Tin tức
Steve Jobs từ chức đã chấm dứt một “kỷ nguyên thần kỳ” của công nghệ
Việc rời ghế giám đốc điều hành Apple của Steve Jobs đã đặt dấu chấm hết của một kỷ nguyên thần kỳ, không chỉ của riêng Apple, mà còn của cả ngành công nghệ thế giới nói chung. Steve là một biểu tượng lớn về khả năng kinh doanh và tư duy cách tân. Tầm ảnh hưởng của ông vươn xa khỏi phạm vi tổng hành dinh của Apple tại thành phố Cupertino, California, và phong cách làm việc của Steve cho đến nay đã được học hỏi tại nhiều công ty khác. Vậy mà đùng một cái, Steve Jobs không còn là CEO của Apple nữa, sự nghiệp 14 năm lãnh đạo của ông đã kết thúc nhanh chóng như vậy đấy.
Mặc dù đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư, nhưng Steve Jobs vẫn tràn đầy tinh thần làm việc. Theo một nguồn tin rất đáng tin cậy từ Apple cho biết, Steve mong muốn vẫn được tham gia vào các quá trình xây dựng chiến lược và phát triển sản phẩm mới. Đó cũng là lý do vì sao Steve muốn lên làm chủ tịch hội đồng quản trị, với vị trí CEO được điều hành bởi một nhân vật cũng không mấy xa lạ, Tim Cook. Mỗi ngày qua đi, có đến hàng ngàn, thậm chí là hàng chục ngàn CEO rời bỏ vị trí, vậy tại sao việc từ chức của Steve Jobs lại đáng chú ý đến thế?
Đối với hầu hết chúng ta, việc có thể bằng một cách nào đó thay đổi được cả thế giới đã là một điều vô cùng tự hào. Nhưng với Steve, trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã thay đổi không chỉ công nghệ, mà còn các phương tiện truyền thông và thậm chí là phong cách sống của rất nhiều người trên phạm vi toàn thế giới.
Steve làm được điều đó bởi vì ông ấy chấp nhận đương đầu với thử thách để tìm kiếm những ý tưởng mới, và không hài lòng trước những thay đổi nhỏ nhặt trên thị trường. Steve chú trọng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, và rất dũng cảm khi "dám" loại bỏ những tính năng mà đối thủ cho là rất cần thiết, và thậm chí là xóa bỏ hoàn toàn một công nghệ nào đấy. Ví dụ điển hình nhất chính là ổ đĩa mềm và pin có thể tháo lắp. Khi Steve cho rằng nó không còn cần thiết nữa, ông loại bỏ nó ngay. Bên cạnh đó, Steve còn là một nhà tiếp thị tài ba, cá nhân ông luôn đam mê và hào hứng với những sản phẩm mới của Apple.
Trong những ngày đầu tại Apple - công ty do Steve Jobs đồng sáng lập, ông đã góp phần định hướng và thúc đẩy sự cách mạng hóa trong lĩnh vực điện toán cá nhân. Apple II, sản phẩm do Steve Jobs và Steve Wozniak phát triển, không chỉ là chiếc máy tính duy nhất được bán đại trà trong năm 1977, mà còn là sản phẩm có sức ảnh hưởng to lớn với thị trường tại thời điểm đó. Đến năm 1984, Steve lại một lần nữa thay đổi ngành công nghiệp máy tính với sự ra đời của Macintosh. Macintosh là chiếc máy tính thương mại đầu tiên sở hữu con chuột và giao diện người dùng độ họa. Nó đã đặt nền móng cho cách thức hoạt động của những mẫu máy tính ngày nay, cho dù nếu xét về doanh số bán, Apple không thể nào bằng đối thủ Microsoft.
Sau khi bị buộc phải rời bỏ Apple trong năm 1985, sự nghiệp cá nhân của Steve Jobs bắt đầu có những nốt trầm khi ông điều hành NeXT, một công ty điện toán không mấy thành công. Tuy vậy, NeXT của Steve cũng đã đóng góp được một số thành tựu đáng kể cho ngành, ví dụ như một hệ điều hành do công ty này phát triển mà sau này được hoàn thiện thành 2 cái tên cực kỳ nổi tiếng, OS X và iOS.
Bên cạnh lĩnh vực công nghệ thông tin, Steve Jobs còn mua lại Pixar, một công ty sản xuất phim hoạt hình nhỏ. Qua nhiều năm, Pixar đã trở thành một trong những cái tên lớn nhất trong ngành với hàng loạt bộ phim kinh điển như Câu chuyện đồ chơi (Toy Story), Công ty quái vật (Monsters, Inc.), Đi tìm Nemo hay Chú chuột Ratatoille. Những cái tên đó đã góp phần thay đổi đáng kể ngành công nghiệp phim hoạt hình như chúng ta thấy ngày nay. Năm 2006, Disney đã bỏ ra 7,4 tỷ USD để sở hữu Pixar.
Steve Jobs trở lại Apple vào năm 1997 và đảm nhận vị trích giám đốc điều hành sau khi hãng này mua lại NeXT. Ông đã bị đặt vào một tình huống hết sức ngặt nghèo, khi phải vực dậy một Apple đang trên bờ vực phá sản. 14 năm sau đó, Apple trở thành một công ty có tỷ suất lợi nhuận cực kỳ cao, một cái tên đầy quyền lực cả về tài chính lẫn công nghệ trên thế giới. Mỗi sản phẩm của Apple khi sắp sửa tung ra đều gây nên những cơn sốt từ phía khách hàng, điều khiến cho các đối thủ rất ganh tị, đặc biệt là khi sản phẩm của Apple thường có giá cao những sản phẩm khác.
Khi còn tại vị, Steve Jobs đã giới thiệu iPod, chiếc máy nghe nhạc thống trị cả thị trường nhạc số, và xây dựng nên dịch vụ đa phương tiện kỹ thuật số thành công, iTunes. Steve Jobs ra mắt iPhone vào năm 2007, và 3 năm sau đó là máy tính bảng iPad, 2 sản phẩm mang tính cách mạng đã thay đổi hoàn toàn thị trường điện toán di động. Không chỉ có phần cứng tốt, iPhone và iPadcòn được hậu thuẫn bởi App Store, kho ứng dụng khổng lồ cung cấp cho người dùng hàng trăm ngàn lựa chọn về phần mềm. Kể từ khi những sản phẩm này ra đời, người ta mới bắt đầu biết và nghĩ đến một khái niệm mới, thời kỳ hậu PC.
Các sản phẩm của Apple, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, đã góp phần tạo ra những thay đổi lớn cho ngành công nghiệp di động, âm nhạc, phim ảnh, truyền hình, xuất bản và nhiều ngành khác.
Tuy phát biểu rằng "chúng ta đang sống trong kỷ nguyên hậu PC", nhưng Steve vẫn luôn hướng về đứa con tin thần đầu tiên của mình, máy tính Mac. Máy tính của Apple có thể không phải là sản phẩm có doanh số cao nhất, nhưng chắc chắn đó là sản phẩm tạo được cảm tình lớn nhất từ phía người dùng. Doanh số bán ra của Mac trong những năm gần đây liên tục tăng mạnh, và với những sản phẩm đẹp và quyến rũ như MacBook Air, Steve Jobs nói riêng và Apple nói chung đang dần thu hẹp khoảng cách giữa máy tính bảng và máy tính truyền thống.
Apple là một công ty nổi tiếng, vì thế xung quanh nó luôn là những tin đồn. Gần đây nhất, Apple được cho là sẽ tái phát minh ra một sản phẩm đã rất quen thuộc: TV. Cho đến nay, Apple vẫn chưa tiết lộ một lời nào về chuyện này, nhưng với phong cách làm việc của Steve Jobs, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu ngày mai thức dậy, một chiếc TV gắn logo Apple xuất hiện trên thị trường.
Bài viết ngắn này hi vọng đã giúp cho bạn đọc hiểu thêm về Steve Jobs và Apple, cũng như những gì mà công ty và cá nhân ông đã đóng góp cho nhân loại. Thay cho lời kết, xin chúc Steve Jobs chiến thắng bệnh tật để tiếp tục dẫn dắt Apple, tiếp tục cách tân và cách mạng hóa công nghệ để đem lại cho con người những giá trị tốt hơn nữa.
(Theo Tinhte.vn dịch nguồn: AllthingsD)
Essay: Jobs’s Departure as CEO of Apple Is the End of an Extraordinary Era
{youtube}oxcgvD1SknA|600|400|0{/youtube}
10 thống đốc ngân hàng trung ương tệ nhất thế giới
Tạp chí Global Finance vừa công bố xếp hạng 36 thống đốc ngân hàng trung ương có ảnh hưởng nhất thế giới. Thống đốc các ngân hàng trung ương của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu cùng có tên trong nhóm 10 nhân vật “đội sổ” của xếp hạng này.
Du học sinh làm kinh doanh tại Úc
Việc kinh doanh tại Australia đã giúp cho một số du học sinh Việt Nam tạo lập cuộc sống. Tuy nhiên, nó không phải là ‘con đường trải đầy hoa hồng’ mà cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, mất mát.
‘Chào Việt Nam!’ gây ấn tượng với chính khách Úc
Ngày 11/08/2011, đêm hội văn hóa ‘Chào Việt Nam!’ (Good Evening Vietnam!) đã diễn ra thành công tại Nhà hát Garden - trường Đại học Công nghệ Queensland (Queensland University of Technology - QUT), bang Queensland, Úc với sự tham dự của gần 200 quan khách và du học sinh, đặc biệt với sự tham dự của ông Graham Quirk - Thị trưởng thành phố Brisbane.
Hai đại sứ sinh viên Việt Nam tại thành phố Brisbane đảm nhận vai trò MC. Họ cũng là người đứng ra thực hiện chương trình với sự góp sức của thành viên hội du học sinh Việt Nam tại đây. Trong ảnh MC Ngọc Hân (trái) bên Quốc Duy giới thiệu đến quan khách ý nghĩa và những chức năng của chiếc nón lá Việt Nam.
Tiết mục múa nón lá. |
Các thiếu nữ múa tạo hình bản đồ Việt Nam. |
Trình diễn áo dài
Triễn lãm ảnh về Brisbane
Ngài Graham Quirk - Thị trưởng thành phố Brisbane phát biểu
Ngài Thị trưởng thành phố Brisbane (ngoài cùng bên phải hàng ghế đầu) và các quan khách đến tham dự chương trình. |
“Chào Việt Nam!” là một sự kiện nhằm quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế – thông qua hình ảnh của tà áo dài và chiếc nón lá. Điểm nhấn của chương trình là phần công chiếu ra mắt bộ phim ‘Brisbane, my lover’ (đạo diễn và quay phim: nhà báo Trung Nghĩa, kịch bản: Ngọc Hân) với sự tham gia diễn xuất của hơn 60 du học sinh Việt Nam tại Brisbane. Bộ sưu tập ảnh ‘Asia-Pacific in Contrast’ với nhiều hình ảnh đẹp về quê hương đất nước con người Việt Nam của nhà báo Trung Nghĩa cũng được trưng bày tại sự kiện này.
Sự hiện diện của ông Graham Quirk là một vinh dự bất ngờ cho các du học sinh Việt Nam tại Brisbane bởi đây là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, ông Graham Quirk tham dự một hoạt động do sinh viên quốc tế tổ chức tại Brisbane.
Ông Graham Quirk phát biểu: “Chính quyền thành phố Brisbane rất quan tâm đến việc tạo một môi trường thuận lợi và lý tưởng nhất cho sinh viên quốc tế theo học tại đây”.
Giáo sư Ken Bowman, Phó Hiệu trưởng trường QUT, người rất yêu mến Việt Nam thông qua những chuyến công tác thường kỳ đến khu vực Châu Á, nhận định rằng Hội du học sinh Việt Nam tại QUT - VietQ (đơn vị tổ chức chương trình) đã thật sự chứng tỏ năng lực hoạt động của hội. ‘Chào Việt Nam!’ là một sự kiện mang tầm cấp thành phố.
Hội du học sinh Việt Nam tại QUT đã vận động được các tình nguyện viên đến từ 10 trường phổ thông, cao đẳng và đại học tại Brisbane cùng tham gia chương trình biểu diễn vào dịp này.
Hai đại sứ sinh viên quốc tế Brisbane - Ngọc Hân và Quốc Duy cho biết chương trình ‘Chào Việt Nam!’ là sự tiếp nối trong chuỗi các hoạch định nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Úc và tạo sân chơi lành mạnh cho các du học sinh Việt Nam tại Brisbane.
(Bay vút, vnexpress, HSVVN Queensland)
Tác hại của công nghệ đối với trẻ nhỏ
Hầu hết chúng ta đều biết ngồi lâu trước màn hình máy tính hay TV là không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sức khỏe của trẻ em. Nhưng nếu không cho chúng tiếp cận với những phương tiện hiện đại đó thì trẻ dễ trở nên "lạc hậu" và thua kém bạn bè ở một số kỹ năng nhất định. Vậy ta nên cho trẻ xem TV, dùng máy tính bao lâu trong một ngày là đủ? Có nên để trẻ tiếp xúc với công nghệ quá sớm hay không? Những câu hỏi như thế luôn gây ra tranh cãi giữa các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua. Đặc biệt là trong một vài năm trở lại đây, khi iPad dần trở nên phổ biến cùng với sự xuất hiện của nhiều trang mạng xã hội càng làm cho trẻ mải mê chúi đầu vào máy tính hơn là các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Theo ông Larry Rosen, một tiến sĩ tâm lý học và là giảng viên ngành máy tính cho biết, những trang mạng xã hội như Facebook giúp trẻ em khẳng định được mình là ai trong thế giới này. Theo ông, trẻ em lên mạng có thể hành xử theo nhiều dạng bản năng giới tính khác nhau và nhận phản hồi từ các thành viên khác. Điều này giúp chúng có thể "sống thử" một cuộc sống như ngoài đời mà lại không gây hại cho người nào cả.
Mặc dù chính ông là người đề xuất đưa công nghệ vào việc nuôi dạy trẻ nhỏ, nhưng Rosen cũng nói rằng chúng ta rất dễ lạm dụng chúng. Nhiều bậc phụ huynh tin rằng việc ta lén chơi game một mình trong phòng riêng là một cách nuôi dạy con tốt để chúng không bị ảnh hưởng bởi game. Nhưng điều này lại gây ra một tác hại là khiến cho đứa trẻ của họ mất đi kỹ năng giao tiếp. Do đó, ứng dụng công nghệ trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ cần phải được chọn lựa kỹ càng và đúng đắn.
Còn theo bà Cris Rowan, một nhà trị liệu về khoa nhi, tác giả của cuốn sách "Đứa trẻ ảo: Sự thật kinh hoàng về ảnh hưởng của công nghệ đến trẻ em" thì lại thấy rằng chúng ta không có cách nào đảo ngược tình thế nếu trẻ bị nghiện đồ công nghệ. Bà Rowan nói: "Tôi từng nói với các phụ huynh có con bị nghiện công nghệ rằng vấn đề này cũng dễ giải quyết thôi, cứ "cấm cửa" không cho chúng tiếp cận với công nghệ nữa thì mọi chuyển sẽ trở nên ổn thỏa". Nhưng không, điều này hóa ra lại không đúng, bà Rowan cho biết. Khi bạn làm như thế thì sẽ làm "biến dạng" vĩnh viễn sự hình thành não bộ của trẻ và điều này không tốt chút nào cả. Khi được hỏi bà có nhận định thế nào về tương lai của những đứa trẻ luôn đắm chìm trong những thứ đồ công nghệ như hiện nay thì Rowan nói rằng: "Tôi thấy chúng đang chết dần chết mòn".
Theo một nghiên cứu có từ năm 2009 của tổ chức Kaiser Family Foundation, trẻ từ 8-18 tuổi đang tiếp xúc với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số trung bình 7,5 tiếng/ngày. Trong khi đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ thì lại khuyến cáo thời gian nhìn vào màn hình trong một ngày không nên kéo dài quá 2 tiếng. Do đó bà Rowan cho biết công nghệ không có gì là tốt cho sức khỏe cả, bất cứ khi nào nhìn vào một món đồ công nghệ hay sử dụng nó thì đều không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Để dẫn chứng, bà Rowan trích dẫn kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Gary Small, Giám gốc trung tâm nghiên cứu tuổi tác và trí nhớ thuộc trường đại học Los Angeles, Mỹ. Theo đó, não bộ của trẻ em ngày nay, đặc biệt là thùy trán, đã và đang phát triển một cách khác xa não của bố mẹ chúng, mà nguyên nhân là do chúng tiếp xúc với công nghệ quá nhiều.
Bà Rowan cũng không ngần ngại trích dẫn tiếp một cuộc nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ quá mức không những thay đổi thành phần hóa học của não mà nó còn gia tăng khả năng trẻ em bị mắc phải các chứng bệnh liên quan đến thần kinh và trí óc. Khả năng giao tiếp giữa những con người với nhau, giao tiếp bằng mắt, bằng lời nói là những điều cực kỳ quan trọng. Trong khi đó các thiết bị điện tử lại giới hạn những khả năng này của chúng ta. Do vậy mà gần đây, các nhà trị liệu và lâm sàng gặp rất nhiều trường hợp trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi, suy nhược, lo lắng, cảm tính lưỡng cực, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Tất cả đều có liên quan đến việc sử dụng công nghệ quá mức. "Tôi đã làm việc với trẻ em trong suốt 25 năm qua nhưng chưa bao giờ nhìn thấy tình trạng này cả", bà Rowan nói, "Những cái mà chúng ta thấy được hiện nay chỉ mới là bề nổi của một tảng băng trôi mà thôi".
Nhưng trên hết, cả 2 nhà nghiên cứu Rosen và Rowan đều đồng ý rằng, việc sử dụng quá mức các mạng xã hội như Facebook có thể dẫn đến tình trạng trẻ em thiếu sự đồng cảm và làm gia tăng tính tự yêu bản thân mình, quá chăm chút cho vẻ đẹp của mình. "Việc sử dụng Facebook quá mức của trẻ em ở độ tuổi teen có thể dẫn đến các vấn đề về mặt tâm lý", ông Rosen nói. Bản thân nền tảng công nghệ không có lỗi, nhưng cách mà chúng ta tương tác với nó mới có lỗi. Thay vì gặp mặt trực tiếp và nói chuyện, bạn có thể gõ vài dòng chữ lên màn hình rồi gửi chúng đi, trong khi lại không biết được người ở đầu dây bên kia đang có cảm xúc như thế nào, buồn, vui, cảm động hay thậm chí có đang khóc lóc hay không.
Tuy nhiên, cả 2 đều không cho rằng việc "cấm cửa" không cho trẻ sử dụng công nghệ là cần thiết. Vì trên thực tế đã từng có trường hợp một đứa trẻ ở bang Ohio của Mỹ đã giết hại chính mẹ ruột của mình sau khi hai vị phụ huynh này tịch thu trò chơi Halo 3 của nó.
{youtube}pT4EbM7dCMs|640|390|0{/youtube} |
Một bé gái rất hào hứng khi nhìn thấy chiếc máy tính bảng iPad và sử dụng nó rất thành thạo.
|
Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì?
- Không nên đặt TV trong phòng ngủ của trẻ. Điều này sẽ giúp bố mẹ giám sát được những thể loại, nội dung phim ảnh mà trẻ xem cũng như kiểm soát thời gian xem phim của chúng.
- Khuyến khích cùng trẻ xem phim và TV. Bạn có thể vừa xem vừa trò chuyện với chúng, chơi game với trẻ và đừng quên lướt mắt kiểm tra những trang mạng xã hội mà chúng tham gia. Tuy nhiên Rosen cũng khuyến cáo rằng bạn không nên kết bạn với con của mình trên Facebook.
- Lựa chọn loại thiết bị phù hợp với độ tuổi của trẻ. Ông Rosen nói trẻ em tương tác khá tốt với những thiết bị có màn hình cảm ứng, điều này có lợi cho trẻ trong việc phát triển các hành vi thuộc về xúc giác. Thậm chí các đứa trẻ ở độ tuổi đến trường còn cho thấy khả năng kết hợp tốt giữa tay và mắt, kỹ năng ra quyết định một cách tuyệt vời thông qua một số trò chơi video. Còn đối với những trẻ lớn hơn một chút thì điện thoại di động lại có lợi trong việc bồi dưỡng khả năng giao tiếp của chúng. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy mạng xã hội làm giảm tính đồng cảm trong giới trẻ nhưng Rosen thấy rằng Facebook thật ra lại có lợi trong việc giao diếp và tương tác giữa các teen với nhau. Các đứa trẻ có thể làm được nhiều thứ trước màn hình máy tính mà vẫn cảm thấy an toàn, tự do và được ẩn mình, ông Rosen nói.
- Đặt ra quy định không sử dụng đồ công nghệ nhưng sẽ có thời gian "giải lao". Ví dụ: khi ở nhà, trong lúc học bài hoặc ăn cơm cùng gia đình, bạn hãy yêu cầu chúng lật úp màn hình điện thoại xuống bàn và không được đụng tới nó. Nếu trẻ làm được điều đó trong suốt 15 phút thì hãy thưởng cho chúng bằng cách cho phép trẻ lật điện thoại lên xem và làm những điều mà chúng muốn ví dụ như nhắn tin, xem email, lướt web... trong vòng 1-2 phút.
- Đừng tự đặt ra những quy định cưỡng chế đại loại như "mỗi ngày 1 tiếng, mỗi tuần 1 ngày, mỗi năm 1 tuần không ai được đụng đến bất cứ thứ đồ công nghệ nào". Điều này khiến cho một số gia đình cảm thấy hơi lo sợ do họ sẽ không biết phải nói chuyện với nhau như thế nào, hoặc không biết phải nói về đề tài gì.
- Khuyến khích sử dụng những loại công nghệ "có lợi cho sức khỏe" mà theo Rowan thì iPod là một ví dụ. Vì chiếc máy nghe nhạc này không làm ảnh hưởng đến các hành vi giao tiếp xã hội của người sử dụng, nó cũng không "hút não" như một số trò chơi video hay kênh truyền hình. Tuy nhiên, ông Rosen cũng nói rằng hiện nay không dễ để chúng ta phân loại các thiết bị công nghệ theo chức năng bởi vì chúng đã được tích hợp quá nhiều thứ. Một chiếc smartphone cũng có thể xem TV hay "máy nghe nhạc" iPod touch cũng có thể chơi game, lướt web và xem phim. Vì thế nên lời khuyên là các bậc phụ huynh hãy kiểm soát con cái bằng việc giới hạn các ứng dụng mà trẻ có thể cài lên máy của mình.
- Hãy tin tưởng vào trẻ. Mặc dù bạn thường xuyên kiểm tra profile của con mình trên các mạng xã hội nhưng hãy cho trẻ có cơ hội được "dọn dẹp" những thứ đáng lẽ ra không nên xuất hiện trong profile của chúng. Ví dụ bạn có thể cảnh báo với con mình rằng "trong vòng 24 tiếng nữa, bố hoặc mẹ sẽ ghé qua profile của con để xem đó, con liệu mà chuẩn bị nhé". Lúc này, bạn sẽ có toàn quyền được ghé nhìn profile của con mình một cách thoải mái mà không sợ chúng cảm thấy xấu hổ hay trở nên giận dỗi với mình.
Mặc dù cảnh báo trẻ em đang quá lạm dụng công nghệ là có thật, nhưng công bằng mà nói thì điều đó cũng đem lại một số lợi ích nhất định mà điều dễ thấy nhất đó là chúng sẽ rất thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị điện tử từ khi còn khá nhỏ. Chính vì vậy mà thế hệ trẻ em ngày nay đang phát triển theo hướng khác xa với cách mà trẻ em phát triển cách đây 15 năm, thời kỳ mà Facebook, MySpace, Google+ chưa xuất hiện và điện thoại di động chưa phát triển như bây giờ.