Một số thống tin có thể ta chưa biết về thảm họa thiên nhiên
1. Mây động đất
Đây là hình đám mây một người Hoa đã chụp 2 giờ trước khi động đất xảy ra tại nơi này.
Thêm hình mây động đất tại Trung Hoa
2. Động vật có ‘hành xử khác thường’ trước một trận động đất
Ếch nhái bò âầy đường trước một trận động đất tại Trung Hoa
Loài sư tử biển bỗng dưng biến mất khỏi khu vực Bắc California trước khi một cơn địa chấn 6.5 độ Richter xảy ra ngoài khơi khu vực này.
3. Đô thị di chuyển vì rung chấn
Thành phố San Francisco của Mỹ đang di chuyển về phía thành phố Los Angeles với tốc độ 5 cm mỗi năm – tương đương tốc độ phát triển của móng tay người. Nguyên nhân của sự dịch chuyển là hai phía đường phay San Andreas đang di chuyển ngược chiều nhau. Hai thành phố sẽ chạm vào nhau trong vài triệu năm nữa. Nhiều người lo ngại chuyển động của chúng sẽ khiến bang California rơi xuống đại dương, song các nhà khoa học khẳng định điều này sẽ không xảy ra.
Siêu địa chấn ngày 27/2 tại Chile khiến thành phố Concepcion dịch chuyển hơn 3 m về phía tây. Giới khoa học cũng cho rằng trận động đất đó làm thay đổi vận tốc xoay của trái đất và khiến ngày trở nên ngắn hơn.
4. Tháng 3 không phải tháng có nhiều động đất
Nhiều người tin tháng 3 là khoảng thời gian động đất xảy ra nhiều nhất trong năm. Quả thực là vào ngày 28/3/1964, bang Alaska của Mỹ chứng kiến cơn địa chấn có cường độ lên tới 9,.2 độ Richter. Đây là một trong những trận động đất mạnh nhất trong lịch sử loài người, song nó chỉ giết chết 125 người.
Ngày 9/3/1957, quần đảo Andreanof ở phía nam bang Alaska lại rung chuyển bởi cơn địa chấn có cường độ 9,1 độ Richter. Tuy nhiên, ba trận động đất mạnh sau đó tại Mỹ xảy ra vào các tháng 2, 11 và 12. Siêu địa chấn tại Chile xuất hiện vào ngày 27/2/2010, còn trận động đất 9,3 độ Richter gây nên thảm họa sóng thần trên Ấn Độ Dương vào năm 2004 xảy ra vào tháng 12.
5. 500.000 trận động đất mỗi năm
Đây là số lượng mà các thiết bị đo rung chấn siêu nhạy ghi nhận được. Con người có thể cảm nhận khoảng 100.000 cơn địa chấn trong số đó. Khoảng 100 trận động đất gây thiệt hại về người và vật chất mỗi năm. Chỉ riêng tại phía nam bang California của Mỹ các nhà khoa học phát hiện chừng 10.000 cơn địa chấn mỗi năm, trong đó phần lớn không được cảm nhận bởi người dân.
6. Mặt trời và mặt trăng gây nên động đất
Từ lâu giới khoa học biết rằng mặt trời và mặt trăng gây nên thủy triều trên bề mặt trái đất. Mới đây một số chuyên gia phát hiện ra rằng lực hút của hai thiên thể này trên đường phay San Andreas gây nên những rung chấn dưới lòng đất.
7. Thời tiết không gây nên địa chấn
Theo thống kê của Cục Địa chất Mỹ, số lượng động đất tại những khu vực có kiểu khí hậu nóng, lạnh, mưa có vẻ gần tương đương nhau. Giới khoa học nói không hề có chuyện thời tiết tác động tới các lực ở độ sâu vài km dưới lòng đất khiến động đất xảy ra. Những thay đổi về khí áp trong bầu khí quyển thường rất nhỏ so với những lực bên trong vỏ địa cầu. Ngoài ra tác động của khí áp không thể vươn tới bên dưới lòng đất.
8. Địa cầu tròn hơn vì động đất
Cơn địa chấn 9,3 độ Richter gây nên sóng thần trên Ấn Độ Dương vào ngày 26/12 thực sự làm thay đổi chút ít độ lồi ở xích đạo trái đất. Trong trận siêu địa chấn ấy, một lượng đất khổng lồ bị rời khỏi vị trí, khiến địa cầu trở nên tròn hơn.
9. 90% động đất xuất hiện trên Vành đai lửa Thái Bình Dương
Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực mà nơi có nhiều rung lắc địa chấn nhất thế giới. Vành đai này bao quanh Thái Bình Dương, tiếp giáp với các bờ biển thuộc Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Đa số động đất mạnh xảy ra trên vành đai lửa Thái Bình Dương khi mảng kiến tạo chạm vào nhau.
10. Hoạt động khoan dầu có thể gây nên động đất
Do dầu thô thường được phát hiện ở những lớp trầm tích mềm và xốp nên khi con người lấy dầu lên thì đá từ nơi khác sẽ tràn tới để lấp chỗ trống. Sự dịch chuyển của đá gây nên rung chấn, song con người không cảm nhận được.
11. Cơn địa chấn lớn nhất thế giới xảy ra tại Chile
Ngày 22/5/1960, Chile chứng kiến trận động đất có cường độ 9,5 độ Richter. Đây là cơn địa chấn mạnh nhất kể từ khi con người phát minh máy đo rung chấn.
12. Động đất ở một phía của trái đất có thể làm rung chuyển phía bên kia
Các nhà khoa học nghiên cứu trận động đất gây nên sóng thần vào năm 2004 phát hiện ra rằng cơn địa chấn khủng khiếp đó làm suy yếu một phần của đường phay nổi tiếng San Andreas. Trận động đất mạnh nhất trong lịch sử loài người – xảy ra tại Chile vào năm 1960 – khiến trái đất rung chuyển trong nhiều ngày.
13. Động đất đẫm máu nhất xảy ra tại Trung Quốc
Khoảng 830.000 người mất mạng vì cơn địa chấn tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào ngày 23/1/1556.
14. Một số hình ảnh ấn tượng về các thảm họa thiên nhiên
(Tổng hợp từ VnExpress, Somethingbizarre, Wikipedia & UK Telegraph)