Tin tức

Vì Sao Nước Nóng Đông Nhanh Hơn Nước Lạnh?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/07/2012. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 4171

Tại sao nước nóng đóng băng nhanh lơn nước lạnh? Đây là câu hỏi hóc búa đã làm đau đầu các nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua.

Để khuyến khích mọi người tìm câu trả lời cho bí ẩn trên, Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh đã quyết định treo thưởng 1.000 bảng cho cá nhân hay tổ chức nào đưa ra giải thích thuyết phục. Mọi người có thể gửi câu trả lời đến ngày 30/7 tới.

alt

Bí ẩn hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh vẫn chưa có lời giải

Ông Brian Emsley, giám đốc truyền thông của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Anh, cho biết trên Daily Mail: “Người giành giải thưởng 1.000 bảng cần giải thích một cách thuyết phục cho hiện tượng nước nóng đóng băng nhanh hơn nước lạnh và có thể đưa ra một số ý tưởng sáng tạo.”

Hiện tượng nước nóng đóng băng hơn nước lạnh được gọi là ‘hiệu ứng Mpemba’, đặt theo tên học sinh cấp 3 Erasto Mpemba người Tanzania, sau khi học sinh này đưa câu hỏi cho các giáo sư tới thăm trường của cậu vào năm 1968.

Mpemba, đã nghiên cứu hiện tượng kỳ quái này suốt 5 năm, trước khi đưa câu hỏi cho giáo sư Denis Osborne thuộc trường đại học Dar es Salaam (Tanzania): “Nếu ông đưa hai cốc nước bằng nhau, một cốc có nhiệt độ 35 độ C và một cốc có nhiệt độ 100 độ C, vào tủ  lạnh, cốc nước 100 độ C sẽ đóng băng trước. Tại sao?”

Giáo sư Denis Osborne đã không trả lời được câu hỏi hóc búa của cậu học sinh cấp 3. Một năm sau đó, ông đã tiến hành một nghiên cứu về hiện tượng này và gọi nó là ‘Hiệu ứng Mpemba’.

Sau đó, rất nhiều giả thuyết dựa trên các hiệu ứng vật lý như bay hơi, đối lưu và làm chậm đông đã được các nhà  khoa học đưa ra để giải thích ‘Hiệu ứng Mpemba’, nhưng không giả thuyết nào thuyết phục được đa số giới khoa học.

Hà Hương ~ Theo Yahoo

Đọc tiếp

Doanh Nhân Gốc Việt Tin Chắc Facebook Sẽ… Thất Bại

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 28/06/2012. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 3813

"Tôi chắc chắn rằng Facebook sẽ thất bại", Bill Nguyễn khẳng định với tạp chí Fast Company vào tháng 3.2011 trước cả khi cho ra mắt Color.

Sinh năm 1971, Bill và gia đình rời Việt Nam từ khi còn nhỏ. Lớn lên ở Houston nhưng hiện nay, thung lũng Silicon mới là thiên đường của anh. Ngay từ khi ngồi trên ghế trường cấp ba, Bill đã khiến những người bạn Mỹ to lớn của mình phải ngưỡng mộ khi trở thành chủ tịch Liên minh Học sinh gốc Phi dù thực tế anh là người gốc châu Á.

alt
"Mỗi lần bắt đầu một thương vụ, tôi lại giống như hiệp sĩ Don Quixote. Nhưng tôi luôn cố gắng hết mình", Bill Nguyễn chia sẻ.

Với dáng người nhỏ bé và chỉ nặng hơn 60kg nhưng Bill Nguyễn luôn gây ấn tượng là một người tràn đầy năng lượng. Người ta có thể cảm thấy nguồn năng lượng bất tận ấy khi anh vung tay như làm trò tung hứng và giới thiệu về văn phòng của mình tại trung tâm thành phố Palo Alto (Mỹ).

Hay nguồn năng lượng giữ anh tỉnh táo suốt đêm dù chỉ uống CokeZero rồi ngay sáng hôm sau lại có thể chơi bóng bàn với các nhà phát triển phần mềm của mình. Hay nguồn năng lượng giúp anh luôn căng tràn sức trẻ như một chàng trai 20 tuổi và trên miệng luôn nở nụ cười chứ không phải người đàn ông đã qua ngưỡng 40 và có gia đình.

"Có một câu nói nổi tiếng của Don King: Cuộc chiến sẽ chỉ trở nên thú vị khi đối thủ của anh xuất hiện", Bill vừa cười vừa trích dẫn câu nói yêu thích của mình. Và câu nói đó hoàn toàn thích hợp khi nói về Bill Nguyễn, người luôn có những ý tưởng mới khiến các liên doanh tư bản, các ông chủ tập đoàn, những cây bút chuyên về công nghệ phải phát cuồng.

Điều đó được thể hiện rõ nhất trong thương vụ bán trang web Lala.com năm 2009 cho hãng Apple với giá 80 triệu USD. Và đó không phải là lần đầu tiên những nhà đầu tư công nghệ cao đổ hàng triệu USD cho những ý tưởng của Bill Nguyễn.

Sau 10 tháng làm việc với huyền thoại Steve Jobs ở Cupertino (California, Mỹ), người đàn ông nhỏ bé này quyết định đã đến lúc tự bước trên đôi chân của mình. "Khi làm việc cho Apple, tôi nhận thấy rằng hãng này đang mở ra một thời kỳ hậu PC (máy tính cá nhân). Tôi bắt đầu suy nghĩ rất nhiều về việc tận dụng điều này bởi thế giới hậu PC là vô cùng rộng lớn", Bill Nguyễn chia sẻ.

Bill Nguyễn tham gia buổi gặp mặt các CEO công nghệ hàng đầu của Mỹ do Thời báo Tài chính FT tổ chức.
Bill Nguyễn tham gia buổi gặp mặt các CEO công nghệ hàng đầu của Mỹ do Financial Times tổ chức.

Trước đó, anh từng bán Công ty Onebox chuyên về phần mềm chuyển tin nhắn với giá 850 triệu USD ở tuổi 29. Bill Nguyễn cũng từng rất thành công với Forefront. Sau ba năm phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO), công ty phần mềm này đã có giá trị lên tới 145 triệu USD.

Tiếp đó, với khoản đầu tư khiêm tốn 3 triệu USD, Bill Nguyễn bán công ty Freeloader với giá trị lên tới 38 triệu USD. Năm 1997, anh tiếp tục đầu tư 2,5 triệu USD vào Support.com chuyên về dịch vụ hỗ trợ từ xa dựa trên công nghệ đám mây và cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp đôi ngay khi phát hành lần đầu (32 USD/cổ phiếu).

"Tôi chắc chắn rằng Facebook sẽ thất bại"

Dự án mới đây nhất của anh mang tên Color khiến giới truyền thông ngỡ ngàng khi được các ông lớn đầu tư tới 41 triệu USD.

Vóc dáng nhỏ bé, trang phục giản dị và nụ cười thường trực trên môi nhưng Bill Nguyễn là người rất nghiêm khắc trong công việc.
Vóc dáng nhỏ bé, trang phục giản dị và nụ cười thường trực trên môi nhưng Bill Nguyễn là người rất nghiêm khắc trong công việc.

Nhưng ít người biết rằng, ý tưởng ban đầu của Bill về Color là một ứng dụng mang tên "Furr", một trò chơi thực tế ảo mà anh mô tả như một "thế giới hoạt hình Pixar trên di động". Tuy nhiên, sau 3 tháng miệt mài, anh ngộ ra rằng mọi người sẽ không đi loanh quanh với điện thoại thường trực trước mặt. Vậy là, đến tháng 12.2010, một ý tưởng mới ra đời: một mạng xã hội dành riêng cho thời đại di động mang tên Color.

Theo ý tưởng của Bill Nguyễn, Color là một ứng dụng rất mở để chia sẻ hình ảnh mà người dùng không cần tên hoặc mật khẩu. Người dùng sẽ tải ảnh lên mạng xã hội Color và có thể kết nối với những người dùng khác trong phạm vi 50m. Trạng thái của người dùng sẽ thay đổi mỗi khi họ di chuyển và chính điều này đã làm cho tính tương tác của Color mạnh hơn so với những mạnh xã hội hiện nay.

Bill luôn gây ấn tượng là một người tràn đầy năng lượng dù anh chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày.
Bill luôn gây ấn tượng là một người tràn đầy năng lượng dù anh chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày.

Bill Nguyễn tin rằng Color soán ngôi được "ông lớn" Facebook trên thị trường mạng xã hội đang bùng nổ hiện nay.

"Khi Steve Jobs đưa ra thế giới công nghệ hậu PC thì đồng nghĩa mọi công nghệ từng được viết ra trước đó đều trở nên vô nghĩa. Điều đó tương tự với Facebook, một mạng xã hội dựa trên những công nghệ cũ. Bạn phải ngồi trước máy tính và nói với nó bạn là ai hay bạn thích điều gì. Tôi chắc chắn rằng Facebook sẽ thất bại", Bill khẳng định với tạp chí Fast Company vào tháng 3.2011 trước cả khi cho ra mắt Color.

Giao diện của Color phiên bản đầu.
Giao diện của Color phiên bản đầu.

Đúng 17h ngày 23.3.2011 (giờ địa phương), Color phiên bản đầu tiên chính thức ra mắt. Tuy nhiên, phần mềm này ngay lập tức lộ rõ yếu điểm. Để tham gia vào Color, các nhóm người dùng phải ở những địa điểm giống nhau. Tuy nhiên, chưa có quá trình chạy đà nên nhiều người dùng như bị lạc vào thế giới ma, không người ở.

"Sau 30 phút tôi nhận ra, Chúa ơi, nó hỏng rồi. Quỷ thật, chúng ta đã phá hỏng tất cả. Tôi tưởng chúng ta xây dựng một Facebook tốt hơn nhưng hóa ra lại tự đút tay vào ổ điện", Bill thốt lên.

Tìm hiểu đối thủ sau khi... thất bại

Sau thương vụ bất thành, bạn bè và đồng nghiệp rất lo lắng rằng Bill sẽ suy sụp. Nhưng người đàn ông nhỏ bé chỉ cười và nói: "Tôi không bao giờ để cảm xúc xen vào công việc. Tôi có thể cãi nhau nảy lửa với ai đó nhưng chỉ 5 phút sau tôi đã quên luôn".

Hiện nay, Bill Nguyễn đang ấp ủ về một phiên bản mới của Color.
Bill Nguyễn đang ấp ủ về một phiên bản mới của Color.

Sau khi Color phiên bản đầu thất bại, bộ máy của ColorLabs đã có sự xáo trộn lớn khi Bill Nguyễn sa thải đồng chủ tịch Peter Phạm và giám đốc phát triển sản phẩm DJ Patil từ chức. "Tôi không muốn phí thời gian với những người không toàn tâm toàn ý và hay than vãn. Tôi tham gia mọi cuộc chơi và luôn giành chiến thắng. Ngay cả việc giảm cân, tôi cũng có chiến lược cho riêng mình và cố gắng thực hiện nó nhanh hơn những người khác. Kể cả khi phải vào viện, tôi cũng sẽ đánh bại tất cả bọn họ", Bill Nguyễn cho biết.

Và như để chứng minh điều đó, Bill tiếp tục lao vào nghiên cứu Color phiên bản mới. Trong thời gian này, anh bắt đầu lập cho mình một tài khoản Facebook và tìm hiểu kỹ hơn đối thủ của mình. Hiện nay, Bill Nguyễn với CEO Mark Pincus của công ty phần mềm Zynga chuyên sản xuất các trò chơi, ứng dụng trên mạng xã hội.

Pincus là ông chủ cũ của Bill khi anh còn là một lính mới ở thung lũng Silicon và giờ đây mục tiêu tiếp theo của doanh nhân gốc Việt là "xây dựng một công ty lớn hơn của Mark Zuckerberg". Anh hy vọng phiên bản mới của Color sẽ được chạy trên Facebook và tạo được cơn sốt như trò chơi FarmVille của Zynga trước đây.

Đầu tháng 5 vừa qua, Bill Nguyễn đã công bố thỏa thuận hợp tác với Verizon, nhằm cung cấp Color cho các khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng này. Chia sẻ về bí quyết thành công, triệu phú chưa tốt nghiệp đại học này cho biết: "Khi bắt tay vào một thương vụ mới, bạn không nhất thiết phải phát minh lại thế giới".

Theo Kiến thức
Đọc tiếp

Báo Mỹ bình luận về giáo dục Việt Nam

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 28/06/2012. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 3746

Anh Đào Quốc Huy và vợ là hai trong số những người "cắm rễ" bên ngoài cổng trường Thực Nghiệm lúc 3h sáng. Khi mặt trời lên, đám đông ùa vào, xô đổ cả cổng sắt, giẫm bồn hoa, chỉ để tranh suất mua hồ sơ vào học lớp một.

Trường tiểu học Thực nghiệm là một trong số những trường công hiếm hoi ở Việt Nam đi theo mô hình dạy học của Mỹ, thay vì cách dạy học thuộc lòng thường thấy. Khoảng 600 trẻ mẫu giáo trên khắp Hà Nội sẽ phải cạnh tranh nhau để giành 200 đơn xin học lớp một mùa thu này.

"Giống như chơi xổ số vậy", anh Huy, 35 tuổi, đi nộp hồ sơ cho con gái chia sẻ. "Chúng tôi cần phải gặp may".

Vụ chen lấn ở trường Thực nghiệm mới đây, chỉ gây ra một vài xô xát nhỏ và không ai bị bắt, nhưng lại phản ánh một vấn đề vốn là gánh nặng ở Việt Nam. Nền giáo dục nước nhà vẫn ở trong tình trạng trì trệ và lạc hậu, cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế. Và tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo hiện nay rơi vào tình trạng tuyệt vọng vì không thể thay đổi được tình hình.

gd
Phụ huynh học sinh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm để vào mua đơn xin học ở Hà Nội. Ảnh:Hoàng Hà


Tại quốc gia từng theo Nho giáo đề cao giáo dục và thi cử, các trường học ở mọi cấp đều đối mặt với tình trạng gian lận, hối lộ và thiếu các nhà nghiên cứu cũng như các chương trình tiêu chuẩn thế giới. Kết quả là số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các trường tư có chương trình quốc tế và sau đó ra nước ngoài học cao đẳng, đại học, ngày càng tăng.

Dù thu nhập trung bình của người Việt Nam chỉ dừng ở mức 1.400 USD, năm ngoái vẫn có hơn 30.000 người Việt theo học ở các trường của nước ngoài. Việt Nam xếp thứ 5 về số du học sinh ở Australia và thứ 8 ở Mỹ, trên cả Mexico, Brazil và Pháp.

Số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ đã tăng gấp 7 lần kể từ con số 2.000 học sinh trong thập kỷ vừa qua. Hầu hết trong số gần 15.000 học sinh theo học ở Mỹ năm ngoái không đi theo diện học bổng của các trường danh tiếng, mà thay vào đó là ghi tên vào các trường cao đẳng cộng đồng với học phí do gia đình chi trả, theo Viện Giáo dục Quốc tế ở New York.

Không giống những trường đại học ở nước láng giềng Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo đã đi vào cải cách sâu rộng từ những năm 1980, các trường đại học ở Việt Nam vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ với một thế giới đang toàn cầu hóa không ngừng, các chuyên gia nhận xét. Thay vào đó, giáo dục ở Việt Nam vẫn duy trì một hệ thống quản lý tập trung kém hiệu quả và thiếu tư duy phê phán.

Hình mẫu giáo dục Việt Nam là “một cho tất cả” và vì thế các nhà lãnh đạo “cần hành động nhiều hơn để biến giáo dục trở thành một trong những tài sản của quốc gia”, Mai Thanh, một chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội cho biết. “Tôi xem đó như một cơ hội bị bỏ lỡ”.

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Việt Nam vẫn ở mức 6%, dù là một trong những nước châu Á có tỷ lệ lạm phát cao nhất và nền kinh tế đang còng lưng gánh những công ty nhà nước trì trệ. Nhưng các nhà phân tích nhận định rằng khủng hoảng giáo dục sẽ khiến lực lượng lao động trong nước “cằn cỗi” và cản trở sự phát triển của quốc gia.

Intel, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, vừa phải vật lộn để tuyển dụng được các nhân viên lành nghề cho cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu từ trường Kennedy thuộc đại học Harvard cho biết.

Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho hay “cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực” của Việt Nam không hỗ trợ cho nhu cầu giáo dục đang tăng lên của quốc gia, trong khi các nhà nghiên cứu của Harvard nói rằng việc cải cách hệ thống giáo dục của Việt Nam đã bị “đóng băng” dù cho công cuộc cải cách và tự do hóa bắt đầu vào giữa những năm 1980.

Dù Việt Nam đã đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, tương đương một phần trăm trong tổng sản phẩm quốc nội, hơn so với nhiều nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình dương, vấn đề cốt lõi nằm ở quản lý kém chứ không do thiếu đầu tư.

“Chính phủ nhận thức sâu sắc rằng đang có sự bất mãn đối với thực trạng giáo dục hiện nay, trong những người kể cả người có điều kiện kinh tế và chính trị cao hơn lẫn những người bình dân đại chúng", Ben Wilkinson, đồng tác giả một báo cáo quan trọng năm 2008 và là phó giám đốc Chương trình Việt Nam của trường Kennedy ở TP. HCM nói. Ông thêm rằng vẫn còn quá sớm để nói về những hệ lụy của trào lưu học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài đối với tương lai của đất nước.

Một vấn đề khác là thực trạng các bậc phụ huynh hối lộ cho giáo viên để con em được điểm cao và khiến bằng cấp trở nên tầm thường. Trong một báo cáo năm 2010, Tổ chức Minh bạch Quốc tế có trụ sở tại Berlin đã kết luận rằng giáo dục là ngành tham nhũng thứ hai, sau ngành hành pháp, ở Việt Nam.

Truyền thông quốc gia thường xuyên đưa tin về những vụ bê bối liên quan đến giáo dục, trong đó vụ việc gây xôn xao gần đây nhất là việc giám thị ở một trường THPT dân lập tại tỉnh Bắc Giang ném đáp án cho các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Sau khi bị một thí sinh quay lại hành động gian lận này bằng camera, 6 giáo viên và cán bộ đã bị cách chức.

Đầu tháng này, Quốc hội Việt Nam đã thông qua một điều luật cho phép các trường đại học tự quản nhiều hơn, nhưng các nhà cải cách giáo dục thì vẫn tỏ ra hoài nghi.

“Nhiều trường đại học chỉ quan tâm đến chuyện làm sao để tuyển dụng được nhiều sinh viên nhất”, đại biểu quốc hội Mỹ Hương cho biết. “Rồi các cử nhân sẽ đi về đâu? Liệu họ có thể tìm được công ăn việc làm không?”.

Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam vẫn đang loay hoay nghĩ xem làm thế nào để giúp con em họ học tập tốt trong một hệ thống trường lớp lạc hậu như thế. Một trong những giải pháp phổ biến là đăng ký vào các lớp học thêm ban đêm do các giáo viên trường công, những người có mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng (250 USD), giảng dạy. Không giống các quan chức cấp cao, hầu hết các gia đình ở Việt Nam không đủ tiền cho con em theo học ở các trường tư và đi du học.

Tuy nhiên, vợ chồng anh Đào Quốc Huy, những người đã đợi cả đêm cùng nhiều bậc cha mẹ khác bên ngoài cổng trường Thực nghiệm, vẫn còn may mắn hơn nhiều phụ huynh. Cô con gái 6 tuổi của anh mới đây đã đỗ vào một trường khác với học phí 870.000 đồng/tháng (40 USD), rẻ hơn 10 lần so với một số trường tư thục.

“Mọi người đều muốn cải cách giáo dục nhưng chẳng thể làm gì cả”, anh nói.

(theo vnexpress.net)

Đọc tiếp

Australia đột phá trong chữa trị AIDS

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/06/2012. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4110

Cách thử máu tiện dụng này là cột mốc quan trọng trong công cuộc chống bệnh AIDS tại những nước đang phát triển.

Phương pháp thử máu nhanh với người đã bị Aids, thao tác nhanh gọn, chỉ cần trích 1 giọt máu của người bệnh, sau đó cho vào một thiết bị đặc biệt. Kết quả sẽ có chỉ sau 1 giờ đồng hồ.

h3

Khoa học gia Úc đã tiến một bước dài trong công cuộc chống HIV-AIDS tại các nước đang phát triển.

Hiện nay hàng triệu người trên thế giới vẫn chưa được chữa trị bằng thuốc chống vi-rút AIDS.

Như phóng viên Sophie Scott tường thuật, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Y khoa Burnet ở Melbourne cho hay phương pháp thử nghiệm rẻ và nhanh của họ có thể sẽ cải thiện tình trạng này.

Theo ước đoán, khi phương pháp này được phổ cập trên toàn thế giới vào năm 2013, thêm khoảng 15 triệu bệnh nhân tại các nước đang phát triển sẽ được chữa trị có hiệu quả hơn.

Đọc tiếp

Trí tuệ của bố quan trọng hơn tài sản

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 25/06/2012. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 3435

Đối với sự thành đạt của những đứa con, kinh nghiệm sống và hiểu biết của người bố có vai trò quan trọng hơn nhiều so với tiền, các nhà khoa học Mỹ khẳng định.

Trên đường đời của con, trí tuệ của bố quan trọng hơn nhiều so với tài sản. Ảnh:
Trên đường đời của con, trí tuệ của bố quan trọng hơn nhiều so với tài sản. Ảnh:shortstorybook.net.

Thực tế cuộc sống cho thấy con của những ông bố giàu thường hưởng mức thu nhập lớn hơn mức trung bình của xã hội khi họ tới tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều người lớn lên dưới sự nuôi nấng của những ông bố nghèo song vẫn đạt được mức thu nhập cao. Vì thế các nhà khoa học của Đại học Bigham Young tại Mỹ muốn biết tài sản hay trí tuệ của bố quan trọng hơn đối với tương lai của con,Telegraph đưa tin.

Đọc tiếp

Cuộc Thi Viết: “Hành trình cùng Du Học SET”

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 21/06/2012. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5770

 

banner web thi viet2 

Cuộc Thi Viết: "Hành trình cùng Du Học SET"

Nếu bạn từng chuẩn bị cho hành trang du học của mình, hoặc bạn đang tìm kiếm thông tin để lên kế hoạch du học dài hạn,

hãy viết để cùng chia sẻ và nhận quà!

 

Nhằm giúp các bạn đang là du học sinh và những bạn sẽ là du học sinh có cơ hội hiểu hơn về nhau, DU HỌC SET xin làm chiếc cầu nối tổ chức cuộc thi viết với 3 chủ đề theo sau đây với mục đích giúp các bạn có thể chia sẻ cho nhau những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm thực tế về hành trình du học. Hãy tham gia 1 hoặc cả 3 chủ đề để cùng chia sẻ và nhận được những phần thưởng giá trị.

 

Chủ đề: IELTS và bạn

ielts

Ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu đối với các bạn học sinh, sinh viên, đặc biệt là các bạn có ý định đi du học. Thế nên, nếu bạn là một trong những ứng viên thi IELTS* thì hãy nhanh tay viết bài chia sẻ về việc học và luyện thi IELTS ngay hôm nay.

*IELTS - Hệ Thống Trắc Nghiệm Anh Ngữ Quốc Tế (International English Testing System: là kỳ thi tiếng Anh dành cho các đối tượng muốn học tập và sinh sống tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính)

Giải thưởng: 01 suất dự thi IELTS miễn phí tại tp Hồ Chí Minh vào tháng 9/2012 (thi vào một trong các ngày: 01, 15, 22 tháng 9)

Đối tượng tham gia: các học viên đang luyện thi IELTS hoặc chuẩn bị làm hồ sơ du học tại SET.

Nội dung bài viết gợi ý: hãy chia sẻ về ích lợi của IELTS, các kỹ năng, phương pháp học, và tầm quan trọng của IELTS đối với bản thân bạn. Nguồn tham khảo có thể lấy từ chuyên mục IELTS tại trang web Du Học SET www.set-edu.com

 

Chủ đề:  Cảm nhận du học Australia cùng SET Education

duhoc

Lo lắng về việc xin visa du học, khó khăn bỡ ngỡ của những ngày đầu đặt chân đến nước Úc, những kinh nghiệm “nhớ đời” những ngày đầu đặt chân đến nước Úc, v.v. chắc chắn đó là những kỷ niệm sẽ theo bạn suốt trong cuộc hành trình tại xứ sở Kangaroo này. Và chắc chắn bạn muốn chia sẻ đến những người bạn mới đến. Hãy viết để cùng chia sẽ những kinh nghiệm và cảm xúc của mình đến các bạn du học sinh tương lai để họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hành trình đầy thủ thách nhưng vô cùng thú vị này nhé.

Giải thưởng: 01 Giftcard mua sắm tại Coles trị giá 100 Auds (dành cho bài viết xuất sắc nhất)

Đối tượng : Du học sinh hiện đang học tập tại Australia đã từng sử dụng dịch vụ du học tại SET.

Nội dung bài viết gợi ý: Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của mình về nước Úc những ngày đầu chuẩn bị hồ sơ đến Úc, khi đã đặt chân tới Úc, những gì cần chuẩn bị tốt hơn trước khi lên đường, những gì DU HỌC SET đã làm được và chưa làm được cho cuộc hành trình du học của bạn, v.v...

 

Chủ đề : Hoạch định du học Australia cùng SET Education

scholarship

Lập kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn chinh phục đỉnh cao tri thức cũng như hạn chế những khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình học tập. Hãy chia sẻ kế hoạch du học của mình với các bạn cùng chí hướng.

Giải thưởng: 02 học bổng 5 tuần tiếng anh tại Insearch (02 giải dành cho 2 bài thi hay nhất)

Đối tượng tham gia: Học sinh sẽ làm hồ sơ tại SET có kế hoạch học tiếng anh UTS: Insearch từ 10 tuần trở lên + các khóa Dip, Foundation tại UTS: Insearch – Campus Sydney.

Nội dung bài viết gợi ý: Vạch ra mục tiêu mà mình muốn đạt được khi du học, lập kế hoạch, phương pháp thực hiện, v.v..

 

I.Yêu cầu bài dự thi

- Bài dự thi viết bằng tiếng Anh, riêng chủ đề" Cảm nhận du học Australia cùng SET Education" có thể tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

- Viết nội dung theo chủ đề

- Nội dung bài dự thi chưa từng được đăng tải trên bất cứ các phương tiện truyền thông nào.

- Độ dài của bài thi được giới hạn tối đa 450 từ.

 

II.Cách thức dự thi

Bước 1: Người tham gia cuộc thi gửi bài về địa chỉ email: duhocSET@set-edu.com trong thời gian diễn ra cuộc thi  với tiêu đề: Hành trình du học cùng SET EDUCATION – tên chủ đề. Nội dung Email: thông tin cá nhân (Họ &tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, email, số điện thoại, địa chỉ facebook).

Bước 2: sau khi nhận được email của người tham gia, Du Học SET sẽ đăng các bài dự thi hợp lệ trên các kênh thông tin của Du Học SET: facebook http://www.facebook.com/SETedu , website http://www.set-edu.com

Bước 3: người tham gia sẽ kêu gọi bạn bè vào ủng hộ bài dự thi của mình bằng cách ấn like bài dự thi của mình (40% điểm của bạn do độc giả bình chọn)

Bước 4: kết thúc ngày 25/8/2012, admin sẽ tổng kết số Like và chấm điểm (40 % điểm Like, 60% điểm ban giám khảo chấm)

Bước 5: ngày 30/8/2012, admin sẽ đăng kết quả người chiến thắng, đồng thời tiến hành gọi điện thoại thông báo tham dự event nhận phần thưởng

 

III.Thời hạn của cuộc thi

- Bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 20/6/2012 đến hết ngày 25/8/2012

- Kết quả của cuộc thi sẽ được thông báo sau 5 ngày (30/8/2012) sau khi cuộc thi kết thúc.

 

IV. Quy định dự thi

- Bài dự thi hoàn toàn mất giá trị và thí sinh sẽ mất quyền tham gia nếu bài dự thi đó có biểu hiện sao chép.

- Nội dung bài dự thi không được vi phạm các quy định của pháp luật, không trái ngược với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, không liên quan đến các vấn đề chính trị, tôn giáo hoặc vi phạm các quy định pháp luật khác.

- SET Education không chịu trách nhiệm về bản quyền cũng như trách nhiệm pháp lý của bài dự thi.

- Ban tổ chức có thể sử dụng bài thi của thí sinh để đăng tải trên các phương tiện truyền thông của SET.

- Ban tổ chức có thể thu hồi giải thưởng và hủy bỏ kết quả đối với những tác phẩm vi phạm thể lệ cuộc thi.

 

 

Chúc các bạn may mắn!

Liên lạc SET nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cuộc thi.

Đọc tiếp

Du Học Úc: Chi Tiêu và Việc Làm

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 18/06/2012. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 4156

Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Australia chi khoảng 320 đô la Australia cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 đô la Australia/một tuần. Tất nhiên các con số này chỉ mang tính chất hướng dẫn, thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người…

money

Ngân sách chi tiêu

Điều kiện tiên quyết là học sinh nên có một kế hoạch chi tiêu bao gồm các phí tổn như chỗ ở, thực phẩm, di chuyển, quần áo và giải trí. Đối với trường hợp học sinh có gia đình đi cùng, nếu có con nhỏ cũng cần tính toán chi phí giữ trẻ.

Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Australia chi khoảng 320 đô la Australia cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 đô la Australia/một tuần. Tất nhiên các con số này chỉ mang tính chất hướng dẫn, thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người.

Khi đến Australia, học sinh có thể đổi ngoại tệ sang tiền tệ Australia tại các quầy đổi tiền ở phi trường, ngân hàng hoặc tại khách sạn. Học sinh có thể dùng trực tiếp các loại ngân phiếu du lịch (travellers cheque) nếu giá trị của ngân phiếu du lịch được tính bằng đơn vị đồng đô la Australia hoặc cũng có thể vào ngân hàng đổi các chi phiếu này ra tiền Australia hay đổi sang tiền mặt tại các khách sạn lớn và một số cửa tiệm.

Tốt hơn hết là học sinh nên mở một trương mục ngân hàng ở Australia. Ðể làm điều này, học sinh cần mang theo thị thực và giấy tờ chứng minh nơi cư ngụ. Các dịch vụ ngân hàng ở Australia có sự cạnh tranh ráo riết với nhau nên cũng cần có sự cân nhắc kỹ cho phù hợp với điều kiện cá nhân. Australia có hơn 20 công ty tài chính trong và ngoài nước. Các ngân hàng lớn đều có chi nhánh tại các thành phố và các trung tâm khu vực. Hầu hết các trung tâm thương mại đều có các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine). Học sinh có thể dùng các máy ATM để ký gửi hoặc rút tiền hầu như bất kỳ lúc nào. Ða số các cửa hàng lớn, các siêu thị và các cửa tiệm bán hàng chuyên có trang bị tiện nghi trả tiền điện tử (EFTPOS). Với tiện nghi này, khách hàng có thể dùng các loại thẻ ngân hàng để thanh toán tiền mua đồ và trong một số trường hợp còn có thể rút thêm tiền mặt nữa.

Du học sinh cũng cần lưu ý rằng ở Australia không có tập tục cho tiền buộc-boa. Các khách sạn và nhà hàng cũng không áp dụng lệ phí phục vụ. Tại những nhà hàng sang trọng, khách hàng thường thưởng cho nhân viên phục vụ (bồi bàn) một món tiền buộc-boa, khoảng 10% hoặc ít hơn chi phí ăn uống, nếu cảm thấy được phục vụ chu đáo và tận tình. Học sinh có thể phải trả tiền khuân vác tại các nhà ga. Riêng tại các khách sạn, đây là một dịch vụ miễn phí. Nói chung việc cho tiền buộc-boa tùy thuộc vào sở thích cá nhân chứ không bắt buộc tại Australia.

Việc làm trong thời gian học tập

Du học sinh đến Australia theo diện thị thực du học có thể nộp đơn xin được phép làm việc trong khi đi học. Sau khi được chấp thuận, học sinh có thể làm các công việc không thường xuyên, tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian đang học tại trường, và làm các công việc toàn thời trong thời gian nghỉ hè. Riêng đối với du học sinh đang theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo diện thị thực thứ hạng 574, họ có thể làm việc không giới hạn số giờ. Tất nhiên học sinh cũng cần xác định rõ rằng số tiền kiếm được ở Australia chỉ là thu nhập bổ xung và không nên xem đó là nguồn thu nhập duy nhất.

Các thành viên trong gia đình cũng có thể nộp đơn xin Bộ Di trú Australia chấp thuận cho làm việc tối đa 20 giờ/tuần và có thể đi làm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, học sinh chỉ có thể xin cấp loại thị thực cho phép làm việc sau khi học sinh đến Australia và đã nhập học. Lệ phí nộp đơn là 50 đô la Australia.

Ða số du học sinh xin làm những công việc không thường xuyên hoặc bán thời trong thời gian học tập. Có một số công việc có liên hệ chặt chẽ với ngành học (chẳng hạn như các sinh viên sĩ quan ngoài thời gian học ở trường, họ tham gia các công việc tại đơn vị trong những thời gian còn lại, hoặc các sinh viên luật khoa thường xin làm việc bán thời tại các văn phòng luật sư). Một số sinh viên đi dạy kèm học sinh phổ thông, hoặc làm các công việc trong trường như căng tin, nhà sách, văn phòng hoặc phụ tá trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra du học sinh cũng có thể tìm các công việc bên ngoài như bán hàng, giữ trẻ, làm vườn, tiếp tân, bồi bàn, hái trái cây hoặc các công việc khác.

Việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học của Australia thường có nhiều chọn lựa nghề nghiệp, bao gồm những việc làm đầy hứng thú và thách đố như làm việc cho các ngân hàng lớn, các công ty tư vấn về quản trị, các công ty liên quốc, các tổ hợp pháp lý, công ty công nghệ cao và rất nhiều ngành nghề khác.

Rất nhiều trường cao đẳng và đại học có tổ chức các buổi hội thảo để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp trở về quê nhà, và những lời khuyên về vấn đề tìm việc làm.

Australia và các nước trên thế giới đều có những công ty tuyển mộ nhân viên giúp sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm thích hợp và cung cấp các dịch vụ cố vấn nghề nghiệp. Nhiều công ty lớn có riêng dịch vụ tuyển mộ nhân viên và đánh giá cao những sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm quốc tế chẳng hạn như những sinh viên tốt nghiệp với một văn bằng của Australia.

Chương trình di dân theo diện tay nghề của Chính phủ Australia nhắm vào các thành phần trẻ, có trình độ giáo dục, tay nghề và những khả năng xuất sắc có thể đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế nước Australia. Trong tổng số những di dân sang Australia theo diện tay nghề thì có đến phân nửa là những thành phần du học sinh đã tốt nghiệp tại Australia. Số lượng di dân theo diện tay nghề trong thời gian gần đây đã gia tăng vì sự thành công trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đến Australia lập nghiệp, đặc biệt là trong những ngành đang có nhu cầu cao như công nghệ thông tin, y tá và kế toán. Ðể có thể di dân sang Australia theo diện tay nghề, học sinh cần đạt đủ điểm theo hệ thống tính điểm di dân và hội đủ một số yêu cầu cơ bản như hạn tuổi của người xin di dân không quá 45 tuổi, có đủ khả năng Anh ngữ, có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng, hoặc kinh nghiệm làm việc có liên hệ đến nghề nghiệp học sinh đề cử trong đơn xin di dân. Học sinh sẽ được thêm điểm nếu có các bằng cấp của Australia.

(Nguồn: Vpluz)

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115