Author Archives: Set Education
Hội thảo du học SET lần 3 tại Sydney 17/06/2012
Sau hội thảo du học diễn ra tại Melbourne, SET Education tiếp tục tổ chức một buổi hội thảo tại Sydney, ngày Chủ Nhật (17/06/2012) vừa qua nhằm đáp ứng những nhu cầu chuyển trường của các bạn du học sinh bang NSW.
Tại hội thảo, các du học sinh được gặp gỡ và trao đổi với đại diện các trường tại NSW dạy các chương trình cao đẳng, đại học không ảnh hưởng bởi luật visa mới.
SET Education trao những phần quà hấp dẫn cho các bạn tham dự hội thảo
SET Education cảm ơn tất cả các bạn du học sinh đã quan tâm tới buổi hội thảo này. Chúc mừng các bạn đã có thông tin cho kế hoạch học tập trong tương lai.
Nếu bạn cần bất kỳ thông tin nào về du học. Liên lạc ngay SET Education.
ICMS visited SET Education at head office
Mr Todd Palioca, International Development Manager from ICMS and SET Education Staffs
Du Học Úc: Chi Tiêu và Việc Làm
Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Australia chi khoảng 320 đô la Australia cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 đô la Australia/một tuần. Tất nhiên các con số này chỉ mang tính chất hướng dẫn, thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người…
Ngân sách chi tiêu
Điều kiện tiên quyết là học sinh nên có một kế hoạch chi tiêu bao gồm các phí tổn như chỗ ở, thực phẩm, di chuyển, quần áo và giải trí. Đối với trường hợp học sinh có gia đình đi cùng, nếu có con nhỏ cũng cần tính toán chi phí giữ trẻ.
Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Australia chi khoảng 320 đô la Australia cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 đô la Australia/một tuần. Tất nhiên các con số này chỉ mang tính chất hướng dẫn, thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người.
Khi đến Australia, học sinh có thể đổi ngoại tệ sang tiền tệ Australia tại các quầy đổi tiền ở phi trường, ngân hàng hoặc tại khách sạn. Học sinh có thể dùng trực tiếp các loại ngân phiếu du lịch (travellers cheque) nếu giá trị của ngân phiếu du lịch được tính bằng đơn vị đồng đô la Australia hoặc cũng có thể vào ngân hàng đổi các chi phiếu này ra tiền Australia hay đổi sang tiền mặt tại các khách sạn lớn và một số cửa tiệm.
Tốt hơn hết là học sinh nên mở một trương mục ngân hàng ở Australia. Ðể làm điều này, học sinh cần mang theo thị thực và giấy tờ chứng minh nơi cư ngụ. Các dịch vụ ngân hàng ở Australia có sự cạnh tranh ráo riết với nhau nên cũng cần có sự cân nhắc kỹ cho phù hợp với điều kiện cá nhân. Australia có hơn 20 công ty tài chính trong và ngoài nước. Các ngân hàng lớn đều có chi nhánh tại các thành phố và các trung tâm khu vực. Hầu hết các trung tâm thương mại đều có các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine). Học sinh có thể dùng các máy ATM để ký gửi hoặc rút tiền hầu như bất kỳ lúc nào. Ða số các cửa hàng lớn, các siêu thị và các cửa tiệm bán hàng chuyên có trang bị tiện nghi trả tiền điện tử (EFTPOS). Với tiện nghi này, khách hàng có thể dùng các loại thẻ ngân hàng để thanh toán tiền mua đồ và trong một số trường hợp còn có thể rút thêm tiền mặt nữa.
Du học sinh cũng cần lưu ý rằng ở Australia không có tập tục cho tiền buộc-boa. Các khách sạn và nhà hàng cũng không áp dụng lệ phí phục vụ. Tại những nhà hàng sang trọng, khách hàng thường thưởng cho nhân viên phục vụ (bồi bàn) một món tiền buộc-boa, khoảng 10% hoặc ít hơn chi phí ăn uống, nếu cảm thấy được phục vụ chu đáo và tận tình. Học sinh có thể phải trả tiền khuân vác tại các nhà ga. Riêng tại các khách sạn, đây là một dịch vụ miễn phí. Nói chung việc cho tiền buộc-boa tùy thuộc vào sở thích cá nhân chứ không bắt buộc tại Australia.
Việc làm trong thời gian học tập
Du học sinh đến Australia theo diện thị thực du học có thể nộp đơn xin được phép làm việc trong khi đi học. Sau khi được chấp thuận, học sinh có thể làm các công việc không thường xuyên, tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian đang học tại trường, và làm các công việc toàn thời trong thời gian nghỉ hè. Riêng đối với du học sinh đang theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo diện thị thực thứ hạng 574, họ có thể làm việc không giới hạn số giờ. Tất nhiên học sinh cũng cần xác định rõ rằng số tiền kiếm được ở Australia chỉ là thu nhập bổ xung và không nên xem đó là nguồn thu nhập duy nhất.
Các thành viên trong gia đình cũng có thể nộp đơn xin Bộ Di trú Australia chấp thuận cho làm việc tối đa 20 giờ/tuần và có thể đi làm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, học sinh chỉ có thể xin cấp loại thị thực cho phép làm việc sau khi học sinh đến Australia và đã nhập học. Lệ phí nộp đơn là 50 đô la Australia.
Ða số du học sinh xin làm những công việc không thường xuyên hoặc bán thời trong thời gian học tập. Có một số công việc có liên hệ chặt chẽ với ngành học (chẳng hạn như các sinh viên sĩ quan ngoài thời gian học ở trường, họ tham gia các công việc tại đơn vị trong những thời gian còn lại, hoặc các sinh viên luật khoa thường xin làm việc bán thời tại các văn phòng luật sư). Một số sinh viên đi dạy kèm học sinh phổ thông, hoặc làm các công việc trong trường như căng tin, nhà sách, văn phòng hoặc phụ tá trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra du học sinh cũng có thể tìm các công việc bên ngoài như bán hàng, giữ trẻ, làm vườn, tiếp tân, bồi bàn, hái trái cây hoặc các công việc khác.
Việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học của Australia thường có nhiều chọn lựa nghề nghiệp, bao gồm những việc làm đầy hứng thú và thách đố như làm việc cho các ngân hàng lớn, các công ty tư vấn về quản trị, các công ty liên quốc, các tổ hợp pháp lý, công ty công nghệ cao và rất nhiều ngành nghề khác.
Rất nhiều trường cao đẳng và đại học có tổ chức các buổi hội thảo để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp trở về quê nhà, và những lời khuyên về vấn đề tìm việc làm.
Australia và các nước trên thế giới đều có những công ty tuyển mộ nhân viên giúp sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm thích hợp và cung cấp các dịch vụ cố vấn nghề nghiệp. Nhiều công ty lớn có riêng dịch vụ tuyển mộ nhân viên và đánh giá cao những sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm quốc tế chẳng hạn như những sinh viên tốt nghiệp với một văn bằng của Australia.
Chương trình di dân theo diện tay nghề của Chính phủ Australia nhắm vào các thành phần trẻ, có trình độ giáo dục, tay nghề và những khả năng xuất sắc có thể đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế nước Australia. Trong tổng số những di dân sang Australia theo diện tay nghề thì có đến phân nửa là những thành phần du học sinh đã tốt nghiệp tại Australia. Số lượng di dân theo diện tay nghề trong thời gian gần đây đã gia tăng vì sự thành công trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đến Australia lập nghiệp, đặc biệt là trong những ngành đang có nhu cầu cao như công nghệ thông tin, y tá và kế toán. Ðể có thể di dân sang Australia theo diện tay nghề, học sinh cần đạt đủ điểm theo hệ thống tính điểm di dân và hội đủ một số yêu cầu cơ bản như hạn tuổi của người xin di dân không quá 45 tuổi, có đủ khả năng Anh ngữ, có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng, hoặc kinh nghiệm làm việc có liên hệ đến nghề nghiệp học sinh đề cử trong đơn xin di dân. Học sinh sẽ được thêm điểm nếu có các bằng cấp của Australia.
(Nguồn: Vpluz)
Singapore Sắp Khai Trương Kỳ Quan Tuyệt Mỹ: Công viên Gardens By The Bay
Một khu vườn với những "siêu cây" khổng lồ có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời và lọc sạch không khí sẽ được khai trương vào cuối tháng này, hứa hẹn mang lại một diện mạo hoàn toàn mới cho quốc đảo Singapore.
Gardens by the Bay phát ánh sáng rực rỡ trong đêm. Toàn bộ điện năng ở đây đều được chuyển đổi từ năng lượng mặt trời do chính các "siêu cây" tổng hợp. Ảnh: CNN |
Những "siêu cây" được trồng ở công viên Bay South này là một phần trong dự án khu vườn rộng 250 ha mang tên Gardens by the Bay. Đây là một sáng kiến của Ban Quản lý Công viên Quốc gia Singapore, nhằm tập hợp nhiều loại thực vật từ khắp nơi trên thế giới vào một khu vườn đặc biệt.
Theo CNN, khu vườn nhân tạo này được trang tri bằng 18 "siêu cây" thẳng đứng, có khả năng tổng hợp năng lượng mặt trời, đồng thời hoạt động như một máy lọc không khi và tiếp nhận nước mưa. 11 trong số các "siêu cây" được trang bị hệ thống quang điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng, cung cấp ánh sáng và nước cho các nhà kính trong công viên.
Với chiều cao từ 25 tới 50 m, mỗi "siêu cây" đều được trang trí bằng các loài hoa nhiệt đới và dương xỉ leo quanh những khung thép. Các tán cây cũng được hoạt động như những chiếc điều hòa nhiệt độ, hấp thụ và phân tán nhiệt, giúp mang lại không khí mát lành cho khách du lịch bên dưới.
Dự án này là một phần của kế hoạch tái phát triển nhằm tạo lập một khu đô thị mới ở khu vực Vịnh Marina, phía nam thành phố Singapore. Những nhà tổ chức dự án hy vọng khu vườn Gardens by the Bay khi hoàn thiện sẽ trở thành điểm thu hút du lịch sinh thái hàng đầu thế giới.
Phát biểu trong một sự kiện hồi tháng 11 năm ngoái, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cho biết, dự án sẽ "cho thấy những gì chứng ta có thể làm để mang một thế giới thực vật tới tất cả người dân của Singapore", nói thêm rằng những khu vườn sẽ trở thành "niềm tự hào của Singapore".
Để giúp du khách có thể đi bộ và chiêm ngưỡng khu vườn từ độ cao chóng mặt, ban quản lý dự án cũng thiết kế những cây cầu mang tên "skywalks" để nối giữa các "siêu cây".
Ngoài 18 "siêu cây", khu vườn địa đàng còn tự hào bởi hai nhà kính mang tên Cloud Forest và Flower Dome, công trình được hy vọng sẽ trở thành điểm hấp dẫn du lịch bật nhất trong công viên. Với kích thước tương đương 4 sân vận động, nơi này sẽ trở thành nhà của 220.000 loài thực vật từ hầu hết các lục địa trên thế giới. Dự tính khách du lịch nước ngoài sẽ phải trả 22 USD trong khi người dân Singapore mất 20 USD để tham quan công viên này.
Được Thủ tướng Lý Hiển Long giới thiệu 7 năm trước trong Lễ kỷ niệm Quốc khánh, Gardens by the Bay đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ nhân dân Singapore. Khu vườn khổng lồ này sẽ trở thành điểm nhấn giữa không gian ồn ào và náo nhiệt của đô thị, là một phần trong chiến lược tổng thể của chính phủ nhằm biến Singapore trở thành "một thành phố trong vườn".
Toàn cảnh Gardens by the Bay, khu vườn nhân tạo với hệ thống siêu cây năng lượng mặt trời. |
Gardens by the Bay sẽ bắt đầu mở cửa đón khách tham quan vào ngày 29/6 tới. |
Quần thể thực vật Cloud Forest với một thác nước cao 30 m và hơn 130.000 loài cây nhiệt đới. |
Tán của "siêu cây" được sử dụng như những chiếc điều hòa nhiệt độ. |
"Skywalks", những chiếc cầu được dùng để nối các "siêu cây", giúp du khách có thể tham quan khu vườn từ độ cao chóng mặt. |
Các "siêu cây" tỏa ra ánh sáng rực rỡ khi đêm xuống. |
Khu vườn địa đàng sẽ được mở cửa tới 2 giờ sáng mỗi ngày, giúp du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của nó. |
theo vnexpress - Quỳnh Hoa (Ảnh: CNN)
Tổng hợp các câu hỏi đề thi IELTS đầu năm 2012 – kỳ 3
3. Dạng câu hỏi IELTS tại Việt Nam và một số quốc gia khác
Tháng 02.2012 (Malaysia)
Speaking test
Part 1
- Can you tell me your full name?
- Where do you live?
- Can you describe a house you live in now?
- Do you enjoy living in this house?
- What type of house would you like to live in?
- What transport do you use to get around?
- What type of transportation would you prefer?
- Do you have a problem with noise while traveling?
- What do you always take with you when traveling?
Part 2
Describe the furniture in your house. Please say
- What type of furniture is it, modern or traditional?
- What is it made of?
- Who bought that furniture?
- How do you feel about that furniture?
Part 3
- Who is selecting the furniture in your house?
- Who makes the decision about type of furniture in your house?
- What is the importance of a stylish house?
- What is the main thing to be considered when buying furniture for an office or a house?
- What do you think about style of furniture in the future?
- Do you think it is necessary to decorate a house with furniture?
Tháng 03.2012 (VN)
Speaking test
Part 1:
Do you like public transportation? Why?
Is public transportation popular in your country?
Are you a student or do you have a jobs?
Do you have any difficulties when studying a new language? What are they?
University of Canberra visited SET Education at head office
Mr Martin Wilson, Marketing Manager from University of Canberra and SET Education staffs.