Tin tức

Việt Kiều, họ là ai?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 5710

Tôi xin được nêu rõ một vài khác biệt trong số những người được gọi là Việt kiều để cho những bạn trong nước có thể hiểu một cách tương đối chính xác và có được cái nhìn đa diện về cuộc sống ở xứ người hơn.

Untitled-1_copy_copy

ảnh: nguồn VNexpress

Việt kiều hiện được chia ra làm 3 nhóm khác nhau:

1. Những người rời khỏi Việt Nam hơn 20 năm về trước bằng đường biển.

2. Những du sinh trẻ, những doanh nhân... ra nước ngoài trong vòng 16 năm trở lại đây.

3. Những người được gia đình bảo lãnh theo diện đoàn tụ hay là hôn nhân.

Nhóm 1:

a. Nhóm này đã rời Việt Nam và đang định cư tại xứ người, nhiều nhất là ở Mỹ.

b. Nhóm này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để bắt đầu cho cuộc sống tại xứ người, bởi vì:

- Lúc ra đi thì họ đã chấp nhận bỏ lại tất cả. Cho nên họ không ý tưởng nhìn lại, không so sánh để phải băn khoăn, hối tiếc. Họ đã có thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn phía trước.

- Họ nhận được những giúp đỡ tài chánh và mọi thứ cần thiết trong cuộc sống ngay từ những ngày đầu định cư.

- Nhóm người này bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhiều trình độ khác nhau:

+ Những người đã từng là công nhân, nông dân, làm việc chân tay thì cảm thấy thỏa mãn với những công việc mới tại xứ người (xét về mặt thu nhập và thái độ đối xử trong xã hội mới). Thế hệ thứ 2 của nhóm này cũng thành công nhiều trên con đường học vấn

+ Những người có bằng cấp tại Việt Nam thì lúc đầu cảm thấy bị hụt hẫng rất nhiều bởi vì phải làm lại tất cả từ đầu. Họ phải làm đủ thứ việc mà trước đây họ chưa từng làm. Tuy nhiên họ không còn có một chọn lựa nào khác cho nên dễ chấp nhận thực tế. Trong nhiều năm đầu, không ít những người trong nhóm này bị những người từng làm việc bằng chân tay coi thường, vì đã bị cho là "xuống cấp" cũng như có nguồn thu nhập kém hơn (vừa học vừa làm, hay là có làm thì cũng không bằng sức).

Những người này dù có nói thật về những khó khăn tại xứ người nhưng vẫn bị gia đình trách móc vì nhận thấy những người ít học hơn mà lại thường xuyên gởi tiền về để giúp đỡ người thân rất nhiều. Đây cũng là những nỗi bức xúc lớn đối với nhóm này, trong những ngày chân ướt chân ráo tại xứ lạ quê người. Thế nhưng, thời gian đã giúp một số đông trong nhóm này vượt thoát những khó khăn, đạt được những thành quả đáng kể về mặt học vấn và nghề nghiệp chuyên môn. Thế hệ thứ hai của nhóm này cũng đạt nhiều thành tích đáng kể về mặt học vấn và ổn định tài chánh gia đình cho nên những mặc cảm ban đầu dần dần đã được san bằng.

c. Do hội nhập được với xã hội nơi xứ người cho nên họ mất dần cảm giác buồn lo trong cuộc sống (trừ cái lo riêng của từng cá nhân). Họ có nhiều bạn bè từ những người đồng hương gặp nhau ở trại chuyển tiếp, gặp nhau ở xứ người qua các khóa học hay từ nơi làm việc (bao gồm cả những sắc dân khác).

Thêm nữa, bây giờ mọi thứ đều được "toàn cầu hóa", từ thông tin qua mạng, điện thoại viễn liên giá rẻ và họ lại có điều kiện dễ dàng để về thăm Việt Nam cho nên chuyện nhớ nhà, nhớ quê hương, chuyện thiếu tình người... không còn là vấn đề đáng quan tâm trong nhóm người này nữa.

Nhóm 2: Nhóm này chiếm một tỷ lệ không lớn so với nhóm 1. Những người trong nhóm này đã rời Việt Nam bằng đường máy bay cho nên:

- Họ đã không trải qua những chặng đường khốn khổ trước khi định cư như những người trong nhóm 1. Họ thường thiếu sự chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận khó khăn trước khi rời Việt Nam. Đôi khi nhóm này còn nhận được những thông tin sai lạc qua hình ảnh, những câu chuyện "nổ" của những người đi trước khiến họ mơ tưởng về một thiên đường nơi xứ lạ hơn là thấy được những thực tế khó khăn đang chờ đón.

- Họ có thể đang có một cuộc sống khá tốt, đang giữ một chức vụ cao cũng như sở hữu một số tài sản có giá trị khi còn ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi đến định cư tại nước ngoài họ vẫn còn "vương vấn" với những thứ ấy cho nên rất khổ sở để đối đầu với một cuộc sống mới. Họ cảm thấy "nhục" khi phải làm những công việc không phù hợp với "trình độ" hay là "giai cấp" của họ như tại quê nhà.

- Họ không nhận được tài trợ như người bản xứ cho nên gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính. Khó khăn về tài chánh sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về mặt tinh thần. Vì thế mà nhóm người này rất khó hội nhập và rất khó thành công nếu không kiên trì và dẹp bỏ tự ái cá nhân.

- Du học sinh có học bổng thì ít gặp trở ngại về chuyện học nhưng lại phải lo về mặt tài chánh (vì học bổng không đủ cho cuộc sống) cho nên cuộc sống cũng khá vất vả.

- Những du học sinh nhà giàu thì không lo về mặt tài chánh nhưng phần lớn thì có sức học không cao cho nên dễ nảy sinh lối sống "thoáng" rồi dẫn đến chuyện lơ là việc học và thất bại. Những bạn trẻ này không có chỗ đứng nơi xứ người.

- Những du học sinh không có học bổng nhưng cũng không có nguồn tài chánh dồi dào chu cấp từ gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học vì phải dành thì giờ để kiếm tiền để trang trải mọi chi phí. Nếu vượt qua nổi khó khăn, nhóm trẻ này có thể thành công và thích nghi với cuộc sống mới dễ dàng hơn. Nếu gặp thất bại thì cũng sẽ không có chỗ đứng trong xã hội xứ người.

- Ít bạn bè cộng với nỗi buồn nhớ quê nhà cùng những ràng buộc tình cảm gia đình trong nhóm này còn khá cao cho nên cuộc sống dễ bị chi phối và buồn chán. Cuộc sống tại xứ người rất nhàm chán đối với họ là chuyện hiển nhiên.

Nhóm 3: Nhóm này cũng chỉ là một con số rất nhỏ so với nhóm 1. Nhóm người nầy cũng tựa như nhóm 2 (chỉ khác là có một số có thể nhận được hỗ trợ tinh thần và tài chánh của thân nhân đi trước).

Nhóm người này cũng không dễ hội nhập nếu chưa dám bỏ hết những gì mà mình đã có trong khoảng thời gian ở tại quê nhà. Những ai từng làm việc bằng chân tay thì rất dễ hội nhập vì họ được nhiều hơn là mất khi đến xứ người. Cũng có một số cuộc hôn nhân bị đổ vỡ do đến với nhau bằng những tính toán tài chánh dành cho gia đình nhiều hơn là cho hạnh phúc của bản thân họ. Họ chỉ mượn đường đi để thực hiện cho được ý tưởng đó, những người này cũng nên thông cảm vì trên vai của họ có nhiều gánh nặng từ mọi phía.

Nhóm này cũng cần thời gian mới hội nhập và san bằng những khác biệt về cuộc sống tại xứ người. Trong số này có những bậc phụ huynh được ra nước ngoài để đoàn tụ gia đình. Phần lớn, họ rất khó hội nhập với cuộc sống mới vì vấn đề tài chính, ngôn ngữ, văn hóa, có khi còn vướng bận tình cảm con cái hiện còn ở Việt Nam. Thêm vào đó họ lại có nhiều thời giờ thừa thãi. Tất cả những thứ ấy đã khiến cho họ nhìn thấy cuộc sống tại xứ người không thể nào thích hợp.

...

(trích bài chia sẻ của độc giả Người viễn xứ, theo vnexpress)

Đọc tiếp

10 điều suy ngẫm về cái chết Bin Laden

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6052

Chắc hẳn chưa ai có thể quên được những hình ảnh vụ khủng bố kinh hoàng hôm 11-9-2001 tại 2 tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới Mỹ khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. Ngày hôm sau, báo chí Mỹ đồng loạt giật title “Cuộc chiến trên đất Mỹ” làm cả thế giới bàng hoàng.

Sau đó một cuộc chiến thực thụ đã nổ ra nhưng không phải trên đất Mỹ mà là cuộc chiến toàn cầu chống lại chủ nghĩa hồi giáo cực đoan mà tiêu biểu là tổ chức Al-Qaeda do Osama Bin Laden cầm đầu. Chính vụ khủng bố 11-9 đã khiến danh tiếng của y và phong trào hồi giáo cục đoan “lên như diều gặp gió” nhưng nó cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết bất ngờ của Bin Laden. Thực sự cái chết của ông trùm khủng bố có ý nghĩa như thế nào? Dưới đây là 10 điều suy ngẫm về cái chết của ông trùm khủng bố Osama Bin Laden.

6178807

1. Trên thực tế, cái chết của Obama không phải là tất cả nhưng nó mang một ý nghĩa rất lớn đối với cuộc chiến chống khủng bố. Đã nhiều năm Bin Laden phải trốn chạy và chỉ sống cuộc sống lay lắt ở đâu đó cùng với những tùy tùng thân cận chứ không thể tham gia quá nhiều vào cuộc thánh chiến của al-Qaeda.

2. Những người nghĩ rằng al-Qaeda sẽ sụp đổ sau cái chết của Bin Laden chắc hẳn sẽ phải thất vọng. Saddam Hussein bị giết nhưng không thể ngăn được các cuộc tấn công nổi dậy trên chiến trường Iraq và cái chết của Bin Laden cũng không có nghĩa là dấu chấm hết của đạo Hồi.

3. Khu liên hợp nhà của Bin Laden đã được xây dựng từ năm 2005. Vậy câu hỏi đặt ra là bao nhiêu người trong số các quan chức lãnh đạo cao cấp của Pakistan nhận thức được sự tồn tại của nhà lãnh đạo Al-Qaeda giữa đất nước mình?

4. Quyết định thực hiện một cuộc tấn công bằng trực thăng là vô cùng liều lĩnh nhưng đội đặc nhiệm SEALS của Hải Quân và CIA vẫn kiên quyết tiến hành. Tấn công bằng cách này dễ đánh động cho Bin Laden trốn thoát nhưng sau đó, họ đã thu được xác của y – điều giúp đập tan nghi ngờ về khả năng sống sót của ông trùm khủng bố.

5. Dù các hoạt động tình báo về Bin Laden được thu thập từ thời tổng thống Bush nhưng nó vẫn phát huy tác dụng trong chính quyền của tổng thống Obama cho thấy sự liên kết giữa các tổ chức tình báo Hoa Kỳ.

6. Cách Obama thể hiện vai trò của mình trong cuộc chiến chống khủng bố hết sức ấn tượng. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 đang đến gần và vài người khẳng định động thái này sẽ tạo ra một cú huých mạnh vào uy tín của tổng thống Obama. Tuy nhiên, cuộc bầu cử tổng thống 2012 được dự đoán là sẽ dựa nhiều vào sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Mỹ.

7. Rất nhiều người lo ngại về khả năng trả đũa ngay lập tức của tổ chức al-Qaeda nhằm trả thù cho thủ lĩnh vừa bị sát hại. Và khả năng đó thực sự là rất lớn bởi không phải bây giờ Al-Qaeda mới bắt đầu lên kế hoạch tấn công nước Mỹ.

8. Sự việc này sẽ ảnh hưởng tới Afghanistan như thế nào? Câu trả lời là hầu như không bởi các cuộc nổi dậy của Taliban ở quốc gia này hầu hết là do lực lượng Quetta Shura và mạng lưới Haqqani tiến hành. Al-Qaeda chỉ đóng góp một phần rất nhỏ.

9. Bầu không khí ở Washington khá ấn tượng và ngập tràn không khí hân hoan. Và điều đó là tương tự ở thành phố New York. Người dân khá hào hứng với chiến công của quân đội và reo hò ăn mừng.

10. Hiệu quả tác chiến của Mỹ đã được thế giới đánh giá cao bởi tính táo bạo, tức thời (không gây thương vong cho dân thường), tấn công trực diện (không phải phóng tên lửa từ máy bay không người lái) và nhanh gọn (toàn bộ chiến dịch chỉ mất khoảng 40 phút).

(theo vnexpress)

Đọc tiếp

Bảo trì cáp quang biển

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6524

Bắt đầu từ 2-5 đến 14-5, đơn vị vận hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gateway) sẽ tiến hành triển khai bảo dưỡng tuyến cáp quang nhằm nâng cấp chất lượng hệ thống.

Fiber

Theo FPT Telecom, trong quá trình bảo trì, việc truy nhập các dịch vụ quốc tế như web, email, thoại, video... có khả năng bị ảnh hưởng.

Cụ thể, tốc độ đường truyền sẽ không ổn định trong khoảng thời gian nhất định ở khu vực các tỉnh phía Nam từ Thừa Thiên - Huế trở vào.

Các tỉnh phía Bắc hầu như không bị ảnh hưởng.

Dự án cáp quang biển AAG được khởi công tháng 4-2007, tổng vốn đầu tư khoảng 560 triệu USD với chiều dài gần 20.000 km, bắt đầu từ Malaysia (TM) và điểm cuối tại Mỹ (AT&T).

(Theo Tuổi Trẻ online)

Đọc tiếp

(Bản Anh-Việt) Thông báo của Tổng thống B.Obama về sự tiêu diệt Bin Laden

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 02/05/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5602

Bản tiếng Anh:

Good evening.  Tonight, I can report to the American people and to the world that the United States has conducted an operation that killed Osama bin Laden, the leader of al Qaeda, and a terrorist who’s responsible for the murder of thousands of innocent men, women, and children.
Đọc tiếp

‘Thành phố ma’ ở Nhật Bản

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/04/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 2193

Hơn một tháng sau thảm họa động đất sóng thần ở Nhật Bản, hình ảnh "thành phố ma" vẫn khiến nỗi đau chưa thể nào nguôi.
1_copy_copy

Một chú chó đi lạc trên một con đường ở thành phố Futaba, tỉnh Fukushima. Không gian hoàn toàn vắng lặng, ngoại trừ tiếng một tấm biển hiệu bị gió thổi va vào những cánh cửa chớp.


Futaba là một trong 8 thành phố nhận lệnh sơ tán sau khi thảm họa động đất và sóng thần dẫn tới khủng hoảng hạt nhân ở nhà máy điện Fukushima.
Trước khi thảm họa kép xảy ra, Futaba là nơi sinh sống của 7.000 người dân. Thị trưởng Katsutaka Idogawa của thành phố này nói rằng sẽ mất nhiều năm để người dân có thể trở lại đây.
Một trung tâm thể thao ở Futaba bị hư hại sau động đất. Người ta sẽ không thể sớm sửa chữa nơi này bởi Futaba nằm trong khu vực phải di tản trước nguy cơ rò rỉ phóng xạ hạt nhân từ nhà máy điện Fukushima.
Tấm ảnh chân dung của một bé gái rơi lăn lóc trong một ngôi nhà ở thành phố Futaba.
Một cửa hiệu lộn xộn ở Futaba, trên nền nhà ngổn ngang những mảnh vỡ.
Một nhân viên cứu hỏa đang lái xe chuyên dụng đi dọn dẹp đường phố ở Futaba. Chỉ có xe cứu hỏa, xe cảnh sát và xe cứu thương được đi vào thành phố này sau cuộc sơ tán hàng ngàn người.
Một người đàn ông tranh thủ ghé qua nhà chị gái tại Futaba để nhặt nhạnh những đồ đạc có thể sử dụng được. Giống như người này, cũng có những người dân lén trở lại nhà của họ để tìm kiếm đồ đạc.
Người dân ở thành phố Okuma, tỉnh Fukushima cũng nằm trong diện phải di tản. Trong ảnh là một con đường bị động đất phá hủy ở Okuma.
Không chỉ con người, gia súc cũng là nạn nhân của thảm họa kép kinh hoàng hôm 11/3. Trong hình là một con bò bị chết tại một khu chuồng ở Okuma.
Đồ đạc và vật dụng cá nhân mà người dân bỏ lại ở Okuma. Không ai biết bao giờ chúng mới có thể trở về với chủ cũ. Công ty điện lực Tokyo nói rằng cần 9 tháng để khắc phục sự cố ở nhà máy điện Fukushima, sau đó sẽ có những người được trở về nhà ở trong vùng phải di tản, nhưng không phải tất cả.
Một chú chó bị bỏ lại ở Okuma sau cuộc di tản vội vã, trên cổ nó vẫn còn nguyên sợi xích mà người chủ quên gỡ ra.
Tờ lịch có ngày định mệnh 11/3, khi thảm họa động đất, sóng thần xảy ra

(Ảnh: The Wall Street Journal)

Đọc tiếp

Ảnh động vật dưới nước đẹp nhất 2011

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/04/2011. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 7185

Năm nay, hơn 600 bức ảnh được gửi đến cuộc thi ảnh dưới nước do Đại học Khí quyển và Đại dương Miami (Mỹ) tổ chức hằng năm, trong đó hình ảnh chú cá bống trong ở MarsaAlam (Ai Cập) giành giải nhất.

1_copy

Đây là bức ảnh giành giải nhất của tác giả Tobias Friedrich (Đức) mô tả hai chú cá bống trong ở MarsaAlam (Ai Cập).


Khó khăn lắm Michael Gallagher (Anh) mới phát hiện ra loài cá ngựa lùn này, vì nó rất dễ hòa lẫn vào môi trường xung quanh. Tác phẩm đạt giải nhất thể loại ảnh Macro.
Bức ảnh sên biển mang trần ở biển Tây Ban Nha của nhiếp ảnh gia Jordi Benitez giành giải nhì thể loại macro.
Bức ảnh giành giải nhất về ảnh góc rộng mô tả hai chú cá mực đang giao phối ở cửa Oosterschelde (Hà Lan) của tác giả Luc Rooman (Bỉ).
Tác phẩm Con sứa ở Hồ Worth Lagoon, Florida (Mỹ) của Steven Kovacs giành giải nhất thể loại chân dung các loài cá hoặc sinh vật biển.
Tác phẩm Cá nóc hàm gai ở hồ Worth Lagoon, Florida (Mỹ) của Susan Mears (Mỹ) đạt giải nhì thể loại chân dung cá hoặc sinh vật biển.
Giải nhất thể loại dành cho sinh viên được trao cho tác phẩm cá bò gai đốm cam ở đảo Yasawas (Mỹ) của Laura Rock.
(theo vnexpress)
Đọc tiếp

Đám cưới của Kate và William có ý nghĩa gì đối với nước Anh?

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 27/04/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 5139
Nhiều người xem đám cưới của Hoàng tử William và Kate Middleton, một dân thường, vào ngày 29/4 tới là một cơ hội để hoàng gia Anh và tầng lớp trung lưu xích lại gần nhau hơn.
 
Kate
Cặp đôi Williams-Kate Middleton.

Đám cưới được mong đợi nhiều nhất kể từ thời Thái tử Charles và Diana Spencer sẽ diễn ra vào ngày 29/4 tới khi người con cả của cuộc hôn nhân này, Hoàng tử William, sẽ kết hôn.

Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố ngày 29/4 là ngày quốc lễ và nước Anh dường như đang ngập trong sự phấn khích và cả những hoài nghi về đám cưới.

Sau nhiều năm bê bối và thảm kịch quanh cung điện Buckingham, đám cưới hoàng gia của Kate và William, đặc biệt với khán giả truyền thông toàn cầu, đang hướng theo một câu chuyện cổ tích thời hiện đại trong một thời đại khi những giấc mơ và phép mầu nhiệm ít dần. Nhưng đám cưới cũng diễn ra trong một giai đoạn khắc khổ và các khoản cắt giảm ngân sách khổng lồ đang lờ mờ hiện hữu tại Anh. Đám cưới đến giữa lúc hoàng gia Anh phải giảm bớt các hoạt động giải trí và mua sắm để tiết kiệm chi tiêu.

Tuy nhiên, cặp đôi vẫn tạo ra một câu chuyện đầy cảm hứng: một hoàng tử điển trai kiêm sĩ quan quân đội chìa bàn tay và trao tước hiệu công chúa cho một dân thường đáng yêu có bằng cử nhân ngành lịch sử nghệ thuật. Mẹ chú rể từng là ngôi sao được cả thế giới tiếc thương, còn mẹ cô dâu từng là một tiếp viên hàng không. Sau 8 năm gắn bó, Hoàng tử William đã cầu hôn Kate trong một kỳ nghỉ ở Kenya hồi mùa hè năm ngoái với một chiếc nhẫn kim cương mà mẹ anh từng đeo.

Vì thế, cơ hội nối để hoàng gia xích lại gần hơn với tầng lớp trung lưu của Anh là hoàn hảo.

Sau nhiều năm xảy ra các vụ tai tiếng, cuộc chia tay bi kịch của Thái tử Charles và Công nương Diana và các bê bối trong giới quý tộc, gia đình hoàng gia giờ đây có cơ hội để xây dựng lại hình ảnh đã bị tổn hại khi Tổng giám mục xứ Canterbury làm lễ cưới cho cặp đôi William-Kate tại tu viện Westminster vào ngày 29/4 tới đây.

Sự quyến rũ và đĩnh đạc cần thiết

Công chúng Anh thực sự yêu mến cả Hoàng tử William và Catherine Middleton (tên đầy đủ: Catherine Elizabeth "Kate" Middleton).

William là chàng trai mà công chúng Anh đã dõi theo từ hồi còn là con trai của Công nương Diana cho tới khi trưởng thành. William dường như không vướng phải các xì-căng-đan và luôn làm tròn bổn phận với hoàng gia. Người Anh xem William và em trai Harry là đã thừa hưởng mong ước của Công nương Diana để trở người con người của công chúng thực sự chứ không phải là một nhân vật hoàng gia đích thực. Trong một động thái nhằm thoát khỏi truyền thống, William đã chọn Harry là phù rể chứ không chỉ là một người trợ giúp.

“Chúng tôi thích các hoàng tử và chúng tôi thích Diana”, Timothy Strap, một tài xế ở Đông London, nói. “Bà ấy che chở các con nhưng không theo cách của hoàng gia. Các nhân vật hoàng gia thường được nuôi dưỡng bởi các bảo mẫu, nhưng Diana là một bà mẹ thân thiết, tử tế và đầy tình yêu thương”.

Về phần mình, Kate Middleton là cô gái đẹp cả người lẫn nết. Cô có được vẻ đẹp cần thiết của một công chúa nhưng tính tình điềm đạm, lịch sự, đĩnh đạc và đúng vẻ cung kính. Tất cả những nhân tố này, trong con mắt người Anh, là hoàn toàn đối lập với Sarah Ferguson, vợ cũ của Hoàng tử Andrew, em trai Thái tử Charles. Bà Ferguson, một thường dân, không được lòng công chúng Anh và trở thành một nguồn tin đồn không bao giờ kết thúc trước khi ly hôn với Hoàng tử Andrew.

Nếu William lên ngôi, Middleton sẽ được gọi bằng cái tên Hoàng hậu Catherine - Hoàng hậu Catherine thứ 5 trong lịch sử hoàng gia Anh nhưng là hoàng hậu duy nhất có bằng đại học, tấm bằng mà cô đã nhận được tại đại học St. Andrews ở Scotland.

Hoài nghi

Liệu đám cưới bị cường điệu, thương mại hóa? Có hay không những chiếc đĩa, bánh, tem, đồng xu có hình Kate và William? Câu trả lời là có, và còn nhiều hơn thế. Có phải cặp đôi đã bên nhau 8 năm rồi? Đúng vậy.

Sự thật, nhiều người Anh hoài nghi về khía cạnh cổ tích của đám cưới. Và không phải là không có những dự báo sớm về một lợi nhuận thương mại béo bở ăn theo đám cưới.

“Truyền thông và các công ty vốn được hưởng lợi từ đám cưới bàn tán rất nhiều về sự kiện này. Nhưng chỉ một số ít người Anh thực sự quan tâm”, Jasmine Birtles, một nhà bình luận London, người điều hành một trang web tài chính tư nhân, cho hay.

“Tại Mỹ, đám cưới là một thương vụ lớn, lớn hơn nhiều ở đây. Tôi chỉ biết 2 người sẽ ngồi trước màn hình tivi và theo dõi đám cưới. Chỉ có những người Anh thế hệ trung niên ở ngoại ô London sẽ theo dõi và vẫy cờ”.

Trong các cuộc thăm dò hồi cuối năm 2010, 31% người Anh nói họ “không quan tâm” tới đám cưới và 28% tỏ ra thờ ơ.

Các bài báo và nghiên cứu gần đây cho thấy đám cưới dường như là thiệt hại lớn cho nước Anh - vì là ngày Quốc lễ và các chi phí dịch vụ - hơn là được hưởng lợi.

Philip Shaw, một nhà kinh tế tại dịch vụ Investec ở London, cho rằng đám cưới hoàng gia tốt cho nền kinh tế xét về mặt du lịch và nhân tố cảm thấy phấn khởi. Nhưng xét về GDP, đám cưới có thể có ảnh hưởng tiêu cực.

“Tôi không muốn nghỉ một ngày - tôi phải kiếm sống, đúng không nào?”, một tài xế taxi tại London nói.

70% người Anh không định mua quà lưu niệm

Người Anh không đổ xô đi mua quà lưu niệm hay vật kỷ niệm đám cưới như hồi đám cưới Thái tử Charles và Diana năm 1982.

Tờ Lancashire Evening Post tuần trước trích dẫn các nghiên cứu cho thấy 70% người Anh “ngại ngùng thú nhận” rằng họ có thể không hoặc không có ý định mua một món quà lưu niệm đám cưới vì đó xem việc đó là “lãng phí tiền”.

Cô Birtles cho hay hầu hết những người Anh trẻ tuổi ngại ngùng thú nhận rằng họ có thể xem đám cưới, nhưng trên thực tế phần lớn người London sẽ đi đâu đó nhân kỳ nghỉ dài 4 ngày từ thứ 6 (29/4) đến thứ 2 tuần kế tiếp.

Tại Fortnum & Mason, một cửa hàng nổi tiếng trên phố Piccadilly, hầu hết bánh bơ giòn đám cưới hoàng gia đã được bán hết, một quản lý bán hàng giấu tên cho biết. Ông nói thêm rằng đáng lẽ ông có nhiều thời gian để chuẩn bị cho một loạt các sản phẩm đám cưới đặc biệt nhưng lễ đính hôn chỉ được thông báo vào tháng 11 năm ngoái.

Cùng với những chiếc bánh “William ngọt ngào”, bánh chocolates đám cưới hoàng gia và các đồ lưu niệm bằng sứ, còn có thạch hoa hồng đám cưới hoàng gia. Nhưng gian hàng hôm nay chủ yếu gồm các khách du lịch nước ngoài.

(theo Dantri)
Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115