Tin tức
Phái nữ là giai cấp thống trị…
Từ bao đời nay, mọi người đã quen với luận điểm đàn ông áp bức phụ nữ. Tuy nhiên, số liệu thống kê của hai nhà khoa học Đức và Israel đã chứng minh điều ngược lại: thực ra đàn ông luôn dành cho phụ nữ đặc quyền, đặc lợi, và phụ nữ không ngừng đòi hỏi thêm những quyền lợi đó.
Mùa thu năm 1998, khi giáo sư Arne Hoffmann, một nhà khoa học truyền thông người Đức, đưa ra bản thảo một cuốn sách của ông về cuộc chiến giữa phái mạnh và phái yếu, thì có tới hơn 80 nhà xuất bản từ chối in cuốn sách này.
Tác phẩm của Hoffmann có phải là một cuốn sách miệt thị phụ nữ, hay là một thứ lý thuyết hoàn toàn không có cơ sở khoa học hoặc thực tiễn? Cuốn sách của Hoffmann chứa đầy những chi tiết, những chứng cứ cụ thể (lấy từ 554 nguồn!). Nó chỉ có một sai sót duy nhất, nhưng đối với đa số nhà xuất bản lại là sai sót chết người, vì nó lấy chủ đề là Sự thiệt thòi của đàn ông trong xã hội. Tác giả đã rất công phu thu thập chứng cứ để chứng minh rằng, xã hội chúng ta nuôi dưỡng những định kiến khá “hiếu chiến” chống lại nam giới và vì thế giành cho phụ nữ những đặc quyền, đặc lợi.
Đầu tháng 4/2003, Hoffmann đã nhận được hậu thuẫn từ giáo sư Martin Creveld. Nhà sử học được coi là nổi tiếng nhất Israel đã cất công dựng lại toàn bộ lịch sử “trọng nữ khinh nam” của thế giới với kết luận cuối cùng là không có gì vô lý hơn trên đời này, nếu cho rằng Adam đã luôn luôn áp bức Eva. Hơn nữa, trong những xã hội của loài người trước kia, vì có khả năng sinh con nên phụ nữ luôn được coi là quý giá hơn và đáng được bảo vệ hơn. Giáo sư Creveld khẳng định: “Nữ giới là giới số một. Họ tồn tại để phục vụ chính họ”.
Dưới đây là một trong số những chứng cứ mà hai ông đưa ra:
-Ngày nay tuổi thọ trung bình của nam giới ở khắp mọi nơi đều thấp hơn hẳn của nữ giới. Từ khi cánh đàn ông công nhận y học sinh sản là đấng sáng tạo duy trì nòi giống (chứ không phải chúa trời) thì phụ nữ trở nên sống lâu hơn nam giới.
-Nam giới làm việc nhiều hơn, lâu hơn phụ nữ, và nhất là trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội họ đều làm những công việc nặng nhọc hơn, nguy hiểm hơn và bẩn thỉu hơn. Theo giáo sư Creveld, về nguyên tắc công việc càng nặng nhọc bao nhiêu thì tỷ lệ phụ nữ tham gia càng ít bấy nhiêu, ví dụ trong nghề khai thác mỏ, xử lý rác thải, luyện kim hoặc hàng hải. Thêm nữa, tuyệt đại đa số những mái nhà mà dưới đó phụ nữ lớn tiếng kêu ca về thiệt thòi của họ đều do đàn ông dựng nên.
-Tỷ lệ đàn ông chết vì bạo lực cao hơn hẳn phụ nữ. Tỷ lệ nam giới tự giết lẫn nhau cao hơn phụ nữ 3 lần (trong độ tuổi từ 20 đến 25 thậm chí gấp 5 lần). Tại Mỹ có tới 93% người chết vì tai nạn lao động là nam giới. Trên khắp thế giới tỷ lệ nam giới chết vì tội phạm cao hơn hẳn phụ nữ.
-Ở nhiều nước, hầu như phụ nữ không phải tham gia vào các cuộc chiến tranh.
-Khi xảy ra thiên tai, địch họa hoặc những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp thì khẩu hiệu là “Cứu phụ nữ và trẻ em trước!”. Trong số những người sống sót sau thảm họa Titanic có tới hơn 80% là phụ nữ.
-Theo giáo sư Creveld, các công trình nghiên cứu trong y học cũng ưu tiên phụ nữ hơn. Tại Mỹ, ngân sách dành cho các công trình nghiên cứu sức khỏe phụ nữ lớn gấp đôi ngân sách dành cho nam giới. Tỷ lệ ở các nước khác cũng tương tự.
-Tác giả Hoffmann đề cập đến những kêu ca không đúng mức về việc phụ nữ còn hiện diện quá ít trong chính giới, tỷ lệ phụ nữ thấp hơn nam giới trong các chức vụ lãnh đạo. Ví dụ trong các đảng phái tham gia Quốc hội Đức thì do cơ cấu về giới, phụ nữ được chia tới 41,5% số suất, trong khi chỉ chiếm chưa đầy 1/3 số đảng viên của đảng. Trong trường đại học cũng vậy, phụ nữ khi có trình độ ngang như nam giới thì được ưu tiên hơn (ví dụ khi phong hàm giáo sư). Những nhà đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ cũng đòi hỏi phải áp dụng ưu tiên đó trong giới kinh tế. Hoffmann nhận xét: “Khi đề cập đến những công việc như nạo vét kênh mương thoát nước thải thì không thấy ai lên tiếng đòi đảm bảo tỷ lệ nam nữ phải là 50:50 cả!”
-Trong gia đình, từ bao đời nay con gái thông thường được đối xử nhẹ nhàng hơn con trai. Trước kia “đặc quyền” của con trai là được xơi roi, vọt. Tuy tình trạng giờ đã khác trước, nhưng các nhà tâm lý lại lên tiếng là ngày nay trong nhà trường, nam sinh phải chịu thiệt thòi hơn nữ sinh.
-Khi ra tòa, phụ nữ được ưu ái hơn nam giới. Khi cùng mắc một tội thì quan tòa thường tuyên xử phụ nữ nhẹ hơn rất nhiều so với nam giới. Theo một kết quả điều tra ở Anh, từ năm 1984 đến 1992, có 23% bị cáo nữ phạm tội giết người được tuyên trắng án (tỷ lệ đó ở bị cáo nam chỉ là 4%). Còn theo thống kê của Bộ Tư pháp Mỹ, hiện nay trong các nhà tù nước này có quá ít nữ phạm nhân. Nếu họ bị đối xử như nam giới thì thực tế số lượng đó phải lớn hơn nhiều. Ngoài ra khi vào tù, họ được hưởng điều kiện giam giữ tốt hơn so với nam phạm nhân. Ví dụ, khi một viên giám thị trại giam ở Alabama định bắt phạm nhân nữ ra quét dọn xa lộ, người ta đã buộc ông này phải từ chức.
-Khi ly dị, hầu như người đàn ông không có chút quyền hành nào đối với việc nuôi dưỡng và tương lai của đứa con, ngoại trừ việc phải góp tiền nuôi dưỡng. Khi ly dị, ngay cả một người phụ nữ nghiện rượu cũng thích hợp với việc nuôi con hơn là một ông bố không dính dáng đến ma men.
-Tình trạng phụ nữ sử dụng bạo lực trong gia đình vốn được coi là một “đề tài cấm kỵ”. Tuy nhiên điều tra của Bộ Tư pháp Canada năm 1999 và của Viện khoa học hình sự Wiesbaden (Đức) năm 1998 đã chứng minh rằng, tình trạng bạo lực trong gia đình là do cả hai giới gây ra. Theo GS Michael Bock, tại Đại học Mainz (Đức), trong các vụ đụng độ xảy ra trong gia đình ở Đức, phụ nữ là người “ra đòn phủ đầu” ít nhất trong một nửa số vụ. Một điều tra khác ở New Zealand được rất ít người biết đến cho thấy tại đó tỷ lệ phụ nữ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” trong quan hệ vợ chồng thậm chí còn cao gấp 3 lần nam giới.
Thực tế này nghe có vẻ kỳ quặc nhưng lại đúng vì người phụ nữ thường được bảo vệ bằng chính một quan điểm của cánh đàn ông: “Không ai vung tay đánh (trả) một phụ nữ cả!”. Quan điểm đó được thể hiện hầu như trong mọi tình huống xảy ra trong xã hội. Ví dụ khi hai vợ chồng xô xát phải nhờ đến cảnh sát thì thường là cảnh sát xách cổ anh chồng lên đồn. Theo giáo sư Bock, khi một người chồng kêu ca trước công luận là bị vợ đánh và công luận tin vào chuyện đó thì bao giờ anh ta cũng bị mất thể diện và mất sự tự trọng. Ngược lại, khi một người vợ kêu ca tương tự thì bao giờ cũng được xã hội quan tâm giúp đỡ về vật chất và tinh thần, và khi phải ra trước pháp luật thì bao giờ cũng được lợi thế hơn. Cách đây một năm, Bộ Gia đình Đức đã cấp kinh phí cho một tổ chức nghiên cứu đề tài “Bạo lực đối với nam giới trong gia đình”!
Theo logic của những người bênh vực phụ nữ, “mỗi một người đàn ông đều là một kẻ hành hạ phụ nữ tiềm tàng”. Trong các hiệu sách phương Tây thậm chí người ta thấy bày bán những tác phẩm đáng sợ như Đàn ông là những kẻ ngu ngốc, Chỉ một người đàn ông chết mới là người đàn ông tốt, hoặc Mỗi một người phụ nữ đều có sẵn một chút căm ghét đàn ông trong máu. Khi được hỏi về người khác giới thì tỷ lệ phụ nữ nhận xét xấu về đàn ông bao giờ cũng cao hơn hẳn tỷ lệ nam giới nhận xét xấu về phụ nữ.
Đưa ra một "bộ sưu tập" những chứng cứ trên đây, giáo sư Hoffmann muốn tranh luận một cách đúng mực với các quý bà, quý cô về tất cả mọi việc và ông mơ đến một xã hội “bình đẳng cho cả hai giới tính”. Giáo sư Creveld thì bi quan hơn: “Đàn ông vẫn sẽ phải tiếp tục làm mọi điều để phụ nữ có được một cuộc sống nhẹ nhàng, dễ chịu và dài lâu hơn”. Theo ông, thậm chí đàn ông còn có thể chết vì phụ nữ. Nhưng - đây mới là mấu chốt của vấn đề: “Vì mọi người chúng ta đều do phụ nữ sinh ra và trong một chừng mực nào đó thì chúng ta phải trả lại món nợ đó”.
(trích từ nguồn sưu tầm)
Còn gì đẹp hơn tình yêu gia đình
VIT - "... Nó chỉ lặng lẽ đứng bên giường hai chúng con cho tới lúc bố mẹ cháu biết là cháu đã đến, khi ấy nó mới ngoan ngoãn trèo lên giường, áp đầu vào ngực bố rồi từ từ ngủ thiếp đi."
Kèn Vuvuzela – ồn ào như đàn ong vỡ tổ
Cả thế giới đang bắt đầu khổ chỉ vì ông Sepp Blatter. Vài tháng trước đây các cầu thủ đã gửi kiến nghị xin ông sếp FIFA đừng cho khán giả mang kèn vào sân thổi nhưng ông nhất định lắc đầu.
Tiếng kèn vuvuzela
Câu nói mang tính bênh vực nước chủ nhà Nam Phi của ông là “tiếng hát, điệu trống và tiếng kèn thổi chính là biểu tượng của quốc gia này, đồng thời cũng là một phần văn hóa bóng tròn của Phi Châu ... World Cup là thời gian cả thế giới mọi người đều hân hoan, mà đã nói đến hân hoan là phải có ăn mừng. Phải để cho người dân Nam Phi cơ hội ăn mừng chứ”.
Không chối cãi trong thời gian kéo dài từ giữa tháng Sáu tới giữa tháng Bảy năm nay cả thế giới ăn mừng và sống với World Cup. Người dân Thụy Sĩ tràn ra đường với những bộ quần áo cổ truyền xinh đẹp nhất và trên tay cầm chiếc lục lạc đeo cổ bò lắc qua lắc lại thành điệu nhạc vui tươi, người dân Brazil cũng thế, cũng rủ nhau xuống đường với điệu samba nổi tiếng thế giới của họ, ngay ở Hoa Kỳ là nơi môn bóng tròn chưa trở thành một trong những môn thể thao ăn khách, giới trẻ Mỹ cũng rủ nhau ra đường hò hét, những chiếc xe hơi chạy trên đường phố cũng mở nhạc to hết cỡ để chung vui với niềm vui World Cup. Còn ở Nam Phi thì sao? Bắt buộc phải có tiếng kèn vuvuzela.
Gọi vuvuzela là kèn thì cũng đúng, mà bảo không phải là kèn cũng chẳng sai. Khi nói đến chữ kèn, tự nhiên người ta nghĩ ngay đến âm điệu, đằng này chiếc kèn nhựa mà nhà nào ở Nam Phi cũng có chẳng chỉ tạo nên “âm” mà không có “điệu”. Hay gọi là “tù và” chăng? Chữ tù và nghe có vẻ thơ mộng lắm, đằng này vuvuzela chỉ tạo nên… điếc tai và… bực mình, chẳng thơ với mộng gì cả.
Thế giới bóng tròn biết đến vuvuzela từ những ngày gần cuối năm 2009, khi Nam Phi được FIFA chọn tổ chức giải Confederations Cup. Cảnh người dân nước chủ nhà lũ lượt kéo nhau vào sân, mỗi người trên tay cầm theo một chiếc kèn nhựa dài cả thước và cùng nhau đưa lên miệng thổi tạo ngay sự chú ý vì quá sức ồn ào. Ngay tức khắc cầu thủ và huấn luyện viên lên tiếng than phiền, cho rằng tiếng kèn thổi khiến họ phân tâm, các ký giả truyền thanh và truyền hình cũng than thở, bảo tiếng u-u khiến họ nhức đầu khó làm việc. Chỉ mỗi một người thấy vui là ông Chủ Tịch FIFA Sepp Blatter và hình như luật bất thành văn của FIFA đã quy định rõ: khi ông Chủ Tịch vui thì mọi người không ai được quyền… buồn, phải chấp nhận mọi quyết định ông đưa ra.
Vài điều thú vị về Vuvuzela
1. Mặc dù được coi là một nét văn hóa đặc trưng của Nam Phi nhưng vuvuzela lại có nguồn tốc từ Mexico.
2. Ban đầu, kèn được làm chủ yếu bằng thiếc. Vì loại kèn được làm từ kim loại này bị cấm mang vào SVĐ vì bị cho là một loại vũ khí nguy hiểm có thể gây sát thương nên bây giờ nhựa là nguyên liệu chính làm kèn.
3. Freddie Maake, người tự cho là tác giả phát minh ra vuvuzela, lấy ý tưởng từ còi xe đạp làm bằng nhôm từ năm 1965. Ông còn sản xuất một album với tên Vuvuzela Cellular với nhạc cụ chính từ loại kèn này.
4. Sự lo lắng về âm thanh khủng khiếp mà vuvuzela gây ra thật dễ hiểu khi một SVĐ đầy người thổi kèn gây ra tiếng ồn lên tới 130 decibel trong khi tiếng ồn do một cái cưa máy tạo ra chỉ vào khoảng 100 decibel. Nó sẽ gây ra tổn thương cho tai chưa đầy 15 phút sau.
5. Giá trung bình của một chiếc vuvuzela vào khoảng 2 USD. Có khi, nếu bạn mua một cái, bạn sẽ được tặng một cái nữa. Chúng cũng có thể được mua qua trang web mua bán nổi tiếng Amazon.
6. Các hãng truyền thông đề nghị FIFA cấm sử dụng vuvuzela vì lo ngại ảnh hưởng tới tai của khán giả truyền hình. Tuy nhiên, Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter, lại không nghĩ như vậy: "Đó là sắc màu bóng đá tại châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng thể hiện được cả tiếng ồn, sự phấn khích, các điệu nhảy, hò hét và niềm vui sướng"
7. Không chỉ gây hại cho tai người nghe, vuvuzela được cho là có thể truyền bệnh cúm.
8. Loại kèn "đặc sản" này khá đa năng vì có thể sử dụng làm phễu rót bia hoặc cột gôn trong các trận bóng trên đường phố.
9. Chiếc kèn vuvuzela lớn nhất thế giới có chiều dài hơn 35m và đang được trưng bày tại Cape Town, Nam Phi.
10. Vuvuzela còn có một cái tên khác là "Lepatata", một cái tên theo tiếng Setswana.
11. Nhưng để thổi được loại kèn này cũng cần có kỹ năng. Ngay cả HLV Maradona củađội tuyểnArgentina tập hoài mà cũng chẳng thổiđược vuvuzela.
12. Neil van Schalkwyk, người nổi tiếng nhờ vuvuzela cho biết, ngành công nghiệp sản xuất kèn đáng giá 44 triệu bảng tại Nam Phi và châu Âu.
Kèn vuvuzela- biểu tượng tự hào của người Nam Phi. Kèn có âm lượng lớn nên thu hút sự chú ý. Đó chính là điều khiến người thổi kèn cảm thấy rất thú vị. Do phát ra âm lượng lớn gây ồn nên vuvuzela chỉ được dùng trong các dịp cổ động thể thao, nhất là các trận bóng đá lớn. Nói về kèn vuvuzela, Hillary, một chàng trai Nam Phi đến Việt Nam được hơn 2 tháng nay, tỏ ra hào hứng: “Đó là biểu tượng rất đặc trưng của chúng tôi. Tiếng kèn chính là sức mạnh của dân tộc tôi. Chúng tôi rất tự hào về nó”. Hillary còn cho biết anh rất tiếc khi không thể vừa xem World Cup vừa thổi kèn vuvuzela trên đất nước Việt Nam. Joe, bạn của Hillary thì tỏ ra trầm hơn: “Nhiều người cho rằng âm thanh của tiếng kèn rất khó chịu, nó như “phá” lỗ tai bạn nhưng nếu đứng trong không khí bóng đá đang diễn ra trên Nam Phi bạn sẽ thấy hoàn toàn không có vấn đề gì cả”. Ông Frank, người Nam Phi hiện đang công tác tại TPHCM, hào hứng: “Bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt nếu thổi kèn vuvuzela, lúc thổi kèn, tất cả suy nghĩ, hơi thở của bạn sẽ dồn vào đó. Khi bạn làm chủ sở hữu của không gian xung quanh, tất yếu mọi thứ thuộc về bạn, âm thanh của chiếc kèn tạo cho bạn cảm giác tuyệt vời đó”. |
(sưu tầm)
Định hướng nghề nghiệp kiểu teen “Tây”
Hàng năm, vào mùa thi, mùa ra trường của SV, lại có hàng loạt bài báo đau đáu về vấn đề giáo dục và về “đầu ra” của cử nhân. Trong khi đó, vấn đề học tập của các bạn trẻ nước ngoài có vẻ “sôi động” theo một hướng khác.
Lớp học được tổ chức thành các buổi thảo luận nhóm
Không có chuyện “rắn là một loài bò”
Thái Đức (học sinh Đức, gốc Việt) vừa quyết định lựa chọn du học tại ĐH Quản trị kinh doanh EBS ở Singapore. Đức cho biết, ở Đức, những teen nào học được, sẽ thi vào các trường "đỉnh" trong và ngoài nước. Teen học kém sẽ không theo đuổi tấm bằng đại học mà chuyển sang học nghề. Vấn đề chọn trường, lớp rất đơn giản. Ngay cả việc vào học trường trung học, nếu bạn thích trường nào thì thi vào trường ấy. Tuyệt nhiên không có chuyện “chạy sô” xin xỏ để vào trường chuyên, lớp điểm.
Đức cho hay, không giống như ở VN "cái gì cũng học", chương trình học của các bạn trẻ Đức tập trung chủ yếu vào chuyên ngành hẹp. Các lớp học được tổ chức thành các buổi thảo luận, tranh luận. Ở đó, học sinh mới là "người cầm míc", giáo viên chỉ là người hướng dẫn, bổ trợ. Ở bậc đại học, nơi sinh viên dành nhiều thời gian nhất là thư viện. Các buổi lên lớp chủ yếu để thầy giáo giao bài, nêu các vấn đề, và kê ra một loạt sách tham khảo. Nhiệm vụ của người học là đọc tất cả các sách được cho, tìm hiểu vấn đề và sau đó cùng lên lớp để thảo luận. Và tất nhiên không có chuyện cắm cúi ghi ghi chép chép, lại càng không có những câu chuyện vui về việc học thuộc lòng một cách máy móc: "rắn là một loài bò...".
Tập làm... Thủ tướng
Một điểm khác biệt lớn dễ nhận thấy đó là việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng tổ chức cuộc sống. Hàng năm ở Đức, một số trường học tổ chức cho học sinh tới tham quan Hạ viện và Thượng viện. Mỗi học sinh được tập làm Thủ tướng, đứng trên bục phát biểu như một chính trị gia. Nhờ có hoạt động này, các bạn trẻ tự tin hơn rất nhiều, kỹ năng diễn thuyết trước đám đông nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể.
Ở Mỹ cũng có một chương trình tương tự như vậy mang tên "US Senate Youth Program". Các học sinh được học hỏi về chính trị, tham dự các cuộc họp, gặp gỡ các Thượng nghị sĩ, đại sứ nước ngoài tại Mỹ, thậm chí được gặp cả Tổng thống.
Không đi làm thêm thì... xấu hổ lắm
Học bổng của các trường nước ngoài khá lớn, thậm chí rất lớn. Nó hầu như có thể giúp học sinh, sinh viên trang trải đời sống và việc học hành. Thế nhưng, các bạn trẻ Mỹ, Nhật vẫn "say mê" làm thêm ngay từ bậc trung học. Ở VN, việc làm thêm diễn ra ở bậc đại học nhiều hơn. Được biết, năm 2002, một teen tại Bắc Mỹ có thể tự trang trải đến 70% chi phí hàng tháng. Ngọc Anh – du học sinh VN tại Nhật, cho hay, đối với một teen Nhật, “chỉ đi học mà không đi làm thêm thì xấu hổ lắm”. Ở cấp đại học, hầu như sinh viên nào cũng đi làm thêm. Nhờ vậy, họ thực sự là "những người trẻ năng động", cứng cáp với đầy trải nghiệm sống.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện thể lực rất được coi trọng. Ở Việt Nam, thể dục là môn học không được ưa thích cho lắm và các hoạt động thể thao ngoại khóa chưa thực sự phổ biến. Các trường trung học có khu thể thao liên hợp phục vụ học sinh rất hiếm. Thế nhưng ở Nhật, các giờ học ngoại khóa sẽ được tổ chức xen kẽ với các buổi tập thể thao. Và tất nhiên, các trường sẽ thường xuyên tổ chức giao lưu, thi thố với nhau.
Ra trường với tâm thế tự tin
Những con "chiến mã"
Thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh khốc liệt, có được một công việc tốt không phải là điều đơn giản. Chính vì vậy, ngay khi đang học đại học, các sinh viên Nhật đã bắt đầu “săn” việc. Các bạn trẻ Nhật được đánh giá là chuyên nghiệp trong công việc. Họ được cố vấn về nghề nghiệp, được hướng dẫn các kỹ năng xin việc, thậm chí, được đào tạo bài bản về các kỹ năng hành động.
Chính nhờ sự chuyên nghiệp ấy, khi ra trường, họ là những con "chiến mã" đã được rèn luyện. Mùa ra trường, ở Nhật ít có chuyện báo chí ầm ầm ca thán, nào là đề thi lại sai, sinh viên tốt nghiệp ra trường khó có việc làm. Và tất nhiên, lại càng ít có chuyện phàn nàn về chất lượng “sản phẩm giáo dục” thiếu sức khoẻ, thiếu kĩ năng sống, thiếu vốn kiến thức cơ bản để hoà nhập với đời sống xã hội.
theo dailyinfo
Quán phở Việt duy nhất giữa lòng Cúp Bóng Đá Nam Phi
Có lẽ đối với nhiều người Việt Nam thì Nam Phi vẫn là một đất nước xa lạ, mới chỉ được biết đến qua Cúp bóng đá thế giới đang diễn ra ở đây. Thế nhưng đã có một người phụ nữ Việt Nam, còn rất trẻ đã đến chinh phục miền đất này bằng món ăn truyền thống của Việt Nam. Chị đã mang đến đây món phở của người Việt.
World Cup và lòng kiêu hãnh dân tộc
Nếu bạn hỏi tôi, cái tên nào để lại ấn tượng mạnh mẽ sau những loạt trận đầu tiên của World Cup 2010 thì tôi sẽ trả lời là: Milovan Rajevac. Nếu bạn tiếp tục hỏi "ông ta là ai?" và có "ấn tượng gì" thì tôi sẽ trả lời thật đơn giản: Ông ta là một người yêu nước!
‘Ranh ngôn’ thời @…
1. Chỉ những gì không thay đổi được mới là sai lầm.
2. Thà là nhà kinh điển còn sống hơn là làm người đương thời đã chết.
3. Chúng ta thường thích nghe lời người khác, đặc biệt nếu đó là người đã quá cố.
4. Người có thể cười được trong tình huống khó khăn chắc đã tìm ra hình nhân thế mạng.
5. Tình yêu như mạng nhện, chạm vào là dính liền.
6. Tại sao chúng ta cứ hay tưởng rằng vợ người và xe hơi của người hay hơn? Vì cả hai đều dễ khởi động hơn.
7. Thật tốt khi có điều để mà nhớ lại, nhưng tốt hơn nếu không có gì để phải quên cả.
8. Đẹp trai để thương nhớ, còn giàu có để lấy làm chồng.
9. Không cần tự mình sinh ra những ý tưởng thông minh. Hãy tìm kẻ thông minh để anh ta “đau đẻ".
10. Đàn ông cần có tương lai, còn đàn bà cần có quá khứ.
11. Chỉ cần một ly rượu thôi là đủ thấy cuộc sống thay đổi.
12. Không quan trọng là với ai, quan trọng là như thế nào.
13. Tôi cưỡng lại được trước mọi thứ, trừ những cám dỗ.
14. Có tiền thì sướng hơn là nghèo, nếu xét về mặt tài chính.
15. Tôi nghĩ là tôi nên bắt đầu đọc thơ Shakespeare. Nhưng rồi tôi nghĩ lại, tại sao tôi phải làm thế? Hắn ta chưa bao giờ đọc một bài thơ nào của tôi cả.
16. Tôi từng có nhiều ham muốn, ham muốn quá nhiều thứ. Bây giờ tôi chỉ có một ham muốn, là làm sao loại bỏ được những ham muốn đó.
17. Vì tình yêu, người phụ nữ sẵn sàng hy sinh mình, còn đàn ông thì sẵn sàng hy sinh những người phụ nữ khác.
18. Nếu ta phải trả tiền cho người đẹp thì người đẹp ấy chẳng đáng giá một xu.
19. Tôi không hiểu dịch cúm gia cầm có ảnh hưởng thế nào tới những tin vịt?
20. Câu nói "không" vẫn là phương tiện tránh thai truyền thống tốt nhất.
21. Cái cười thành thực nhất là cười ruồi.
22. Thà để họ cười ta hơn là để họ khóc ta.
23. Thà nhận một ít tiền hơn là lời "cảm ơn nhiều".
24. Rượu vang có lợi cho sức khỏe, còn sức khỏe cần để uống rượu vodka.
25. Tất cả những gì báo chí viết đều là sự thật trăm phần trăm, ngoại trừ những sự cố mà quý vị trực tiếp chứng kiến.
26. Báo chí nói cho độc giả biết điều mà người ta không hiểu và dạy cho hiểu điều mà người ta không biết.
27. Báo lá cải có ích ở chỗ chúng dạy ta không nên tin vào chúng.
28. Trí tuệ nhân tạo chẳng là gì so với sự ngốc nghếch tự nhiên.
29. Người thông thái viết những câu châm ngôn, kẻ ngu dốt lặp lại chúng.
30. Người hiểu biết thì nói chuyện với anh, người thông thái thì lắng nghe anh.
31. Cho anh ta một con cá, anh ta sẽ ăn trong một ngày. Dạy anh ta câu cá, anh ta sẽ không làm phiền anh suốt một tuần.
32. Mỗi khi tôi buộc phải chọn lựa giữa hai tật xấu, tôi thường chọn cái mà tôi chưa bao giờ được thử.
...
(trích từ nguồn sưu tầm)