Tin tức
Những tấm biển hài hước của người vô gia cư Mỹ
Đối với người dân Mỹ, thất nghiệp cũng sẽ đồng nghĩa với việc họ có thể trở thành những người vô gia cư trước làn sóng tịch biên nhà để siết nợ của các ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia tại Trung tâm bất động sản Lusk, thuộc trường Đại học Southern California, số lượng nhà bị thu để siết nợ tại Mỹ sẽ còn tăng cao, bởi ngày càng có nhiều người không thể trả các khoản vay để mua nhà do đã mất việc làm.
Những khó khăn của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 30 của thế kỷ trước rõ ràng đã vượt quá tầm kiểm soát của những người dân Mỹ, và giờ đây tất cả đều đang trông chờ vào nỗ lực của Nhà Trắng. Dưới đây là một số những hình ảnh khá hài hước của những người đang trong cảnh màn trời chiếu đất tại Mỹ:
"Vợ tôi bị bắt cóc. Tôi cần tiền để chuộc cô ấy."
"Tôi là Frank Jenkinson. Tôi rất nghèo và đang bị mắc bệnh “vô hình”.
Hãy làm gì đó để giúp tôi chữa trị căn bệnh quái ác này. Chúa ban phước lành cho các bạn!!"
Người đàn ông vô gia cư chấp nhận sự giúp đỡ qua tài khoản PayPal.
"Luật sư của cô ấy giỏi hơn luật sư của tôi!" Chắc là ly dị bị đuổi đi rồi.
"Không có khả năng để trở thành trai bao...
Nhận mọi sự giúp đỡ và cần 50 USD để sống sót trong tuần này."
"Jedi vô gia cư."
"Giống như tổng thống Obama, tôi muốn có sự thay đổi."
"Em gái của Britney đang chuẩn bị sinh em bé.
Tôi cần tiền để mua một món quà tặng cô ấy."
"Cần tiền để tiến hành các nghiên cứu về rượu."
"Sẽ lập trình vì thức ăn. Làm ơn giúp với. Chúa phù hộ bạn!"
"Cá 1 đô là bạn sẽ đọc tấm biển này."
Cái rốn quyết định thắng thua trong thể thao…
Với hai người chạy hoặc hai vận động viên bơi có chiều cao như nhau, một người có nguồn gốc châu Phi còn người kia đến từ châu Âu, thì "điều quan trọng không phải là chiều dài cơ thể, mà chính là vị trí của cái rốn", tác giả nghiên cứu Andre Bejan tại Đại học Duke, Mỹ, cho biết.
"Theo kiến trúc hình thể của những vận động viên chạy có gốc Tây Phi, trung tâm trọng lực của họ cao hơn đáng kể so với những người đến từ châu Âu, vì vậy họ có lợi thế trong những cuộc đua nước rút". Các nhà nghiên cứu đã phân tích kỷ lục trong 100 năm của đàn ông và phụ nữ chạy nước rút và bơi tự do 100 m. Những người có gốc Tây Phi có chân dài hơn những người gốc Âu, nghĩa là rốn của họ cao hơn 3 cm, Bejan nói. "Sự di động về bản chất là quá trình đổ về phía trước liên tục, và trọng lượng đổ xuống từ độ cao lớn hơn, sẽ đổ xuống nhanh hơn", AFP dẫn lời Bejan nói.
Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields
Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được trao huy chương Fields. Ảnh: cnrs.f
Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - cho Ngô Bảo Châu lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội).
Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Với sự kiện này, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải này.
"Ngô đã đưa ra sự chứng minh sáng sủa về 'bổ đề cơ bản', là phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands - công tác tại viện nghiên cứu Princeton, New Jersey, đưa ra từ những năm 1960", lời giới thiệu của Liên minh Toán học quốc tế có đoạn. "Chương trình Langlands kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Như chính tên gọi của nó, bổ đề cơ bản tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng nó đã gây lúng túng cho nhiều nhà toán học suốt nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đột phá của Ngô giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands".
Thành tựu của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí uy tín Time của Mỹ đánh giá là một trong 10 phát kiến khoa học quan trọng nhất của năm 2009.
Fields - Nobel toán học
Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.
Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad và có khoảng 3.000 nhà toán học khắp thế giới tham dự. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu.
Con đường khoa học của Bảo Châu
Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.
Tên của Ngô Bảo Châu trên trang nhất của website của đại hội toán học thế giới 2010. Ảnh: icm2010.org.in. |
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.
Ngô Bảo Châu cùng mẹ và các con gái. Ảnh do gia đình cung cấp. |
Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Năm 2004, anh và giáo sư Gerard Laumon - người thầy của anh - cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.
Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong.
Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là "một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009". Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L'IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.
Đây là lần đầu mà cũng là lần cuối Ngô Bảo Châu đến thật gần giải Fields, vì 4 năm trước (2006) anh chưa đủ bề dầy cần thiết và bốn năm sau (2014) thì đã quá tứ tuần, vượt quy định về tuổi tác của Fields. |
Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán.
(theo VNExpress)
Ly cafe có đường
Cuộc sống cũng giống như 1 ly café. Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách café lên...nhấp 1 ngụm...và chợt nhận ra rằng ly cafe chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly café đắng. Khi ly café đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly...
Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo..., và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên. Chính tôi, chính bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình đầy hương vị nếu ta không chờ đợi. Hãy tận hưởng ly café của cuộc sống!
Giờ thì khuấy lên nào!
(sưu tầm)
Tựu trường với nhiều nét mới
Hôm qua, 16.8, học sinh trên cả nước chính thức tựu trường. Năm học này bắt đầu cho một giai đoạn với nhiều kế hoạch, chỉ tiêu và đổi mới.
Vào ĐH bằng NV2: Nhiều chỉ tiêu, nhưng không dễ
Để có được những tấm ảnh ưng ý
5 quy tắc quan trọng sau đây sẽ giúp bạn tạo được một bố cục ảnh đẹp.