Tin tức
Singapore Sắp Khai Trương Kỳ Quan Tuyệt Mỹ: Công viên Gardens By The Bay
Một khu vườn với những "siêu cây" khổng lồ có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời và lọc sạch không khí sẽ được khai trương vào cuối tháng này, hứa hẹn mang lại một diện mạo hoàn toàn mới cho quốc đảo Singapore.
Gardens by the Bay phát ánh sáng rực rỡ trong đêm. Toàn bộ điện năng ở đây đều được chuyển đổi từ năng lượng mặt trời do chính các "siêu cây" tổng hợp. Ảnh: CNN |
Những "siêu cây" được trồng ở công viên Bay South này là một phần trong dự án khu vườn rộng 250 ha mang tên Gardens by the Bay. Đây là một sáng kiến của Ban Quản lý Công viên Quốc gia Singapore, nhằm tập hợp nhiều loại thực vật từ khắp nơi trên thế giới vào một khu vườn đặc biệt.
Theo CNN, khu vườn nhân tạo này được trang tri bằng 18 "siêu cây" thẳng đứng, có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời, đồng thời hoạt động như một máy lọc không khi và tiếp nhận nước mưa. 11 trong số các "siêu cây" được trang bị hệ thống quang điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng, cung cấp ánh sáng và nước cho các nhà kính trong công viên.
Với chiều cao từ 25 tới 50 m, mỗi "siêu cây" đều được trang trí bằng các loài hoa nhiệt đới và dương xỉ leo quanh những khung thép. Các tán cây cũng được hoạt động như những chiếc điều hòa nhiệt độ, hấp thụ và phân tán nhiệt, giúp mang lại không khí mát lành cho khách du lịch bên dưới.
Dự án này là một phần của kế hoạch tái phát triển nhằm tạo lập một khu đô thị mới ở khu vực Vịnh Marina, phía nam thành phố Singapore. Những nhà tổ chức dự án hy vọng khu vườn Gardens by the Bay khi hoàn thiện sẽ trở thành điểm thu hút du lịch sinh thái hàng đầu thế giới.
Phát biểu trong một sự kiện hồi tháng 11 năm ngoái, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cho biết, dự án sẽ "cho thấy những gì chứng ta có thể làm để mang một thế giới thực vật tới tất cả người dân của Singapore", nói thêm rằng những khu vườn sẽ trở thành "niềm tự hào của Singapore".
Để giúp du khách có thể đi bộ và chiêm ngưỡng khu vườn từ độ cao chóng mặt, ban quản lý dự án cũng thiết kế những cây cầu mang tên "skywalks" để nối giữa các "siêu cây".
Ngoài 18 "siêu cây", khu vườn địa đàng còn tự hào bởi hai nhà kính mang tên Cloud Forest và Flower Dome, công trình được hy vọng sẽ trở thành điểm hấp dẫn du lịch bật nhất trong công viên. Với kích thước tương đương 4 sân vận động, nơi này sẽ trở thành nhà của 220.000 loài thực vật từ hầu hết các lục địa trên thế giới. Dự tính khách du lịch nước ngoài sẽ phải trả 22 USD trong khi người dân Singapore mất 20 USD để tham quan công viên này.
Được Thủ tướng Lý Hiển Long giới thiệu 7 năm trước trong Lễ kỷ niệm Quốc khánh, Gardens by the Bay đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ nhân dân Singapore. Khu vườn khổng lồ này sẽ trở thành điểm nhấn giữa không gian ồn ào và náo nhiệt của đô thị, là một phần trong chiến lược tổng thể của chính phủ nhằm biến Singapore trở thành "một thành phố trong vườn".
Toàn cảnh Gardens by the Bay, khu vườn nhân tạo với hệ thống siêu cây năng lượng mặt trời. |
Gardens by the Bay sẽ bắt đầu mở cửa đón khách tham quan vào ngày 29/6 tới. |
Quần thể thực vật Cloud Forest với một thác nước cao 30 m và hơn 130.000 loài cây nhiệt đới. |
Tán của "siêu cây" được sử dụng như những chiếc điều hòa nhiệt độ. |
"Skywalks", những chiếc cầu được dùng để nối các "siêu cây", giúp du khách có thể tham quan khu vườn từ độ cao chóng mặt. |
Các "siêu cây" tỏa ra ánh sáng rực rỡ khi đêm xuống. |
Khu vườn địa đàng sẽ được mở cửa tới 2 giờ sáng mỗi ngày, giúp du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của nó. |
theo vnexpress - Quỳnh Hoa (Ảnh: CNN)
Đỗ Havard, Nữ Sinh Việt Được Trường Mỹ Vinh Danh
Cô nữ sinh Việt Nam này vừa xuất sắc đỗ vào đại học Harvard danh giá và đã được trường TH Santa Monica vinh danh trên tờ báo riêng của mình.
Trước khi đặt chân vào ngôi trường hàng đầu thế giới, Nhi đã cố gắng hòa nhập theo cách sống tại Mỹ. Cô bạn kể rằng: "Thật khó khăn khi phải hòa nhập với mọi thứ, đặc biệt là học tiếng Anh khi tớ chỉ là một cô bé 9 tuổi.
Chưa kể, gia đình còn gặp một số vấn đề về tài chính khi tớ bắt đầu vào đại học. Chính vì thế, tớ đã lập tức nộp đơn vào chương trình QuestBridge – một chương trình học tập được hỗ trợ dành cho những gia đình gặp khó khăn có thu nhập dưới 60.000 USD/1 năm. Tuy nhiên, nếu muốn nộp đơn vào chương trình thì tớ phải đối chọi với hàng ngàn đối thủ khác trên toàn nước Mỹ".
Thế là cô bạn đã đối chọi với hàng ngàn đối thủ khác bằng ba bài luận, hai lá thư giới thiệu và một cuộc phỏng vấn. Cô bạn cho các giám khảo thấy được sự thông minh và khả năng tiến xa của mình. Ngay sau nhận được quỹ hỗ trợ QuestBridge, Nhi càng thêm vui mừng khi cả 3 trường đại học Yale, MIT và Harvard "trải thảm đỏ" đến học.
Nhi chia sẻ: “QuestBridge đã giúp tớ kết nối được với nhiều người. Khi tớ đến Harvard, tớ đã gặp được rất nhiều người bạn đã cùng tham gia quỹ QuestBridge.” Ban đầu, Nhi Ho chưa bao giờ nghĩ mình có thể đặt chân đến học tại Harvard, cô bạn chỉ đơn giản nghĩ mình có thể học ở UCLA hoặc UC Berkeley – hai ngôi trường rất tốt tại bang California.
Nhi còn chia sẻ là ban đầu không hề thích Harvard, tuy nhiên khi được chiêm ngưỡng môi trường nghiên cứu khoa học rất tốt, cộng thêm thành phố Boston cũng là nơi có nguồn nhân lực tuyệt vời.
Giáo viên hướng dẫn của Nhi là cô Julie Honda chia sẻ: “Cô bé đã chuẩn rất kỹ càng cho mỗi cuộc gặp mặt phỏng vấn lẫn làm mọi thứ rất tốt cho mình. Tôi nhớ Nhi đã từng đăng ký 30 quỹ học bổng và không hề nhận được. Mãi cho đến khi, Nhi cố gắng nộp nhiều hơn nữa. Chính sự hy vọng và luôn kiên quyết đã biến giấc mơ của Nhi thành hiện thực”.
Hiện tại, Nhi đang chuẩn bị để nhập học tại ngôi trường Harvard danh giá. Cô bạn còn mong rằng những người trẻ như mình sẽ nhận được học bổng để biến giấc mơ trở thành hiện thực.
Du Học Sinh Chia Sẻ Về Thi Tốt Nghiệp Ở Mỹ
Lê Tấn Việt là một trong những du học sinh giành được học bổng toàn phần vào một trường đại học ở Mỹ không phải nhờ thành tích học tập quá xuất sắc, mà nhờ tài chơi đàn piano trình độ “nghiệp dư” của mình.
ĐH Mỹ chọn học sinh giỏi học, giỏi chơi
Lê Tấn Việt hiện là sinh viên năm thứ hai, Trường ĐH Texas Christian (TCU), bang Texas, Hoa Kỳ. Chuyện Việt được hỗ trợ tài chính 100% của trường ĐH này như một giấc mơ cổ tích. Học xong lớp 11 và 12 ở Mỹ nhờ tài chính của gia đình, ba mẹ nói với Việt: “Con cố gắng giành được học bổng ĐH, vì lo học phí 4 năm ĐH ở Mỹ sợ lo không nổi”.
Việt cho biết, em khá lo lắng khi đặt mục tiêu tìm học bổng, vì rất nhiều bạn đi du học cũng chỉ được học bổng bán phần (nhà trường cho một phần học phí, còn lại gia đình phải đóng). Tuy nhiên, khi tham gia vào cộng đồng du học sinh của VietAbroader, nhiều anh chị đi trước đã giúp Việt nhận ra những ưu điểm của riêng mình, biết cách tạo dấu ấn trong hồ sơ xin học.
Việt trong lễ tốt nghiệp lớp 12 ở Mỹ (Ảnh do nhân vật cung cấp) |
Theo Việt, mỗi trường ĐH bên Mỹ là một cá tính hoàn toàn khác biệt nhau mà mọi người thường hay gọi là "school spirit" (linh hồn của trường). Vì vậy, khi xét đơn, các nhà tuyển sinh dựa trên đặc tính của trường để tìm những sinh viên phù hợp với trường. Có trường thì cần tìm những người thật giỏi và có những ý tưởng lớn lao, và có trường thì cần những học sinh có đam mê về hoạt động ngoại khoá và nghệ thuật.
“Em được nhận vào TCU, theo em, không phải là vì điểm số đâu. Điểm TOEFL và GPA (Grade Point Average) của em khá cao (em tốt nghiệp với số điểm trên 4.0, mức điểm tối đa, vì được điểm cộng từ những lớp Advanced Placement và Honors), tuy nhiên, điểm SAT của em chỉ ở mức ổn.
"Em nghĩ mình đã giành học bổng là nhờ những hoạt động ngoại khoá (chơi piano trong ban nhạc và hát trong dàn đồng ca của trường; chơi trong đội tuyển golf và tennis ở trường ), bài luận chính (em rất tâm đắc với bài này), và việc đạt huy chương vàng trong cuộc thi Piano Solo dành cho học sinh phổ thông của toàn bang Indiana là các yếu tố chính đã khiến TCU thích em..." - Việt chia sẻ.
Thi tốt nghiệp THPT ở Mỹ: nhẹ nhàng
Điều thú vị nhất ở giáo dục phổ thông Mỹ, theo Việt là "không có câu hỏi nào là ngu ngốc cả; bạn tự muốn mình trở nên ngu ngốc bằng cách không hỏi thôi."
Việt nói: “Em còn nhớ hồi đó ở lớp Lý, trước khi bắt đầu giờ học thầy luôn luôn hỏi: "Các em có thắc mắc gì không, nhưng phải liên quan đến khoa học đấy nhé?" Tụi em có thể hỏi bất cứ cái gì, thậm chí là làm cách nào để đánh trái banh golf đi xa. Rồi sau đó thầy mới dùng những câu hỏi đó để liên kết với bài học. Tụi em được tự do thắc mắc và vì đó là những gì tụi em thật sư muốn biết, tụi em nhớ rất nhanh và có thể liên hệ ngay vào thực tế. Em nghĩ là nền giáo dục ở Việt Nam nên khuyến khích nhiều hơn nữa việc đối đáp hai chiều giữa học sinh và các thầy cô giáo.”
Hỏi Việt có cảm nghĩ gì về tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Bắc Giang vừa qua, Việt cho biết, “tiêu cực trong thi cử ở đâu cũng có, ở Mỹ cũng không tránh khỏi. Em không nghĩ là do chương trình học chán mà là tại vì chuyện thi cử được đặt quá nặng, vô tình tạo thành một áp lực cho các bạn học sinh. Các bạn không có quyền thất bại nên tất nhiên là sẽ bất chấp mọi cách để thành công. Đó là nguyên nhân sâu xa. Còn nguyên nhân trước mắt là do sự dễ dãi của các giám thị coi thi. Nếu các bạn được bật đèn xanh như vậy thì vụ việc tiêu cực này xảy ra cũng dễ hiểu thôi. Và sự dễ dãi của các giám thị phải chăng là do áp lực muốn trường của mình trở thành một trường tốt với tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao?”
Ở Mỹ, để tốt nghiệp phổ thông thì tụi em phải làm một bài thi gọi là GED (General Education Development), kiểm tra kiến thức tổng quát về Văn học, Toán, Khoa học xã hội và tự nhiên. Đối với em, bài kiểm tra này khá dễ; em đã đậu từ năm lớp 11 rồi. Nó cũng khá nhẹ nhàng với những bạn học sinh bản xứ vì những câu hỏi trong đó rất là căn bản, chỉ cần mình chịu để ý một chút trong lớp là có thể trả lời được. Không như ở Việt Nam là có tốt nghiệp loại giỏi, khá hay trung bình, GED chỉ có hai khả năng: đậu hoặc rớt, và nếu có rớt thì thi lại, không sao cả. Em thấy đây cũng là một cách để làm giảm áp lực trong thi cử.
Không có khái niệm “rớt đại học”
Chia sẻ với VietNamNet, Việt nói: Kỳ thi SAT hơn kỳ thi ĐH Việt Nam là SAT không kiểm tra các kiến thức của học sinh, mà kiểm tra những kĩ năng học tập để xem HS có sẵn sàng vào ĐH chưa. Và những kĩ năng mới là cái chúng ta thật sự cần, bởi vì phải có kĩ năng thì mới thu thập được kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Hỏi Việt có cảm nghĩ gì về tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Bắc Giang vừa qua, Việt cho biết: "Tiêu cực trong thi cử ở đâu cũng có, ở Mỹ cũng không tránh khỏi. Em không nghĩ là do chương trình học chán mà là tại vì chuyện thi cử được đặt quá nặng, vô tình tạo thành một áp lực cho các bạn học sinh. Các bạn không có quyền thất bại nên tất nhiên là sẽ bất chấp mọi cách để thành công..." |
Theo em, ưu điểm lớn nhất của việc xét tuyển đại học ở Mỹ là không gây áp lực với học sinh và cho họ nhiều lựa chọn hơn với chuyện chọn ngành. Nếu điểm SAT chưa cao, mình có thể thi lại; nếu trường A không nhận mình thì mình chọn trường B, C; nếu nhận ra là mình không thích ngành này thì có thể đổi ngành khác mà sẽ không phải gặp quá nhiều khó khăn. Ở Mỹ hoàn toàn không có khái niệm "rớt đại học."
Hành trình nộp đơn vào đại học cũng như xin học bổng của em là một hành trình nước rút. Học kỳ đầu tiên của năm lớp 12 là một khoảng thời gian rất căng thẳng đối với em. Em vừa phải luyện thi SAT và TOEFL, vừa phải hoàn thiện các bài luận, và vừa phải học ở trường nữa. Cuối cùng, em cũng được nhận vào nhiều trường tốt như Rose-Hulman Institute of Technology, Drexel, hay Lafayette.
Em chọn TCU chủ yếu là do em nhận được nhiều hỗ trợ tài chính nhất từ trường này. Có thể nói, niềm vui lớn nhất của em trong quá trình nộp đơn là mở hòm thư ra và thấy một bao thư với tiêu đề: "Congratulations! You have been admitted!" (Chúc mừng! Bạn đã được nhận vào học!).
Hương Giang - Vietnamnet
Australia sẽ là đầu tàu kinh tế trong thế kỷ châu Á?
Quý 1/2012, GDP tăng 1,3% so với quý trước và tăng tới 4,3% so với cùng kỳ năm 2011. Con số ấn tượng này một lần nữa xác nhận vị trí một trong những nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới của Australia.
Những câu hỏi Apple dùng phỏng vấn ứng viên
Khác với Google thích tra khảo các nhân viên và kỹ thuật viên tương lai bằng các câu hỏi chuyên môn kỹ thuật, Apple lại chọn cách "tra tấn" khác - đó là hỏi xoáy vào cấu hình chi tiết của phần cứng và những câu hỏi gợi nhiều tính sáng tạo ở ứng viên tiềm năng, kể cả các vị trí bán hàng và chuyên viên.
Sau đây là những câu hỏi phóng vấn thú vị nhất "săn" từ GlassDoor, một trang web chuyên review cách thức phỏng vấn của các công ty.
Vị trí: Kỹ sư thiết kế sản phẩm Một nhiệm vụ chính ở Apple là phải quản lý được các chi phí thành phần linh kiện để tổng giá thành của con máy càng rẻ càng tốt. Điện thoại của Apple có tính cạnh tranh về giá, do vậy bạn phải biết cách giới hạn mức chi phí. Có kinh nghiệm về vật liệu sản xuất và tính năng của chúng sẽ giúp bạn chế tạo được sản phẩm mà không tốn kém chi phí sản xuất. |
Vị trí: Bán hàng Nếu bạn là nhân viên bán hàng Apple, bạn trước hết phải một người dùng Apple. Quái là Apple không có ý định tuyển nhân viên bán hàng chưa bao sở hữu iPhone. |
Vị trí: Kỹ sư chất lượng sản phẩm Nếu có một lỗi sản xuất, bạn có thể phải bỏ đi hàng trăm chiếc iPhone, tương đương mất đi hàng chục ngàn đô la, hoặc nếu không thì mất thu nhập. Nếu là nhân viên quản lý chất lượng, bạn phải biết cách xử lý mọi vấn đề phát sinh, nhất là xảy ra ở công đoạn đầu thuộc chuỗi cung ứng. |
Vị trí: Kỹ sư ứng dụng Viết code để chạy một tiến trình xử lý thì không khó, nhưng khó là làm sao để nó hoạt động hiệu quả, nhất là khi bạn thiết kế ứng dụng điện thoại. Và cái khó ở đây là phải thiết kế để chạy trên những loại chip tiêu thụ điện năng thấp để giữ cho thời lượng pin được lâu. |
Vị trí: Quản lý chương trình vật liệu Apple mà họ hỏi ở đây không phải là tên hãng, mà nói đến đúng nghĩa đen, tức là một loại trái cây: quả táo. Dù là táo hay là hàng Apple thì cũng liên đới đến vấn đề cung ứng. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí chuỗi cung ứng, bạn cần biết chính xác có những là cung ứng nào trên thị trường và loại nguyên vật liệu mà họ cung cấp. Thế mạnh của Apple là mua hết các thành phần linh kiện tốt nhất để sản xuất smartphone. Nếu bạn nắm bắt đầy đủ thông tin về toàn chuỗi cung ứng, bạn có thể hạ được chi phí. |
Vị trí: Kỹ sư phần cứng Thông thường thì khi sản xuất thì bạn luôn đặt sản phẩm vào những điều kiện môi trường bất lợi, hoặc là quá nóng, hoặc quá lạnh, thậm chí nhúng vào nước. Bạn cần phải chắc rằng phần cứng hoạt động được trong các điều kiện bất lợi đó. |
Vị trí: Kỹ sư phần mềm Thường thì cách tốt nhất để xác định tài năng của một kỹ sư là hỏi họ sẽ giải quyết một vấn đề nào đó như thế nào. Lỗi tràn bộ đệm là vấn đề được xem là tai họa, do vậy để kiểm chứng một kỹ sư sẽ xử lý các vấn đề nghiêm trọng như thế nào thì dùng câu hỏi này ngay và luôn. |
Vị trí: Kỹ sư phần mềm cao cấp Các nhà tuyển mộ Apple thực sự không phải là những người đặc biệt lắm. Họ hay mượn các câu hỏi bắt bí từ Học viện Khan để hỏi ứng viên. Tuy nhiên, đây vẫn là một cách xử lý hóc búa đòi hỏi sự thông minh về toán học, rất hợp để kiểm tra khả năng xử lý vấn đề của một kỹ sư. |
Vị trí: Mac genius Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý cửa hàng Apple, bạn cần phải nắm bắt thông tin về người dùng nghĩ gì về Apple trên tin tức. Họ muốn biết bạn có đọc tin tức trên nhiều trang tin công nghệ nổi tiếng hay không. |
Vị trí: Kỹ sư phần mềm cao cấp Đây chính là trường hợp tính toán lối ra, là một trong những bài toán bắt bí cơ bản đưa ra để kiểm tra cách thức bạn suy nghĩ, không cần quan tâm đúng sai. |
Vị trí: Kỹ sư thiết kế nguyên mẫu (CAD Sculptor) Apple chế tạo rất nhiều nguyên mẫu dành cho sản phẩm như iPhone và iPad. Tất cả các nguyên mẫu này đều phải qua kiểm nghiệm, do đó bạn cần phải có ai đó chế tạo chúng nhanh chóng. Tuy nhiên Apple còn đòi phải có độ tương thích giữa các thiết bị khác nhau của hãng, do đó các kỹ sư thiết kế nguyên mẫu và thiết kế sản phẩm chính thức đều phải có độ chuẩn xác hoàn hảo, ngay cả khi xử lý hình dạng của gương chẳng hạn. |
Vị trí: Chuyên viên Hỏi mẹo thấy rõ. Apple rõ ràng là đang xem thử bạn có phải là iPhone fan không. Những người điều hành kinh doanh giỏi nhất trong cửa hàng đều là fan cuồng của Apple cả. |
Vị trí: Kỹ sư thiết kế sản phẩm Đối với các kỹ sư thiết kế và kỹ sư phần cứng, ngoài kinh nghiệm siêu việt về kỹ thuật thì Apple còn muốn họ có tính sáng tạo. Đục lỗ miếng sắt thì tất nhiên là có nhiều cách, thế nên đưa ra câu hỏi này là test khả năng sáng tạo rồi còn gì. |
Vị trí: Chuyên viên Nếu phải chọn ra những người riêng biệt nào đó trong cửa hàng mà có khả năng sẽ mua hàng Apple, thì bạn phải cần có khả năng đoán biết họ thuộc tuýp người nào. Phải tìm ra càng nhanh càng tốt những điểm khác biệt cho thấy họ sẽ mua hàng. Thường thì những loại khách đó được xếp vào dạng thích nói hoa mỹ. |
10 kỳ quan tuyệt đẹp trên thế giới ít người biết tới
Thế giới quanh ta vẫn còn rất nhiều những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà ít người biết đến. Dưới đây là danh sách 10 địa điểm khám phá mới đáng để ghi nhớ với những ai đam mê du lịch và vẻ đẹp của tự nhiên.
Pamukkale (Thổ Nhĩ Kỳ)
Pamukkale trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “lâu đài bông”, trước kia, đây là vị trí của thành phố cổ đại Hierapolis. Khu vực này là quần thể của những vùng đá vôi và suối nước nóng giàu khoáng chất.
Các đồi đá vôi tại đây có màu trắng phau, nhìn lấp lóa trong nắng trông như tuyết phủ. Tuy nhiên đó là do hợp chất calcium bocarbonate trong nước suối tích tụ qua nhiều ngàn năm tạo thành những mảng đá vôi trắng tinh, xếp lớp như vỏ sò. Nước suối ở đây được cho là rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều loại bệnh như huyết áp cao, tim mạch, thấp khớp.
Tháp băng của núi Erebus (Nam Cực)
Núi Erebus là một trong những núi lửa đang hoạt động lớn nhất trên Trái đất. Ngọn núi này nổi tiếng với hồ dung nham luôn sôi sục nằm ngay trên miệng núi lửa. Đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới mà lửa và băng kết hợp với nhau tạo nên những tháp băng lớn cao khoảng 20m. Khí nóng từ núi lửa phả qua các miệng tháp băng làm cảnh quan nơi đây trông thật sự kì thú và ngoạn mục.
Suối nước nóng phun - Fly Geyser (Nevada, Mỹ)
Quang cảnh nơi đây nhìn giống như trên một hành tinh khác hoặc là cảnh trong một bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, nó thực sự tồn tại trên Trái đất của chúng ta mà cụ thể là tại Nevada, Mỹ. Suối nước nóng này nằm ở thung lũng Hualapai gần Gerlach và thuộc quyền sở hữu của tư nhân.
Vào năm 1916, chủ nhân khu vực này tiến hành tìm kiếm nguồn nước với hi vọng có thể xây dựng một khu nông nghiệp trù phú trong vùng sa mạc này. Họ tình cờ tìm thấy nước và giếng khoan đã hoạt động trong nhiều thập kỷ cho đến một ngày, máy khoan tình cờ khoan trúng một mạch nước ngầm phun lớn và kết quả là khu vực này trở thành một suối nước nóng phun với quang cảnh tuyệt đẹp như chúng ta thấy hiện nay.
Dãy núi đá Kasha Katuwe (New Mexico, Mỹ)
Dãy núi đá Kasha Katuwe là một di tích quốc gia của New Mexico, nơi những ngọn núi đá được định hình sau một đợt phun trào núi lửa lớn từ 6 đến 7 triệu năm trước. Trải qua thời gian, do sự xói mòn của tự nhiên tạo nên hình dáng độc đáo của chúng với một dãy những ngọn núi đá hình chóp nhọn có độ cao từ vài m cho đến 50m trải dài hơn 16km2.
Thung lũng Mặt Trăng (Argentina)
Ischigualasto, nghĩa là "nơi mà bạn đặt mặt trăng" là một thung lũng hẻo lánh ở Argentina. Nó được tạo nên bởi sự hình thành địa chất với những cơn gió lớn, những tảng đá đứng tuyệt đẹp và những viên đá tròn nhẵn trông như những viên bi lớn. Nền đất nơi đây một thời vô cùng màu mỡ, bây giờ chỉ còn khô cằn sỏi đá nhưng lại chứa đựng một kho báu lớn với rất nhiều các hóa thạch động vật và cây cối, thu hút sự quan tâm của các nhà sinh vật học trên khắp thế giới.
Danxia Lanform (Trung Quốc)
Hiện tượng địa chất độc đáo này, được gọi là “Danxia Landform” có thể thấy ở nhiều nơi tại Trung Quốc như tại tỉnh Cam Túc. Danxia, có nghĩa là “đám mây hồng” là một dạng địa hình đặc biệt được hình thành từ loại đá sa thạch đỏ đã bị bào mòn theo thời gian thành một loạt các dãy núi bao quanh bởi những vách đá dựng đứng và nhiều khối đá với hình dáng “dị thường”.
Hồ thần tiên - Vườn quốc gia Chapada Diamantina (Brazil)
Poco Encantado hay còn gọi là hồ thần tiên nằm trong Vườn quốc gia Chapada Diamantina tại tỉnh Bahia, Brazil. Nước tại khu hồ trũng khổng lồ với độ sâu hơn 41m này trong tới mức có thể nhìn thấy rõ những tảng đá và gốc cây cổ thụ nơi đáy hồ. Khi mặt trời lên tới đỉnh, ánh sáng lọt qua kẽ hở và soi bóng lên mặt nước, cảnh tượng đó quả thực đẹp vô cùng. Tuy nhiên, việc thăm quan khu vực này được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái vô cùng phong phú và quí hiếm tại đây.
Thạch Lâm (Trung Quốc)
Thạch Lâm (rừng đá) của Trung Quốc là một ví dụ ấn tượng về sự đa dạng trong hình dáng của những vùng đá vôi. Những hòn đá tại đây đều từ đá vôi mà ra, sau đó được tạo hình do nước chảy, làm xói mòn dần bề mặt trở nên sắc nhọn, trông vô cùng đẹp mắt như hiện nay. Nó được mệnh danh như là “Kì quan đầu tiên của thế giới” vào thời nhà Minh tại Trung Quốc.
Wulingyan, Hồ Nam (Trung Quốc)
Khu vực Hồ Nam của Trung Quốc là một địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới với những cảnh quan ấn tượng và vô cùng thu hút, trong đó có kì quan Wulingyan được tạo nên từ hơn 3000 vùng đá vôi khác nhau. Nơi đây có những thác nước tuyệt đẹp và những hang động đá vôi lớn nhất châu Á.
Salar de Uyuni (Bolivia)
Salar là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng của Bolivia, một cánh đồng muối lớn nằm giữa Altiplano. Nó là một hồ muối cạn hầu như bằng phẳng, giống như một tấm gương lớn soi bóng trời xanh.
Khoảng 40.000 năm trước, khu vực này là một phần của hồ Minchin, một hồ lớn khổng lồ trong thời tiền sử. Khi hồ này khô cạn, nó tạo thành hai hồ là Poopó và Uru Uru cùng hai sa mạc muối lớn là Salar de Coipasa và Uyuni. Người ta ước tính nó chứa tới 10 tỷ tấn muối, với sản lượng hàng năm đạt được là 25.000 tấn.
(theo 24h)
Bốn học sinh Việt Nam xuất sắc được Bộ Giáo Dục và Cộng Đồng Quốc Tế bầu chọn làm đại sứ
Bốn học sinh Việt Nam xuất sắc được Bộ Giáo Dục và Cộng Đồng Quốc tế bầu chọn làm đại sứ học sinh để đại diện cho các trường công của bang NSW, Australia. Trong đó nổi bật nhất là Minh Thuy Thai thủ khoa của trường trung học Canley Vale và cũng là một sinh viên lãnh đạo tài ba.
Các học sinh Việt Nam Minh Thuy Thai, Thuy Linh Chu, Huynh Du Leo Phan cùng với Diane Seath, R/CEO DEC International và Elizabeth Webber, giám đốc của các nhà trường có học sinh quốc tế.
Theo thông cáo báo chí các đại sứ thành tích xuất sắc (23/05/2012), 19 học sinh đã được tôn vinh là các đại sứ học sinh quốc tế của DEC năm 2012, có thêm 7 học sinh mới được chọn từ danh sách các học sinh được đề cử cho danh hiệu "Thành Tích Học Tập và Công Tác Nhà Trường" của năm nay vì đạt các kết quả xuất sắc trong chương trình tốt nghiệp trung học năm 2011 và những đóng góp đáng kể của em vào nhà trường cũng như vào cộng đồng của mình.
Mỗi năm bộ giáo dục sẽ chọn ra các học sinh quốc tế đạt nhiều thành tích làm các đại sứ học sinh để đại diện cho các trường công của bang NSW trong suốt năm, tại các sự kiện chính thức như các lễ hội, các ngày huấn luyện và các buổi lễ trao tặng danh hiệu.
Trong số 19 đại sứ, có bốn đại sứ đến từ Việt Nam và trong đó có Minh Thuy Thai. Em đạt được điểm số tối đa của thang điểm xếp loại nhận vào đại học của Úc (Australian Tertiary Admission Rank - ATAR) đạt 99,95 điểm trong chương trình tốt nghiệp trung học năm 2011, em là học sinh đỗ thủ khoa của trường trung học Canley Vale và cũng là một sinh viên lãnh đạo xuất sắc. Em hiện đang ghi danh học tại đại học tổng hợp Sydney, chương trình cử nhân thương mại (nghiên cứu tự do).
Các sinh viên thành công khác của năm 2011 gồm Thuy Linh Chu, em đạt điểm số ATAR trên 99, là chỉ huy trưởng và là học sinh đỗ thủ khoa của trường trung học Kogarah và hiện đang ghi danh vào chương trình cử nhân kỹ thuật/cử nhân khoa học tại đại học tổng hợp Sydney. Huynh Du Leo Phan, em học trường trung học Concord, đạt điểm số ATAR 99 là học sinh đỗ thủ khoa của trường.
Ngoài Việt Nam ra, các đại sứ học sinh của năm 2012 còn đại diện cho nhiều quốc gia khác, gồm cộng hòa nhân dân Trung Huốc, Hàn Quốc, Malaysia, Campuchia và Băng-la-desh.
Các đại sứ học sinh quốc tế mới được tôn vinh của năm 2012 là:
Thuy Linh Chu
Jiahua David Huang
Amanda Kandilis
Hannah Liu
Huynh Du Leo Phan
Minh Thuy Thai
Yuxuan Kitty Wang
Các đại sứ học sinh tiếp tục trong vị trí này trong năm 2012 là:
Cheng Kheang Chhuon, Zhengyang Elizabeth Hu, Sadika Krinton, Xu Snow Li, Chung Gyu Lim, Ruixuan Catherine Liu, Bin Terrence Lu,Thuy Vy Vivian Quang, Yuting Melody Wang, Tiffany Ye, Le Zhang , Xuan Ann Zhang
Các đại sứ học sinh Quốc Tế của DEC năm 2012