Tin tức

Web Du học SET vượt số lượng truy cập 15.000.000!!!

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 01/04/2013. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4388

Trang web Du Học SET đã chính thức vượt mốc 15 triệu lượt truy cập website vào giữa tháng 03/2013 sau một thời gian ngắn chính thức chạy phiên bản version 3.

website 15M visits

Xin chúc mừng các bộ phận liên quan và cảm ơn các bạn đã lưu tâm đến thông tin trang web www.set-edu.com mang lại.

Đọc tiếp

Học Sinh Du học SET là ‘Đối thủ’ của Lý Nhã Kỳ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 07/03/2013. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4499

'Đối thủ' của Lý Nhã Kỳ rạng rỡ bên thị trưởng Brisbane

Thị trưởng thành phố Brisbane (Australia) khen ngợi người đẹp Huỳnh Thị Ngọc Hân hoàn thành xuất sắc hai nhiệm kỳ làm đại sứ sinh viên quốc tế.

 71crop

Đầu tháng 3, thành phố Brisbane, Australia tổ chức lễ chào đón sinh viên quốc tế và kết thúc một năm hoạt động sôi nổi của các đại sứ sinh viên quốc tế ở thành phố này. Đây được xem là buổi lễ lớn nhất trong năm dành cho sinh viên của tiểu bang Queensland. Dịp này, ngài thị trưởng Graham Quirk (trái) vinh danh nhiều gương mặt trẻ, trong đó có người đẹp Việt Nam Huỳnh Thị Ngọc Hân.

Đọc tiếp

NÓI VỚI PHỤ HUYNH DU HỌC SINH

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 06/03/2013. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 3228

Năm ngoái tôi có một bài viết cho các du học sinh Việt sau vụ cháu Hồ Quang Phương bị cảnh sát San Diego đánh. Mấy hôm nay trên báo người Việt ở Mỹ và các bloggers loan tin cháu Nguyễn Mạnh Cường 19 tuổi thắt cổ tự vẫn trong căn nhà thuê ở cùng với người dì của cháu. Làm cha mẹ, ai không đau xót khi nuôi con đến tuổi sung sức nhất lại bỏ mình ra đi vì một chút nông nổi, bốc đồng, thiếu sức chịu đựng vì người lớn đã sai lầm khi trao con mình những đòi hỏi quá sức chịu đựng của chúng. Như vậy, những người làm cha, làm mẹ cần phải hiểu biết gì trước khi quyết định cho con, em mình đi du học? Là một phụ huynh đã từng cho con đi du học khi còn tuổi 14, tôi xin có mấy lời đến với các phụ huynh sẽ và đang có ước mộng thả con mình vào một vùng đất mới, nền văn hóa mới với một ngôn ngữ mới và những kỳ vọng với con mình.

Con có nhiệm vụ đi du học theo kỳ vọng của cha mẹ, vậy cha mẹ chuẩn bị cho con những gì? Theo kinh nghiệm của tôi, cha mẹ cần chuẩn bị tinh thần cho trẻ từ rất sớm, để hun đúc tinh thần cho trẻ. Trẻ phải thấy việc đi du học là một việc yêu thích thực sự, chứ không phải là một trách nhiệm với gia đình và là sức ép theo kỳ vọng của gia đình, bạn bè và người thân. Những chuẩn bị phải bắt đầu từ khi còn cấp lớp học tiểu học gồm có:

Học lực: Học lực của trẻ du học không thể là đứa trẻ học hành làn nhàn và vì không thể nuôi dạy tốt ở quê nhà, nhưng vì muốn con có trách nhiệm với bản thân rồi cha mẹ lại quẳng cháu đi du học được. Các phụ huynh học sinh hãy cứ nghĩ một cách đơn giản rằng, ngay cả khi các cháu học với ngôn ngữ mẹ đẻ ở quê nhà còn không thể giỏi thì làm sao trẻ có thể học giỏi bằng ngôn ngữ của người khác? Cho nên, không thể kỳ vọng một trẻ học với mức trung bình ở quê nhà có thể giữ được mức trung bình ở xứ người. Một trẻ muốn học giỏi ở xứ người thì ở quê nhà trẻ phải là học sinh xuất sắc. Nếu không như thế trẻ sẽ bị áp lực từ nhiều phía đưa đến tự kỷ, co vào vỏ sò của mình, thậm chí tâm thần chỉ sau vài năm du học. Nặng hơn hậu quả sẽ là như cháu Nguyễn Mạnh Cường mà bài báo đã đưa.

Ngôn ngữ: Không thể học tốt khi ngôn ngữ chưa trôi chảy, đây là điều tiên quyết cần và đủ phải có cho trẻ du học. Trẻ không thể hoạt bát và quan hệ tốt với cộng đồng mới khi ngôn ngữ mới của trẻ chỉ là chờ học ESL (English as a Second Language) hay phải bỏ thêm một năm để học ngôn ngữ nước du học. Kinh nghiệm cho thấy ngay cả chương trình ESL ở nước Mỹ hay Úc, Anh cũng không dạy tốt hơn ở Việt Nam. Một trẻ học tốt Anh văn ở Việt Nam rồi sang du học thẳng chương trình của dân bản xứ tốt hơn nhiều lần phải mất một thời gian học ESL ở xứ người. Sự thiếu trang bị ngôn ngữ trước khi du học là sai lầm lớn nhất đẩy trẻ vào mọi bất trắc khi đi du học. Hậu quả đó là kết quả của kỳ thị chủng tộc, ngại giao tiếp, sợ cộng đồng và stress kéo dài, học lực kém trở thành áp lực tâm lý thất vọng với kỳ vọng của bản thân và gia đình, bạn bè... sẽ đẩy trẻ vào bi kịch không xa. Đặc biệt, người Mỹ có Martin Lutherking với ông Obama làm tổng thống, nhưng đừng nghĩ họ quên đối xử phân biệt chủng tộc với dân đầu đen, mũi tẹt và mắt xếch!

Văn hóa: Mỗi một dân tộc có một lịch sử và văn hóa sống riêng và đặc thù. Người thành đạt là người biết ứng xử một cách có sự phù hợp với văn hóa sống của xã hội chứ không phải là kẻ thông minh hay cần cù. Một câu nói đã trở thành chân lý cho cuộc sống ngày nay mà các cha mẹ cần phải nhớ nằm lòng khi muốn cho con mình thành công trong mọi việc là: "IQ (Intelligence Quotient) làm người ta chọn bạn, nhưng EQ (Emotional Quotient: chỉ số cảm xúc) sẽ làm người ta đề bạt bạn". Để EQ tốt, trẻ phải hiểu biết văn hóa sống của nước trẻ phải đến du học. Vì văn hóa là phong tục, tập quán, thói ăn, nết ở của một dân tộc được hình thành qua lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đó. Là cái mà học suốt đời cũng không hết. Một trẻ không hiểu biết văn hóa sống, pháp luật của xã hội mà trẻ sẽ hội nhập, đó là nguyên nhân cho mọi thất bại khi cần hội nhập với một nền văn hóa mới. Cultural Shock là từ đã trở thành thường qui cho tất cả các du học sinh trên toàn thế giới. Thất bại và dẫn đến mọi bi kịch từ những cú sốc văn hóa giao tiếp hằng ngày sẽ đánh quỵ trẻ bất cứ lúc nào. Đừng nghĩ rằng trẻ đã đi du học 5 năm rồi, nó quá quen với môi trường du học rồi là không cần quan tâm nó nữa. Các bạn và con các bạn sẽ thất bại đấy. Trước khi thả trẻ đến một nền văn hóa khác ăn học, bạn cần cho trẻ tiếp xúc với nền văn hóa ấy qua một vài cuộc du lịch hoặc tham quan, và giáo dục về văn hóa học cơ bản.

Giáo dục kỹ năng sống: Giáo dục phổ thông hiện đại là nền giáo dục trao cho trẻ một kiến thức tổng quát không cần quá cao và có chính trị xen vào như Việt Nam đang làm. Nền giáo dục phổ thông hiện đại là nền giáo dục phi chính trị, cung cấp cho trẻ một tư duy độc lập với một kiến thức tổng quát vừa phải, trên nền giáo dục kỹ năng sống một cách nhuần nhuyễn. Nên ở các nước có nền giáo dục tiên tiến luôn đặt giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lên hàng đầu. Những người thành đạt là người có nhiều kỹ năng sống phù hợp với thời đại. Cho nên trẻ du học cần trang bị kỹ năng sống thật đầy đủ. Muốn thế, ngay từ những ngày đầu trẻ học cấp lớp tiểu học cha mẹ phải cho trẻ tham gia vào nhiều những hoạt động cộng đồng, hoạt động liên quan đến thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, nhằm cho trẻ hoạt bát, năng nổ và dễ thích ứng với môi trường, để trẻ dễ hòa nhập với một cộng đồng mới trong tương lai. Không thể hy vọng một trẻ được ấp ủ trong chăn êm, nệm ấm, nắng sợ đen, mưa sợ cảm lạnh có thể thành công mỹ mãn ở môi trường du học. Hãy biết trao nhiệm vụ và dạy cho trẻ biết chịu trách nhiệm với những hành động của trẻ ngay từ khi còn chập chững biết đi, bạn sẽ không bao giờ hối hận với những việc này. Một trẻ biết chịu trách nhiệm với hành động của mình, trẻ sẽ dư sức đương đầu với nghịch cảnh. Đừng sợ trẻ còn non nớt, cần nhìn trẻ là người lớn và trao trách nhiệm cho trẻ, để trẻ dạn dày khi còn ở trong vòng tay của bạn.

Tập cho trẻ biết sống tự lập: Ngay từ lúc nhỏ nằm nôi, bạn cần cho trẻ ngủ riêng. Không nên cho trẻ ngủ chung. Biết giao trách nhiệm cho trẻ những việc làm nhỏ hằng ngày, để trẻ tự giải quyết và chỉ giúp trẻ khi thật cần thiết. Hãy để hay gợi ý trẻ tự đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề mà trẻ tiếp xúc hằng ngày. Tập cho trẻ có thể ở nhà một mình và theo dõi trẻ một cách kín đáo những xử lý tình huống xảy ra quanh trẻ khi trẻ một mình và tham gia giúp đỡ khi cần. Tất cả những việc nhỏ này sẽ giúp trẻ đương đầu với nỗi cô đơn trong du học. Cái cô đơn ở xứ người lạnh lẻo, hiu quạnh mà chỉ có những người lớn đã từng trải qua mới thấu hiểu nó có tác động khủng khiếp thế nào với trái tim non nớt của trẻ mới chập chững vào đời. Alone Shock là cú sốc có thể đánh quỵ cả những cái đầu chai sạn của người lớn. Và con người ta sinh ra đời, phần lớn là để giải quyết sự hợp tan và nỗi cô đơn trong lòng. Đừng cho rằng trẻ đi du học là sung sướng mà là sự phấn đấu cam go dưới sự học hành nặng nhọc với nỗi cô đơn ngày đông giá rét, những cơn bệnh ập tới mà thiếu vòng tay che chở của người lớn và sự thấu hiểu an ủi cho nỗi cô đơn ở xứ người.

Du học là học một nền văn hóa mới, học một cách tiếp cận mới với một xã hội mới chứ du học không chỉ là học những khoa học kỹ thuật mới. Du học là để nâng kỹ năng sống qua hiểu biết các nền văn hóa khác nhau để trở thành công dân thế giới, có thể sống và làm việc trong mọi môi trường, ngoài việc phải học khoa học kỹ thuật tiên tiến. Bạn không thể cho con bạn đi du học ở anh nhà giàu hàng xóm có nền văn hóa giông giống với văn hóa dân tộc mình. Nên du học là một việc lớn và nặng nhọc. Du học không phải là đi du lịch và kỳ vọng. Nên đã muốn cho con đi du học thì phải cho con đi du học có nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa dân tộc mình và chuẩn bị cho con thật đầy đủ năm lĩnh vực tôi đã nói ở trên. "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường sẽ bớt đi đổ máu". Bạn cần chuẩn bị con mình như một người lính trên thao trường khi trẻ còn nằm trong tay bạn, trước khi bạn thả con mình vào chiến trường khốc liệt của con đường du học. Hãy ghi nhớ rằng tiền sẽ không làm cho trẻ thành công trên con đường du học. Lúc ấy bạn sẽ không thất vọng và sẽ tự tin cùng đồng hành với bước đường con mình sẽ đi tới.

Hãy chuẩn bị cho con các bạn thật kỹ càng để biến ước mơ của bạn và của trẻ một cách vững vàng. Chúc các bạn thành công với những ước mơ cùng con cái, tương lai của gia đình và xã hội.

trích từ blog HoHai

Đọc tiếp

Thông Điệp Từ Chữ Ký Của Các Đại Gia Công Nghệ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 01/03/2013. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 3301

Thông điệp trong chữ ký của các đại gia công nghệ

Chuyên gia phân tích chữ viết Sheila Lowe đã nhận xét về tính cách và các thông điệp ẩn chứa trong chữ ký của Bill Gates, Mark Zuckerberg, Tim Cook...

Tuy nhiên, Lowe cho hay các đánh giá chỉ mang tính tham khảo vì rất khó để "đọc" một nhân vật chỉ dựa trên chữ ký: "Nó giống như bìa cuốn sách, những gì thể hiện bên ngoài chưa chắc đã phản ánh hết mọi thứ".

chu-ky-1-jpg[1348063263].jpg
Bill Gates (sáng lập Microsoft) dành thời gian viết một chữ ký đơn giản, rõ ràng, không phô trương, như muốn nói: "Những gì bạn thấy là những gì bạn nhận được". Đây là dấu hiệu của người có tư duy nhanh, nhưng chấm tròn trên chữ i cũng thể hiện ông là người kiên nhẫn với từng chi tiết. Ông sẵn sàng dành thời gian để lắng nghe.
chu-ky-2-jpg[1348063263].jpg
Với chữ ký này, Jack Dorsey của Twitter đặt biểu tượng @ ở phía trước tên nhằm truyền tải thông điệp "tôi thể hiện qua những gì tôi làm". Chữ "k" kết thúc bằng vệt kéo dài xuống dưới, có thể là dấu hiệu của việc luôn nhìn lại quá khứ, của kinh nghiệm, của việc ông ấy đã được như ngày nay như thế nào.
chu-ky-4-jpg[1348063263].jpg
Chữ Jeff trong tên Jeff Bezos (CEO Amazon) ngả về hướng bên trái trước khi hướng sang phải với họ Bezos, kết thúc bằng nét hất lên trên. Điều này không dễ đọc. Dù ông ấy có nhiều thứ để nói (chữ o mở), nhưng ông ấy sẽ không thể hiện ra. Nét cuối thể hiện sự hiếu chiến và trông như một bức tường ngăn mọi thứ ra xa.
chu-ky-5-jpg[1348063263].jpg
Tim Cook có 2 chữ ký. Chữ ký này trông như một loại ký tự của người ngoài hành tinh. Lowe cho rằng CEO Apple không muốn người xem biết nhiều về ông, nhưng có thể thấy trí óc ông hoạt động nhanh hơn tốc độ viết. Ông tiến tới điểm mấu chốt rất nhanh và không quan tâm đến những điều vụn vặt. Nếu định trình bày kế hoạch với ông, bạn phải đảm bảo bạn đã hoàn thành và chuẩn bị kỹ càng.
chu-ky-6-jpg-1362106995_500x0.jpg
Chữ ký thứ hai xuất hiện trên một tấm séc dành cho các nhà phát triển. Trong trường hợp này, ông muốn một sự rõ ràng nên dành thời gian viết hơn. Chữ C to thể hiện ông khá coi trọng gốc gác".
chu-ky-7-jpg[1348063263].jpg
Chứ kỹ của Steve Ballmer (CEO Microsoft) lại khá thú vị. Thứ nhất, nét gạch trong chữ t (Stephen) hướng về phía phải, cho thấy sự hăng hái, nhiệt tình. Thứ hai, chữ ll trong Ballmer lại có hình dáng lạ, vươn lên cao. Kiểu chữ ký này là của người rất tự hào với các thành quả của họ. Ông ấy muốn được nhìn nhận như một người tài trí, tự đặt ra các tiêu chuẩn và không quan tâm đến những gì người khác nghĩ.
chu-ky-8-jpg[1348063263].jpg
Sergey Brin (đồng sáng lập Google) lại ký rất nhanh, không quá quan tâm đến các chi tiết và không có dấu chấm nào trên chữ i. Ông là người hòa đồng, tự nhiên. Với chữ S cao hơn chữ B, ông ấy thích được gọi là Sergey hơn là "ngài Brin".
chu-ky-9-jpg[1348063263].jpg
Larry Page (CEO Google) có một chữ ký rõ ràng. Các nguyên âm được viết rộng cho thấy ông biết lắng nghe. Tuy nhiên, khoảng cách lớn giữa tên và họ muốn nói ông thích không gian cá nhân. Đừng đứng quá gần khi nói chuyện với ông.
chu-ky-10-jpg[1348063263].jpg
Mark Zuckerberg cảm thấy không cần phải chia sẻ nhiều hơn ngoài những từ viết tắt. Ông chủ của Facebook là người đứng sau tấm màn điều khiển các sợi dây.
chu-ky-11-jpg[1348063263].jpg
Steve Jobs viết bằng bút nét đậm (như chiếc áo đen cổ cao của ông) và không viết hoa trong chữ ký. Nó thể hiện sự nhún nhường trong cách ông ấy nghĩ về chính mình. Ông thực tế và luôn tập trung vào những gì đang diễn ra ngay lúc này, tại đây. Nét gạch của chữ t nằm hầu hết ở bên trái, không có nét đứt giữa các chữ cho thấy ông không bao giờ dừng lại cho tới khi ông hoàn thành những gì đã bắt đầu.

theo vnexpress

Đọc tiếp

VN-Australia: Từ cây cầu thép đến cây cầu tri thức

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 01/03/2013. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 4022

Để đi đến quyết định cho phép RMIT vào Việt Nam, chính phủ lúc đó đã phải có quyết tâm chính trị rất lớn trước những dè dặt, lo ngại của mộtđất nước mới bắt đầu mở cửa.

Một ngày đầu tháng 10/2008 tại TP.HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có lịch tiếp đón ông Michael Maan, Tổng giám đốc ĐH RMIT - tổ chức đại học công lập lớn nhất của Australia.

Ông Nguyễn Minh Triết đã nhắc tới những "công trình mang tính biểu tượng" trong mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, đó là cầu Mỹ Thuận và ĐH RMIT Viêt Nam.

Cả hai "biểu tượng" đó, ông Michael Maan, từng là Đại sứ Australia tại Việt Nam, biết rất rõ.

Cao Lãnh nối tiếp Mỹ Thuận

Với cầu Mỹ Thuận, có thể coi đây là dự án đánh dấu bắt đầu giai đoạn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cấp chính phủ được thiết lập giữa Australia và Việt Nam, một thước đo về bước phát triển quan hệ thực chất với Việt Nam diễn ra những năm đầu thập niên 1990.

bao8

13 năm trước, dự án được hai bên khởi công

 

Đọc tiếp

Ông bộ trưởng Australia duyên nợ với Việt Nam

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 01/03/2013. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 3338

Tầng 2 tòa nhà Treasury Place 4, Melbourne một ngày đầu năm 2013. Tiếp đoàn nhà báo Việt Nam, Bộ trưởng phát triển vùng và chính quyền địa phương, Bộ trưởng Nghệ thuật Simon Crean nhắc lại dấu mốc "40 năm ý nghĩa" giữa Australia và Việt Nam.

Tròn 40 năm về trước, ngày 26/2/1973, không lâu sau khi Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, Canberra đã thực hiện một quyết định mà sau này, lịch sử với độ lùi thời gian nhìn lại, đã không thể không nhìn nhận đó như một "sự phá rào về mặt chính trị".

Đó là việc đặt bút ký thiết lập quan hệ ngoại giao nhà nước với Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước chân chính duy nhất đại diện cho nhân dân Việt Nam, trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Gọi quyết định đó là "sự phá rào về mặt chính trị" bởi lẽ, Australia vốn là đồng minh thân cận của Mỹ. Nó được thực hiện khi Mỹ vẫn hiện diện với những đánh cược cuối cùng về chính trị, quân sự, Việt Nam vẫn đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kể từ thập niên 1980, quan hệ VN-Australia bắt đầu khởi sắc, đặc biệt từ năm 1983 khi Công đảng cầm quyền theo đuổi chính sách hội nhập châu Á.

Ông Simon Crean là người lưu giữ những cảm xúc đặc biệt riêng về Việt Nam. Chàng sinh viên chuyên ngành kinh tế, luật của Đại học Monash từng xuống đường phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Cha ông từng là Bộ trưởng Ngân khố trong chính quyền Công đảng thắng cử năm1972 và chính quyền này đã quyết định "công nhận" quan hệ song phương với quốc gia sau này trở thành đối tác quan trọng trong thập kỷ châu Á của Canberra.

 bao5

Bộ trưởng Simon Crean: Việt Nam có vai trò quan trọng trong tầm nhìn của chúng tôi

 

Đọc tiếp

Người Việt đầu tiên làm Thị trưởng ở Australia

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 01/03/2013. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 3222

Người Việt đầu tiên làm Thị trưởng ở Australia

Khi 31 tuổi, Nguyễn Minh Sang đã trở thành thị trưởng một thành phố của bang Victoria, cũng là người châu Á đầu tiên trở thành thị trưởng ở Australia. Ông là một trong những hạt nhân đầu tiên gây dựng sự hình thành có tính tổ chức của cộng đồng người Việt ở tiểu bang Victoria - một cộng đồng lớn mạnh ở nước Úc.

 

Quê ở Long Xuyên, nhưng từ nhỏ, Nguyễn Minh Sang sinh sống, học tập chủ yếu ở Sài Gòn. Theo chân gia đình người cậu, Sang đến Australia nhập cư khi mới 17 tuổi. Đó là năm 1977. Khi đó mới chỉ có khoảng 1.000 người Việt nhập cư và Sang là một trong những người Việt đầu tiên định cư ở tiểu bang Victoria.

Nhớ lại thuở ban đầu đó, ông Sang nói đó là một thời kỳ khó khăn đối với tất cả người Việt khi là những người mới đến, yếu thế về ngôn ngữ, không nghề nghiệp.

"Tất cả qua đều hai bàn tay trắng, nghèo đói, cô đơn, không chuẩn bị kỹ năng hội nhập xứ này" - ông Sang kể.

Bản thân ông Sang cũng đã phải bươn chải vất vả. Một trong những thuận lợi đầu tiên mà ông có được chính là khoản tiền trợ cấp đi học của chính quyền nước sở tại. Với khoản chu cấp 2 tuần 1 lần, Sang đã dồn toàn bộ cho việc học. Việc đầu tiên là đi học tiếng Anh. Tốt nghiệp trung học, ông theo học về kỹ sư điện tại trường Swinburne và công nghệ thông tin tại Đại học RMIT.

bao1

Ông Nguyễn Minh Sang (phải) ở khu chợ của người Việt ở Footscray - Melbourne

 

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115