Tin tức

Úc muốn dân nhập cư có tay nghề

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 22/02/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6407

Bộ trưởng Di dân Australia nói chính sách nước này sẽ thay đổi nhằm thu hút lao động có tay nghề cho các ngành khai khoáng và y tế.  

Đọc tiếp

Học phí trường tư tại Úc tăng 6%

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 17/02/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6434

Nhiều phụ huynh người Việt cho hay vì đã chuẩn bị tinh thần khi cho con vào học những trường mắc tiền, nên khi học phí tăng họ không bị sốc. Có phụ huynh thậm chí còn nói họ sẵn sàng trả thêm nữa nếu cần vì tương lai của con cái là điều quan trọng hơn hết.

Học phí trường tư tại Úc tăng 6%

Mới đây, các trường tư hàng đầu tại tất cả các tiểu bang trên toàn nước Úc đã đồng loạt tăng học phí khoảng 6%. Động thái này đã khiến một số phụ huynh cảm thấy lo âu. Sự kiện này đã được phản ánh hoặc tường thuật trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Úc.

Thật ra chuyện các trường tư tăng học phí không phải là điều mới mẻ. Đây là đề tài vẫn thường được nhà trường, phụ huynh và giới truyền thông đề cập. Dầu vậy, dù việc bàn bạc vẫn còn tiếp diễn nhưng thực tế học phí thì đã tăng.

Trường tư – trường công

Tại Úc chuyện tăng học phí thường chỉ xảy ra tại trường tư chứ không phải trường công và cũng hay xảy ra ở các trường độc lập.

Ở Úc, hệ thống giáo dục bậc tiểu học và trung học được chia làm hai loại: trường tư và trường công. Trường tư có hai loại chính: trường Công giáo (Catholic schools) và trường độc lập (Independent schools).

Trường công có đông học sinh nhất, kế đó là trường Công giáo (chiếm khoảng 21%).

Trong khi tại đa số trường Công giáo, nam sinh và nữ sinh thường học chung và học phí những trường này thấp vì chủ yếu được chính quyền tài trợ thì tại một số trường Công giáo thuộc quyền một số dòng tu như Nữ tu Bác ái hoặc Sư huynh, nam nữ học riêng và học phí khá đa dạng, từ thấp tới cao. Tuy nhiên, những gia đình gặp khó khăn tài chính cũng thường được nhà trường miễn giảm chứ không phải đóng toàn bộ học phí.

Trong khi đó các trường độc lập thường do các tôn giáo không phải Công giáo như Anh giáo (Anglican), Giáo hội Giám lý (Methodist), Giáo hội Trưởng lão (Presbyterian), trong đó hầu hết là Anh giáo thành lập và điều hành. Những trường này thường thu học phí rất cao và không phụ thuộc vào chính quyền về mặt tài chính.

Về vấn đề học phí, chị Chính (*), một phụ huynh Việt có hai con gái, lớp 8 và lớp 10, học tại trường Loreto Kirribilli ở Melbourne cho hay mức học phí tại đây khoảng 17 ngàn/năm/học sinh quả là một gánh nặng. Tuy nhiên, chị cho biết dù nặng nhưng anh chị vẫn cố gắng cho các con theo đuổi việc sách đèn tại trường này vì “đầu tư cho con cái, đầu tư vào giáo dục là tốt nhất”. Mặt khác, theo chị, học phí tuy đắt nhưng ‘tiền nào của nấy’. Chị Chính cho biết anh chị đang tính gửi tiếp cô con gái thứ ba, hiện học tiểu học, vào trường vì nếu một gia đình có nhiều người con theo học tại trường thì nhà trường sẽ giảm bớt một phần học phí.”

Một trong những điểm rất hấp dẫn là hầu hết các trường tư, dù lấy học phí cao nhưng cũng đều sẵn sàng cấp học bổng cho học sinh giỏi. Nhiều phụ huynh, trong đó có phụ huynh người Việt, rất chú tâm vào việc này. Anh Nhân(*), phụ huynh có con học lớp 7 tại trường Melbourne Grammar, học phí 20 ngàn/năm/học sinh, cho hay anh hi vọng con anh sẽ có thể lấy học bổng để đỡ gánh nặng cho gia đình.

Về vấn đề học bổng thì tùy trường, có trường, như trường Loreto Kirribilli, chỉ cho học bổng 50%, số còn lại phụ huynh phải lo, có trường, như trường Melbourne Grammar, cho học bổng toàn phần 100%. Ngoài ra các trường đều có chính sách nâng đỡ đặc biệt cho những gia đình có đông con như miễn giảm cho đứa con thứ nhì, thứ ba …

Tuy các trường hàng đầu đều tăng học phí nhưng mức độ tăng không giống nhau, ví dụ trong khi trường Scotch Brisbane Girl’s Grammar tại tiểu bang Queensland tăng 8% thì trường Christ Church ở Tây Úc tăng 7,1%; hoặc Kings School ở New South Wales 5,5% và Launceston Grammar tại Tasmania tăng 7%. Nói chung, trên toàn nước Úc, các trường tăng học phí trung bình khoảng 6%. Nếu so sánh thì mức tăng học phí năm nay thấp hơn mức tăng hồi năm ngoái (trung bình khoảng 8%).

Nếu nói về tiền thì Geelong Grammar, trường có học phí đắt nhất nước Úc tăng 5,5%, lên tới 27.700 đô la/năm và trường Scotch College tăng 4,7%, lên tới 22.572 đô la/năm. Tại Sydney, trường Kings tăng 5,5%, lên 24.730 đô la/năm thì trường Hale tại Perth, tiểu bang Tây Úc tăng 8%, lên tới 17.830 đô la/năm. Nhìn chung, học phí của hầu hết các trường hàng đầu tại Úc nay đã hơn 20 ngàn đô la Úc/năm.

Theo truyền thông Úc, trong năm 2010, học phí của một học sinh lớp 12 tại một trường tư có uy tín ở mức từ 16 ngàn tới 23 ngàn đô la/năm. Tuy nhiên, để giúp phụ huynh có thể đương đầu với tình trạng học phí gia tăng nhiều, hầu hết các trường đều có kế hoạch theo đó phụ huynh có thể trả nhiều kỳ chứ không nhất thiết phải trả một lần duy nhất.

Một điều khá ‘đặc biệt’ là trong khi hầu như tất cả phụ huynh người Việt nào cũng đều biết là học phí của các trường ‘top’ vào năm 2010 cao hơn năm 2009, thế nhưng gần như không ai biết rằng học phí tăng 6% và năm nay tăng ít hơn năm trước (8%). Có phụ huynh, như anh Hòa(*), phụ huynh có con học tại trường Haileybury ở Keysborough, nơi có học phí hơn 20.000 đô/năm/học sinh lại còn ‘tưởng’ rằng mỗi năm mỗi cao hơn năm trước! Haileybury cũng là trường khá lạ so với các trường khác vì học phí lớp 9 (21.450 đô la) lại cao hơn lớp 10-12. Lý do là vì học sinh lớp 9 phải tham dự thêm chương trình giáo dục ngoài trời (outdoor education camp).

Nhiều phụ huynh người Việt cho hay vì đã chuẩn bị tinh thần khi cho con vào học những trường mắc tiền, nên khi học phí tăng họ không bị sốc. Có phụ huynh thậm chí còn nói họ sẵn sàng trả thêm nữa nếu cần vì tương lai của con cái là điều quan trọng hơn hết. Với họ, nếu cần sẵn sàng lao theo mức học phí của con chứ quyết không bỏ cuộc.

Nguyên nhân tăng

Tại sao học phí tăng 6% trong khi tỷ lệ lạm phát trên toàn nước Úc được dự đoán chỉ là 1.26%?

Cơ quan đại diện cho các trường tư là Hội đồng Quốc gia các Hiệp hội trường Tư Độc lập (NCISA – the National Council of Independent Schools’ Associations) cho hay Hội đồng biết rằng tình trạng suy thoái kinh tế đã tác động tới phụ huynh và do vậy sẽ có những phụ huynh gặp khó khăn khi học phí tăng. Tuy nhiên, theo Hội đồng, việc tăng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng lương của giáo viên. Hội đồng cho hay chi phí trả cho lương giáo viên chiếm tới 70% chi phí điều hành nhà trường, do vậy lớn hơn mức tăng lạm phát rất nhiều.

Tờ The Australian số ra ngày 6/1/2010 cho biết với đà tăng học phí đều đặn, phụ huynh ngày càng gặp khó khăn khi quyết định gởi con em tới trường tư. Lý do là vì phần học phí ngày càng phình ra trong khi mức lương kiếm được không tăng theo tỷ lệ thích hợp.

Công – tư: nơi đâu tốt hơn?

Trong vấn đề trường công và trường tư, một trong những khuynh hướng của phụ huynh Úc trong những năm gần đây là số người gửi con vào trường tư đang ngày càng nhiều hơn, mặc dù vào trường tư họ phải trả học phí cao. Theo các số liệu do Văn phòng Thống kê Úc công bố hồi năm 2009, số học sinh ghi danh vào trường công nay ít hơn vì ngày càng nhiều phụ huynh muốn chuyển con em từ trường công sang các trường Công giáo hoặc Độc lập. Kể từ năm 1998 tới nay, số học sinh học trường công tăng 1% trong khi số học sinh học trường tư (bao gồm trường Công giáo và trường độc lập) tăng 21,9%. Tuy nhiên, cho tới nay, tỷ lệ học sinh tại các trường công lập vẫn đông nhất, lên tới 64%. Một trong những lý do khiến phụ huynh chuyển con em sang học trường tư vì họ cho rằng chất lượng giáo dục của hệ thống trường tư tốt hơn và do vậy tương lai của các em sau này sẽ sáng sủa hơn.

Theo Tiến sĩ Jim McMorrow thuộc Đại học Sydney, tới năm 2013, các trường tư sẽ được chính phủ tài trợ số tiền lên tới 47 tỷ đô la trong khi trường công là 35 tỷ đô. Số tiền này được dùng để giúp các trường xây dựng phòng học, mua sắm thêm dụng cụ máy móc như máy vi tính và dùng vào việc điều hành trường.

Trong lĩnh vực giáo dục, Úc quyết tâm đầu tư để mong giữ vị thế là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới. Ở một khía cạnh nào đó, Úc đã thành công. Cách đây hơn 3 năm, theo thẩm định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên Hiệp Quốc, hệ thống giáo dục Úc được xếp vào hàng thứ sáu trên thế giới trong mục Đọc, hạng tám về Khoa học và hạng 13 về Toán.

(*) Tên các nhân vật đã được đổi

Theo Bay Vút

 

 

Đọc tiếp

Lì xì mừng xuân Canh Dần tại SET Office

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/02/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5551

50 phần lì xì

Vé máy bay khứ hồi về VN

Miễn phí phí xin gia hạn visa (530AUD/ visa)

Miễn phí ghi danh nhập học

Pendrive 4G

Telephone card gọi về VN

Dịch vụ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ *

Đọc tiếp

Ngày tết của các dân tộc tại Việt Nam

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/02/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6558

Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình.

Đọc tiếp

Chinglish:Tiếng Anh tại Trung Quốc

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/02/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6573

Oliver Radtke kể anh đã phát hiện ra thế giới lạ lùng mà tuyệt vời của ngôn ngữ Chinglish (Chinese – English: tiếng Anh sử dụng theo kiểu Trung Quốc) vào năm 2000 trên một xe taxi ở Thượng Hải. Anh nhìn thấy một dòng chữ gợi trí tò mò: "Don't forget to carry your thing" (Đừng quên mang theo đồ của mình).

Đọc tiếp

Visa du học vào Anh khó xin hơn trước

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/02/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5990

Bộ trưởng Nội vụ Anh Alan Johnson tuyên bố số visa cấp cho sinh viên từ các nước bên ngoài Liên hiệp châu Âu, EU, sẽ bị cắt giảm nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng hệ thống cấp chiếu khán của Anh.

Đọc tiếp

Nhóm trường GEOS đóng cửa và thông tin cần quan tâm

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 09/02/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5703
SET Eudcation không có học viên học tại GEOS cũng như là Meridian trước đây. Tuy nhiên, do các bạn có thể có bạn bè đang là nạn nhân của vụ việc này hoặc đang quan tâm, chúng tôi xin trích kèm một số thông tin cập nhật về vụ việc này.
Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115