‘Địa đàng VN’ qua ống kính National Geographic
Với những hình ảnh về vườn địa đàng trong lòng hang, bức tường thạch nhũ khổng lồ hay bộ sưu tập “ngọc trai” hàng vạn năm tuổi, người xem đã phải sửng sốt với sự kì vĩ đến khó tin của hang Sơn Đoòng.
Hiện nay, lối duy nhất để thâm nhập hệ thống hang động là leo xuống bằng dây thừng từ vách hang Loọng Con, cao khoảng 80m. |
Những cột thạch nhũ có hình thù kì dị trên nền hang Loọng Con. Địa điểm này được các nhà thám hiểm gọi là Vườn xương rồng. |
Các nhà thám hiểm đang bơi dưới một cột thạch nhũ khổng lồ trong hang Kén. |
Một đoạn hang có bề rộng khoảng 90m, vòm hang cao gần 250m, đủ sức chứa một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mĩ). |
Một vòm hang sụp đổ từ cách đây rất nhiều năm đã đưa ánh sáng vào, tạo nên một cánh rừng nhiệt đới kì vĩ ngay trong lòng hang. Những nhà thám hiểm gọi đây là Vườn địa đàng. |
Các thành viên đoàn thám hiểm thâm nhập hang Én, một hang động ngầm được rạo ra bởi sông Rào Thương. Vào mùa khô lòng sông thu hẹp thành các ao nhỏ, nhưng đến mùa mưa có thể dâng cao hàng chục m. |
Khoảng không gian thu hẹp lại giữa hang. Dòng chảy của con sông đã mang đến những chiếc vỏ sò, tích tụ thành lớp trên lòng sông. |
Giống như một thác nước hóa đá, những dải thạch nhũ gần cửa hang Én mang màu xanh của rêu và tảo. |
“Dù những hang động là rất lớn, nhưng chúng gần như là ‘vô hình’ cho đến khi bạn bạn bước đến rất gần”, Mark Jenkins, thành viên đoàn thám hiểm nhận xét. Những người thợ săn địa phương đã tìm thấy các hang động bởi luồng gió thổi lên từ lòng đất. |
Nơi nào ánh sáng chiếu vào hang, nơi đó được bao phủ bởi màu xanh của cỏ cây. Ở khu rừng dưới vòm hang bị sụp, các nhà thám hiểm đã thấy sự xuất hiện của các nhiều loại động vật như chim, rắn, sóc, khỉ. |
Qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành những “viên ngọc trai” khổng lồ. “Bộ sưu tập ngọc trai” vô giá này nằm cách không xa Vườn địa đàng trong lòng hang. |
Các nhà thám hiểm đang vượt qua những “tác phẩm điêu khắc” hoàn mỹ của thiên nhiên, phủ đầy rêu trơn trượt. |
Thách thức lớn nhất dành cho đoàn thám hiểm là một bức tường nhũ đá cao khoảng 70m chắn ngang ở độ sâu hơn 6km trong lòng hang Sơn Đoòng. |
Chưa thể vượt qua trở ngại này, các nhà thám hiểm đã đánh dấu mốc ghi nhớ và tiến hành đo mực nước ngầm dâng lên trong mùa lũ. Họ hi vọng phía sau bức tường thạch nhũ sẽ là một hang động lớn với nhiều bất ngờ đang chờ đợi. |
Mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 là khoảng thời gian an toàn để các nhà thám hiểm khám phá hang Kén, với những ao nước nhỏ trên nền hang khô. Vào mùa mưa, dòng nước sẽ nhấn chìm nhiều đoạn hang. |
Ngày 22/4/2009, Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã công bố trước Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình việc phát hiện ra hang động lớn nhất thế giới. Hang có chiều rộng 200 mét, cao hơn 150 mét, dài ít nhất là 6,5 km. Hang có thể còn dài hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang để kết luận hang dài bao nhiêu. Với kích thước như thế, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100m, rộng 90m, dài 2km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang động này do Hồ Khanh, một người leo núi địa phương tìm ra và hướng dẫn đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh tìm tới, và chính ông cũng đã đặt tên cho hạng động này. |