Author Archives: Set Education

Học bổng trị giá $3,000/ mỗi năm + 6 tháng học tại các trường đối tác tại Anh, Mỹ, v.v

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 04/05/2011. Đăng trong Học bổng du học Úc. Lượt xem : 10996

International Engineering Scholarship for Academic Achievement

Học bổng The ‘International Engineering Scholarship for Academic Achievement’ là học bổng dành cho sinh viên muốn theo học đại học khoa kỹ thuật Faculty of Engineering của trường đại học University of Wollongong. Học bổng dựa vào thành tích học tập của sinh viên, sinh viên đủ điều kiện có thể nhận học bổng cho khóa kỹ thuật hoặc vật lý.

UOWLogo

Graduation procession in front of the Library

 

 

Sinh viên đăng ký cần đạt 93% hoặc hơn trong kỳ thi lớp 12 sẽ nhận được học bổng khi bắt đầu khóa học như sau:

  • $3,000.00 tiền mặt mỗi năm, và trong vòng 2 năm. Sinh viên sẽ nhận được phần học bổng này 2 lần, mỗi lần là $1,500.00 trước mỗi học kỳ (thu và xuân).
  • $1000.00 chi phí đi lại khi học sinh tham gia chương trình học chuyển tiếp 6 tháng tại các trường đại học đối tác của UOW tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Châu Á. Lưu ý, học sinh phải tự lo visa để có thể theo học tại các nước này.
  • Được tham gia các khóa học nâng cao, chương trình hội thảo cao học, hỗ trợ những buổi học thêm,  tham gia các dự án nghiên cứu, giúp thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện việc học.

Sinh viên phải bảo đảm đạt được điểm WAM mỗi năm là 75 để bảo đảm việc tiếp tục được nhận học bổng từ khoa.

Top 10 sinh viên nhận được học bổng này sẽ được đi thực tập trong dịp hè. Ngoài kinh nghiệm làm việc, sinh viên còn được nhận lương tối thiểu là $5,000 mỗi năm trong vòng 3 năm nếu làm việc cho UOW, và mức lương này có thể cao hơn nếu làm việc cho các công ty trong lĩnh vực kỹ thuật này. Khoa kỹ thuật sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm tại các công ty đối tác.

Dành cho sinh viên đăng ký khóa Diploma và Bachelor - kể từ 2011, sinh viên chuyển tiếp từ các bằng cấp khác đăng ký khóa đại học khoa Kỹ thuật  cũng có thể đăng ký cho suất học bổng này. Để đủ tiêu chuẩn, sinh viên với bằng Diploma phải đạt điểm trung bình GPA 3.8/4, hoặc tương đương 95%.  Sinh viên chuyển tiếp từ chương trình đại học khác phải đạt được số điêm tương đương 93% trong quá trình học tại thời điểm đăng ký. 

{rokaccess special, manager, author, editor} 

Thông tin nội bộ:

Application: The award will be given at the same time as the assessment of the application for admission. All scholarship offers will be signed off by the Sub-Dean of the Faculty of Engineering. Click here for admission criteria for eligibility from your home country. Countries not listed here will be assessed on a case-by-case basis.

To apply you must indicate in your application of admission that you would like to be assessed for the scholarship, for general enquiry please contact Anji Phillips on anjip@uow.edu.au

 {/rokaccess}

 

Tham gia hội thảo để biết thêm chi tiết và được xem xét học bổng

 

Thời gian: 03:30pm, thứ 2, 16/05/2011

 

Địa điểm: Du Học SET

 

115 Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1, tp HCM

 

Điện thoại: 08 3848 4433

 

(vui lòng liên hệ đăng ký tham dự qua điện thoại hoặc đăng ký tại đây)


 

 

UOWLogo

Engineering Scholars degree and Physics Advanced is a Bachelor degree for high performing students.  

At the University of Wollongong we understand that certain students need a more challenging environment from their undergraduate studies.  The Bachelor of Engineering - Scholars, Bachelor of Medical Radiation Physics Advanced and Bachelor of Physics Advanced offers a range of additional opportunities during your degree.  International students who are eligible to apply for the Bachelor of Engineering - Scholars, Bachelor of Medical Radiation Physics Advanced and Bachelor of Physics Advanced, are also eligible for the "Engineering Scholars International Undergraduate Scholarship"

All students that achieve the equivalent of 95% or above in their year 12 examinations will receive the  Engineering Scholars International Undergraduate Scholarship and will be guaranteed, on commencement of study, to:

  • $3,000.00 cash per annum. Students receive two X $1,500.00 instalments per year payable at the beginning of each new semester (autumn and spring) for two years.
  • A 1 time guaranteed $1000 travel grant for the student to study abroad for 6 months at one of UOW Engineering’s high-profile partner universities in the UK, USA, France, Germany or Asia. Please note: you will have to gain access to the specified destination or institution to receive this grant. 
  • Access to postgraduate seminars, extra tutoring, research projects in-place of coursework elective modules, and accelerated learning/completion.
  • Access to Summer Vacation Scholarship program for the Top 10 international students. The work experience will have a minimum value of $5,000.00.
Students must obtain a WAM of at least 75 in each academic session to keep the scholarship offered by the Faculty.

Diploma and Bachelor Applicants - 

from 2011 student's applying for Bachelor degrees in Faculty of Engineering with credit transfer from other qualifications are eligible for the scholarship. To be eligible for scholarship Diploma holders must obtain a GPA of 3.8 out of 4, or equivalent to 95% in a completed qualification.  Bachelor transfer applicant's will be required to have an equivalent to 95% in their studies at the time of application. 

Application: The award will be given at the same time as the assessment of the application for admission. All scholarship offers will be signed off by the Dean of the Faculty of Engineering. Click here for admission criteria for eligibility from your home country. Countries not listed here will be assessed on a case-by-case basis.

To apply you must indicate in your application of admission that you would like to be assessed for the scholarship 
Đọc tiếp

Hỗ trợ miễn phí – dành cho du học sinh Việt Nam tại Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 04/05/2011. Đăng trong Study Abroad Services. Lượt xem : 11999

Bạn đang:

  • Lo lắng vì visa sắp hến hạn?
  • Băn khoăn lựa chọn khóa học mới, hoặc muốn chuyển sang một khóa học khác phù hợp hơn?
  • Tìm kiếm cơ hội học bổng?
  • Cần thêm thông tin các trường tại Úc cho bản thân mình hoặc người thân?
Đọc tiếp

Việt Kiều, họ là ai?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 5724

Tôi xin được nêu rõ một vài khác biệt trong số những người được gọi là Việt kiều để cho những bạn trong nước có thể hiểu một cách tương đối chính xác và có được cái nhìn đa diện về cuộc sống ở xứ người hơn.

Untitled-1_copy_copy

ảnh: nguồn VNexpress

Việt kiều hiện được chia ra làm 3 nhóm khác nhau:

1. Những người rời khỏi Việt Nam hơn 20 năm về trước bằng đường biển.

2. Những du sinh trẻ, những doanh nhân... ra nước ngoài trong vòng 16 năm trở lại đây.

3. Những người được gia đình bảo lãnh theo diện đoàn tụ hay là hôn nhân.

Nhóm 1:

a. Nhóm này đã rời Việt Nam và đang định cư tại xứ người, nhiều nhất là ở Mỹ.

b. Nhóm này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để bắt đầu cho cuộc sống tại xứ người, bởi vì:

- Lúc ra đi thì họ đã chấp nhận bỏ lại tất cả. Cho nên họ không ý tưởng nhìn lại, không so sánh để phải băn khoăn, hối tiếc. Họ đã có thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn phía trước.

- Họ nhận được những giúp đỡ tài chánh và mọi thứ cần thiết trong cuộc sống ngay từ những ngày đầu định cư.

- Nhóm người này bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhiều trình độ khác nhau:

+ Những người đã từng là công nhân, nông dân, làm việc chân tay thì cảm thấy thỏa mãn với những công việc mới tại xứ người (xét về mặt thu nhập và thái độ đối xử trong xã hội mới). Thế hệ thứ 2 của nhóm này cũng thành công nhiều trên con đường học vấn

+ Những người có bằng cấp tại Việt Nam thì lúc đầu cảm thấy bị hụt hẫng rất nhiều bởi vì phải làm lại tất cả từ đầu. Họ phải làm đủ thứ việc mà trước đây họ chưa từng làm. Tuy nhiên họ không còn có một chọn lựa nào khác cho nên dễ chấp nhận thực tế. Trong nhiều năm đầu, không ít những người trong nhóm này bị những người từng làm việc bằng chân tay coi thường, vì đã bị cho là "xuống cấp" cũng như có nguồn thu nhập kém hơn (vừa học vừa làm, hay là có làm thì cũng không bằng sức).

Những người này dù có nói thật về những khó khăn tại xứ người nhưng vẫn bị gia đình trách móc vì nhận thấy những người ít học hơn mà lại thường xuyên gởi tiền về để giúp đỡ người thân rất nhiều. Đây cũng là những nỗi bức xúc lớn đối với nhóm này, trong những ngày chân ướt chân ráo tại xứ lạ quê người. Thế nhưng, thời gian đã giúp một số đông trong nhóm này vượt thoát những khó khăn, đạt được những thành quả đáng kể về mặt học vấn và nghề nghiệp chuyên môn. Thế hệ thứ hai của nhóm này cũng đạt nhiều thành tích đáng kể về mặt học vấn và ổn định tài chánh gia đình cho nên những mặc cảm ban đầu dần dần đã được san bằng.

c. Do hội nhập được với xã hội nơi xứ người cho nên họ mất dần cảm giác buồn lo trong cuộc sống (trừ cái lo riêng của từng cá nhân). Họ có nhiều bạn bè từ những người đồng hương gặp nhau ở trại chuyển tiếp, gặp nhau ở xứ người qua các khóa học hay từ nơi làm việc (bao gồm cả những sắc dân khác).

Thêm nữa, bây giờ mọi thứ đều được "toàn cầu hóa", từ thông tin qua mạng, điện thoại viễn liên giá rẻ và họ lại có điều kiện dễ dàng để về thăm Việt Nam cho nên chuyện nhớ nhà, nhớ quê hương, chuyện thiếu tình người... không còn là vấn đề đáng quan tâm trong nhóm người này nữa.

Nhóm 2: Nhóm này chiếm một tỷ lệ không lớn so với nhóm 1. Những người trong nhóm này đã rời Việt Nam bằng đường máy bay cho nên:

- Họ đã không trải qua những chặng đường khốn khổ trước khi định cư như những người trong nhóm 1. Họ thường thiếu sự chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận khó khăn trước khi rời Việt Nam. Đôi khi nhóm này còn nhận được những thông tin sai lạc qua hình ảnh, những câu chuyện "nổ" của những người đi trước khiến họ mơ tưởng về một thiên đường nơi xứ lạ hơn là thấy được những thực tế khó khăn đang chờ đón.

- Họ có thể đang có một cuộc sống khá tốt, đang giữ một chức vụ cao cũng như sở hữu một số tài sản có giá trị khi còn ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi đến định cư tại nước ngoài họ vẫn còn "vương vấn" với những thứ ấy cho nên rất khổ sở để đối đầu với một cuộc sống mới. Họ cảm thấy "nhục" khi phải làm những công việc không phù hợp với "trình độ" hay là "giai cấp" của họ như tại quê nhà.

- Họ không nhận được tài trợ như người bản xứ cho nên gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính. Khó khăn về tài chánh sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về mặt tinh thần. Vì thế mà nhóm người này rất khó hội nhập và rất khó thành công nếu không kiên trì và dẹp bỏ tự ái cá nhân.

- Du học sinh có học bổng thì ít gặp trở ngại về chuyện học nhưng lại phải lo về mặt tài chánh (vì học bổng không đủ cho cuộc sống) cho nên cuộc sống cũng khá vất vả.

- Những du học sinh nhà giàu thì không lo về mặt tài chánh nhưng phần lớn thì có sức học không cao cho nên dễ nảy sinh lối sống "thoáng" rồi dẫn đến chuyện lơ là việc học và thất bại. Những bạn trẻ này không có chỗ đứng nơi xứ người.

- Những du học sinh không có học bổng nhưng cũng không có nguồn tài chánh dồi dào chu cấp từ gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học vì phải dành thì giờ để kiếm tiền để trang trải mọi chi phí. Nếu vượt qua nổi khó khăn, nhóm trẻ này có thể thành công và thích nghi với cuộc sống mới dễ dàng hơn. Nếu gặp thất bại thì cũng sẽ không có chỗ đứng trong xã hội xứ người.

- Ít bạn bè cộng với nỗi buồn nhớ quê nhà cùng những ràng buộc tình cảm gia đình trong nhóm này còn khá cao cho nên cuộc sống dễ bị chi phối và buồn chán. Cuộc sống tại xứ người rất nhàm chán đối với họ là chuyện hiển nhiên.

Nhóm 3: Nhóm này cũng chỉ là một con số rất nhỏ so với nhóm 1. Nhóm người nầy cũng tựa như nhóm 2 (chỉ khác là có một số có thể nhận được hỗ trợ tinh thần và tài chánh của thân nhân đi trước).

Nhóm người này cũng không dễ hội nhập nếu chưa dám bỏ hết những gì mà mình đã có trong khoảng thời gian ở tại quê nhà. Những ai từng làm việc bằng chân tay thì rất dễ hội nhập vì họ được nhiều hơn là mất khi đến xứ người. Cũng có một số cuộc hôn nhân bị đổ vỡ do đến với nhau bằng những tính toán tài chánh dành cho gia đình nhiều hơn là cho hạnh phúc của bản thân họ. Họ chỉ mượn đường đi để thực hiện cho được ý tưởng đó, những người này cũng nên thông cảm vì trên vai của họ có nhiều gánh nặng từ mọi phía.

Nhóm này cũng cần thời gian mới hội nhập và san bằng những khác biệt về cuộc sống tại xứ người. Trong số này có những bậc phụ huynh được ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình. Phần lớn, họ rất khó hội nhập với cuộc sống mới vì vấn đề tài chính, ngôn ngữ, văn hóa, có khi còn vướng bận tình cảm con cái hiện còn ở Việt Nam. Thêm vào đó họ lại có nhiều thời giờ thừa thãi. Tất cả những thứ ấy đã khiến cho họ nhìn thấy cuộc sống tại xứ người không thể nào thích hợp.

...

(trích bài chia sẻ của độc giả Người viễn xứ, theo vnexpress)

Đọc tiếp

10 điều suy ngẫm về cái chết Bin Laden

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6067

Chắc hẳn chưa ai có thể quên được những hình ảnh vụ khủng bố kinh hoàng hôm 11-9-2001 tại 2 tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới Mỹ khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. Ngày hôm sau, báo chí Mỹ đồng loạt giật title “Cuộc chiến trên đất Mỹ” làm cả thế giới bàng hoàng.

Sau đó một cuộc chiến thực thụ đã nổ ra nhưng không phải trên đất Mỹ mà là cuộc chiến toàn cầu chống lại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan mà tiêu biểu là tổ chức Al-Qaeda do Osama Bin Laden cầm đầu. Chính vụ khủng bố 11-9 đã khiến danh tiếng của y và phong trào hồi giáo cục đoan “lên như diều gặp gió” nhưng nó cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết bất ngờ của Bin Laden. Thực sự cái chết của ông trùm khủng bố có ý nghĩa như thế nào? Dưới đây là 10 điều suy ngẫm về cái chết của ông trùm khủng bố Osama Bin Laden.

6178807

1. Trên thực tế, cái chết của Obama không phải là tất cả nhưng nó mang một ý nghĩa rất lớn đối với cuộc chiến chống khủng bố. Đã nhiều năm Bin Laden phải trốn chạy và chỉ sống cuộc sống lay lắt ở đâu đó cùng với những tùy tùng thân cận chứ không thể tham gia quá nhiều vào cuộc thánh chiến của al-Qaeda.

2. Những người nghĩ rằng al-Qaeda sẽ sụp đổ sau cái chết của Bin Laden chắc hẳn sẽ phải thất vọng. Saddam Hussein bị giết nhưng không thể ngăn được các cuộc tấn công nổi dậy trên chiến trường Iraq và cái chết của Bin Laden cũng không có nghĩa là dấu chấm hết của đạo Hồi.

3. Khu liên hợp nhà của Bin Laden đã được xây dựng từ năm 2005. Vậy câu hỏi đặt ra là bao nhiêu người trong số các quan chức lãnh đạo cao cấp của Pakistan nhận thức được sự tồn tại của nhà lãnh đạo Al-Qaeda giữa đất nước mình?

4. Quyết định thực hiện một cuộc tấn công bằng trực thăng là vô cùng liều lĩnh nhưng đội đặc nhiệm SEALS của Hải Quân và CIA vẫn kiên quyết tiến hành. Tấn công bằng cách này dễ đánh động cho Bin Laden trốn thoát nhưng sau đó, họ đã thu được xác của y – điều giúp đập tan nghi ngờ về khả năng sống sót của ông trùm khủng bố.

5. Dù các hoạt động tình báo về Bin Laden được thu thập từ thời tổng thống Bush nhưng nó vẫn phát huy tác dụng trong chính quyền của tổng thống Obama cho thấy sự liên kết giữa các tổ chức tình báo Hoa Kỳ.

6. Cách Obama thể hiện vai trò của mình trong cuộc chiến chống khủng bố hết sức ấn tượng. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 đang đến gần và vài người khẳng định động thái này sẽ tạo ra một cú huých mạnh vào uy tín của tổng thống Obama. Tuy nhiên, cuộc bầu cử tổng thống 2012 được dự đoán là sẽ dựa nhiều vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Mỹ.

7. Rất nhiều người lo ngại về khả năng trả đũa ngay lập tức của tổ chức al-Qaeda nhằm trả thù cho thủ lĩnh vừa bị sát hại. Và khả năng đó thực sự là rất lớn bởi không phải bây giờ Al-Qaeda mới bắt đầu lên kế hoạch tấn công nước Mỹ.

8. Sự việc này sẽ ảnh hưởng tới Afghanistan như thế nào? Câu trả lời là hầu như không bởi các cuộc nổi dậy của Taliban ở quốc gia này hầu hết là do lực lượng Quetta Shura và mạng lưới Haqqani tiến hành. Al-Qaeda chỉ đóng góp một phần rất nhỏ.

9. Bầu không khí ở Washington khá ấn tượng và ngập tràn không khí hân hoan. Và điều đó là tương tự ở thành phố New York. Người dân khá hào hứng với chiến công của quân đội và reo hò ăn mừng.

10. Hiệu quả tác chiến của Mỹ đã được thế giới đánh giá cao bởi tính táo bạo, tức thời (không gây thương vong cho dân thường), tấn công trực diện (không phải phóng tên lửa từ máy bay không người lái) và nhanh gọn (toàn bộ chiến dịch chỉ mất khoảng 40 phút).

(theo vnexpress)

Đọc tiếp

Bảo trì cáp quang biển

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6534

Bắt đầu từ 2-5 đến 14-5, đơn vị vận hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) sẽ tiến hành triển khai bảo dưỡng tuyến cáp quang nhằm nâng cấp chất lượng hệ thống.

Fiber

Theo FPT Telecom, trong quá trình bảo trì, việc truy nhập các dịch vụ quốc tế như web, email, thoại, video... có khả năng bị ảnh hưởng.

Cụ thể, tốc độ đường truyền sẽ không ổn định trong khoảng thời gian nhất định ở khu vực các tỉnh phía Nam từ Thừa Thiên - Huế trở vào.

Các tỉnh phía Bắc hầu như không bị ảnh hưởng.

Dự án cáp quang biển AAG được khởi công tháng 4-2007, tổng vốn đầu tư khoảng 560 triệu USD với chiều dài gần 20.000 km, bắt đầu từ Malaysia (TM) và điểm cuối tại Mỹ (AT&T).

(Theo Tuổi Trẻ online)

Đọc tiếp

(Bản Anh-Việt) Thông báo của Tổng thống B.Obama về sự tiêu diệt Bin Laden

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5618

Bản tiếng Anh:

Good evening.  Tonight, I can report to the American people and to the world that the United States has conducted an operation that killed Osama bin Laden, the leader of al Qaeda, and a terrorist who’s responsible for the murder of thousands of innocent men, women, and children.
Đọc tiếp

Úc – Sydney: UTS’s oncampus accommodation

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/04/2011. Đăng trong Tìm chỗ trọ. Lượt xem : 5260

Providing on-campus accommodation for 720 students in studio, two and six bedroom shared apartments, UTS’s new housing tower opens in semester 2, 2011.

Applications are open now.

  1.  

The new student accommodation includes fully furnished rooms with multiple communal areas, including theatre, music, games, computer lab and study rooms, outdoor barbecue and rooftop terrace. It also offers students spectacular views of Sydney.

Prices start from A$226 per week, including furnishing, electricity, water and internet.

To read more about the new accommodation, take a virtual tour, or apply for a place, visit the UTS Housing website.

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115