Tin tức

Dự báo phát triển nghề nghiệp cho Brisbane

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4493

 

Regional Development Australia (RDA) WORKFORCE STUDY

Dự báo phát triển nghề nghiệp cho Brisbane


Bản báo cáo mới của RDA Brisbane dự báo sẽ có khoảng 343,000 vị trí tuyển dụng cần cho thị trường lao động ở Brisbane trong năm 2011, với
gần 200,000 vị trí kế toán trưởng, nhưng nếu không có hành động kịp thời, cung sẽ không đủ cầu.

hr career opportunities 02

Bản báo cáo hoàn thành vào tháng 10/2011, giúp xác định nhu cầu lao động ở các vùng ngoại ô, và gợi ý các hướng giải quyết cho việc thiếu hụt này.


Bản báo cáo chỉ ra rằng cần hơn 136,000 chuyên gia và 62,000 quản lý cho đến năm 2021, với sự phát triển của Brisbane trở thành trung tâm dịch vụ cho toàn tiểu bang Queensland, hỗ trợ quan trọng về nhân lực. Kỹ sư và công nhân cũng là đối tượng thiếu hụt, với hơn 46,000 vị trí cần.

Nhìn chung, thị tường lao động dự đoán sẽ tăng trung bình 2.9% mỗi năm từ 2012-2021.

Dưới cái nhìn của bộ công nghiệp, những ngành sau sẽ cần tăng số lượng nhân lực:

  • Chăm sóc sức khỏe và cộng đồng (58,000 vị trí)
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, Khoa học và kỹ thuật (52,000 vị trí)

Kế hoạch phát triển giáo dục được sự hỗ trợ từ phía Brisbane City Council và Brisbane Marketing, nhằm giúp cho kế hoạch phát triển kinh tế mới của Brisbane. RDA Brisbane sẽ làm việc với các ban ngành chính phủ, các ngành công nghiệp và những đơn vị liên quan đến giáo dục để phát triển chiến lược và chương trình hỗ trợ việc dự đoán thiếu hụt nhân lực.


Source: http://www.rdabrisbane.org.au/index.php?option=com_content&;view=article&id=89&Itemid=85

Đọc tiếp

Giả mạo hàng loạt giấy tờ Di trú tại Melbourne

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4663

thumbvisa

Theo tin từ báo The Age, một người đàn ông tên Amarante đã bị khởi tố vì giả mao chứng thực công việc cho hàng ngàn hồ sơ di trú theo diện Tay Nghề. Ông Amarante có gốc gác ở vùng Glenroy (Thuộc thành phố Melbourne, Bang Victoria), là một người nghiện cờ bạc, đã làm giả hàng trăm hồ sơ.

Đọc tiếp

Thiết bị thực hành trường nghề quá đát

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4540

Thời lượng thực hành của sinh viên - học sinh (SV-HS) trường nghề chiếm tới 2/3 thời gian đào tạo. Thế nhưng phần lớn xưởng thực hành ở các trường đều cũ kỹ, thiết bị máy móc lạc hậu.

nghe

 

Thiết bị ngành cơ khí Trường TC nghề Nhân đạo quá cũ kỹ - Ảnh: Mỹ Quyên

 

Không đáp ứng yêu cầu thực tế

Một SV năm cuối ngành điều khiển tàu biển Trường CĐ nghề Hàng hải phản ánh: “Cho đến năm học thứ 3 tụi em vẫn chỉ được học chay, chủ yếu ngồi nghe thầy kể chuyện đi tàu như thế nào, xử trí sự cố ra sao. Đến khi đi thực tập thì thiết bị là một chiếc tàu được đóng từ năm… 1979. Cái quan trọng nhất trên tàu là thiết bị định vị lại không có. Phao cứu sinh thì không đạt tiêu chuẩn về quản lý an toàn, ngồi trên tàu cũng run lắm. Máy móc nói chung là thô sơ, lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của thực tế”.

Những HS ngành cắt gọt kim loại Trường TC nghề Nhân đạo làm việc trên những chiếc máy thủ công được trang bị từ 10 năm nay, với xưởng thực hành còn nhiều hạn chế. Giảng viên Huỳnh Minh Tiến - Trưởng bộ môn Cơ khí, công nhận: “Một số máy móc hơi cũ so với công nghệ bên ngoài, trường mới chỉ trang bị máy cơ, bán tự động, phải dùng tay để làm. Thực ra HS vẫn có thể thực hành ở mức độ nào đó, nhưng nếu sau này làm việc tại công ty lớn thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của họ”.

alt

Cho đến năm học thứ 3 tụi em vẫn chỉ được học chay, chủ yếu ngồi nghe thầy kể chuyện đi tàu như thế nào, xử trí sự cố ra sao...

alt

Một SV năm cuối Trường CĐ nghề Hàng hải

Các ngành như kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, vận hành - sửa chữa thiết bị lạnh..., HS cũng chưa có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới. Còn HS ngành kỹ thuật điện tử ứng dụng viễn thông phải tập sửa chữa trên những chiếc điện thoại đời cũ, ít tính năng trong khi công nghệ cảm ứng đã xuất hiện từ lâu. HS ngành tự động hóa Trường TC nghề Quang Trung cũng phải học trên những máy móc cũ kỹ mà theo ông Dương Minh Kiên - Hiệu trưởng, thì với điều kiện đó, HS rất khó để phát huy được khả năng của mình. 

Kinh phí hạn hẹp

Hiện nay phần lớn trường nghề không đủ kinh phí đầu tư cho trang thiết bị. Ông Huỳnh Văn Hiệp - Phó hiệu trưởng Trường TC nghề Nhân đạo trăn trở: “Ngân sách của trường chủ yếu từ học phí, mà học phí thì không được thu cao. Theo quy định của nhà nước tối đa là 420.000 đồng/tháng nhưng trường chỉ thu 280.000 đồng/tháng mà HS vẫn còn than cao. Hằng năm quận cấp khoảng vài trăm triệu đồng, chủ yếu để mua thiết bị nhỏ. Chúng tôi chưa đủ sức để đầu tư thiết bị hiện đại, hiện vẫn phải xài những thiết bị trước đây”.

Cũng theo ông Hiệp, việc tuyển sinh khó khăn cũng là một yếu tố làm hạn chế việc đầu tư. Chẳng hạn, hằng năm trường chỉ tuyển được vài chục HS ngành cơ khí nhưng phải bỏ ra 2 tỉ đồng để mua một chiếc máy CNC thì không đủ điều kiện. Do đó, trường sẽ tích lũy kinh phí để mua sắm từ từ, tập trung từng nghề một. “Chúng tôi mong Tổng cục Dạy nghề có chuyến khảo sát tình hình trang thiết bị, trường nào khó khăn nhiều thì hỗ trợ thêm”, ông Hiệp nêu ý kiến.

Xây dựng 40 trường nghề thành trường chất lượng cao

PGS-TS Dương Đức Lân - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB-XH), thông tin: Trong giai đoạn 2011-2020, có 40 trường được chọn để xây dựng thành các trường nghề chất lượng cao, nhằm thực hiện đề án Đổi mới và phát triển dạy nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Theo đó, mỗi trường sẽ chọn 3-5 nghề để tập trung đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình, giáo viên… Các trường nghề còn lại cũng sẽ được đầu tư mỗi trường ít nhất một nghề đạt tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Hiện có 246 trường được lựa chọn nghề trọng điểm để đầu tư giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Ông Trần Văn Giáp - Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Hàng hải, cho hay, một con tàu hiện đại có giá hàng triệu USD, trường không đủ khả năng về kinh phí để mua mới. Còn ông Dương Minh Kiên cũng lý giải: “Trường thành lập quỹ đầu tư phát triển được tích lũy từ học phí, hằng năm chỉ được khoảng vài trăm triệu, không đủ để mua sắm thiết bị hiện đại cho nhiều nghề cùng một lúc”.

Cần sự hỗ trợ của doanh nghiệp

Ông Nguyễn Thành Hiệp - Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB-XH TP.HCM nhận định: “Các thiết bị dạy nghề hiện nay, nhất là thiết bị hiện đại, khá đắt tiền mà vòng quay lại ngắn vì công nghệ thay đổi liên tục, trong khi học phí lấy mức vừa phải nên việc đầu tư của các trường còn nhiều hạn chế. Chỉ còn cách khả thi nhất là liên kết với doanh nghiệp (DN) để khai thác thiết bị. Ngay cả ở những nước giàu một trường đào tạo nghề cũng không thể trang bị hết các thiết bị công nghệ mới, do đó trường chỉ trang bị máy móc mang tính cơ bản, phổ biến”.

Cũng nhấn mạnh ý này, TS Nguyễn Hồng Minh - Vụ trưởng Vụ Đào tạo nghề, cho biết: “Các trường nghề nên kêu gọi DN hỗ trợ các thiết bị thực hành, thực tập. Nếu như mỗi DN khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh đều dành ra một khoản chi phí để hỗ trợ cho đào tạo nghề thì sẽ vô cùng đáng quý”. PGS-TS Dương Đức Lân - Phó tổng cục

trưởng Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB-XH cũng chia sẻ: “Trên thế giới, đào tạo gắn với DN được thực hiện rất tốt. DN hỗ trợ thiết bị cho trường nghề và trường nghề đào tạo nhân lực cho DN, mối tương tác này mang lại nhiều lợi ích cho người học và DN cũng sẽ tuyển được lao động đạt yêu cầu”. 

 

 

(theo Thanhnien)

Đọc tiếp

Hơn 15.000 du học sinh và người nước ngoài tại Australia bị hủy visa

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4118

Theo báo cáo thường niên 2010-2011 của Bộ Quốc tịch và Nhập cư Australia (DIAC), trong những năm qua đã có hơn 15.000 người nước ngoài và sinh viên quốc tế tại đất nước này bị hủy visado vi phạm luật di trú.

[title]

Sinh viên quốc tế tại Australia có thể bị trục xuất nếu không tuân thủ đúng các quy định của luật di trú. (ABC)

Con số đó tăng 37% so với năm 2010. Trong đó, có tổng số 3.624 sinh viên quốc tế có thể sẽ phải trở về nước vì không vượt qua được các kì thi hoặc không đến lớp đầy đủ theo quy định và khoảng 2235 sinh viên quyết định dừng học hoặc đi làm bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ đến Australia bằng visa sinh viên nhưng lại đi làm các công việc trái pháp luật dẫn tới việc visa bị hủy.

Ngoài ra, có 8309 sinh viên, chiếm 1,7% tổng số sinh viên quốc tế, ở ‘chui’ tại Australia vì visa sinh viên của họ đã hết hạn mà không gia hạn visa mới. Con số này cao hơn 0,1% so với giai đoạn 2009-2010.

Nhìn chung, tổng số người nước ngoài ở lại Australia bất hợp pháp năm 2010-2011 là 13.831 người (con số này là 14169 người trong giai đoạn 2009-1010).

Hiện DIAC đang nỗ lực để giảm thiểu số lượng sinh viên không tuân thủ đúng các quy định của luật visa, đồng thời tăng cường kiểm tra các chủ doanh nghiệp ở những khu vực xa xôi nhằm ngăn chặn tình trạng thuê mướn nhân công bất hợp pháp. Theo đó, các chủ doanh nghiệp được cảnh báo rằng họ cần phải kiểm tra tính hợp lệ về visa của những người đi xin việc trước khi quyết định thuê nhân công.

Hội thảo về sinh viên Ấn Độ tại Australia

Số liệu thống kê cho thấy sinh viên Ấn Độ chiếm 1/6 tổng số du học sinh tại Australia.

Trong số hơn 15 nghìn trường hợp bị hủy visa nói trên, sinh viên Ấn Độ, nhất là ở các trường nghề, chiếm số lượng lớn. Nguyên nhân là do họ không có mục đích học tập thực sự mà thường nghỉ học để đi làm với thời lượng nhiều hơn quy định cho phép.

Việc DIAC hủy visa của nhiều sinh viên Ấn Độ đã khiến cho trường Đại học Monash tổ chức một buổi hội thảo vào đầu tháng 11/2011 về tình trạng hiện tại của sinh viên Ấn Độ ở Melbourne.

Ông Masheeh Rahman, một trong những phóng viên điều tra hàng đầu, đồng thời là chuyên gia phân tích các vấn đề quốc gia của Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, nhận định động thái của DIAC trong thời gian qua cho thấy sự thất bại của những chính sách giáo dục trước đây của chính phủ Australia.

Bên cạnh đó, theo ông, các thông tin về sinh viên Ấn Độ học nghề tại Australia còn rất nhiều hạn chế. Vấn đề nằm ở chỗ rất nhiều sinh viên chỉ đăng kí các khóa học nghề như một bước đệm để tìm kiếm cơ hội việc làm và nhập cư vào Australia. Vì vậy, việc họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì và làm gì sau khi ra trường là điều rất ít người biết đến.

Ngoài ra, ông Rahman cho biết mặc dù cách đây vài năm, các vụ tấn công sinh viên Ấn Độ đã thu hút sự chú ý của giới báo chí Australia lẫn Ấn Độ và là nguyên nhân khiến cho số lượng sinh viên Ấn Độ đến Australia sụt giảm nhưng hiện nay, tình trạng đã được cải thiện và sinh viên Ấn Độ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều khi sang Australia du học.

Về phía các bậc cha mẹ, trong thời gian đầu khi mới xảy ra các cuộc tấn công, họ có tâm lí lo sợ con em mình có thể bị phân biệt chủng tộc tại Australia. Mặc dù vậy, người dân Ấn Độ hiện đã nhận ra rằng trong nhiều trường hợp, báo chí nước này đã không phản ánh chính xác tình hình ở Australia.

Một ví dụ điển hình được ông Rahman đưa ra là trong cuộc hội thảo mà ông tham dự lần này, một thủ lĩnh sinh viên Ấn Độ có tham vọng chính trị đã tuyên truyền ý kiến cho rằng các vụ tấn công là một ‘chiến dịch phân biệt chủng tộc có tổ chức nhằm vào sinh viên Ấn Độ’.

“Thông tin này có thể sẽ được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ nhưng người ta sẽ sớm nhận ra rằng chúng sai lệch”, ông Rahman nhận định.

(theo Bay Vut)

Đọc tiếp

Người Australia giàu nhất thế giới

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 08/11/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4545

Báo cáo mới nhất của Credit Suisse cho thấy tài sản trung bình của người Australia cao gấp gần 4 lần so với người Mỹ. Người dân nước này cũng giàu hơn người dân các nước khác so với cùng kỳ năm ngoái.

aushouse abc 251011

Australia có tỉ lệ người sở hữu nhà đất cao nhất thế giới. (ABC)

Theo báo cáo mới nhất do công ty đầu tư tài chính Credit Suisse thực hiện, một nửa người trưởng thành ở Australia có tài sản ròng trị giá trên 216 ngàn đô-la. Điều này có nghĩa là mức tài sản trung bình của người dân Australia cao nhất thế giới.

Tác động từ giá trị đô-la Australia tăng mạnh

“Tính theo đô-la Mỹ, tài sản trung bình của người Australia đã tăng 37% trong thời kỳ này trong khi tài sản trung bình của người dân trên thế giới chỉ tăng tương đương bằng ½ tỉ lệ trên”, ông David McDonald, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.

Tuy nhiên, phần lớn thay đổi trong số tài sản tương đối là do giá trị đồng đô-la Australia tăng mạnh trong thời gian qua, lên hơn 20%.

Theo ông McDonald, tài sản trên toàn cầu tăng thêm trung bình 14% tính theo đô-la Mỹ và riêng Australia thì tăng khoảng 15%. Như vậy, người Australia chỉ kiếm được nhiều tiền hơn đôi chút so với người dân các nước khác trên thế giới. Tỉ lệ tài sản tăng là do đồng đô-la Úc tăng giá mạnh trong thời kỳ này.

Đồng đô-la Australia tăng thúc đẩy nền kinh tế và người dân được hưởng lợi. Tuy nhiên, nó không làm tăng túi tiền hoặc số tiền có trong tài khoản ngân hàng của người dân.

Theo hãng Credit Suisse, tài sản của Australia được phân bổ đồng đều hơn so với nhiều nước khác. Trên thực tế, Australia không nằm trong ‘chiếu trên’ trong danh sách những nước có người siêu giàu. Ở Australia, 10% người giàu nhất chỉ nắm giữ 50% tổng tài sản. Con số này nghe có vẻ lớn nhưng thấp hơn nhiều so với Mỹ bởi 10% người giàu nhất nước Mỹ có tổng tài sản lên đến 73% tổng tài sản cả quốc gia này. Còn tại Đức, 10% người giàu sở hữu 58% tài sản của cả nước.

Những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Bà Nicki Hutley, Giám đốc kinh tế của tập đoàn KPMG, không mấy ngạc nhiên về báo cáo mới nhất do Credit Suisse thực hiện.

“Australia có một vị thế tài chính tuyệt vời, mặc dù chúng ta vẫn cần một vài năm nữa mới có ngân sách cân bằng. Tỉ lệ thất nghiệp ở Australia chỉ có 5% - con số mà các nước đều ghen tị. Australia có mức thu nhập tăng mạnh và tỉ lệ người sở hữu nhà đất cao nhất thế giới. Hơn nữa, người dân Australia được sống trong bầu không khí dân chủ”, bà Hutley nói.

Bà Hutley kêu gọi các nhà bình luận kinh tế cần có cái nhìn cân bằng hơn khi đánh giá nền kinh tế Australia.

“Nếu là một người thất nghiệp có trình độ học vấn thấp, cuộc sống sẽ thật khó khăn. Tuy nhiên, hầu hết người dân Australia có trình độ học vấn cao nên có việc làm với thu nhập tốt, khác hoàn toàn với nhiều nước đang phát triển”, bà Hutley giải thích. “Người Australia được sống trong những ngôi nhà đẹp, không phải sống trong những thành phố chật chội, ô nhiễm”.

Số người sở hữu nhà cao cũng là một nhân tố quan trọng khiến cho Australia là một trong những nước giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, yếu tố này cũng đẩy giá nhà lên cao, dẫn đến hiện tượng nhiều người không đủ khả năng mua nhà.

Theo bà Hutley, việc đủ khả năng tài chính để mua nhà hay không là một vấn đề lớn. Tuy vậy, Australia cần có chương trình giải phóng mặt bằng phù hợp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để khuyến khích người dân chuyển ra khỏi các khu vực tập trung đông dân cư của thành phố hoặc cần tăng mật độ nhà trong nội đô để giúp người dân có khả năng mua nhà như các nước Châu Âu.

(theo Bay Vut)

 

Đọc tiếp

Ảnh thiên nhiên đẹp tháng 10

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 05/11/2011. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 4358

Hàng triệu quả bóng nhựa phủ kín mặt hồ ở Los Angeles, đám mây trên bầu trời Greenland trông giống như một bức tranh sơn dầu là một trong những bức ảnh đẹp nhất tháng 10 do NationalGeographic bình chọn.

alt
Con cá mập đầu trắng và thợ lặn dưới biển Bahamas. Ảnh: Brian Skerry.
Đọc tiếp

Người Việt cần biết gì về Phương Tây?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 05/11/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 5060

 

Hiện nay nhiều thanh niên Việt Nam muốn đi du học và sinh sống ở các nước Phương Tây, nhất là những nước nói Tiếng Anh như Úc, Mỹ, Anh và Canada.

111103091643 gucci hanoi 304x171 getty nocredit

 

Lối sống Phương Tây ngày càng hiện rõ ở các thành phố Việt Nam

Nhưng ấn tượng của họ về xã hội và con người phương Tây nhiều khi sai lầm, hạn hẹp hoặc giản đơn. Một số người nghĩ Phương Tây giống như thiên đàng: một nơi mà mình chắc hẳn được giàu có, hạnh phúc và tự do.

Một số khác thấy xã hội ở các nước Phương Tây nguy hiểm, xa lạ và không bao giờ hợp với cách sống của người Việt. Ai đúng hơn? Phương Tây sự thật như thế nào?

Điểm riêng

Trước hết, chúng ta không nên định kiến cho rằng Phương Tây là một. Mỗi xã hội và mỗi cá nhân đều có tính cách riêng biệt. Ví dụ, lịch sử nước Anh có lâu dài và trước đây là một đế quốc vinh quang, nhưng hiện nay đã suy tàn. Như vậy, người Anh có xu hướng nhìn về quá khứ.

Họ hay kính trọng truyền thống, phong tục và giai cấp quý tộc. Sự hài hước của người Anh là nhăn nhó và mỉa mai, đôi khi khiến mình cười cợt và khóc lóc cùng lúc (bạn nên xem The Office, Extras, Psychoville và những phim của Christopher Morris).

Còn người Mỹ hay nhìn về phía trước. Theo họ, Hoa Kỳ là miền đất hứa và là quốc gia quan trọng nhất đã chống chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản và cứu thế giới. Nhiều khi họ tin tưởng mình như Chúa cứu thế, một cách nghĩ được phản ánh trong văn hóa của họ.

Biết bao nhiêu phim Mỹ nói về một người có xuất thân khiêm tốn nhưng đã trở thành vị cứu tinh của thế giới do vận số, đạo đức và sự can đảm (The Matrix, Transformers, Rocky, Shrek…).

Còn nếu bạn muốn đi Úc, nên nhớ, ‘Australia rhymes with failure’ (trong tiếng Anh từ ‘Úc’ có vần với từ ‘thất bại’). Vì người da trắng đầu tiên định cư ở Úc là các tù nhân từ Anh, nên Châu Úc không phải là miền đất hứa mà là miền đất bị bỏ rơi. Đó là một lục địa vắng vẻ dưới cùng của quả địa cầu.

Bởi vậy nhiều câu chuyện trọng đại của Úc ca tụng những con người và sự kiện thất bại một cách dũng cảm (ví dụ trận đánh và bộ phim Gallipoli và bài hát ca ngợi quốc gia không chính thức ‘Waltzing Matilda’).

Người Úc hay chọc ghẹo nhau vì bản năng của họ là thích công bằng, không thích ai kiêu căng quá.

Điểm chung

Mặc dù có nhiều khác biệt, nhưng cũng có những đặc tính chung mà mỗi xã hội Phương Tây đều chia sẻ. Khi hiểu điều cơ bản này, chúng ta có thể bắt đầu hiểu sâu hơn về những đặc tính riêng biệt của mỗi người. Và có thể trong tương lai mình sẽ hiểu xã hội, văn hóa và chính trị của người Tây hơn họ hiểu chính họ.

"Mặc dù có nhiều khác biệt, nhưng cũng có những đặc tính chung mà mỗi xã hội Phương Tây đều chia sẻ. Khi hiểu điều cơ bản này, chúng ta có thể bắt đầu hiểu sâu hơn về những đặc tính riêng biệt của mỗi người."

Một điểm quan trọng mà chúng ta phải biết về người Tây là họ thường thường tắm vào buổi sáng. Khi tôi là thanh niên, phát hiện ra điều này, tôi đã rất ngạc nghiên. Vì trong các gia đình nói chung ở Châu Á người ta có xu hướng tắm vào buổi chiều. Tôi đã không hiểu vì sao người Tây chịu đi ngủ sau khi làm việc suốt ngày, người đầy mồ hôi và có vẻ hơi dơ dáy.

Giờ đây tôi hiểu việc tắm của Tây và Ta khác nhau vì lịch sử kinh tế của mỗi phương trời không giống nhau. Theo truyền thống, người Châu Á là nhà nông và hiện nay ở Việt Nam đa số còn theo chu kỳ sản xuất nông nghiệp: thức dậy sớm, ngủ trưa và khi làm đồng về tắm vào buổi chiều. Trái ngược lại, nhiều Người Tây cần tắm vào buổi sáng để giúp họ tỉnh táo và chuẩn bị quần áo công sở để đi làm.

Xã hội của họ là hậu công nghiệp và chủ yếu là thành phần trung lưu. Ở Úc khoảng 20% dân số là giàu, 30% là nghèo và giai cấp trung lưu chiếm 50% (nghĩa là được học trường cao đẳng hay đại học và thường thường làm trong văn phòng). Những người này không cần tắm vào buổi tối vì họ ít ra mồ hôi ban ngày.

Các nước Phương Tây trở nên giàu có ít nhất là từ sau Thế chiến Hai. Điều này không có nghĩa là người Tây tốt hơn người Việt. Cũng không có nghĩa là sống ở các nước Phương Tây sướng hơn sống ở Việt Nam. Chỉ có điều hoàn cảnh giàu có không chỉ ảnh hưởng việc tắm mà thôi, mà còn ảnh hưởng đến quan điểm và cơ cấu xã hội của người Tây.

Nghịch lý

Một điều mà có thể làm cho bạn ngạc nghiên là ở Phương Tây, người mập nhất nhiều khi lại là người thuộc giai cấp nghèo và là người lao động. Lý do là dù hầu hết mọi người có khả năng mua xe hơi và có đầy đủ đồ ăn, nhưng nhiều người không có đủ cơ hội để tập thể dục và không hiểu biết về ăn uống để tạo ra lối sống lành mạnh. Khi đến Phương Tây, bạn sẽ thấy ngay, không phải là tất cả người Tây trông đẹp đẽ và có vóc dáng mảnh khảnh như diễn viên trong Glee Desperate Housewives.

Hơn nữa, có một vấn đề rất lớn ở các nước nói tiếng Anh mà giàu có. Khi người ta lo về tiền bạc, vật chất quá mức, họ không thể lo về cuộc sống của cộng đồng xã hội. Francis Fukuyama, nhà trí thức gốc Châu Á nổi tiếng nhất tại Phương Tây, đã nhận xét: chủ nghĩa cá nhân làm cho nền văn minh Phương Tây trở nên sáng tạo và thịnh vượng, và đồng thời cũng làm mòn dần hầu hết những loại quyền uy trong xã hội. Không ai kính trọng ai. Vì vậy, hiện nay ở Phương Tây gia đình, hàng xóm và quốc gia trở nên yếu đi so với trước đây.

Vào thập kỷ 1970 người Mỹ đi dã ngoại (picnic) trung bình mỗi năm năm lần (nghĩa là họ hay đi chơi ở ngoài trời và san sẻ đồ ăn mà mỗi người có). Vào cuối thế kỷ 20 người Mỹ trung bình chỉ đi picnic khoảng hai lần mỗi năm thôi. Đây là một trong nhiều chỉ số chứng tỏ các nước nói Tiếng Anh bị thiếu ‘vốn xã hội’.

Trong trường hợp này người ta không có hy vọng và lòng tin vào cộng đồng. Hiển nhiên nhất đối với thanh niên: bệnh trầm cảm và việc tự tử trong giới thanh niên càng ngày càng cao hơn.

Chắc nhiều người Việt cũng biết rằng việc phát triển nền kinh tế nhiều khi gắn liền với những vấn đề xã hội. Tôi có những người quen ở Việt Nam trước đây nghèo khó, nhà cửa dột nát và chật chội vì nhiều bà con và bạn bè đến ở. Vào thập kỷ 80 cả nhà phải góp tiền mua một máy truyền hình đen trắng. Nhưng nay gia đình họ cất nhà mới cao tầng, mỗi phòng ngủ đều có tivi LCD.

Không có ai tranh cãi nữa vì không có ai tiếp xúc với nhau. Họ thoải mái hơn, nhưng không chắc đã hạnh phúc hơn. Phương Tây đã trải qua nhiều vấn đề như thế này rồi. Người Việt nên chú ý đến kinh nghiệm của người Tây để tránh những vấn đề mà họ đã gặp phải.

Nhãn quan chính trị

alt

Hệ thống chính trị khác nhau cũng có thể khiến người Việt khó hiểu khi ở Phương Tây

Vị trí trung tâm của giai cấp trung lưu và điều kiện sống thoải mái trong xã hội Phương Tây cũng định hình nhãn quan chính trị. Ở Việt Nam, chiếu theo lý thuyết Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh, việc đấu tranh của phái tả là vì công lý cho giai cấp vô sản và nông dân. Ở Phương Tây, hai giai cấp này thường có điều kiện sống đầy đủ nên họ sẽ không tham gia đấu tranh.

Như vậy, phái tả ở Phương Tây không lo về chủ nghĩa duy vật, mà chỉ quan tâm những vấn đề liên quan bản sắc, văn hóa và phong cách sống. Họ muốn bênh vực quyền lợi cho phụ nữ, cho dân tộc thiểu số, cho người đồng tính, cho người di dân, cho cả con vật và lẫn người nghèo trong các nước đang phát triển.

Thông thường, họ cảm thấy có lỗi với lịch sử thực dân của phương Tây và cách tiêu thụ quá mức mà đã đóng góp vào khủng hoảng biến đổi khí hậu. Vì vậy, nhiều người thanh niên phái tả bi quan về xã hội của họ và cảm thấy hơi tội lỗi và ngại ngùng về sự thịnh vượng. Những người này thèm muốn một đời sống đơn giản. Họ mặc quần áo cũ rích, hay ăn chay, đạp xe đạp và hay làm việc ở các tổ chức viện trợ. Gia đình họ nhiều khi giàu có nhưng lại phải giả bộ nghèo khó.

Ngược lại, người theo phái hữu nhìn thấy bổn phận chính của họ là bảo vệ nền văn hóa và văn minh Phương Tây, chống lại người theo phái tả và những đe dọa khác. Bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu, những người này kiêu hãnh vì sự giàu có và sự thành công của những nước tự do tư bản. Họ nghĩ từ khi Phương Tây chiến thắng Chiến Tranh Lạnh, nhất định không có tư tưởng nào tốt hơn và có thể đe dọa chủ nghĩa dân chủ tự do.

"Dĩ nhiên, đa số người ở Phương Tây không hoàn toàn thuộc phái tả hay phái hữu và nhiều khi không theo phái nào. Tuy nhiên, khi bạn hiểu những điểm này, bạn sẽ bắt đầu hiểu thêm những lực lượng và vấn đề ảnh hưởng tới mỗi người."

Họ nhìn lại 30 năm và cho rằng sự phát triển ở các nước Châu Á có được là nhờ quyết định giống Tây phương hơn, như mở rộng thị trường và đôi khi kể cả hệ thống chính trị và xã hội.

Về văn hóa, quan điểm và sự hy vọng, người phái hữu nhận xét thanh niên ở nhiều nước – bao gồm Việt Nam và cả nước Trung Đông đang cách mạng – càng ngày càng Tây hóa.

Họ muốn mặc quần áo Tây, dùng kỹ thuật Tây, tiêu thụ sản phẩm Tây và đoạn tuyệt với những sự bắt ép của xã hội cũ. Trong sự biển đổi đồ sộ này, không có ai bị bắt buộc và không dân tộc nào bị chiếm làm thuộc địa. Nghĩa là văn minh và văn hóa Phương Tây đang có duyên rõ rệt với mỗi người. Bởi vậy, theo phái hữu, người Tây nên bảo vệ và phổ biến tư tưởng của họ để có lợi cho lối sống khắp mọi nơi.

Người thanh niên phái hữu nhiều khi cũng lo về vấn đề đề cao cá nhân, giữ gìn môi trường và bảo vệ quyền cho những người bị đè nén bóc lột. Nhưng họ khác phái tả vì họ tin tưởng vào cách giải quyết những vấn đề này được phát hiện trong sáng kiến, tự tin và sự phát đạt Tây Phương.

Theo họ, người Mỹ, Anh và Úc nên tự tin và tích cực hơn trên trường quốc tế, không được quỵ lụy theo các tư tưởng, văn hóa khác hay cũng trở nên bất an như người phái tả.

Dĩ nhiên, đa số người ở Phương Tây không hoàn toàn thuộc phái tả hay phái hữu và nhiều khi không theo phái nào. Tuy nhiên, khi bạn hiểu những điểm này, bạn sẽ bắt đầu hiểu thêm những lực lượng và vấn đề ảnh hưởng tới mỗi người. Sự hiểu biết này có lẽ làm cho bạn bớt bị ‘sốc văn hóa’ và mở rộng suy nghĩ về những câu hỏi rất quan trọng như, “Tôi sẽ thích ở Phương Tây không? Phương Tây sẽ thay đổi tôi như thế nào? Và tôi sẽ tắm vào buổi sáng hay buổi chiều?”

Tiến sĩ Kim Huỳnh là giảng viên tại Đại Học Quốc Gia Úc, đã đăng tiểu sử về gia đình mình trong cuốn Where the Sea Takes Us: A Vietnamese-Australian Story (HarperCollins 2008) và là một trong hai chủ bút của cuốn sách The Culture Wars: Australian and American Politics in the 21st Century (Palgrave MacMillan 2009). Bản gốc tiếng Việt được bà Hà Thị Thu Hương từ Trung tâm Integrated Culture and Language Studies (ICLS) chỉnh sửa đôi chút và BBC biên tập lại.

(theo BBC)

 

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115