Tin tức

Những Tỷ Phú Không Thích “Khoe Của”

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 17/01/2013. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 3187

“Mang tiếng” là tỷ phú nhưng những cá nhân siêu giàu này không chạy theo lối sống xa hoa. Họ giản dị từ cách ăn mặc và rất hào phóng chi tiền cho các hoạt động từ thiện.

Trang Business Insider đã điểm qua những tỷ phú nổi tiếng có phong cách sống khiêm nhường, không màng tới du thuyền, siêu xe, nhà đẹp..:

Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn Berkshire Hathaway

Những tỷ phú không thích “khoe của”
Có trong tay 46 tỷ USD, Warren Buffett  vẫn sống ở thành phố quê hương Omaha, Nebraska, trong ngôi nhà ông mua với giá 31.500 USD từ 5 thập niên trước. Nằm trong số những người giàu nhất thế giới nhưng Buffett không hề có du thuyền. “Hầu hết mọi thứ đồ chơi chỉ gây vướng víu”, Buffett từng nói.

Kết hôn với người vợ thứ hai, Buffett chỉ tổ chức một đám cưới ngắn gọn vào buổi chiều tại nhà riêng của con gái ở Omaha. Là một nhà từ thiện nổi tiếng, Buffett đã chi nhiều tỷ USD cho hoạt động này và kêu gọi Chính phủ Mỹ tăng thuế đánh vào nhà giàu.

Mark Zuckerberg, CEO mạng xã hội Facebook

Những tỷ phú không thích “khoe của”
Sáng lập và đứng đầu mạng xã hội lớn nhất hành tinh, việc Zuckerberg sở hữu tài sản 9,4 tỷ USD không khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, anh chàng mới 28 tuổi lại có lối sống rất giản dị. Cách đây ít lâu, Zuckerberg đã nâng cấp ngôi nhà mà anh mua với giá 7 triệu USD ở Palo Alto, nhưng nhiều người cho rằng, ngôi nhà này vẫn chưa xứng tầm với anh.

Zuckerberg sử dụng một chiếc xe Acura “vì nó an toàn và không phô trương”. Trong ăn mặc, Zuckerberg từ lâu vẫn trung thành với chiếc áo phông màu ghi xám và chiếc áo khoác nhẹ có mũ mỗi khi đến văn phòng. Ảnh cưới của Zuckerberg được chụp ngay trong sân nhà. Thậm chí, trong kỳ nghỉ trăng mật tới Italy, vợ chồng anh bị bắt gặp đang ăn đồ ăn nhanh ở một cửa hiệu McDonald’s.

Azim Premji, Chủ tịch công ty dịch vụ công nghệ Wipro Limited


Những tỷ phú không thích “khoe của”
Là “sếp tổng” một hãng công nghệ khổng lồ và sở hữu khối tài sản trị giá 12,2 tỷ USD nhưng Premji theo dõi tới cả số cuộn giấy toilet được sử dụng trong công ty. Ông thường xuyên nhắc nhở nhân viên phải tắt đèn khi ra khỏi văn phòng. Mỗi khi đặt chân xuống sân bay Bangalore sau chuyến công tác, Premji lại bắt một chiếc xe chở khách ba bánh để về nhà. Chiếc xe ô tô mà ông sử dụng là một chiếc xe Ford đã cũ.

“Premji làm cho nhân vật lão hà tiện trở nên giống như ông già Noel”, một nhân vật trong làng công nghệ ở Bangalore nhận xét.

David Cheriton, Giáo sư Đại học Stanford


Những tỷ phú không thích “khoe của”
Có 1,3 tỷ USD nhờ nắm giữ cổ phiếu của công cụ tìm kiếm Google nhưng giáo sư Cheriton không ưa ý tưởng về cuộc sống như một tỷ phú. “Tôi thực sự không thích điều đó. Những người xây ngôi nhà với 13 phòng tắm ắt hẳn có vấn đề”, ông từng nói.

Ông đã trách mình là “vung tay quá trán” khi tham gia một chuyến lướt gió ở Hawaii. Còn lần “tiêu hoang” nhất của Cheriton là khi ông chi tiền mua một chiếc xe ôtô  Honda Odyssey đời 2012.

Karl Albrecht, đồng sáng lập hãng bán lẻ Aldi

Những tỷ phú không thích “khoe của”
Hãng bán lẻ Aldi của châu Âu được ví như hãng Walmart của Mỹ. Karl Albretch cùng với người em trai Theo sáng lập nên hãng này và nhờ đó đã trở thành tỷ phú. Karl hiện có khối tài sản ròng 25,4 tỷ USD. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có mẹ làm nghề bán tạp hóa và cha làm nghề thợ mỏ, anh em là Albretch giản dị trong cả phong cách kinh doanh lẫn lối sống.

Khi Theo bị bắt cóc 17 ngày vào năm 1971, Karl đã ra sức đàm phán với những kẻ bắt cóc để chỉ phải chi ra một khoản tiền chuộc 4 triệu USD. Số tiền này được anh em họ ghi vào sổ sách là chi phí kinh doanh.

Christy Walton, người thừa kế hãng bán lẻ Walmart


Những tỷ phú không thích “khoe của”
Bà Walton là người vợ góa của John T. Walton, một trong các con trai của nhà sáng lập hãng Walmart, Sam Walton. Người phụ nữ này là chủ nhân của khối tài sản ròng 27,9 tỷ USD, nhưng bà thích nuôi dạy con trai mình theo cách bình dân trong một ngôi nhà có từ năm 1896 ở National City, California. Sau khi người chồng qua đời vì tai nạn máy bay, bà Walton đã tặng ngôi nhà này cho một tổ chức từ thiện.

Ingvar Kamprad, nhà sáng lập hãng bán lẻ nội thất IKEA

Những tỷ phú không thích “khoe của”
Nhà sáng lập hãng bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới IKEA Ingvar Kamprad, người có 3 tỷ USD, có lần cho biết, ông sử dụng một chiếc xe Volvo 15 năm tuổi và thường xuyên đi máy bay khoang bình dân. Trong ngôi nhà ở Thụy Sỹ, Kamprad được cho là sử dụng hầu hết những đồ nội thất không hề đắt mà IKEA vẫn bán. Vợ chồng ông thường đi ăn ở những nhà hàng rẻ tiền và ra sức mặc cả mỗi khi ra chợ.

Carlos Slim Helú, Chủ tịch kiêm CEO hãng viễn thông Telmex

Những tỷ phú không thích “khoe của”
Sở hữu 69 tỷ USD và là người giàu nhất thế giới nhưng Carlos Slim sống khá giản dị. Tỷ phú tự mình làm nên sự nghiệp này vẫn sống trong ngôi nhà khiêm tốn với 6 phòng ngủ suốt 30 năm qua và tự lái xe đến văn phòng mỗi ngày. Ông cũng không sắm du thuyền hay máy bay riêng.

Amancio Ortega, nhà sáng lập thương hiệu thời trang Zara


Những tỷ phú không thích “khoe của”
Năm 2012 là một năm thành công đối với ông chủ thương hiệu Zara, khi giá trị tài sản ròng của ông tăng thêm 22,2 tỷ USD. Mặc dù vậy, nhân vật hiện có trong tay số tài sản 57,5 tỷ USD này “nói không” với lối sống xa hoa. Hai vợ chồng nhà Ortega vẫn sống trong một căn hộ chung cư khiêm nhường ở Tây Ban Nha. Đứng đầu một hãng thời trang như ng Ortega rất giản dị. Ông thường xuyên mặc áo khoác màu xanh, áo sơ mi trắng và quần màu xám hàng ngày.

Ngày nào Ortega cũng đến uống cà phê ở một quán duy nhất. Buổi trưa, ông ăn cùng với nhân viên trong nhà ăn của công ty. Chiếc xe ông dùng là một chiếc Audi A8 không quá đắt tiền. Tuy nhiên, ông cũng sở hữu một chiếc máy bay tư nhân The Global Express BD-700 có giá 45 triệu USD của nhà sản xuất Bombardier.

Tim Cook, CEO hãng công nghệ Apple


Những tỷ phú không thích “khoe của”
Có thể chưa giàu có như những nhân vật kể trên, nhưng Cook của hãng Aple được hưởng những khoản thù lao hậu hĩnh. Ông đã được Apple trả 378 triệu USD trong năm 2011. Mặc dù vậy, Cook vẫn duy trì phong cách sống giản dị. Ông ở trong một ngôi nhà đơn giản rộng hơn 220m2 ở Palo Alto mua với giá 1,9 triệu USD vào năm 2010.

 “Tôi muốn được nhắc nhở về việc tôi từ đâu đến, và việc đặt bản thân mình trong một môi trường bình dị giúp tôi làm điều này. Tiền không phải là động cơ của tôi”, Cook nói trong cuốn sách Inside Apple.
 
trích từ dântri
Đọc tiếp

Hai chàng trai Việt làm giàu trên đất Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/01/2013. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 4886

 

ThumbnailCABEJZWV

Trang web goinghomesale.com do hai chàng trai 8X người Việt thành lập đã trở thành địa chỉ quen thuộc và tin cậy để hơn 40.600 sinh viên quốc tế tại Melbourne, Úc, đi tìm những món đồ rẻ mà tốt.

Nhiều độc giả của website trên còn tìm được những thông tin hữu ích liên quan trực tiếp tới đời sống của sinh viên như thuê nhà, hay các thay đổi về luật di trú.

Việc phát triển và điều hành trang web cũng tạo cơ hội cho hai "ông chủ 8X" Ngọc Hiệp và Phúc Ngọc được cọ xát với môi trường kinh doanh thực tế ở Úc và thu nhập hơn 6.000 đô la Úc mỗi tháng.

 

Ý tưởng độc đáo


Những ngày đầu đặt chân đến Melbourne (thuộc bang Victoria- Úc) bắt đầu việc học, Hiệp tốn rất nhiều thời gian cho việc tìm kiếm nhà ở và sắm vật dụng trong nhà. Chia sẻ với các anh chị khóa trên, cậu thấy đây là tình trạng chung của tất cả mọi người.


Đặc biệt có nhiều sinh viên khi tốt nghiệp xong về nước thì những vật dụng cồng kềnh như máy sưởi, quạt, giường, ti vi, tủ lạnh... không thể mang về được và có nhu cầu bán nhanh. Điều đó thúc đẩy Hiệp có suy nghĩ phải kết nối giữa 2 đối tượng cung và cầu này.

Còn với Ngọc, ngay năm học đầu tiên, đã làm chương trình "going home sale" cho nhà trường và đạt được điểm xuất sắc với chương trình này.

Cùng chung ý tưởng, Ngọc và Hiệp bắt tay và cùng nhau thành lập trang web phục vụ cho nhu cầu của sinh viên. Hai người lại muốn kiểm chứng những gì học ở trường qua công việc thực tế. Trang web được xây dựng lên và sau 2-3 ngày có 144 người đăng ký. Mỗi ngày, số lượng thành viên càng tăng.

 

Ước mơ thành hiện thực

Những ngày đầu thành lập website, Ngọc và Hiệp cũng gặp một số khó khăn như việc tìm hiểu thị trường, quỹ thời gian dành cho việc học bị eo hẹp lại nhưng rồi những giọt mồ hôi đổ trên xứ người, những vất vả nhọc nhằn, bao đêm thức trắng… đã đền đáp cho hai chàng sinh viên kết quả xứng đáng.

Sau 5 năm được thành lập, goinghomesale.com ở giai đoạn phát triển nhanh. Mỗi ngày Ngọc và Hiệp kiếm được hơn 200 đô la Úc, đặc biệt tháng 5 đến tháng 8 thì mỗi ngày kiếm 560 đô la.

Thành viên của trang web không phải trả tiền mà nguồn thu nhập đến từ các công ty tài trợ. Người truy cập còn được tư vấn miễn phí về những vấn đề liên quan đến di trú bởi hai luật sư.

Hiệp chia sẻ: “90% thu nhập của going home sale là đến từ google bằng việc mỗi thành viên vào đó click vào một quảng cáo sẽ đem lại 25 đến 40 cent cho chúng tôi”.

Khi nhiều du học sinh vào trang web tìm được những vật dụng, món đồ ưng ý với giá rẻ thì họ có nhu cầu cần vận chuyển. Nhận thấy được điều đó nên có rất nhiều công ty đăng quảng cáo trên website của Ngọc và Hiệp về dịch vụ chuyên chở.

Khi đăng quảng cáo cho các công ty như thế thì 2 chàng trai lại có thêm nguồn thu nhập mới. Hiệp và Ngọc còn quảng cáo cho các công ty bán vé máy bay, nhất là thời gian sinh viên được nghỉ, có thể họ đi du lịch hoặc về nước. Ngọc đã tốt nghiệp Cử nhân Đào tạo Doanh nhân (Bachelor of Entrepreneurship) và Hiệp đang theo học ngành Quản lý Xây dựng tại Melbourne.

(Nguồn: Quê Hương)

Đọc tiếp

10 Bộ Phim “Đỉnh” Nhất 2013

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/01/2013. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 3587

Chúng được chờ đón bậc nhất không chỉ nhờ quy mô “bom tấn”, mà còn nhờ là phim phần tiếp hoặc làm lại từ những cái tên đã quá quen thuộc. 

Oz: The Great And Powerful

alt
Phim “Oz: The Great And Powerful”

Bộ phim đưa người xem trở lại vùng đất kỳ ảo do nhà văn L. Frank Baum sáng tạo trong loạt tiểu thuyết 14 tập xuất bản trong khoảng 1900 – 1920, từng được đưa lên màn ảnh lần đầu vào năm 1939 với bộ phim kinh điển “The Wizard of Oz”. Tài tử James Franco vào vai nhà ảo thuật Oscar Diggs bị kéo vào vùng đất của Oz, nơi mà anh phải vượt qua nhiều thử thách của ba nàng phù thủy xinh đẹp Theodora (Mila Kunis), Evanora (Rachel Weisz) và Glinda (Michelle Williams). Để hóa thân vào nhân vật, James Franco đã phải bỏ nhiều tháng đi học những trò ảo thuật như cách rút từ bên trong chiếc nón ra những con bồ câu hay ngọn lửa. Phim 3D của đạo diễn Sam Raimi, người từng làm “Người nhện” phiên bản 2002, ra mắt thế giới, trong đó có VN, vào ngày 8/3.

Iron Man 3

 

alt
Phim “Iron Man 3”


 Nếu không kể lần góp mặt chung trong “The Avengers”, bộ phim tụ tập dàn siêu anh hùng của hãng Marvel hè năm ngoái, thì cứ cách một năm, anh chàng Tony Stark người sắt lại đứng lên…cứu thế giới một lần. Trong lần thứ 3 trở lại để…hốt bạc này, người sắt được nói là sẽ phải đối diện với những kẻ thù rất hung ác, đã phá hủy toàn bộ thế giới mà anh gầy dựng. Một phần của bộ phim được quay ở Trung Quốc, như một bước đi trong kế hoạch mà Hollywood muốn gắn chặt hơn với thị trường chiếu bóng có hơn 1,3 tỷ dân. “Người sắt 3” do Shane Black đạo diễn, sẽ mở màn cho mùa phim hè 2013 vào ngày 3/5.

Star Trek Into Darkness

 

alt
Phim “Star Trek Into Darkness”


Bộ phim thứ 12 của loạt phim “Star Trek”, nhưng là phần tiếp theo của “Star Trek” 2009. Khán giả sẽ được quay trở lại với con tàu vũ trụ Enterprise của phi hành gia trưởng Kirk và phi hành đoàn với các chiến binh như Nyota Uhura (Zoe Saldana), Bones (Karl Urban), Spock (Zachary Quinto)…Được gọi quay trở về trái đất, họ nhận ra tổ chức của mình đã bị phá hoại bởi một thế lực khủng khiếp, buộc họ phải lên đường truy bắt một người đàn ông nắm giữ chìa khóa của một vũ khí hủy diệt. Phim ra mắt vào 17/5.

After Earth

 

alt
Phim “After Earth”


Khi mới 29 tuổi, đạo diễn người Ấn Độ M. Night Shyamalan đã làm rung chuyển màn ảnh thế giới với “Giác quan thứ 6” (1999), bộ phim được 6 đề cử Oscar và có doanh thu 670 triệu USD trên toàn thế giới. Nhưng “After Earth” lại là Shyamalan ở tuổi 42, đã qua nhiều thành công lẫn thất bại nhưng vẫn kiên trì trên con đường làm phim huyền bí hồi hộp. Lần này trở lại này ông kể câu chuyện về trái đất…1000 năm sau trận đại hồng thủy khiến loài người rời bỏ lên định cư ở hành tinh Nova Prime. Một tai nạn không gian khiến hai cha con Cypher và Kitai (hai cha con Will Smith đóng) mắc kẹt lại trái đất, tìm cách phát đi tín hiệu cầu cứu đồng thời đối phó với những sinh vật mới hiện đang làm chủ hành tinh. Phim ra mắt ngày 7/6.

Man of Steel

 

alt
Phim “Man of Steel”


Bộ phim là nỗ lực mới của hãng Warner Bros muốn đưa nhân vật siêu nhân trở lại, sau tác phẩm tốn kém mà không thành công “Superman Returns” năm 2006. Nam diễn viên 30 tuổi Henry Cavill (phim “Immortals”) vào vai siêu nhân dưới chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn Zack Snyder (phim “300”). Câu chuyện được bắt đầu từ tuổi thơ của siêu nhân, khi anh được gửi đến trái đất từ hành tinh đang bị phá hủy của anh, được một cặp vợ chồng ở ngoại ô Kansas nuôi dưỡng. Dưới vỏ bọc một ký giả, anh dùng những năng lực siêu nhiên để bảo vệ ngôi nhà mới trước kẻ thù gian xảo. Phim ra mắt ngày 14/6.

World War Z

 

alt
Phim “World War Z”


Khi còn là một dự án, bộ phim đã gây được chú ý nhờ sự tham gia của Brad Pitt. Đoạn trailer giới thiệu khiến dân ghiền phim thực sự choáng vì cách nó đẩy thể loại phim zombie (xác sống) lên đỉnh cao của một “bom tấn” trong cả sáng tạo lẫn quy mô sản xuất. Chữ “Z” được dùng trong tên phim như ngụ ý nhân loại đã bước đến cuộc thế chiến cuối cùng, đứng bên bờ vực tồn vong trước sự lây nhiễm và tấn công của zombie. Ông bố Gerard (Brad Pitt) vừa đứng trước trọng trách cứu thế giới lại vừa phải bảo vệ gia đình nhỏ của mình. Phim ra mắt ngày 21/6.

Lone Ranger

 


alt
Phim “Lone Ranger”

Một bộ phim có nhiều lận đận và rủi ro trong quá trình sản xuất như kinh phí bị đội lên quá cao và để xảy ra chết người trên trường quay…Thế nhưng, cuộc tái hợp giữa đạo diễn Gore Verbinski và Johnny Depp vẫn đầy quyến rũ trong mắt người xem khi mà họ đã làm ra những tác phẩm tuyệt vời như “Cướp biển Caribbean” hay “Rango”. Lần này, Depp vào vai thổ dân Tonto, người thuật lại câu chuyện anh đã biến cảnh sát da trắng Lone Ranger (Armie Hammer) thành một biểu tượng công lý như thế nào. Phim làm lại từ một loạt phim truyền hình kinh điển, ra mắt ngày 3/7.

Thor: The Dark Worlds

 

alt
Phim Thor


Còn nhớ phần đầu tiên về thần sấm Thor qua diễn xuất của Chris Hemsworth đã thu về 449 triệu USD trên toàn thế giới hồi hè 2011. Để đưa Thor trở lại với tất cả quyền uy phòng vé, không gì lý tưởng hơn là trao cho anh một kẻ thù mạnh gấp đôi! Do vậy, cuộc chiến trên phim lần này diễn ra không cân sức giữa Thor và Algrim, chúa tể loài Dark Elves để cứu lấy…vũ trụ. Người đẹp mê thiên văn Jane Foster (Natalie Portman) cũng sẽ tái xuất để trợ lực cho Thor. Phim dự kiến ra mắt ngày 8/11.

The Hunger Games: Catching Fire

 

alt
The Hunger Games


Phần đầu tiên của loạt phim “The Hunger Games” thành công ngoài sức tưởng tượng với tổng doanh thu trên 686 triệu USD đã là động lực to lớn để hãng Lionsgate đẩy nhanh tiến độ sản xuất phần hai “Catching Fire”. Áp lực tiến độ có thể là nguyên nhân khiến Gary Ross phải từ chối chiếc ghế đạo diễn, nhường lại cho Francis Lawrence. Phần hai vừa kết thúc phần quay vào tháng 12/2012, dự kiến phát hành ngày 22/11/2013. Bộ phim tiếp tục hành trình của Katniss Everdeen, sau khi chiến thắng cuộc chơi Đấu trường sinh tử trên truyền hình. Cô nhận ra ngọn lửa đấu tranh chống nhà độc tài Snow và thủ đô Capitol đã trực chờ bùng cháy từ 12 quận của vương quốc Panem, trong lúc đấu trường tiếp theo đang được tiến hành.

The Hobbit: The Desolation of Smaug

 

alt
The Hobbit


Phần hai của loạt phim “The Hobbit” với câu chuyện có thể xem là những gì diễn ra trước cuộc phiêu lưu của Frodo và những người bạn trong “Lord of the Rings”. Đạo diễn Peter Jackson đã tách cuốn sách chưa đầy 300 trang của nhà văn J.R.R Tolkien thành ba tập phim. Dự kiến ra mắt vào ngày 13/12/2013, phần thứ hai tái tục cuộc phiêu lưu đầy kinh hoàng và vinh quang của Bilbo Baggins, giúp những người lùn chống lại quyền uy của con rồng Smaug, giành lại vương quốc của họ với sự trợ giúp của pháp sư áo xám Gandalf.

theo Vietnamnet

Đọc tiếp

Nhanh Tay – Part Time Job Tại Sydney Dành Cho Sinh Viên!

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 10/12/2012. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 4385

Tin nóng hổi, hấp dẫn dành cho các bạn sinh viên tại Sydney với thông tin như sau:

interview

I have 2 roles for Door to Door servey Jobs.
Require to work: 6 hours per day - salary AU$100

Skill requirements: 
- Good English
- Sales skill is an advance
- You must have Tax File Number

I need people to work straight away tomorrow.
Anh Triều.
Tel: 0422805777
Email: iori_trieu@hotmail.com

Chúc các bạn may mắn,

Thân ái,

Du Học SET

Đọc tiếp

Du học kiểu… Úc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 04/12/2012. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 3958

Khi du học, những việc đầu tiên như tìm nơi ở trọ phù hợp, hoà nhập với môi trường mới, tìm được việc làm thêm ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện học tập và sinh sống sau này.

Tìm chỗ ở phù hợp

Nhờ anh trai có thu nhập ổn định và tiền thế chấp nhà vay ngân hàng của ba mẹ, Quốc Hưng, quê An Giang đi du học thạc sĩ quản lý giáo dục tại đại học Queensland. Nhiều năm hoạt động trong phong trào hội sinh viên, cũng là cán bộ của hội sinh viên trường, Hưng tận dụng mọi lợi thế mà hội sinh viên, các câu lạc bộ cũng như quỹ khuyến học các trường dành hỗ trợ sinh viên.

 

“Ngành giáo dục Úc muốn thu hút sinh viên quốc tế nên hầu hết các trường đều có trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế. Khi mới sang, tôi đến văn phòng hỗ trợ vì họ cung cấp đầy đủ thông tin về nhà trọ, việc làm. Đầu tiên, tôi tìm phòng trọ ở ghép gần trường, giá 350 AUD/tháng nhưng phải sắm toàn bộ vật dụng cần thiết.

 

Nhưng ở chung với một số sinh viên các nước, giờ giấc sinh hoạt quá tự do tôi thấy hơi bất tiện. Sau vài tuần, qua một số sinh viên Việt Nam giới thiệu, tôi đến ở cùng gia đình người Việt, rất thoải mái, tiện nghi. Vì hơi xa trường nên tôi đi học bằng xe buýt, nhưng mua được vé tháng ưu đãi cho sinh viên bán ngay tại trường cũng tiện”, Quốc Hưng tâm sự.

 

hung-04154
Quốc Hưng trong khuôn viên trường Queensland. Ảnh: nhân vật cung cấp

Thường du học sinh Việt ít khi ở ký túc xá vì giá mắc: 200 – 300 AUD/tuần, mà chọn ở cùng nhà người bản xứ (homestay), giá 800 – 1.200 AUD/tháng tuỳ địa điểm. “Ở homestay có lợi nhiều cho giao tiếp tiếng Anh, làm quen với văn hoá, tập tục của người Úc, và nhất là rất an toàn”, Quốc Hưng cho hay.

 

Tại Úc, nhiều trường đã có những nhóm du học sinh Việt Nam được thành lập nhằm hướng dẫn cho người mới sang bắt nhịp với môi trường mới. Tuy nhiên, sau khi giải quyết được những bỡ ngỡ ban đầu, bản thân mỗi học viên phải chủ động trong mọi việc. Ngoài những giờ học trên lớp và tự nghiên cứu trong thư viện, trao đổi với bạn bè thì việc gặp gỡ, trao đổi thường xuyên với thầy cô giáo, nhất là những người hướng dẫn trực tiếp là rất quan trọng.

 

“Thầy cô không chỉ hướng dẫn những kiến thức liên quan đến ngành học mà còn hỗ trợ, tư vấn cũng như định hướng cho học viên phát huy khả năng, tận dụng lợi thế sẵn có. Tôi quyết định ở thêm hơn một năm để hoàn thành bằng thạc sĩ thứ hai về quản trị kinh doanh chính là nhờ tư vấn của thầy hướng dẫn. Theo cảm nhận, các thầy cô tại Queensland rất có cảm tình với sinh viên Việt Nam”.

 

Kinh nghiệm làm thêm

Du học sinh sang học bằng học bổng ít quan tâm đến việc làm thêm, nhưng với người tự bỏ tiền nhà đi học, hầu như ai cũng mong đi làm thời gian rảnh để phụ giúp gia đình. “Thời gian đào tạo bậc thạc sĩ thường vào buổi chiều tối, nên ban ngày ngoài chuẩn bị bài vở, du học sinh có nhiều thời gian rảnh rỗi. Vì thế, nhiều người muốn tìm việc làm kiếm thêm thu nhập cho sinh hoạt phí. Như tôi lúc thì phục vụ nhà hàng, khi thì đi hái dâu, hái nho ở trang trại”, Quốc Hưng cho biết.

 

Trang Hoài Thu Thảo, quê ở Bảo Lộc, học tại đại học công nghệ Sydney cho biết những ai được cấp thị thực du học Úc được phép làm việc bán thời gian ngay khi nhập học, nhưng tối đa 20 giờ/tuần. Những người đi làm sẽ có hồ sơ và mã số thuế do sở Thuế vụ Úc cấp để quản lý. Trung bình, sinh viên làm thêm có thể kiếm 6 – 15 AUD/giờ. Làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tiền công được trả cao hơn. Trung bình thu nhập khoảng 800 – 1.500 AUD/tháng. Đối với thạc sĩ hoặc tiến sĩ, làm gia sư cho sinh viên trẻ hơn cùng ngành sẽ kiếm được khoảng 40 AUD/giờ.

 

Các bảng thông báo ở trường học, các trang mạng giới thiệu việc làm, các văn phòng hướng nghiệp của cơ sở giáo dục hoặc thông tin từ bạn cùng học, cùng ở trọ hay dân bản địa đều là những nguồn cung cấp thông tin việc làm. “Tôi thường đọc các báo địa phương để biết thông tin các doanh nghiệp địa phương tìm người làm việc bán thời gian. Có những chỗ làm thêm quen biết của người Việt tại Úc, sinh viên có thể làm hơn số thời gian cho phép và nhận tiền mặt, rất có lợi đối với người vừa học vừa làm kiếm tiền phụ thêm gia đình”, Thu Thảo nói.

 

Nhiều du học sinh thổ lộ hồi ở nhà chẳng biết làm gì nhưng sau vài tháng ở đây, họ làm công việc vườn tược như nông dân thực thụ. “Ngày cuối tuần, tôi thường đón xe đi làm từ 5 giờ sáng, làm cả ngày đến 5 giờ chiều về, trung bình 400 – 500 AUD, ngày làm được nhiều nhất tính theo sản phẩm cũng kiếm được 750 AUD. Có nhiều bạn kiếm cả 1.000 – 2.000 AUD. Nhưng xác định sang đây học là quan trọng nhất nên thời gian tôi đi làm thêm cũng chừng mực thôi”, Quốc Hưng cười và cho biết thêm, nhiều du học sinh Việt Nam vay mượn để học thạc sĩ, nhưng trong hai năm vừa học vừa làm, khoản tiền bỏ ra đều thu về hết.

 

Du học sinh còn tận dụng thời gian nghỉ giữa các kỳ học hoặc lễ tết để tăng cường làm thêm. “Tết cổ truyền ở Việt Nam thường vào dịp thu hoạch nho ở nhiều bang tại Úc nên nhiều người không về nước mà ở lại làm kiếm thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí học kỳ kế tiếp”, chị Thảo kể.

 

“Ban đầu mới sang, đứng trước khoảng không mênh mông mà con người lại thưa thớt, tôi rất nhớ cái không gian ồn ào chật chội tại Sài Gòn. Nhưng rồi quyết tâm học hành và tìm việc làm nghiêm túc, chỉ một tháng tôi đã bị cuốn vào guồng máy học tập và làm thêm của một du học sinh nơi xứ người”, anh Hưng tâm sự.
 
Theo Tiin
(Nguồn: Dân Trí)
Đọc tiếp

Những quảng cáo “láo” nhất trong lịch sử

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 29/11/2012. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 3878

Ai cũng thừa hiểu rằng, các chương trình quảng cáo chưa bao giờ được coi là thật 100%. Nhưng có những quảng cáo đã nói dối người tiêu dùng quá mức cho phép và gây ra những tác dụng tai hại.

Trang Business Insider “điểm mặt” những quảng cáo bị cho là mang nội dung lừa đảo nhất từ trước đến nay: Quảng cáo “thần dược” của bác sỹ Koch
 
1 
Từ năm 1919, một bác sỹ có tên William Frederick Koch đã tạo ra một loại thuốc có tên glyoxylide và tuyên bố là có thể chữa được tất cả mọi loại bệnh mà con người có thể mắc phải, bao gồm cả bệnh lao và ung thư. Tuy nhiên, vào năm 1948, các bác sỹ đã kiểm nghiệm và phát hiện ra rằng loại thuốc này chẳng qua chỉ  là nước cất. Nhiều bệnh nhân ung thư được Koch điều trị bằng thuốc này đã tử vong. Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) lớn tiếng tuyên bố sẽ xử lý Koch, nhưng không tìm được đủ bằng chứng để buộc tội ông ta. Về sau, Koch bỏ trốn sang Brazil vào cuối những năm 1940. Trang web tìm bạn Classmates.com
2 
Trước khi có mạng xã hội Facbook, không ít người đã đăng ký vào trang Classmates.com để tìm bạn học cũ của mình. Thậm chí, trang này còn cung cấp địa vị thành viên “Vàng” để người sử dụng có thể gửi email cho bạn cũ. Một thành viên có tên Anthony Michaels bị lôi kéo trở thành thành viên “Vàng” của Classmates.com sau khi trang web này gửi cho anh một bức email nói rằng, một người bạn cũ đang tìm cách liên lạc với anh. Tuy nhiên, đó chỉ là một chiêu tiếp thị, và Michael đã đâm đơn kiện tập thể. Kết quả là, vào năm 2010, Classmates.com phải bồi thường tổng cộng 9,5 triệu USD cho các thành viên của mình, tương đương mức bồi thường 3 USD/người.
Quảng cáo thuốc Airborne chống cảm lạnh
3
Được tiếp thị như một loại thuốc có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng và vi khuẩn gây nên các bệnh cúm và cảm lạnh song Airborne chẳng có tác dụng gì hơn Vitamin C. Một vụ kiện tập thể đã diễn ra nhằm vào Airborne và công ty này mất 23,3 triệu USD tiền bồi thường.
Quảng cáo thuốc cường dương Extenze và Enzyte
5
Hai loại thuốc này được quảng cáo là sẽ giúp phái mạnh tự tin hơn, nhưng thực tế không phải vậy. Năm 2010, Extenze đã phải nộp phạt 6 triệu USD, còn Steve Warshak, “nhà sáng chế” ra Enzyte bị kết án tù 25 năm vì lừa dối người tiêu dùng. Các loại kem dưỡng da L'Oreal, Lancome và Olay
 
 
6
7
8
Cơ quan Tiêu chuẩn quảng cáo Anh quốc đã cấm các quảng cáo kem dưỡng da trên vì đây là các quảng cáo sử dụng thái quá công nghệ chỉnh sửa ảnh (photoshop) để thổi phồng tới mức gây hiểu lầm công dụng làm đẹp.
Thiết bị gây sốc điện của Dr. Clark's Zapper
9
Một công ty có tên Dr. Clark ở Thụy Sỹ đã sản xuất ra một thiết bị gây sốc điện có tên Zapper và quảng cáo rằng, thiết bị này có thể chữa được tất cả các bệnh ung thư lẫn bệnh AIDS. “Tất cả các bệnh ung thư đều giống nhau, do một loại ký sinh trùng gây nên… Nếu bạn tiêu diệt ký sinh trung này, bệnh ung thư sẽ được chữa ngay lập tức”, công ty này khẳng định. Nhà chức trách Mỹ đã buộc công ty này bồi hoàn tiền cho khách hàng vào năm 2004 và liệt công ty này vào danh sách “lừa đảo”. Quảng cáo xăng của Amoco
10
Vào thập niên 1990, công ty Amoco đã chi hàng triệu USD để quảng cáo rằng sản phẩm xăng  của họ thân thiện hơn với môi trường vì “trong suốt như pha lê”, nhưng thực ra loại xăng đó chỉ có màu nâu đục. Sau đó, Amoco đã phải lĩnh án phạt từ nhà chức trách.
Giày giảm béo của Skechers
11
Sử dụng những nhân vật nổi tiếng như diễn viên Kim Kardashian để quảng cáo, Skechers nói rằng loại giày Shape-up của hãng có thể giúp người đeo giảm cân mà chẳng cần luyện tập chút nào. Nhưng nhà chức trách Mỹ đã không đồng tình với cách quảng cáo như vậy và “tuýt còi”, khiến hng này đã bị phạt 40 triệu USD. Tương tự, hãng Reebok cũng từng bị phạt 25 triệu USD vì quảng cáo về công dụng giảm cân cho áo và giày EasyTone. Quà tặng của Hoover
12
Năm 1992, hãng Hoover từng gây sốc khi tuyên bố với người tiêu dùng ở Anh quốc là sẽ tặng 2 vé máy bay đến Mỹ cho bất kỳ khách hàng nào chi 100 Bảng để mua sản phẩm của hãng. Sau đó, vì không thực hiện nổi lời hứa, Hoover đã tìm cách làm khách hàng mất hứng bằng cách bắt khách hàng điền hết mẫu đơn này tới mẫu đơn khác mới được nhận vé. Rốt cục, hãng này phải ra điều trần trước Quốc hội và phải đền bù 48 triệu Bảng. Quảng cáo vitamin chống ung thư của Bayer
13
Quảng cáo rằng loại thuốc vitamin One a Day với thành phần Selenium của mình có khả năng ngăn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, Bayer đã bị phạt 3,3 triệu USD ở một số tiểu bang của Mỹ. Nghiên cứu cho thấy, loại thuốc này không  bảo vệ nam giới khỏi căn bệnh nói trên mà còn làm tăng nguy cơ tiểu đường. Quảng cáo ngũ cốc Rice Krispies tăng cường miễn dịch
14
Vào năm 2009, hãng Kellogg khẳng định loại ngũ cốc Rice Krispies của họ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ nếu dùng thường xuyên vì sản phẩm này bổ sung 25% chất chống oxyhóa, vitamin và dinh dưỡng theo chế độ ăn được khuyến nghị hàng ngày, thậm chí là chống lại . Tuy nhiên, điều này không được chứng thực và hãng đã bị phạt. Trước đó 1 năm, hãng này cũng gặp rắc rối khi quảng cáo loại sản phẩm có thể tăng 20% độ tập trung cho trẻ mà chẳng có nghiên cứu nào chỉ ra điều đó. Quảng cáo bơ phết Nutella
15
Hãng Nutella đã quảng cáo rằng loại bơ phết của hãng là phần dinh dưỡng không thể thiếu cho bữa sáng của trẻ. Song một bà mẹ đã khởi kiện và hãng phải chấp nhận bồi thường với số tiền 3 triệu USD. Ngoài ra, những ai mua sản phẩm từ tháng 1/2008 đến tháng 2/2012 có thể được bồi thường số tiền lên tới 20 USD. Quảng cáo đồ ăn nhanh Burger King, Taco Bell và McDonalds
16
16
17
Các hãng đồ ăn nhanh này đã sử dụng hình ảnh những chiếc bánh rất ngon lành để quảng cáo, nhưng trên thực tế, sản phẩm của họ trông rất thảm. Quảng cáo nước súc miệng Listerine chữa viêm họng
19
20
Từ năm 1921, hãng Listerine từng quảng cáo nước súc miệng của mình có thể chữa viêm họng. Tuy nhiên, vào năm 1975, nhà chức trách Mỹ đã phạt hãng này 10 triệu USD và buộc hãng phải đính chính lại rằng “trái với quảng cáo trước, Listerine không ngăn ngừa cảm lạnh và chữa viêm họng hay giảm nhẹ các bệnh này”. Sau đó, Listerine tuyên bố công dụng của nước súc miệng cũng giống như chỉ nha khoa, để rồi lại bị nhà chức trách Mỹ “sờ gáy”.
Quảng cáo thuốc lá chữa… viêm họng
21
22
Quảng cáo “láo” nhất phải nói đến là quảng cáo nói rằng loại thuốc lá Asthma tốt cho sức khỏe nhờ công dụng giảm kích thích phế quản, “không khuyến nghị cho trẻ em dưới 6 tuổi”. Thậm chí, một quảng cáo thuốc lá khác khác sử dụng hình ảnh ông già Noel tuyên bố thuốc lá chống … loét họng.
Phương Anh Theo Business Insider
(Nguồn: Dân Trí)
Đọc tiếp

Bức tranh Úc: Xã hội

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 28/11/2012. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 3646

Đặc điểm nổi bật đầu tiên của xã hội Úc là tính chất đa dạng.

People-of-Australia map-collage---p7

Trước hết là đa dạng về phương diện nguồn gốc. Theo cuộc điều tra dân số năm 2011, một phần tư (24.6%) dân Úc sinh ở nước ngoài, và 43.1%, tức gần một nửa, có ít nhất bố hoặc mẹ sinh ở nước ngoài. Tỉ lệ công dân sinh ở nước ngoài Úc, như vậy, cao hơn hẳn ở các nước khác (ví dụ, ở Anh: 20.8%; New Zealand: 9.1%; Trung Quốc: 6.0%; Ấn Độ: 5.6%). (Ở Mỹ, theo cuộc điều tra dân số năm 2010, chỉ có 13%, tức khoảng 40 triệu người sinh ở nước ngoài.)

Trong số trên 300 quốc gia gốc khác nhau, 10 quốc gia gốc có người định cư cao nhất tại Úc là:

Quốc gia gốc

Người

Tuổi trung bình

Tỉ lệ nam /100 nữ

       
 

'000

Năm

 

Vương quốc Anh

1   101.1

54

101.7

New   Zealand

483.4

40

102.8

Trung   Quốc

319.0

35

79.8

Ấn   Độ

295.4

31

125.2

Ý

185.4

68

104.7

Việt   Nam

185.0

43

84.6

Philippines

171.2

39

60.6

Nam   Phi

145.7

39

96.9

Mã   Lai

116.2

39

83.5

Đức

108.0

62

90.6

Những   nơi khác

2   183.8

44

95.6

       

Tổng số người sinh ở nước ngoài

5 294.2

45

96.1

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy, nhiều nhất vẫn là những người sinh ở vương quốc Anh, bao gồm Anh, Bắc Ái Nhĩ Lan, Scotland (Tô Cách Lan) và Wales (21%). Thứ hai là người New Zealand (9.1%). Điều này cũng dễ hiểu. Từ năm 1973, hai chính phủ Úc và New Zealand đã thỏa thuận với nhau để công dân hai nước, nếu muốn, có thể sang xứ kia sống và làm việc một cách dễ dàng; hơn nữa, còn được hưởng tất cả các quyền lợi mà công dân nước ấy được hưởng (ví dụ: chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và giáo dục).

Đứng ngay sau hai nước nói tiếng Anh vốn có nguồn gốc chung với Úc ấy là hai nước Á châu: Trung Quốc (6.0%) và Ấn Độ (5.6%). Riêng người Việt thì đứng hàng thứ sáu với 185.000 người. So với cuộc điều tra dân số năm 2006, số người gốc Việt tại Úc tăng lên 26.000 người. Tốc độ tăng trưởng của người gốc Việt từ năm 2006 đến 2011, như vậy, nhanh hơn thời gian giữa hai cuộc điều tra dân số trước đó: từ năm 2001 đến 2006, chỉ tăng có 5.000 người. Số người mới tới Úc này chủ yếu nằm trong hai trường hợp: một là do bảo lãnh (con cái bảo lãnh cho bố mẹ hoặc vợ chồng bảo lãnh cho nhau) và hai là các du học sinh, sau khi tốt nghiệp, xin ở lại Úc.

Từ góc độ di dân, xu hướng nổi bật nhất là sự gia tăng của người Á châu. Trước năm 2007, đứng đầu danh sách người di dân đến Úc là từ Anh (khoảng một phần tư), sau đó là các nước thuộc Âu châu (nhiều nhất là Ý, Hy Lạp và Ba Lan). Nhưng từ đó về sau, tuy Anh vẫn là nước đứng đầu, các nước có số di dân sang Úc đông nhất lại thuộc châu Á. Đứng đầu là người Ấn Độ (từ 2001 đến 2011 tăng trên 200.000 người); sau đó là người Trung Quốc. Người Trung Quốc (không kể người Đài Loan) ở Úc, vào năm 2001, chỉ có 142.780; đến năm 2006, tăng vọt lên 206.591 và bây giờ là 319.000: trong vòng 10 năm, tăng 174.000 người. Số di dân gốc Bangladesh tăng 11.9%; gốc Pakistan tăng 10.2%.

Nhìn chung, từ năm 2001 đến nay, số người gốc Âu châu tại Úc giảm từ 51% xuống 40%. Cùng thời gian ấy, số người gốc Á châu lại tăng từ 24% lên đến 33%.

Ngoài sự đa dạng về nguồn gốc, Úc còn đa dạng về ngôn ngữ. Có tổng cộng trên 300 ngôn ngữ khác nhau hiện đang được sử dụng tại Úc, với những phạm vi và mức độ khác nhau. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh. Vào năm 2011, 81% trẻ em từ 5 tuổi trở lên chỉ nói tiếng Anh trong nhà. Tuy nhiên cũng có 2% hoàn toàn không nói tiếng Anh.
Mười ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong các gia đình Úc (không kể trẻ em dưới 5 tuổi) là:

Ngôn ngữ nói ở nhà Người Tỉ lệ so với dân số Tỉ lệ nói tiếng Anh giỏi Tỉ lệ sinh ở Úc
  '000 % % %

Chỉ nói tiếng Anh 15 394.7 80.7 .. 83.8
Tiếng Quan Thoại 319.5 1.7 37.5 9.0
Tiếng Ý 295.0 1.5 62.1 43.2
Tiếng Ả Rập 264.4 1.4 61.9 38.5
Tiếng Quảng Đông 254.7 1.3 46.4 19.9
Tiếng Hy Lạp 243.3 1.3 65.0 54.1
Tiếng Việt 219.8 1.2 39.5 27.9
Tiếng Tây Ban Nha 111.4 0.6 62.1 21.9
Tiếng Hindi 104.9 0.5 80.2 9.8
Tiếng Tagalog 79.0 0.4 66.9 5.9

Ở trên, chúng ta thấy số người Việt sinh ở Việt Nam hiện đang sống tại Úc là 185.000; ở đây, chúng ta lại thấy có đến 219.800 người nói tiếng Việt ở nhà. Con số chênh lệch gần 35.000 người ấy chính là các trẻ em sinh trưởng tại Úc. Đây là một điều đáng mừng: Các thống kê về ngôn ngữ xã hội học tại Úc cho thấy phần lớn người Việt thuộc thế hệ thứ hai tại Úc vẫn còn nói tiếng Việt trong gia đình. Bởi vậy, người Việt được đánh giá rất cao trong việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, số người Việt tự nhận nói tiếng Anh giỏi tương đối ít, chỉ có 39.5%, cao hơn người Tàu nói tiếng Quan Thoại, nhưng thấp hơn hẳn các sắc dân khác. Ngoài sắc tộc và ngôn ngữ, xã hội Úc còn khá đa dạng về tôn giáo. Trước, Thiên Chúa giáo (bao gồm nhiều nhánh khác nhau, từ Công giáo đến Anh giáo, Chính thống giáo và Tin Lành) chiếm địa vị thống trị tại Úc. Năm 1911, Thiên Chúa giáo chiếm 96% dân số. Một trăm năm sau, vào năm 2011, tỉ lệ này giảm xuống còn 61%. Thì vẫn còn ưu thế. Nhưng không còn độc tôn nữa. Thế vào đó là sự phát triển của các tôn giáo khác, từ Phật giáo đến Hồi giáo và Ấn Độ giáo, và những người tự nhận là không có đạo gì cả.


    Dân số Tỉ lệ người sinh ở nước ngoài()
       
Tôn giáo '000 % %

Christian 13 150.6 61.1 22.9
       
Catholic 5 439.2 25.3 24.0
Anglican 3 680.0 17.1 17.5
Uniting Church 1 065.8 5.0 11.4
Presbyterian and Reformed 599.5 2.8 26.3
Eastern Orthodox 563.1 2.6 43.6
Baptist 352.5 1.6 28.8
Lutheran 251.9 1.2 24.5
Pentecostal 238.0 1.1 32.6
Other Christian 960.7 4.5 31.0
       
Non-Christian 1 546.3 7.2 67.0
       
Phật giáo 529.0 2.5 69.4
Hồi giáo 476.3 2.2 61.5
Ấn Độ giáo 275.5 1.3 84.3
Do Thái giáo 97.3 0.5 48.9
Các nhánh khác thuộc Thiên Chúa giáo 168.2 0.8 57.2
       
Không tôn giáo 4 796.8 22.3 22.5
       
Tổng cộng 21 507.7 100.0 26.1

Từ năm 2001 đến 2011, trong vòng 10 năm, số tín đồ không phải Thiên Chúa giáo tăng từ 0.9 triệu lên 1.7 triệu, tức từ 4.9 lên 7.2% dân số Úc. Trong các tôn giáo ngoài Thiên Chúa giáo ấy, nổi bật nhất là Phật giáo (2.5% dân số), Hồi giáo (2.2%) và Ấn Độ giáo (1.3%). Trong ba tôn giáo ấy, hiện nay Phật giáo vẫn lớn nhất, nhưng tốc độ phát triển của Phật giáo trong mười năm qua chỉ tăng 48%, thấp hơn hẳn Ấn Độ giáo (189%) và Hồi giáo (69%). Nhìn vào bảng ở trên, chúng ta có thể thấy ngay hầu hết các tín đồ của ba tôn giáo này đều sinh ở nước ngoài (69.4% đối với Phật giáo; 61.5% đối với Hồi giáo và 84.3% đối với Ấn Độ giáo). Nói cách khác, đó chủ yếu là tôn giáo của di dân. Nói đến tôn giáo, chúng ta cần ghi nhận sự kiện này: Một số học giả Úc cho một trong những đóng góp lớn nhất của cộng đồng người Việt Nam vào xã hội Úc chính là trong lãnh vực tôn giáo. Giáo sư Desmond Cahill thuộc đại học RMIT nhận định: “Không ở đâu sự hiện diện của người Việt Nam lại đáng kể như trong việc làm thay đổi diện mạo tôn giáo tại Úc.”
Trước hết, đối với Công giáo, trong số 3000 linh mục tại Úc, có 120 là người gốc Việt. Đây là số liệu từ năm 2005. Từ đó đến nay hẳn số linh mục gốc Việt còn tăng hơn nữa. Giáo sư Cahill tiên đoán trong tương lai vị thế người gốc Việt trong hàng ngũ linh mục tại Úc sẽ càng nổi trội hơn nữa.
Đối với Phật giáo, vai trò của người Việt cũng rất quan trọng. Số liệu về tôn giáo của từng sắc tộc từ cuộc điều tra dân số năm 2011 chưa được công bố. Tôi chỉ có số liệu từ cuộc điều tra dân số năm 1991: Lúc ấy, cộng đồng người Việt có 46.674 người khai là theo đạo Phật, chiếm 32.72% tổng số Phật tử tại Úc. Trong cuộc điều tra dân số năm 2001, riêng tại tiểu bang Victoria, có 33.145 người Việt theo đạo Phật, chiếm 29.7% tổng số Phật tử trong tiểu bang.

Nguyễn Quốc Hưng

(Theo: NHQ)

 

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115