Author Archives: Set Education
Hé lộ những điều thú vị xoay quanh loài chuột túi
Các phương án quản lí khác như lập hàng rào ngăn được cho là thỏa đáng hơn. Một số người thì ủng hộ việc sử dụng các phương pháp ít bạo lực hơn như bắt và di chuyển chúng ra nơi khác hoặc áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa để kiểm soát số lượng loài vật này. Và hiện nay người ta vẫn còn đang bàn cãi sôi nổi về vấn đề này để tìm ra phương thức hợp lí, thỏa đáng nhất.
(theo PLTP)
Singapore – phòng cho thuê $280/ tháng, move in immediately
Hiện nhà mình có 1 single room ở nhà private house, good for 1 pax. Nhà vui vẻ, hòa đồng. Trạm bus đi city hall, suntec, bugis, orchard chỉ cách có 3 phút đi bộ. Gần Mrt Paya Lebar, Dakota, siêu thị Fair Price 24h. Nếu bạn muốn ở independently thì đây là 1 good offer. Phòng quạt, 1 single bed, nhà cực rộng, long bath, wifi, cable TV, bàn bida...
$280/ tháng cho 1 single room (Giá trên đã bao gồm PUB va net), private house... move in immediately. No agent fee.
Liên hệ: xaviorxvi@yahoo.com
Ảnh đẹp tháng Giêng 2011
Cả gia đình loài sói xám đang kiếm ăn trên tuyết lạnh ở nam Canada, một con chim sâu mặt trống đang làm tổ để mời gọi bạn tình là những hình ảnh đẹp nhất tháng 1/2011 do tạp chí National Geographic bình chọn.
Yếu tố quyết định bức ảnh số đáng giá
Tham gia các cuộc thi nhiếp ảnh số không chỉ giúp các “phó nháy” thể hiện tài năng, cơ hội rèn giũa kỹ năng mà còn tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, trước khi háo hức tham dự, nếu là một tay máy mới vào nghề, bạn có thể tham khảo thêm vài gợi ý sau để có được tác phẩm tham dự tốt nhất.
Trước hết, bạn phải nắm rõ chủ đề, điều kiện và quy định, yêu cầu của cuộc thi. Định dạng tác phẩm tham dự cũng hết sức quan trọng. Hãy chắc chắn rằng bức ảnh của bạn phù hợp với chủ đề mà ban tổ chức đã công bố rộng rãi. Tuy những điều này có vẻ đơn giản, nhưng một khi bạn lỡ quên, rất có thể tất cả sẽ xôi hỏng bỏng không.Sau đây là 12 yếu tố có thể sẽ quyết định tới cơ hội giành giải cao của bạn trong các cuộc thi nhiếp ảnh số.
1. Ấn tượng đầu tiên
Sapa đẹp như cảnh Tiên
Sau đúng một tháng rét đậm kéo dài với nhiệt độ dưới 10oC, bất ngờ vào tết Tân Mão nắng lại tràn ngập Sa Pa. Thời tiết đẹp đã khiến bà con địa phương vui xuân đón tết hồ hởi hơn.
Sa Pa nằm ở độ cao hơn 1600m so với mực nước biển, là vùng núi cao á nhiệt đới Việt Nam. Trong khi vào những ngày rét đậm rét hại nơi này đã đón một lượng khách du lịch lên ngắm tuyết và sương giá thì vào dịp Tết này Sa Pa hửng nắng đã đón không ít khách du xuân lên ngắm cảnh mây trắng nắng vàng.Xin giới thiệu chùm ảnh vừa được ghi lại tại Sa Pa đúng trong những ngày hửng nắng sau một đợt rét dài.
Sa Pa hửng nắng nên đứng từ các cao điểm nay có thể nhìn thấy các khu dân cư. |
Khi các ‘tín đồ’ của shopping đi săn hàng
Giá rẻ đến… sững sờ
Khoảng 5 năm về trước, phần lớn các cửa hàng ở Việt Nam đều áp dụng chính sách giữ nguyên giá bán sản phẩm mà họ cho là hợp lý và vẫn có thể đem lại lợi nhuận kinh doanh cho dù chúng đã tồn kho từ năm này qua năm khác. Hiện nay, nhiều hình thức khuyến mãi, giảm giá (sale) đã được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm, từ quần áo, hàng gia dụng cho tới các sản phẩm có giá trị cao như hàng điện lạnh, ô tô, xe máy…Các đợt giảm giá thường bắt đầu từ tháng 11 cho tới gần Tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó, các trung tâm bán hàng giảm giá cũng dần phổ biến hơn trong vòng 2 năm trở lại đây.
Cho dù ở bất kỳ thị trường hoặc đất nước nào thì khuyến mãi, giảm giá cũng là một hình thức kích thích tiêu dùng vì nó tạo cho khách hàng niềm hứng khởi với ý nghĩ rằng họ đã tiết kiệm được nhiều tiền mặc dù trên thực tế thì họ đã chi tiêu khá nhiều cho việc mua sắm. Úc cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Hầu hết những người đã sống ở Úc thường khá quen thuộc với hệ thống bán hàng giảm giá trực tiếp từ kho hàng của các hãng tới tay người tiêu dùng (Direct Factory Outlet - DFO). Đặc điểm của DFO là tuy bán hàng giảm giá nhưng các mặt hàng toàn là các thương hiệu nội địa nổi tiếng hoặc hàng hiệu của thế giới. Đến với DFO ở khu vực Essendon phía Tây Bắc thành phố Melbourne, bang Victoria, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nhãn hiệu danh tiếng trên thế giới như Tommy Hilfiger, Guess… hoặc những thương hiệu được biết đến rộng rãi ở Úc như Saba, Oroton, với mức giá giảm từ 20% đến 90% so với giá gốc mà chẳng cần chờ tới mùa sale.
Chị Anh, một ‘tín đồ’ của mua sắm và là khách hàng rất quen thuộc của DFO Essendon cho biết: “Tôi thích shopping ở đây vì tôi luôn mua được hàng hiệu với giá rẻ bất ngờ. Tôi thường chỉ phải trả 15-20 đô-la Úc cho một cái quần hoặc áo với giá trị có khi lên tới 400-500 đô-la”.
Tuy nhiên, không phải người nào cũng có thể tìm được món ‘hời’ như chị Anh bởi vì chị hầu như có mặt 7 ngày/tuần ở DFO. Chị đi nhiều tới nỗi mà những người bán hàng cũng nhớ mặt chị và luôn giới thiệu cho chị hàng mới về hoặc hàng tiếp tục giảm giá. Về phía chị Anh, chị cũng nhớ giá của hầu hết các mặt hàng mình thích nên nếu giá của chúng vẫn còn quá cao thì chị thường ‘ rình’ cho tới khi nó được giảm tiếp. Có lần, chị hồ hởi khoe: “Tôi thích cái đầm hiệu Review nhưng mặc dù đã sale rồi nó vẫn còn tận 50 đô. Hôm nay nó mới xuống còn 20 đô và chỉ còn duy nhất một cái size 8, đúng kích cỡ của mình Thế là tôi ‘chộp’ ngay”.
Đối với những người không có thời gian và thói quen đi mua sắm đều đặn như chị Anh thì có thể chọn những dịp giảm giá lớn trong năm để mua. Ở Úc, hai mùa sale lớn nhất diễn ra vào cuối năm tài chính (cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm) và vào dịp Giáng sinh và năm mới. Những dịp sale này thu hút một số lượng rất lớn người tiêu dùng thuộc nhiều thành phần khác nhau.
Ngoài ra, có một hình thức sale khác tuy không phổ biến thường xuyên nhưng cũng có thể giúp khách hàng mua được các mặt hàng có giá trị với mức giá rất hấp dẫn. Đó là “Closing down Sale” - khi các cửa hàng chuẩn bị đóng cửa và cần nhanh chóng thanh lí tất cả các mặt hàng tồn đọng với giá rẻ. Lợi ích của hình thức mua sắm này ngoài vấn đề giá cả còn là sự phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ của các sản phẩm.
Bác San - một khách du lịch thường xuyên tới Úc hồ hởi cho biết: “Tôi thường ở Melbourne khoảng 6 tháng/năm vì con gái tôi sống ở đây. Ngoài việc trông cháu thì thú vui của tôi là đi mua sắm. Tôi thích nhất là mua hàng ở những cửa hàng sắp đóng cửa vì giá còn rẻ hơn cả ở Việt Nam. Có lần tôi mua được hơn chục quần bò, áo phông các loại với giá chỉ 5 đô/cái, tính ra chỉ khoảng 100 nghìn đồng Việt Nam, tha hồ mà làm quà”.
Ngoài ra, bác San cũng nhắm vào một số mặt hàng quần áo bị lỗi vì chúng thường giảm giá tới 80-90% và chỉ khoảng 5-10 đô/cái. Với kinh nghiệm bán hàng nhiều năm ở Ba Lan nên với bác San, việc chỉnh sửa những lỗi đó khá đơn giản vì chúng thường chỉ là hỏng khóa và “chỉ cần dùng kìm bấm vài cái là cái khóa trở lại bình thường”...
(theo Bayvut)
Vì sao Việt Nam là năm Mèo, Trung Quốc là năm Thỏ?
Vào ngày 3/2/2011, trong khi ở Trung Quốc và một số quốc gia châu Á khác đón chào năm âm lịch mới là năm Thỏ thì Việt Nam lại là năm Mèo (Mão). Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Tại sao khác biệt?
Đã có nhiều cách lý giải tại sao và bắt đầu từ khi nào người Việt Nam đưa con mèo vào thay thế con thỏ trong danh sách 12 con giáp vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên, câu trả lời vẫn chưa rõ ràng.
Một trong những lý do có thể là bắt nguồn từ lỗi dịch thuật phức tạp từ cách tính ‘12 con giáp’.
Trung Quốc và Việt Nam đều có cách tính ‘12 con giáp’, trong đó có 11 loài vật tượng trưng mỗi năm của hai nước đều giống nhau gồm: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó) và Hợi (heo).
Cô Ning Pan, phóng viên người Úc gốc Trung Quốc làm việc ở Ban Tiếng Hoa, Đài Úc cho Bay Vút biết cô khá bất ngờ trước sự khác biệt mà cô nói rằng “thú vị” này.
“Ồ, không lẽ ở Việt Nam lại không có loài thỏ chăng?”, Ning vui vẻ hỏi đùa.
Ning Pan cho biết trong tiếng Hoa, phát âm tên con mèo là ‘mao’, rõ là khá giống người Việt phát âm ‘mèo’. Cả hai cách phát âm bắt nguồn từ âm tiếng Hán thời xưa ‘mão’. Ở Trung Quốc ngày xưa thường bị lẫn lộn giữa mèo và thỏ trong cách viết và phát âm (khá giống nhau và chỉ khác biệt tùy theo cách sử dụng của từng địa phương trên khắp lãnh thổ rộng lớn này).
Vì thỏ là loài vật có nhiều ý nghĩa hơn mèo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa nên người Trung Quốc về sau này đã quyết định chọn con thỏ để đưa vào 12 con giáp.
Trái lại ở Việt Nam, dường như loài thỏ không có đặc điểm gì nổi bật, ngoài việc được đánh giá là một loài vật hiền lành.
Trong khi đó, từ xưa đến nay loài mèo ở Việt Nam được xem là ‘hổ con’ và là loài vật nuôi rất gắn bó với cuộc sống của nhiều gia đình tại Việt Nam, xuất hiện trong các câu chuyện, tranh vẽ và nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao... Không những thế, mèo còn được biết đến với khả năng bắt chuột hữu hiệu.
Có lẽ vì vậy mà người Việt vẫn giữ nguyên âm gốc ‘Mão’ để đặt năm con giáp là mèo.
Một người nổi tiếng đam mê các loài vật nuôi ở Hà Nội, ông Nguyễn Bảo Sinh, nói với Hãng thông tấn Reuters rằng: “Người Việt đã thay đổi biểu tượng con mèo thay cho thỏ bởi thỏ là loài động vật thuộc bộ gặm nhấm. Trong khi đó thì ‘12 con giáp’ đã có một con cũng thuộc loài gặm nhấm là chuột rồi. Các loài vật trong ‘12 con giáp’ nên khác nhau”.
Dân gian Việt Nam có câu ‘ghét nhau như chó với mèo’. Sự khác biệt hay thậm chí đối đầu nhau giữa một số con vật biểu trưng trong ‘12 con giáp’ đã “thể hiện sự cân bằng âm dương trong vòng xoay vũ trụ, thể hiện sự dung hòa của các mặt đối lập và do đó, việc con mèo nằm trong ‘12 con giáp’ là điều tốt và góp phần khiến cho các cung hoàng đạo trở nên phong phú hơn”, ông Nguyễn Bảo Sinh đánh giá.
Năm 'tình bạn' và 'thân thiện'
“Tại Trung Quốc, năm Thỏ được xem là một năm tốt lành, năm của tình bạn. Những người sinh vào năm Thỏ thường được đánh giá là đáng tin cậy, có lòng tốt và trung thành. Vì thế nên tôi ước năm mới mình sẽ có các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè vững bền”, phóng viên Đài Úc Ning Pan nói.
Trong khi đó, ở Việt Nam với năm Tân Mão đến, có vẻ như việc nuôi dưỡng thú cưng như mèo lại càng được chú ý hơn trong đời sống của người dân. Điều này sẽ giúp cho tình cảm giữa người và loài vật thêm gắn bó.
Trả lời phỏng vấn Hãng Reuters, ông Hoàng Ngọc Bảo, một người đam mê loài vật ở Hà Nội, cho rằng mèo là loài vật “có bản chất hiền lành, thân thiện, dễ nuôi và gần gũi với con người”.
Mèo ngày nay vẫn là loài vật nuôi phổ biến bậc nhất ở Việt Nam. Khi kinh tế khá lên, họ đã bắt đầu chăm sóc mèo theo ‘tiêu chuẩn cao’ mà không hề ngại tốn kém.
Chính tâm lý và sở thích này đã giúp cho công việc kinh doanh của những người đam mê các loài vật nuôi như ông Nguyễn Bảo Sinh phát đạt. Ông Sinh có một ‘khách sạn’ dành cho các loài vật nuôi như chó, mèo và gà chọi rộng gần 10.000m2 ở Hà Nội. Các vật nuôi đến đây đều được tận hưởng nơi ăn chốn ở ‘tiện nghi, sạch sẽ’ với giá trọ là 500.000 đồng/đêm. Ngoài ra còn có các dịch vụ chăm sóc ‘làm đẹp’ (cắt móng chân, tỉa lông, tắm gội...), khám chữa bệnh và cả... làm hộ chiếu cho chó, mèo!
(theo Bayvut)