Úc và vấn đề dân số ngày càng già đi

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 01/03/2010. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 7150

Uc-van-de-dan-so

Bộ Ngân khố Úc cho rằng người già hiện nay không còn là gánh nặng lớn. (AAP)


Mặc dù có nhiều tranh luận gay gắt và các thông tin trong báo cáo bị một số người có thế lực lợi dụng để trục lợi cho bản thân nhưng báo cáo cho thấy Úc vẫn có khả năng giải quyết tốt những vấn đề liên quan tới nhóm dân số già. Úc hiện đang có vị thế tốt hơn nhiều nước phương Tây khác trong vấn đề này.

Ngay từ khởi đầu, các báo cáo liên thế hệ luôn sử dụng lối nói hoa mỹ để cảnh báo về kết cục bi thảm trong tương lai. Cựu Bộ trưởng Bộ Ngân khố Peter Costello đã nêu ý kiến trong hai báo cáo đầu tiên về ‘quả bom dân số hẹn giờ’ và ‘Nhân khẩu học là vận mệnh đất nước’, trước khi hô hào người dân Úc sinh thêm con và làm việc lâu hơn để ‘cứu’ đất nước.

Ngôn từ trong báo cáo năm 2010 đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, báo cáo vẫn dẫn ra nhiều con số thống kê đáng sợ về chi phí chăm sóc y tế cao và số người già ngày càng tăng. Đương nhiên, báo cáo cũng đề cập đến những lời cảnh báo nghiêm túc của Bộ Ngân khố về việc cần kiểm soát chặt chẽ mức chi tiêu của chính phủ để có thể trang trải các chi phí. Nếu không, nền kinh tế nước Úc sẽ có nguy cơ sụp đổ. Báo cáo thậm chí còn nêu ra những cảnh báo nghiêm trọng về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, với dòng tin: Bộ Ngân khố hiện cho rằng dân số già không còn là gánh nặng của xã hội như trước đây thì nguyên nhân của việc này có thể là do người dân Úc đã sinh nhiều con hơn theo lời khuyên của cựu Bộ trưởng Ngân khố Úc, Peter Costello. Năm 2002, khi báo cáo liên thế hệ lần đầu tiên được công bố, tỉ lệ sinh là 1,75 trẻ sơ sinh/ phụ nữ. Bộ Ngân khố dự đoán tỉ lệ sinh sẽ giảm xuống còn 1,6 trẻ sơ sinh/phụ nữ vào năm 2042. Tỉ lệ này hiện nay là 1,9 trẻ em/ phụ nữ – không quá thấp so với tỉ lệ sinh thay thế – và Bộ Ngân khố dự đoán tỉ lệ này sẽ duy trì, mặc dù chưa rõ nguyên nhân.

Tỉ lệ sinh cao, cộng với số lượng người nhập cư lớn, có nghĩa là có thêm nhiều người đóng thuế, làm tăng thêm quỹ phúc lợi và kinh phí dịch vụ chăm sóc y tế dành cho người già. Khoảng cách tài chính giữa những khoản chi tiêu theo dự kiến và thu nhập của chính phủ trên thực tế đã được thu hẹp lại.

Giờ đây, vấn đề lớn là tìm nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho 36 triệu người, số dân mà quan chức chính phủ dự đoán sẽ cư trú ở vùng đất phía Nam rộng lớn vào giữa thế kỷ 21. Những cư dân mới sẽ hỗ trợ chi trả cho người già và đóng góp cho nền kinh tế nhưng cũng đặt thêm gánh nặng lên cơ sở hạ tầng cũ kỹ của nước Úc.

Những thông tin trong các báo cáo liên thế hệ có vẻ rất hợp lý. Tuy nhiên, những dự đoán về tỉ lệ sinh và dân số thay đổi cho thấy những con số trong những báo cáo này không chính xác. Mới ba năm trước đây, Bộ Ngân khố dự từng đoán dân số sẽ là 28 triệu người, ít hơn 20%. Như Yogi Berra, người nổi tiếng về tài bắt bóng chày và hay dùng trật nghĩa, từng nói: “Khó có thể đưa ra những dự đoán, đặc biệt là dự đoán về tương lai.”

Nếu những dự đoán thay đổi, những giải pháp chính sách được đề ra cũng phải thay đổi để phù hợp với sự thay đổi hệ thống quản lý nhà nước tại Canberra.

Sự hào phóng của Bộ trưởng Ngân khố Wayne Swan trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia và lời khiển trách Bộ Ngân khố về việc cần có thái độ nghiêm túc trong vấn đề tài chính giờ đây gắn liền với những lời kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia – để thúc đẩy năng xuất lao động và cung cấp chỗ ở cho số dân đang gia tăng. Như một nhà kinh tế học đã châm biến, điều này này giống như Thomas Malthus gặp John Maynard Keynes.

Bộ Ngân khố Úc cho rằng nếu chính quyền các bang có kế hoạch và đầu tư tốt từ trước, Úc có thể giải quyết được vấn đề gia tăng dân số, những cư dân mới sẽ đóng thuế để tăng ngân quỹ chi dùng cho người già. Kết quả hoạt động cho tới nay chưa có nhiều dấu hiệu khả quan. Nếu nhìn vào Sydney, thành phố lớn nhất nước Úc, nơi các con đường lớn bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm và những khu ngoại ô rộng lớn gần như không có các phương tiện giao thông công cộng, thì việc lập kế hoạch trước cho tương lai có rất nhiều ý nghĩa. Kết cục của thất bại có thể là sự suy giảm chất lượng cuộc sống hoặc gia tăng căng thẳng xã hội.

Tiếp đến là câu hỏi làm thế nào có thể chi trả các khoản dành cho người già? Không nhất thiết có sự đối lập giữa việc báo cáo liên thế hệ nhấn mạnh về việc phân chia những chi phí của chính phủ và việc tăng nguồn đầu tư công cộng. Tuy nhiên, rõ ràng đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Lời hứa của Bộ trưởng Bộ Ngân khố Wayne Swan về việc không tăng thuế đóng góp thêm cho GDP, mặc dù số người mới nhập cư nên thực hiện, ít nhất trong một khoảng thời gian, cung cấp thêm nguồn thu thuế.

Chính sách mới thu hút đầu tư từ công chúng được coi là một phương sách nhằm nâng cao năng suất lao động – một trong những giải pháp của Bộ Ngân khố đối với những vấn đề liên quan đến nhóm dân số già. Tuy nhiên, việc thúc đẩy tăng năng suất dễ dàng hơn việc thực hiện. Tỉ lệ tăng năng suất giảm xuống 1,4% trong thập kỷ vừa qua, dưới mức 2,1% đạt được vào những năm 1990. Tuy nhiên, thập kỷ 1990 là một thập kỷ đặc biệt. Năng suất được thúc đẩy bởi công cuộc cải cách kinh tế vi mô, tạo khả năng nâng cao hiệu quả, đồng thời, cuộc cách mạng tin học dẫn đến nguồn vốn đầu tư lớn, giúp làm tăng năng xuất lao động của từng công nhân. Giai đoạn này khó có thể lặp lại.

Tiếp đến là ‘sự tham gia’ của mọi công dân, nghĩa là khuyến khích người dân làm việc trong khoảng thời gian dài hơn. Các nhà hoạch định chính sách còn mong muốn thực hiện những chính sách khác ngoài việc quy định độ tuổi nghỉ hưu cao hơn, nếu không đó là tầm nhìn của chính phủ và Bộ Ngân khố. Bộ trưởng Bộ Ngân khố Wayne Swan thông báo trong báo cáo ngân sách vừa qua rằng độ tuổi nghỉ hưu sẽ được đẩy lên 67 tuổi vào năm 2017 và đó có lẽ mới chỉ là bước khởi đầu.

Vấn đề này có vẻ như đang đi theo chiều hướng xấu? Nếu so sánh Úc với những nước khác đang chịu ảnh hưởng của vấn đề tương tự, tình trạng nước Úc chưa phải quá tồi tệ.

Úc có nguồn tài chính công tốt, chế độ phụ cấp hưu trí cho tất cả người già và khoản tiền trợ cấp xã hội. Theo lẽ tự nhiên, chi phí cho chăm sóc y tế sẽ gia tăng khi số người già tăng lên. Tuy nhiên, chi phí cho chăm sóc sức khỏe ở Úc chỉ ở mức độ trung bình – tương đương với tỉ lệ ngân sách trung bình dành cho chăm sóc y tế ở các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Mặc dù vậy, người dân Úc được chung hưởng các dịch vụ công. Ở Mỹ, chi phí chăm sóc sức khỏe đang ở mức đáng kinh ngạc, với mức thâm hụt ngân sách lập kỷ lục, nhiều người làm công không có khoản tiền tiết kiệm dành cho lúc nghỉ hưu, không có những cuộc điều tra để cấp trợ cấp xã hội và nhiều người làm công lớn tuổi đã bắt đầu đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ chăm sóc y tế phúc lợi xã hội. Nhật Bản và nhiều nước Châu Âu đang đối mặt với vấn nạn giảm dân số và tỉ lệ người già gia tăng. Như vậy, chi phí cho người già ngày càng lớn hơn.

Các chuyên gia dự đoán rằng thu nhập và nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, chỉ có điều ở mức độ chậm hơn. Viễn cảnh này vẫn hứa hẹn nhiều hi vọng.

(Nguồn Bay Vút)

(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115