận Brisbane, bang Queensland vào bất cứ khoảng thời gian rảnh rỗi nào trong tuần.
Công việc của Phương khá đơn giản: bán hàng kiêm thu ngân. Hằng ngày, cô dậy từ khoảng 5h sáng, đạp xe từ nhà tới tiệm để nhận hàng từ các cơ sở làm bánh. Sau đó là việc sắp xếp, tiếp thị, bán hàng.
“Công việc của mình chỉ đòi hỏi khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, nhanh nhẹn và… hay cười”, Đỗ Phương hài hước nói.
Theo Phương, các công việc như bán hàng, tiếp thị, giao báo, quản lý trong thư viện… là những đầu việc mà du học sinh Việt Nam tại Australia thường chọn làm nhất. Thu nhập từ những công việc này không thực sự dư dả nhưng đủ để trang trải sinh hoạt phí. Quan trọng hơn, kỹ năng giao tiếp và khả năng tiếng Anh của Phương nhờ đó mà cũng được cải thiện đáng kể.
Không ít người hài hước gọi tiệm bánh của Phương là tiệm bánh vui vẻ vì cô chủ nhỏ của nó lúc nào cũng nhoẻn miệng cười. Và bởi cái duyên đó mà tiệm bánh của Phương luôn nhộn nhịp khách mua bán, và bánh thì chẳng bao giờ lo ế cho tới cuối ngày.
“Ôm” máy tính ra tiền
Những ngày đầu rời Việt Nam theo học hệ chuyển tiếp của trường ĐH Northumbria (Vương quốc Anh), Đỗ Thu Lê gặp không ít khó khăn. Sự khác biệt về ngôn ngữ là nỗi than phiền của không ít du học sinh. Tuy nhiên với Lê, vất vả nhất có lẽ là đường ăn ở. Cô cho biết, thực phẩm ở Anh nhiều chất béo, ít chất xơ và không ngon như ở quê.
“Vài khu chợ nơi đây cũng có các loại thực phẩm như gạo, mắm, muối, dưa cà… giống như ở Việt Nam. Tuy nhiên, mọi thứ đều rất đắt đỏ. Ví như một mớ rau muống mua về, có khi phải chia làm hai bữa”, Thu Lê ngậm ngùi chia sẻ.
Để tiết kiệm chi phí, Thu Lê lựa chọn thuê căn hộ ở ngoại ô, xa trường một chút nhưng rẻ hơn nhiều. Dù có xe bus nhưng hằng ngày, cô vẫn bách bộ hoặc đạp xe tới trường. Nhanh nhất cũng phải mất 15-20 phút có lẻ.
Học phí không phải lo vì có học bổng, nhưng để có tiền chi tiêu các khoản sinh hoạt, Thu Lê phải nhận làm sales/marketing online cho các cá nhân và các trang thương mại điện tử ở Việt Nam. Công việc của cô là nhận đơn đặt hàng qua mạng rồi đi mua và gửi về. Các mặt hàng chủ yếu là quần áo, đồ da (thắt lưng, túi cặp, ví…), mỹ phẩm và nước hoa.
Công việc khá linh hoạt, không thường xuyên phải di chuyển nhưng yêu cầu cao về mối quan hệ rộng. Thu Lê chia sẻ, thường thì sau khi nhận được tiền, cô mới chuyển hàng về. Đó cũng là cách làm an toàn của những “con buôn” qua mạng.
Chỉ việc “ôm” máy tính nhưng thu nhập của Lê hằng tháng cũng vào khoảng 500 bảng Anh, đủ cho sinh hoạt phí và còn dư một chút cho những chuyến du lịch ngắn ngày ở xứ sương mù. Cô gái 22 tuổi tiết lộ, cô còn kiêm thêm công việc bán hàng cho một tiệm bánh ở Newcastle upon Tyne.
Cả Đô Phương và Thu Lê cũng như nhiều sinh viên du học khác, đều đang trải qua những thử thách trên quãng đường tìm đến tri thức và thực hiện ước mơ. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu và tin tưởng rằng: những vất vả của hiện tại chỉ là bước đệm để họ nhận được nhiều hơn trong tương lai!
(theo VTC)