Tin tức

Thương nhớ ớt

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/06/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 5559

Trong tờ khai nhập cư vào Úc của một ông bạn đồng nghiệp có đánh dấu check vào ô đại khái hỏi có mang thực phẩm theo không? Vì ông bạn có mang theo mấy trái ớt. Không khai sao được khi bước xuống phi trường đã thấy treo đầy những tấm bảng mang dòng chữ: “Declare or beware!” Và, ớt nằm trong bảng cấm mang vào Úc nên cuối cùng mấy trái ớt của ông bạn đồng nghiệp phải ngậm ngùi chia tay với người chủ của chúng và nằm lại nơi bàn hải quan Úc.

alt
Cá ngộ chưng xì dầu của một quán ăn người Hoa bên bờ sông Yarra. Ảnh: Ngữ Yên

Một ông bạn khác kể: lần trước đi Nouvelle Calédonie (Tân Đảo) có mang theo ớt, quá cảnh Úc, không khai nhưng chẳng bị làm sao cả, và cuối cùng đến Tân Đảo, nhưng hổng dè dân ở đấy người ta bê tất tần tật những thứ ở Việt Nam sang trồng, kể cả sầu riêng.

Chuyến bay TG465 của hãng Thai Airways đưa chúng tôi từ Bangkok đi Melbourne kéo dài gần chín tiếng rưỡi đồng hồ – qua khoảng đường dài 7.316km – từ khoảng 1 giờ sáng đến 10 giờ 30 sáng giờ Bangkok/Sài Gòn và là 14 giờ 30 giờ địa phương ở Melbourne. Đã quá giờ bữa ăn trưa, nên xe buýt đưa đón chạy thẳng từ phi trường đến tiệm cơm.

Bữa ăn trưa đầu tiên tại cố đô Melbourne của xứ Kangaroo là trong một quán ăn Ba Tàu bên bờ sông Yarra.

Melbourne là thủ phủ bang Victoria – một California của nước Úc – nằm trên một đoạn hạ lưu con sông này, được thành lập năm 1835, đến 1851 xảy ra cơn sốt vàng ở Victoria sau khi Louis Michel phát hiện vàng lần đầu tiên ở một nhánh của sông Yarra, tại Warrandyte – bây giờ thuộc ngoại ô Melbourne – trong rặng núi Anderson.

Cách đây khoảng 30.000 năm, vùng ven sông này ở đoạn xây dựng thành phố Melbourne hiện nay, đã có những tộc người Wurundjeri sinh sống. Họ gọi tên con sông là Birrarung, nghĩa là dòng chảy bất tận. Một tên khác của nó là Birrarung Marr, nghĩa là dòng sông sương mù. Khi người châu Âu tới, sông mới được John Helder Wedge, một trong những sáng lập viên công ty Cảng Philip đặt tên là Yarra Yarra, do ông hiểu nhầm đó là tên mà người dân bản địa đặt cho nó. Lần đầu tiên khi tiếp cận với thổ dân Wurunderi vào năm 1835, John Wedge có ghi lại:

“Khi vừa đến bờ sông, hai người dân bản địa đi cùng tôi chỉ vào dòng sông và la lên “Yarra”, “Yarra”, lúc đó tôi ngỡ rằng đó là tên con sông. Nhưng về sau tôi mới hay các từ ấy họ dùng để chỉ một thác nước, một dòng nước, nên họ cũng gọi một cái thác nước nhỏ ở sông Werribee là Yarra, khi chúng tôi vượt sông này trên đường trở về thị trấn duyên hải Indented Head (trên bán đảo Bellarine, phía đông Geelong, bang Victoria – NV).

Từ trong nhà hàng nhìn ra dòng sông, có thể thấy một con tàu cũ nằm trong bến cũ như một tượng đài và những con đường sắt chạy dọc theo sông.

Bữa ăn đầu tiên trên đất Úc hôm đó, ngay lập tức có người nổi cơn thèm ớt không nhịn được, gọi người chạy bàn: “Excuseme, red chilli, please!” Một chén tương ớt nhỏ được đem ra. Thất vọng. Cơn thèm ớt lây lan sang hai phần ba số người đi trong đoàn, trừ mấy người Bắc. Rồi phải gọi lại: “Fresh red chilli, please!” Một dĩa nhỏ ớt xắt được dọn ra. Mười mấy con mắt sáng rỡ.

Chỉ mới ngày đầu, trên đất khách mà những cái lưỡi bảo thủ đã không nguôi thương nhớ ớt.

Bữa ăn kiểu Quảng Đông phong lưu toàn dầu mỡ – tôm lột xào cải thìa, đậu hũ xào, sườn heo ram lăn bột, gà quay – hôm đó có một món cá chưng xì dầu, ít dầu mỡ hơn cả. Chưng xì dầu thì quen lắm, nhưng cá thì lạ. Bèn:

Hỏi tên rằng biển xanh dâu
Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa.
(Bùi Giáng)

– Đó là con cá ngộ.
– Tại sao gọi là cá ngộ?
– Vì mình nó một bên đen, bên trắng.

Cá ngộ là halibut, một loại cá dẹp như cá lưỡi trâu ở biển Thái Bình Dương Việt Nam, nhưng thịt dày hơn và ngon hơn. Và dường như không có bữa ăn nào ở Melbourne thiếu con cá này, ngoài chưng xì dầu, người ta còn chiên giòn. Thịt cá hơi dai, ngọt, có lẽ vì cá tươi, mới bắt.

Nhưng quán ăn Ba Tàu không có nước mắm, nên những trái ớt không cay mấy bữa hôm ấy lạc lõng, không đúng là ớt, vì nó không đi với ông chồng nước mắm của mình.

Phải đến buổi chiều, trong cái quán Saigon Inn trên một con đường nhỏ ở khu trung tâm Melbourne, cách đường Flinders – nhà ga Flinders – mười lăm phút đi bộ, chúng tôi mới tái ngộ nước mắm vừa xa chưa đầy một ngày đã thấy nhớ.

Và ớt chỉ là ớt khi nó nằm trong lòng nước mắm.

(BÀI VÀ ẢNH: NGỮ YÊN, theo SGTT)

Đọc tiếp

‘Saigon Place’ ở Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6991

Một khu vực thương mại nhiều cơ sở Việt Nam tại Úc được đặt tên là Saigon Place nhân ngày Hội Chợ Tết tại địa phương.

Saigon-Place-P1010064-400

Ðại diện cộng đồng và thị trưởng Bankstown đứng dưới cờ được in tên “Saigon Place” trong ngày công bố. Từ trái qua phải: ông Nguyễn Văn Thuất, Chủ Tịch Cộng Ðồng Người Việt . Nguyễn Văn Thanh, Thị Trưởng Tania Mihailuk, bà Kim Nguyễn và BS Liêu Vĩnh Bình, chủ tịch Hội Thương Gia. (Hình: Nguyễn Vi Túy)

Khu vực Saigon Place trước đây mang tên Old Town Plaza, nằm trong thành phố Bankstown, tiểu bang New South Wales. Việc đặt tên được Thị Trưởng Tania Mihailuk chính thức công bố và xác nhận hôm Thứ Bảy, trong dịp mừng Tết Nguyên Ðán với cộng đồng người Việt. Trước hàng ngàn người về dự Hội Chợ Tết, bà Mihailuk phát biểu: “Kể từ nay, khu thương mại Old Town Plaza sẽ được đặt tên và gọi là 'Saigon Place.'”

Bankstown là nơi có đông người Việt sinh sống đứng hàng thứ nhì tại Úc, sau Cabramatta. Cả hai thành phố đều ở gần Sydney. Trong những năm gần đây, nhiều khu thương xá do người Việt làm chủ được xây dựng, đã biến đổi khu vực này thành một thủ phủ có màu sắc văn hóa riêng biệt. Chính vì thế Hội Ðồng Thành Phố Bankstown đã có một quyết định, được đa số nghị viên tán thành, và các thương gia trong vùng ủng hộ để đổi tên.

Ðáp lời bà thị trưởng, ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt tại NSW nói: “Việc đặt tên này là sự ghi
nhận những đóng góp trong quá trình định cư của người Việt vào lịch sử của thành phố.”. Chính vì thế, việc đặt tên cho khu thương mãi này là Saigon Place sẽ là cơ hội tốt nhất để giới thiệu thành phố Bankstown đến toàn thế giới,” ông Thanh phát biểu.

Quyết định đổi tên chỉ là bước khởi đầu cho những công trình khác, nhằm biến khu trung tâm thương mãi của người Việt ở Bankstown trở thành một quần thể giống như các khu Chinatown của người Hoa ở Úc. Trong những ngày sắp tới, Cộng Ðồng Người Việt tại NSW sẽ còn phải dồn nỗ lực để hoàn thành “cổng chào” dẫn vào khu “Saigon Place,” và một tượng đài đã được Hội Ðồng Thành Phố Bankstown chấp thuận.

Hội chợ Tết tại khu vực nay mang tên Saigon Place ở Bankstown. (Hình: Nguyễn Vi Túy)

Ông Thanh nói về dự án cổng chào của khu Saigon Place: “Có lẽ mô hình cổng của Lăng Ông Bà Chiểu, sẽ là một lựa chọn thích hợp,” bởi nhiều người Việt trong vùng không muốn nó giống như chiếc cổng đã được xây dựng tại thành phố Cabramatta. Ông Nguyễn Ngọc Phách, một thương gia trong vùng cũng phấn khởi: “Nếu khu này được mở thêm giờ, thu hút thêm du khách, chắc chắn nó sẽ sầm uất hơn nhiều.”

Trước đó, Hội Ðồng Thành Phố Bankstown đã đưa ra 3 vị trí để cộng đồng chọn, nhằm lắp đặt tượng đài và BCH Cộng Ðồng đã chọn miếng đất ở gần trạm xe lửa Bankstown nơi có đông người qua lại.

Sự lựa chọn vị trí để xây dựng công trình này, nay đã tỏ ra thích hợp, bởi nó được “gói trọn” trong “Saigon Place,” nơi có cả cổng chào lẫn bảng tên đường được ghi trên các bản đồ cũng như các tài liệu hướng dẫn dành cho du khách.

Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình, chủ tịch Hội Thương Gia, kiêm chủ tịch Hội Y Sĩ Việt Nam tại Sydney, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hợp tác với BCH Cộng Ðồng Người Việt tại NSW, trong bất cứ công tác nào, nhằm đưa ‘Saigon Place’ trở thành một địa điểm tốt đẹp về mọi mặt.” Ông Nguyễn Văn Thuất, hội trưởng Hội Hướng Ðạo tại NSW, người từng đảm nhận tổ chức Tết Nhi Ðồng cho vùng Bankstown cũng đồng quan điểm khi nói: “Trên thế giới này, ở California có 'Little Saigon,' và nay Úc Châu có 'Saigon Place.' Ðây là niềm hãnh diện, và chúng ta hãy góp phần quảng bá tên gọi này đến mọi người.”


Văn phòng Du Học SET - Sydney tọa lạc ngay trung tâm khu người Việt Bankstown, giờ là Saigon Place, cách nhà ga Bansktown Station chỉ vài phút đi bộ, thuận tiện cho du học sinh Việt Nam liên lạc và xúc tiến dịch vụ

DSC01928

Hình ảnh văn phòng Du Học SET tại Khu vực Saigon Place, Bankstown, Sydney

(theo NQ)

Đọc tiếp

Thử phân tích nguyên nhân lật tàu Dìn Ký và vấn đề trách nhiệm

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 26/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5881
Vụ lật tàu Dìn Ký đang được điều tra, ở đây xin phân tích một số yếu tố liên quan đến nguyên nhân gây lật tàu và trách nhiệm.

Không thể không lật khi gió mạnh

Xem hình chụp con tàu, chúng ta thấy thân tàu rất cao, phần trên cùng cũng được bố trí làm nơi ăn uống, vì thế phải chịu tải trọng lớn của người, bàn ghế, vật dụng khác...  khiến trọng tâm con tàu dịch lên cao. Trong khi chiều ngang tàu khá mỏng. Như vậy tàu Dìn Ký được thiết kế sai nguyên tắc vật lý. Trạng thái cân bằng của con tàu này là “cân bằng không bền”, chỉ đứng thẳng trong điều kiện bình thường. Tàu có xu hướng đổ nhào nếu có lực tác động đủ mạnh lên phần thân trên của nó.

Khi gió to, nhân viên đóng các cửa kính lại, gió không xuyên qua cửa sổ được nên toàn bộ phần trên cùng của tàu chịu tác động rất mạnh của lực gió thổi. Trong khi đó, phần chìm dưới nước rất nhỏ so với phần trên, nên dù có lực cản theo phương nằm ngang của nước tác động lên phần thân tàu chìm, nhưng theo nguyên tắc đòn bẩy, thì lực cản của nước không thắng nổi lực đẩy của gió (mặt nước là điểm tựa của đòn bẩy). Con tàu sẽ nghiêng với độ nghiêng ngày càng lớn. Đến một lúc nào đấy, trọng tâm con tàu rơi ra ngoài chân đế, trọng lực sẽ cộng hưởng với lực đẩy của gió kéo con tàu lật nhào xuống nước nhanh hơn.

Tuadinhky2

Tàu Dìn Ký trước khi lật 

Tuadinhky3

Sơ đồ chịu lực của tàu Dìn Ký


Vấn đề xem xét trách nhiệm

Khi con tàu thiết kế sai nguyên tắc vật lý như thế, thảm họa không chỉ là trách nhiệm của lái tàu, người quản lý tàu, người quản lý khu du lịch. Bởi việc chìm tàu có những yếu tố vượt ra ngoài tầm kiểm soát của họ. Với lái tàu, có thể xem xét trách nhiệm khi đưa tàu đi vào vùng nước bị cấm tàu thuyền du lịch, đưa tàu đi trong tình tình thời tiết sắp mưa… Với quản lý tàu, xem như là thuyền trưởng, xem xét trách nhiệm đã đồng ý để lái tàu đưa tàu đi vào vùng nước bị cấm vào, không chuẩn bị đầy đủ phương tiện áo phao, cửa thoát hiểm… Nhưng phải xử lý những người liên quan khác trong đó có người có thẩm quyền đưa con tàu vào sử dụng và cơ quan đăng kiểm.

Nếu con tàu này là của nhà máy đóng tàu thì người có thẩm quyền cho đưa con tàu vào sử dụng phải chịu trách nhiệm. Nhưng khả năng lớn theo dự đoán, con tàu này chỉ được làm thủ công theo yêu cầu thiết kế của phía sử dụng là hệ thống nhà hàng Dìn Ký. Trong trường hợp này, cần xem xét trách nhiệm người có thẩm quyền cao nhất của Dìn Ký đã đồng ý sử dụng con tàu này. Về phía cơ quan đăng kiểm, nếu trước đó đã từng làm thủ tục đăng kiểm con tàu này, cho phép nó hoạt động, mà không phát hiện ra kết cấu không an toàn của con tàu này thì nay cũng phải chịu trách nhiệm (không phụ thuộc vào việc hết hạn đăng kiểm). Và trách nhiệm này của cơ quan đăng kiểm phải là rất lớn. 

(theo TNO)

Đọc tiếp

Xâm nhập thế giới con người không thể thấy

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 24/05/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 5372

Cơ thể người là nơi sinh sống của hàng nghìn tỷ vi khuẩn, song chúng ta không thể nhìn thấy chúng.

Hai chủng vi khuẩn (màu xanh lục và màu xanh dương) trên da người. Rất nhiều loại vi khuẩn sống trên da người. Một số chủng vi khuẩn có thể gây mụn, song phần lớn không gây hại.
Đọc tiếp

Dưới bóng cây – bất ngờ về phim hoạt hình Việt Nam

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 24/05/2011. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 7365

{youtube}7pbHLAIFi0A{/youtube}

Dưới bóng cây

{youtube}odcqfxePFEI{/youtube}

Lồng tiếng "Dưới bóng cây"

110523CineColory08

Đọc tiếp

Thư gửi mẹ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 21/05/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 6041

Cuộc sống Australia không phải chỉ toàn màu hồng hay màu xám. Buồn hay vui, sướng hay khổ và yêu hoặc ghét thế nào suy cho cùng, có lẽ là do tự chính bản thân mỗi người.

Ai học xa nhà đều hoài nhớ quê hương. Ngược lại, người thân của họ cũng rất muốn biết cuộc sống con em mình ở xứ người ra sao. Chúng tôi hy vọng bạn bè là du học sinh Australia sẽ thấy bóng dáng, tâm tư của chính mình đâu đó trong clip này: Một lá thư gửi mẹ. Một câu chuyện thật.

Chúng tôi đã trải nghiệm qua những thành phố Australia, tiêu biểu như Melbourne, là một nơi giao thoa giữa cổ kính và hiện đại, thời tiết bốn mùa trong một năm và cũng có thể bốn mùa trong một ngày.

Bằng sự trải nghiệm thực tế của chính mình, chúng tôi muốn góp phần lý giải tại sao Australia là môi trường học tập được sinh viên quốc tế, trong đó có Việt Nam, yêu thích.

Ảnh chụp một trong ba tác giả của clip, hiện là du học sinh ở Australia.
Ảnh chụp một trong ba tác giả của clip, hiện là du học sinh ở Australia.

Môi trường học tập ở Australia, từ trường học đến thư viện, đều đạt tiêu chuẩn cao. Các phương tiện giao thộng công cộng ở đây rất đa dạng, thuận lợi cho mọi cư dân và sinh viên nước ngoài.

Đọc tiếp

10 ảnh trời đêm đẹp nhất

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 19/05/2011. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 5726

Mây nhuốm vàng bởi ánh sáng đèn điện từ thành phố, bầu trời chuyển màu xanh bởi cực quang là những bức ảnh trời đêm đoạt giải trong một cuộc thi ảnh quốc tế năm 2011.

Những ảnh dưới đây đoạt giải cao trong Cuộc thi ảnh quốc tế về trái đất và bầu trời, do dự án The World at Night tổ chức.
Bức ảnh cực quang phía trên hồ băng Jökulsárlón tại Iceland đoạt giải nhất trong nội dung "Vẻ đẹp bầu trời đêm". Ảnh: Stephane Vetter.
Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115