Tin tức
Những bức ảnh thú vị về sự biến đổi của thời gian
Cùng nhân vật, tư thế, trang phục và địa điểm nhưng khác thời điểm, các bức ảnh đã thể hiện sự thay đổi thú vị của các nhân vật theo thời gian.
Nghệ sỹ sinh ra ở Buenos Aires (Argentina), Irina Werning, vừa thực hiện một bộ ảnh đặc biệt có chủ đề "Trở lại tương lai" (Back to the Future), để thể hiện sự thay đổi thú vị của thời gian. Người nghệ sỹ này đã mời các nhân vật tái tạo lại các bức ảnh cũ của mình ở cùng một vị trí, trang phục, và kiểu dáng chụp ảnh. Kết quả mang lại cho người xem thật đáng ngạc nhiên. Irina Werning tái tạo gần như hoàn hảo các bức ảnh gốc trong khi nhân vật có sự thay thay đổi lớn sau hàng thập kỷ.
Flor, Male, Sil vào năm 1983 & 2010.
Pancho vào năm 1983 & 2010, Buenos Aires. |
Tommy năm 1977 & 2010, Buenos Aires. |
Bố mẹ Irina Werning năm 1970 & 2010, Buenos Aires. |
Marina năm 1988 & 2010, Buenos Aires. |
Marita và Coty năm 1977 & 2010, Buenos Aires. |
Matias năm 1977 & 2010, Uruguay. |
Mechi năm 1990 & 2010, Buenos Aires. |
La Negra năm 1980 và 2010, Buenos Aires. |
Oscar năm 1978 & 2010, Buenos Aires. |
Sue năm 1977 & 2010 , London. |
Ingrid năm 1987 & 2010, Buenos Aires. |
Benn và Dan năm 1979 & 2010, London. |
Lucia năm 1956 & 2010, Buenos Aires. |
Lali năm 1978 & 2010, Buenos Aires. |
Ian năm 1984 & 2010, London. |
Flor năm 1975 & 2010, Buenos Aires. |
Fiona năm 1978 & 2010, London. |
Fer năm 1970 & 2010, Buenos Aires. |
Damian năm 1989 & 2010, London. |
Cecile năm 1987 & 2010, Pháp. |
Nico năm 1990 & 2010, Pháp. |
Nico năm 1986 & 2010, Buenos Aires. |
Flo, Maria & Dolores năm 1979 & 2010. |
(theo Zingnews)
Chúc mừng Đặng Nguyễn Hương Quế Khanh vinh dự nhận học bổng đại học Monash
Chúc mừng Đặng Nguyễn Hương Quế Khanh, học sinh của Du Học SET đã vinh dự nhận được học bổng Monash University International Scholarship for Excelent vì thành tích suất xắc của mình, với số điểm ATAR Score* đạt được là 99.15 / 99.95 điểm. Quế Khanh đã nhận được suất học bổng trị giá $6,000 của trường đại học danh tiếng Monash - trường nằm trong Group of Eight (8 trường đại học hàng đầu nước Úc).
* ATAR Score (số điểm dùng để xếp hạng và so sánh học sinh tốt nghiệp trung học được xét tuyển thẳng vào chương trình đại học tại Úc)
Quế Khanh sẽ theo học tại Đại Học Monash chuyên ngành Bachelor of Commerce and Bachelor of Laws. Hy vọng với phần học bổng vinh dự này sẽ giúp Quế Khanh có động lực hơn và thành công hơn trong việc học của mình tại trường.
Tài trí Lê Quang Liêm
Đêm 16-2, tuy chỉ hòa ở ván cuối trước Rauf Mamedov (Azerbaijan, Elo 2.660) nhưng Lê Quang Liêm đã bảo vệ thành công chức vô địch. Ngoài phần thưởng 20.000 euro, Liêm cũng là kỳ thủ đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch của giải.
>> Xem tường thuật diễn biến ván đấu cuối cùng
Lê Quang Liêm và kỳ thủ người Azerbaijan Rauf Mamedov (elo 2660) - Ảnh: Lâm Minh Châu
Lê Quang Liêm (phải) trong trận đấu quyết định với Mamedov - Ảnh: Lâm Minh Châu |
Một năm trước, tại Giải cờ vua Aeroflot mở rộng 2010, Lê Quang Liêm đã một lần đi vào lịch sử của giải với tư cách là người châu Á đầu tiên vô địch tại giải đấu uy tín này.
Tại giải năm nay, dù là đương kim vô địch nhưng ở đầu giải Liêm không được đánh giá cao do với hệ số Elo 2.664, anh chỉ được xếp làm hạt giống 19 trong tổng số 86 kỳ thủ của bảng A. Xếp trên Liêm là hàng loạt tên tuổi sừng sỏ của làng cờ thế giới như Gata Kamsky (Mỹ, Elo 2.730), Sergei Movsesian (Armenia, Elo 2.721), Rustam Kasimdzhanov (Uzbekistan, Elo 2.681), Alexander Khalifman (Nga, Elo 2.638)... Trong đó, Kamsky và Kasimdzhanov từng vô địch World Cup và lão tướng 47 tuổi Alexander Khalifman từng vô địch thế giới.
Một kỳ thủ có lối chơi lãng mạn Ngoài việc gọi Liêm với biệt danh “Mr Aeroflot”, những ngày qua người hâm mộ trên http://chessbomb.com - diễn đàn cờ nổi tiếng thế giới - đã có những lời bình luận tốt đẹp cho Liêm. - “Một kỳ thủ gây ngạc nhiên!” - Awesomeadam (Canada). - “Lê Quang Liêm là một kỳ thủ tài năng!” - Thechessstick (Mỹ). - “Liêm chơi rất ấn tượng” - WGM Natalia_Pogonina (Nga). - “Anh chàng này rất giỏi... và có cách chơi rất lãng mạn. Anh đấu cứ như là kỳ thủ già dặn. Đây là một đối thủ xương xẩu...” - amit_wadodkar (Ấn Độ). |
Theo đại kiện tướng quốc tế Từ Hoàng Thông, trận thắng của Liêm trước hạt giống số 1 Kamsky ở ván thứ tư hay hơn cả. Hoàng Thông phân tích: “Đây là ván cờ đẹp và chiến thắng này là bước ngoặt để Liêm vượt lên giành ngôi đầu bảng. Diễn biến ván đấu cho thấy Liêm đã tận dụng tối đa ưu thế đi tiên để tấn công liên tiếp, khiến nhà vô địch World Cup lúng túng và cuối cùng phải đầu hàng do ở thế cờ tàn xe kém hai chốt là hoàn toàn vô vọng. Theo tôi, lối chơi tấn công bất ngờ của Liêm khiến Kamsky không kịp chống trả dẫn đến thua cuộc”.
Còn theo đại kiện tướng quốc tế Đào Thiên Hải: “Đây là một ván đấu hay và thể hiện bản lĩnh của Liêm. Lần đầu gặp cựu vô địch World Cup Kamsky, phần lớn các kỳ thủ khác đều bị khớp. Trong khi đó, Liêm thi đấu rất sòng phẳng khi tấn công ngay từ đầu khiến đối phương trở tay không kịp”.
Có mặt tại giải, HLV Lâm Minh Châu phân tích thêm: “Suốt từ đầu trận Liêm luôn liên tục tạo sức ép với các quân ở trung tâm làm Kamsky phải mất nhiều thời gian suy nghĩ. Đến nước thứ 13, Liêm quyết định đẩy chốt mở toang trung tâm khi vua của Kamsky chưa an toàn.
Nước 16 Liêm lại quyết định bỏ tượng lấy hai chốt. Và sau hàng loạt nước tấn công, Liêm ăn được thêm tượng của Kamsky. Theo tôi, đây là ván cờ hay và đẳng cấp của Liêm khi anh tận dụng ưu thế ngay từ đầu và không cho đối phương một cơ hội nào. Chỉ sau 27 nước đi, Liêm đã hạ nhà cựu vô địch World Cup”. Sau trận thua này, Gata Kamsky bị một cú sốc nặng và sau đó thua tiếp Ding Liren (Trung Quốc) để chấm dứt hi vọng đạt thứ hạng cao của giải.
HLV Châu nói thêm trước đó ở ván thứ ba gặp Luka Lenic (Slovenia, Elo 2.613), Liêm đã có một trận thắng độc đáo khi mạnh dạn sử dụng nước đi lạ hiếm thấy trong cờ vua để hạ đối thủ.
Ông Châu phân tích: “Gặp bất lợi cầm quân đen và sau 27 nước ở thế hơi bị ép, Liêm đã lùi mã về. Nước đi này khiến mọi khán giả theo dõi ván đấu tưởng chừng như Liêm hở sườn khi anh bị mất một chốt. Sau đó, Liêm còn bị lỗ khi đổi hai xe lấy hậu. Nhưng đến nước 33, cục diện đã hoàn toàn đổi khác. Có lẽ quá bất ngờ trước những nước đi táo bạo của Liêm, Luka đã chịu thua sau nước đi thứ 42”.
Bà Trần Thị Mỹ Lệ, mẹ Liêm, cho biết hiện nay việc học cờ của Liêm chủ yếu qua trao đổi, thi đấu qua mạng với các cao thủ trong làng cờ thế giới. Theo kế hoạch, trong năm 2011 Liêm đã đồng ý thi đấu cho CLB Bremen (Đức, tháng 3), CLB Evry Grand Roque (Pháp, tháng 4), CLB Qingdao Yucai (Trung Quốc, tháng 6). Liêm cho biết việc đầu quân cho các CLB nói trên không chỉ vì tiền mà còn giúp anh có cơ hội thi đấu thường xuyên với các cao thủ quốc tế để gia tăng “nội lực” của mình.
Áp lực trước ván đấu quyết định Theo phân tích của giới chuyên môn, nếu chiến thắng ở ván đấu quyết định trước kỳ thủ Rauf Mamedov, Liêm sẽ bảo vệ thành công chức vô địch bất chấp các trận còn lại có kết quả thế nào. Cụ thể, sau tám ván đấu, với năm trận thắng, hai trận hòa và một trận thua, được 6 điểm, Liêm vẫn đứng đầu bảng xếp hạng. Xếp thứ hai là kỳ thủ Ivan Cheparinov (Bulgaria) có cùng 6 điểm nhưng thua Liêm các chỉ số phụ. Trước ván 9 quyết định, ngoài Liêm và Ivan Cheparinov, một ứng viên khác có khả năng tranh chấp chức vô địch là kỳ thủ chủ nhà Denis Khismatullin (Elo 2.649), người đứng đầu nhóm 2 với 5,5 điểm. Trong trường hợp Liêm và Ivan Cheparinov cùng hòa ở ván cuối và Denis Khismatullin thắng, dù có cùng 6,5 điểm nhưng Denis sẽ vô địch do hơn các chỉ số phụ. Nếu Liêm, Ivan Cheparinov và Denis Khismatullin cùng hòa ở ván 9, Liêm sẽ đoạt chức vô địch. Trong trường hợp Liêm, Ivan Cheparinov và Denis đều thua, việc Liêm có vô địch hay không sẽ phải chờ vào kết quả của các trận đấu khác của nhóm thứ 2. Điều này cho thấy áp lực lên Liêm ở ván cuối cùng là rất lớn. |
5 thảm kịch siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại
Siêu lạm phát đầu tiên trên thế giới xảy ra vào thời kỳ Cách mạng Pháp thế kỷ 18. Siêu lạm phát thường có nguyên nhân từ chiến tranh, sự quản lý yếu kém của chính phủ.
Hãy tưởng tượng có thể một ngày xấu trời và đen tối nào đó, khi bạn uống xong một cốc cà phê, giá cốc cà phê đã tăng gấp đôi.
Chuyện thật tồi tệ đó xảy ra trong thời kỳ siêu lạm phát khi giá tăng quá nhanh đến nỗi tiền trở nên vô giá trị chỉ sau một đêm thậm chí một ngày làm việc.
Hiện nay, lạm phát trở thành chủ đề được bàn tán nhiều tại Mỹ và dù nhiều người lo lắng về ảnh hưởng của đồng USD yếu lên nền kinh tế, lịch sử cho chúng ta thấy lạm phát đã từng tồi tệ hơn hiện nay rất nhiều.
Năm 2008, ông Steve H. Hanke, giáo sư kinh tế tại đại học Johns Hopkins University kiêm nghiên cứu viên tại viện CATO, nghiên cứu về tình hình siêu lạm phát tại Zimbabwe để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát mất kiểm soát.
Nghiên cứu của ông cho thấy siêu lạm phát nhìn chung thường đi kèm với chiến tranh, chính sách tài khóa kém hiệu quả, tuy nhiên nguyên nhân trọng tâm vẫn ở cung tiền tăng trưởng quá nhanh mà không được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế.
Siêu lạm phát đầu tiên trên thế giới xảy ra vào thời kỳ Cách mạng Pháp thế kỷ 18 (1789 – 1799) khi đó lạm phát theo tháng lên mức 143%. Thế nhưng phải đến thế kỷ 20 loại lạm phát vượt tầm kiểm soát này mới trở lại.
Theo báo cáo của ông, trong thế kỷ 20, thế giới chứng kiến 17 lần siêu lạm phát tại Đông Âu và Trung Á trong đó bao gồm 5 lần tại Mỹ - Latinh; 4 lần tại Tây Âu; 1 tại Đông Nam Á và 1 tại châu Phi.
Mỹ chưa bao giờ trở thành nạn nhân của siêu lạm phát thế nhưng cũng đã một lần gần như vậy. Trong thời kỳ Đại chiến nước Mỹ và Nội chiến, chính phủ in tiền mạnh tay để chi phí cho chiến tranh. Tuy nhiên, trong cả hai lần trên, chưa bao giờ lạm phát của Mỹ vượt quá 50% (ngưỡng được coi như siêu lạm phát), thấp hơn nhiều so với trường hợp tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.
5. Hy Lạp tháng 10/1944
Lạm phát theo tháng cao nhất: 13.800%
Cứ sau 4,3 ngày, giá cả tăng gấp đôi
Xét trên phương diện kỹ thuật, siêu lạm phát tại Hy Lạp bắt đầu vào tháng 10/1943 khi Đức chiếm đóng Hy Lạp. Tuy nhiên lạm phát tăng nhanh khi chính phủ Hy Lạp cuối cùng giành được quyền kiểm soát Athen tháng 10/1944. Trong tháng đó, giá tăng 13.800% và thêm 1.600% trong tháng 11/1944.
Năm 1938, người Hy Lạp nắm đồng drachma trung bình khoảng 40 ngày trước khi chi tiêu thế nhưng đến 10/11/1944, thời gian trung bình giảm xuống 4 tiếng. Năm 1942, tờ tiền mệnh giá lớn nhất là 50.000 drachma thế nhưng đến năm 1944, tờ tiền mệnh giá lớn nhất lên đến 100 nghìn drachmai.
Ngày 11/11 cùng năm, chính phủ công bố định giá lại đồng tiền, tờ drachmai cũ chuyển sang tờ drachma mới ở tỷ lệ 50 tỷ ăn 1 dù phần đông dân số sử dụng đồng bảng Anh cho đến giữa năm 1945.
Nỗ lực bình ổn đã khá thành công, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5/1945, giá cả chỉ tăng 140% và đến tháng 6/1945, giá tăng 36,8%.
Thế nhưng sau đó, từ khi chuyên gia kinh tế Kyriakos Varvaressos được đưa vào nhóm các nhà hoạch định chính sách kinh tế, mọi chuyện tồi tệ hơn. Kế hoạch nhận thêm hỗ trợ từ nước ngoài, hồi phục sản xuất nội địa và áp dụng kiểm soát lương, giá cả thông qua phân phối lại tài sản khiến vấn đề thâm hụt ngân sách ngày một trầm trọng hơn, ngày 01/09/1945, Kyriakos Varvaressos từ chức.
Sau nội chiến tháng 1/1945 đến tháng 12/1946, chính phủ Anh đề xuất kế hoạch bình ổn đất nước, trong đó bao gồm việc tăng nguồn thu thông qua bán hàng viện trợ, điều chỉnh một số loại thuế nhất định, thay đổi cách thức thu thuế và đưa ra Ủy ban tiền tệ mới baog gồm 3 người, một người Hy Lạp, Một người Anh và một người Mỹ để quản lý chính sách tài khóa. Đến đầu năm 1947, giá cả đã bỉnh ổn, niềm tin của công chúng phục hồi và thu nhập quốc dân tăng. Hy Lạp thoát khỏi tình trạng siêu lạm phát.
Nguyên nhân chính của lạm phát tại Hy Lạp
Nguyên nhân chính của lạm phát tại Hy Lạp chính là Chiến tranh Thế giới thứ Hai khiến nước này chồng chất nợ nần, thương mại sụt giảm và chịu 4 năm chiếm đóng.
Đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, thặng dư ngân sách của Hy Lạp đạt 271 triệu drachma, thế nhưng đến năm 1940, nước này chịu thâm hụt 790 triệu drachma chủ yếu do thương mại sụt giảm, sản xuất công nghiệp đi xuống, nguồn cung nguyên liệu thô khan hiếm và chi phí cho chiến tranh tăng cao.
Ngân hàng Trung ương Hy Lạp in quá nhiều tiền để bù đắp thâm hụt, cung tiền tăng gấp đôi chỉ sau 2 năm. Nguồn thu từ thuế giảm, chi phí cho quân sự tăng gần 10 lần, tình hình tài chính của Hy Lạp khó tránh khỏi đi xuống.
4. Đức tháng 10/1923
Lạm phát theo tháng cao nhất: 29.500%
Cứ sau 3,7 ngày, giá cả tăng gấp đôi
Trong những năm tồn tại cuối cùng, chính phủ cộng hòa Weimar đương đầu với siêu lạm phát. Tháng 10/1923 khi lạm phát tháng tăng ở mức 29.500% và với tỷ lệ ngày 20,9%, cứ sau 3,7 ngày, giá cả hàng hóa tăng gấp đôi.
Đồng mác Đức (papiermark), đồng tiền được đưa vào lưu hành năm 194 khi chế độ bản vị vàng chấm dứt giao dịch với đồng USD ở mức 4,2 mác/USD khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất bắt đầu.
Đến tháng 8/1923, 1 triệu mác Đức mới đổi được một USD. Đến tháng 11/1923, con số này lên mức 238 triệu mác Đức/USD và khi trật tự tâm lý có tên “Zero Stroke” được đưa ra, người ta khi đó đã phải giao dịch hàng trăm tỷ mác Đức cho các chi phí hàng ngày và phát điên với lượng tiền quá nhiều với các con số 0 bất tận.
Lạm phát cao buộc chính phủ Đức phải định giá lại đồng tiền, thay thế đồng papiermark bằng đồng rentenmark với tỷ giá 4,2 rentenmark/USD và giảm đi 12 số 0 trên tờ tiền. Dù đồng rentenmark đã bình ổn tình hình và chính phủ cộng hòa Weimar tồn tại cho dến năm 1933, siêu lạm phát và áp lực kinh tế đã dẫn đến việc nổi lên của đảng Nazi và Adolf Hitler.
Adolf Hitler là Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Ông kiến lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ông đã khởi phát Chiến tranh Thế giới thứ Hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).
Nguyên nhân chính của lạm phát tại Đức
Dù nhiều người tin rằng siêu lạm phát của nước cộng hòa Weimar bắt nguồn từ việc chính phủ in quá nhiều tiền để chi trả cho chiến tranh, nguyên nhân chính chỉ lộ rõ ra vài năm sau đó.
Năm 1914, Đức ngừng hỗ trợ cho đồng tiền nước này bằng vàng và bắt đầu chi tiền cho chiến tranh thông qua đi vay chứ không phải tăng thuế. Năm 1919, giá cả đã tăng gần gấp đôi, Đức thua trận. Giai đoạn từ năm 1919 đến 1921, đồng tiền này khá ổn định nếu so với những năm trước đó.
Việc giải quyết hậu quả chiến tranh theo yêu cầu của hòa ước Versailles buộc Đức phải trả các chi phí bằng vàng hay ngoại tệ tương ứng chứ không phải đồng papiermark. Đức sử dụng đồng papeirmarks đảm bảo bằng nợ chính phủ để mua ngoại tệ và vì thế đẩy nhanh tốc độ phá giá đồng tiền.
Hòa ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt Thế chiến thứ Nhất (1914–1918) giữa Đức và các nước thuộc phe Hiệp Ước. Hòa ước quy định Đức phải trả lại cho Pháp miền Alsace-Lorraine, một mảnh đất cho Bỉ, một mảnh tương tự ở Schleswig cho Đan Mạch – tùy kết quả một cuộc trưng cầu ý dân
Khi người Đức không thể trả được tiền, quân Pháp và Bỉ chiếm đóng thung lũng Ruhr vào tháng 1/1923 để yêu cầu trả bằng hiện vật dẫn đến hàng loạt vụ đình công và phản kháng của người Đức khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Khi chính phủ các nước châu Âu xung đột về việc làm sao giải quyết được tình hình, kinh tế Đức nhanh chóng suy sụp trong chỉ hơn 1 năm, một nửa nước Đức chìm trong siêu lạm phát.
3. Yugoslavia tháng 1/1994
Lạm phát theo tháng cao nhất 315.000.000%
Cứ sau 1,4 ngày giá tăng gấp đôi
Một trường hợp siêu lạm phát khác xảy ra với đồng dinar của Yugoslavia trong khoảng thời gian từ năm 1993 – 1995. Lạm phát tồi tệ nhất vào thời điểm tháng 1/1994 khi đó giá tăng 313 triệu % trong tháng tương đương 64,6%/ngày, giá tăng gấp đôi chỉ sau 34 giờ. Trong toàn bộ thời kỳ lạm phát, ước tính giá cả tăng khoảng 5 nghìn triệu triệu lần.
Cuối cùng, nhiều doanh nghiệp Yugoslavia từ chối sử dụng đồng dinar và đồng mác Đức (DM) trở thành đồng tiền không chính thức của đất nước này, ngay cả sau khi chính phủ định giá lại đồng dinar bằng việc chuyển 1 triệu dinar cũ sang 1 dinar mới.
Sau lần định giá đồng tiền thứ 1, 1 dinar “rất mới” tương tương 1 tỷ dinar cũ nhưng cuối cùng khi đó 6 nghìn dinar rất mới cũng mới chỉ đổi được 1 mác Đức. Ngày 17/01/1994, tỷ giá vọt lên 1 mác Đức = 30 triệu dinar; đến ngày 24/01, chính phủ công bố đồng siêu dinar tương đương 10 triệu dinar rất mới. Chính phủ Yugoslavia như vậy đã 5 lần phá giá đồng tiền.
Trong suốt giai đoạn này, chính phủ gặp nhiều khó khăn trong duy trì cấu truc xã hội sau khi áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả không hiệu quả khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Các cơ quan chính phủ không thể hoạt động, người dân trì hoãn trả tiền bởi họ biết mọi thứ sẽ mất giá rất nhanh sau đó.
Nguyên nhân siêu lạm phát tại Yugoslavia
Nguyên nhân đằng sau lạm phát của Yugoslavia chính từ những xung đột trong khu vực, khủng hoảng kinh tế khu vực và việc điều hành thiếu hiệu quả của chính phủ.
Sau thời kỳ suy thoái kinh tế bắt nguồn từ vay nợ nước ngoài quá nhiều và xuất khẩu bị ngưng lại vào thập nien 1970, Yugoslavia và khu vực chìm trong xung đột và bất ổn chính trị trong suốt thập niên 1980 và 1990.
Sau khi nhận khoản vay từ IMF sau thời kỳ kinh tế suy thoái sâu; đến năm 1989 và năm 1990, khoảng 1.100 công ty phá sản trong lực lượng lao động 2,7 triệu người. Hơn 600 nghìn lao động bị sa thải. Ngoài ra, một số công ty, trong quá trình cố gắng tránh phá sản, không trả lương trong vài tháng đầu của năm, quyết định này ảnh hưởng đến khoảng 500 nghìn người.
Chiến tranh Yugoslav, sự tan rã và mất ổn định của chính phủ trung khu vực góp phần không nhỏ dẫn dến siêu lạm phát. Sự quản lý yếu kém của chính phủ trong đó bao gồm việc in tiền không hạn chế và áp đặt giá cả chỉ khiến mọi chuyện tồi tệ hơn. Người nông dân thà đóng cửa hàng còn hơn bán hàng chịu lỗ theo mức giá mà chính phủ đã áp dụng. Nguồn cung giảm mạnh, giá càng tăng phi mã.
2. Zimbabwe tháng 11/2008
Lạm phát theo tháng cao nhất 79.600.000.000%
Cứ 24,7 tiếng, giá tăng gấp đôi
Trong lần siêu lạm phát gần đây nhất trên thế giới, khủng hoảng tiền tệ tại Zimbabwe lên mức tồi tệ nhất vào tháng 11/2008 và tăng 79 tỷ %/tháng. Dù chính phủ Zimbabwe ngừng công bố con số về lạm phát trong thời kỳ siêu lạm phát tồi tệ nhất, báo cáo sử dụng lý thuyết kinh tế chuẩn (so sánh về ngang giá sức mua) để tính toán.
Cứ 24 giờ trôi qua, giá cả tăng gấp đôi. Chỉ vài ngày sau khi phát hành tờ tiền mệnh giá 100 triệu, Ngân hàng Trung ương phát hành tiền mệnh giá 200 triệu và hạn chế số tiền rút ra khỏi ngân hàng ở mức 500.000 tương đương 0,25 USD.
Khi tờ 100 triệu được đưa vào lưu hành, giá cả tăng nhảy vọt; báo cáo cho thấy 1 ổ bánh mi tăng từ 2 triệu lên 35 triệu chỉ sau 1 đêm. Chính phủ còn tuyên bố lạm phát là bất hộ pháp và bắt giữ giám đốc điều hành công ty nào dám tăng giá bán hàng.
Tình hình tồi tệ đến mức nhiều cửa hàng tại đất nước này từ chối đồng nội tệ và chỉ nhận đồng USD hay đồng rand của Nam Phi. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cuối cùng phải định giá lại đồng tiền và neo nó vào đôla Mỹ. Chính phủ cũng buộc phải đóng cửa sàn chứng khoán.
Nguyên nhân lạm phát tại Zimbabwe
Khi Zimbabwe giành được độc lập vào năm 1980, chính phủ nước này quyết định sử dụng đồng tiền mới với giá trị ban đầu so với đồng USD ở mức khoảng 1,25USD. Chính phủ Zimbabwe quản lý yếu kém và mất kiểm soát lạm phát.
Xu thế hình thành siêu lạm phát bắt đầu vào đầu thập niên 1990 khi Tổng thống Mugabe đưa ra chương trình phân phối lại đất đai, ông lấy đất từ người nông dân gốc Âu dành cho người nông dân bản xứ. Nhóm người nông dân giàu kinh nghiệm bỗng dưng mất đất, sản lượng nông nghiệp sụt giảm xuống dưới mức cần thiết, giá tăng không tránh khỏi.
Đầu thế kỷ 21, Zimbabwe bước vào siêu lạm phát và đến năm 2006, Zimbabwe in thêm 21 nghìn tỷ đồng Zimbabwe để trả nợ IMF. Cùng trong năm đó, Zimbabwe tiếp tục in thêm 60 nghìn tỷ đồng Zimbabwe để trả lương cho quân đội, cảnh sát và nhiều viên chức nhà nước.
Năm 2007, nguồn cung thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men thiếu trầm trọng, lạm phát tháng vượt mức 115 nghìn %. 6 tháng cuối năm 2007, chính phủ Zimbabwe quyết định ngưng trả lương.
Tháng 4/2008, 50 triệu đồng Zimbabwe tương đương 1,20USD trong khi đó Ngân hàng Trung ương ước tính kinh tế nước này tăng trưởng âm 6% so với 1 năm trước. Theo Los Anelges Times đưa tin, vào tháng 7/2008, chính phủ Zimbabwe đã có lúc hết giấy để in tiền bởi phía châu Âu ngừng cung cấp giấy in tiền cho Zimbabwe do lo ngại về lý do nhân đạo.
1. Hungary năm 1946
Lạm phát theo tháng cao nhất 13.600.000.000.000%
Giá cả tăng gấp đôi sau 15,6 tiếng
Trường hợp siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới xảy ra ở Hungary nửa đầu năm 1946. Đến giữa năm 2011, tờ bạc mệnh giá lớn nhất tại Hungary là 100.000.000.000.000.000.000 pengo. Ở thời điểm lạm phát đỉnh cao, tỷ lệ lạm phát hàng ngày lên tới 195%, cứ sau 15,6 giờ, giá cả các loại hàng hóa tăng gấp đôi.
Nguyên nhân chính của lạm phát tại Hungary chính là lĩnh vực nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng tồi tệ bởi Đại Suy thoái, nợ công quá cao buộc chính phủ Hungary phải phá giá đồng tiền. Hơn nữa, Hungary gặp nhiều khó khăn trong giải quyết hậu quả tồn đọng suốt từ Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.
Đến Chiến tranh Thế giới thứ Hai, chính phủ Hungary kiểm soát kinh tế yếu kém, Ngân hàng Trung ương in tiền ồ ạt để đáp ứng nhu cầu tài chính của chính phủ mà không áp dụng bất kỳ hạn chế nào.
(theo cafef)
Giải quyết chứng uể oải sau Tết
Ảnh: Shutterstock
Ngoài chuyện được nghỉ ngơi, thì dịp tết mọi người thường ăn uống nhiều hơn, cũng là yếu tố khiến cơ thể mệt mỏi, nặng nề. Do đó, tình trạng nhiều người thường gặp sau tết là sự uể oải lúc trở lại với công việc hằng ngày, mà nhiều người hay gọi là hội chứng uể oải sau tết. Cơ thể có phần nặng nề khiến tiến độ công việc trở nên chậm chạp, thiếu hăng hái; hiệu suất công việc kém…
Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện những việc dưới đây:
- Xua tan cảm giác uể oải bằng những cách thật giản đơn như hít thở sâu - khi ngồi lâu một chỗ, ít hoạt động, lượng CO2 trong máu tăng lên, làm chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Hãy hít thở thật sâu là một bài tập yoga truyền thống giúp đem lại sinh khí mới mẻ cho lá phổi. Đầu tiên, hãy hít vào bằng mũi và thở ra từng đợt ngắn từ 15-20 lần bằng cách co thắt cơ dạ dày. Cứ như vậy, lặp lại 3 lần;
- Mát-xa tai: theo y học cổ truyền, các huyệt ở tai sẽ có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu và năng lượng. Hãy xoa bóp đôi tai cho đến khi chúng bắt đầu nóng lên, ngay lập tức chúng ta sẽ cảm thấy tỉnh táo;
- Tắm - chà cọ cơ thể dưới những tia nước nóng ấm, và nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn.
- Tinh dầu bạch đàn sẽ kích thích não bộ, trong khi đó, nước nóng và việc chà cọ cơ thể sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, vận chuyển oxy đến các tế bào và tạo ra năng lượng cho cơ thể;
- Đứng lên và tập thể dục - cơ thể chúng ta chỉ có thể hoạt động hiệu quả và không mệt mỏi trong vòng 45 phút. Do đó, hãy đứng lên và làm một vài động tác đơn giản để co giãn gân cốt, như đứng lên - ngồi xuống trong vòng 3-5 phút chẳng hạn.
- Cố gắng dậy sớm hơn những ngày tết, tập vài bài thể dục buổi sáng, dùng bữa sáng thật ngon lành, người trong tư thế và tinh thần sẵn sàng làm việc sẽ giúp chúng ta tập trung vào công việc hơn.
Ngoài ra, khi bắt tay vào việc mà cảm thấy “chán chán”, hãy kích hoạt cơ thể bằng cách nhúng ướt khăn mặt trong nước lạnh và lau mát vùng phía trước và sau cổ. Cổ và cuống họng là nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác, với sự kích thích của nước lạnh, các dây thần kinh sẽ phản ứng và đưa máu lên não nhiều hơn.
(theo Thanhnien)
Hacker mất bao lâu để phá mật khẩu?
Với những mật khẩu chứa 6 chữ cái viết thường, hacker chỉ tốn 10 phút để lần ra trong khi cần đến hơn 44.000 năm để dò được password bao gồm 9 số, biểu tượng và chữ cái viết hoa lẫn viết thường.
Tạp chí Business Week (Mỹ) thống kê thời gian cần thiết để phá một mật khẩu, giúp người sử dụng tự tính toán xem tin tặc mất bao lâu để có thể thâm nhập được vào tài khoản e-mail, dịch vụ chat của họ.Danh sách mật khẩu "nổi tiếng" nhất thế giới (mà người sử dụng không nên dùng):
Hé lộ những điều thú vị xoay quanh loài chuột túi
Các phương án quản lí khác như lập hàng rào ngăn được cho là thỏa đáng hơn. Một số người thì ủng hộ việc sử dụng các phương pháp ít bạo lực hơn như bắt và di chuyển chúng ra nơi khác hoặc áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa để kiểm soát số lượng loài vật này. Và hiện nay người ta vẫn còn đang bàn cãi sôi nổi về vấn đề này để tìm ra phương thức hợp lí, thỏa đáng nhất.
(theo PLTP)