Khám Phá Về Những Loài Vật “Chưa Từng Thấy Trong Đời”
Những chú rắn con
Đây là lần đầu tiên Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Berlin, Đức chính thức cho phép khách tham quan vào chiêm ngưỡng bộ sưu tập khổng lồ của viện bảo tàng. Trong số những bình mẫu vật này, có những bình đã có niên đại từ thế kỷ 18.
Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên từng bị ném bom trong thời kỳ Thế chiến II. Quả bom làm đổ một cột trụ khiến cột trụ này rơi vào những bình thủy tinh đựng mẫu vật khiến vô số lọ đựng mẫu vật bị vỡ vụn.
Năm 1995, viện bảo tàng quyết định hiện đại hóa và đại tu lại toàn bộ viện bảo tàng. Quá trình đó đã được tiến hành trong suốt 15 năm, đến năm 2010 mới hoàn tất mọi việc.
Một chú cá mập đầu búa. Một số bình mẫu vật ở đây đã có niên đại từ thế kỷ 18.
Thế giới của các loài động vật. Nếu tính tổng chiều dài của các dãy giá sắt đựng bình thủy tinh, con số có thể lên tới hơn 11km.
Những chú cá đuối.
Một phần lớn trong bộ sưu tập đã bị phá hủy bởi quả bom ném xuống viện bảo tàng hồi Thế chiến II.
Dù bị mất nhiều mẫu vật trong thời kỳ chiến tranh nhưng viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ngày nay vẫn nắm giữ bộ sưu tập khổng lồ nhất thế giới với các loài động vật đa dạng trong giới tự nhiên.
Đối với viện bảo tàng, đây là tài sản văn hóa vô giá, không thể nào thay thế. Họ đã kỳ công sưu tập trong suốt hơn hai thế kỷ qua. Ngày nay, bộ sưu tập này vẫn chứa đựng nguồn thông tin đồ sộ phục vụ cho công tác nghiên cứu của các nhà sinh vật học tìm hiểu về sự đa dạng sinh học và các bước tiến hóa..
Một cậu bé đang nhìn những chú cá chình
Số rượu được sử dụng trong các bình mẫu vật này ước tính lên tới 81.880 lít. Các mẫu vật ở đây vô cùng đa dạng, chắc chắn sẽ có những loài động vật mà người xem lần đầu tiên được thấy trong đời.
Những chú rắn ở miền nhiệt đới với con mồi vẫn còn đang nằm trong miệng.
Việc tu sửa, nâng cấp viện bảo tàng vừa được hoàn tất vào năm 2010.
Vì những hủy hoại do chiến tranh gây ra, cụ thể là việc viện bảo tàng từng bị ném bom một lần hồi Thế chiến II, rất nhiều mẫu vật đã bị tổn hại nặng nề. Đồng thời, những thông tin cơ bản phục vụ cho việc tra cứu được dán trên bình thủy tinh cũng bị mất khi lọ vỡ khiến công tác khớp thông tin giữa mẫu vật và các tài liệu liên quan trở nên rất khó khăn.
Trong thời kỳ viện bảo tàng “sơ tán” các lọ thủy tinh để tiến hành sửa chữa, nâng cấp, chỉ có 6 chiếc lọ bị vỡ, đó là một thành công lớn đối với những người phục vụ tại bảo tàng.
Ngoài ra, nơi này còn lưu giữ những bộ xương khủng long hóa thạch, đặc biệt có bộ xương của loài Brachiosaurus – loài khủng long lớn nhất thế giới, dài tới 13m.
Một loài động vật thuộc họ nhà cóc, sống ở vùng Trung Âu và Tây Á (trái). Một chú cá mắt lồi (phải).
Bởi mức độ tổn hại mà viện bảo tàng từng phải gánh chịu trong thời kỳ chiến tranh, rất nhiều mẫu vật đã không còn ở tình trạng lý tưởng và thông tin về mẫu vật cũng đã bị thất lạc, khiến việc nghiên cứu trở nên vô cùng phức tạp, khó khăn.