Author Archives: Set Education

Bài 19: Thương lượng (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 8039

Lesson 19: Negotiating (part 2)

Bài 19: Thương lượng (phần 2)

Bạn sẽ học hỏi nghệ thuật ăn nói khi cần phải mặc cả hay thương lượng, kể cả một số cách nói khi chấp nhận hay không chấp nhận các đề nghị.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương Mại’ do Sở Giáo Dục Đa Văn Hoá Dành Cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, Úc Châu.

Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh.

Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đọan hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau.

Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế.

Lesson 19: Negotiating (part 2)

Bài 19: Thương lượng (phần 2)

Trong bài 19 này, bạn sẽ học hỏi nghệ thuật ăn nói khi cần phải mặc cả hay thương lượng, kể cả một số cách nói khi chấp nhận hay không chấp nhận các đề nghị.

Nào chúng ta bắt đầu. Bà Lian có vẻ băn khoăn về việc vận chuyển hàng hóa.

Lian:               We have concerns about the proposed transportation arrangements.

                       Chúng tôi đang băn khoăn về phương thức vận chuyển hàng như đã được đề nghị.

                       Do all of your suppliers sell under the terms of C-I-F?

                       Thế tất cả các nhà cung cấp cho công ty ông đều bán hàng theo phương thức C-I-F à?

Douglas:       No, they don’t. Some sell on an F.O.B basis. That is: Free on Board.

                       Không đâu. Có một số bán theo phương thức F.O.B. Tức là: Hàng lên tàu là xong.

                      This means that we arrange and pay shipping freight and insurance.

                       Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ xắp xếp và thanh toán chi phí vận chuyển và bảo hiểm.

                       Your responsibility would be to transport the tea from the warehouse to the wharf.

                       Quý vị chỉ có trách nhiệm chuyển hàng từ nhà kho ra cảng thôi.

Lian:               In that case, we’d prefer to go under the terms of F.O.B.

                        Nếu thế chúng tôi muốn theo phương thức F.O.B.

Douglas:       I see. Harvey? Vậy à… Ý Harvey thế nào?

Harvey:         Here are the estimated costs, F.O.B in US dollars, per container.

                       Đây là giá cả ước tính theo đô la Mỹ theo phương thức F.O.B. cho mỗi container

Bạn để ý xem bà Lian bày tỏ nỗi băn khoăn của mình như thế nào nhé.

Lian:               We have concerns about the proposed transportation arrangements.

                        Chúng tôi đang băn khoăn về phương thức vận chuyển hàng như đã được đề nghị.

Bà Lian không dùng những câu nói thẳng thừng đầy tiêu cực, chẳng hạn như…

We don’t like this   Tôi không thích đìều này

hoặc…

We’re against that   Chúng tôi phản đối

Nói như thế nghe rất chối tai. Sau đây là một số câu nói khác bạn có thể dùng để bày tỏ sự bất đồng ý kiến mà vẫn không làm phương hại đến mối quan hệ. Nếu dùng câu…

I'm afraid… tôi e rằng…

… thì lời nhận xét tiêu cực nghe có phần nhẹ nhàng hơn.

Eng F:        

  • I’m afraid that doesn’t meet our requirements.

          Tôi e rằng điều này không đáp ứng được những đòi hỏi của chúng tôi.

  • I’m afraid, we find that difficult to accept.

         Tôi ngại rằng chúng tôi khó có thể chấp thuận được điều đó.

  • I’m afraid we can’t agree to those terms.

          Tôi sợ rằng chúng tôi không thể chấp nhận những điều khoản này được.

  • We have reservations about the tariff.

          Chúng tôi vẫn băn khoăn về bảng giá.

Xin bạn nghe cách Douglas diễn tả khi anh cắt nghĩa

Douglas:       Some sell on an F.O.B. basis. That is: Free on Board.

                        Có một số thì theo phương thức F.O.B. Tức là: bên bán chịu trách nhiệm đến khi hàng lên tàu.

                        This means that we arrange and pay shipping freight and insurance.

                        Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ xắp xếp và thanh toán chi phí vận chuyển và bảo hiểm.

Bạn cũng có thể dùng những cách nói sau đây để giải thích:

Eng     In other words, we would package the goods offshore.

            Nói cách khác, chúng ta sẽ đóng gói tại nước ngoài.

            What we mean by that is that we would pay for shipping.

           Chúng tôi muốn nói là chúng tôi sẽ trả phí vận chuyển.

Bây giờ, bạn thử tập nói những mẫu câu sau đây. Xin bạn nghe và lập lại.

Eng     F.O.B. That is, Free on Board.

            This means that we arrange shipping.

             In other words, we would package the goods offshore.

             What we mean by that is that we would pay for shipping.

Chúng ta hãy nghe cách bà Lian bày tỏ niềm mong muốn của mình:

Lian:               In that case, we’d prefer to go under the terms of F.O.B.

                        Nếu thế chúng tôi muốn theo phương thức F.O.B.

Khi bày tỏ niềm mong muốn của mình, bà Lian đã khéo léo từ chối đề nghị ban đầu của Douglas. Bạn cũng có thể nói lên ý thích của mình bằng những mẫu câu sau:

Eng M:           We’d rather go with the second option. Tôi muốn chọn cách thứ hai.

Eng F:            Our preference would be F.O.B. Chúng tôi muốn theo phương thức F.O.B.

Bây giờ, bạn thử tập nói mấy câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • In that case, we’d prefer F.O.B.
  • We’d rather go with the second option.
  • Our preference would be F.O.B.

Quý bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương Mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 19: Negotiating – Part 2.

Bài 19: Thương lượng - Phần 2.

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ và mẫu câu mới sau đây trong khi tiếp tục theo dõi đoạn hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Douglas:       If you agree to a reduced price per kilo

                       then we can agree to purchase under the terms of F.O.B.

                       Nếu ông bà chịu bớt giá cho mỗi cân

                        thì chúng tôi có thể đồng ý mua hàng theo phương thức F.O.B.

Lian:               Provided that the reduction in price is pro rata, we can go along with that.

                       Chúng tôi có thể tán thành đề nghị đó, miễn là giá cả phải giảm theo tỉ lệ thuận.

Douglas:       Yes, that’s acceptable. Now, let’s move on to product specifications.

                       Vâng, như vậy là thỏa đáng. Bây giờ chúng ta chuyển qua vấn đề qui cách sản phẩm.

Trong khi thương lượng, chấp thuận một đề nghị thường kèm theo một số các điều kiện. Xin các bạn để ý xem anh Douglas và bà Lian diễn tả ra sao khi họ đặt điều kiện.

Douglas:       If you agree to a reduced price per kilo

                        then we can agree to purchase under the terms of F.O.B.

                       Nếu ông bà chịu bớt giá cho mỗi cân

                       thì chúng tôi có thể đồng ý mua hàng theo phương thức F.O.B.

Lian:               Provided that the reduction in price is pro rata, we can go along with that.

                        Chúng tôi có thể tán thành đề nghị đó, miễn là giá cả phải giảm theo tỉ lệ thuận.

Sau đây là một vài thí dụ khác bạn có thể áp dụng khi đặt điều kiện trước khi chấp thuận một chuyện gì.

Eng F:           

  • That’s fine, as long as you compensate for any damage.

          Được thôi, miễn là ông bồi thường mọi thiệt hại.

  • We have a deal on the proviso that you pay for transport.

          Chúng tôi sẽ có thoả thuận với điều kiện ông trả phí vận chuyển.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

English M:   

  • If you agree to that, then we can agree to a reduced price.
  • Provided that you pay for costs, we can go along with that.
  • That’s fine, as long as you compensate for any damage.
  • We have a deal on the proviso that you pay for transport.

Khi chấp nhận điều kiện của bà Lian, Douglas chỉ nói vỏn vẹn…

That is acceptable     Điều đó có thể chấp nhận được

Bạn có thể dùng một số cách nói tương tự sau đây để bày tỏ sự chấp nhận của mình:

Eng F:        

  • All right. We can agree on that. Được rồi. Chúng tôi có thể đồng ý về vấn đề đó.
  • Fine. We have agreement on that. Được. Chúng tôi chấp thuận điều đó.
  • We have no problem with that. Chúng tôi không có vấn đề gì với đìều đó cả.

Bây giờ, bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng:  

  • That is acceptable.
  • All right. We can agree on that.
  • Fine. We have agreement on that.
  • We have no problem with that.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một số tình huống khác. Trước tiên chúng ta hãy xem làm thế nào bạn có thể vừa bác bỏ ý kiến của người khác, vừa đưa ra một đề nghị mới.

Eng F:           

  • We couldn’t agree to that, but we could change the rates.

          Chúng tôi không thể chấp thuận điều đó nhưng có thể thay đổi tỉ giá.

  • That would be difficult; however, would you consider a percentage?

          Điều đó có vẻ khó đấy; tuy nhiên ông có thể cân nhắc vần đề dựa vào phần trăm được không?

  • We can’t accept that, I’m afraid, but why don’t we share the costs?

         Tôi e là chúng tôi không thể chấp nhận điều đó, nhưng tại sao chúng ta lại không cùng trả chi phí nhỉ?

Bây giờ, bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng    

  • We couldn’t agree to that, but we could change the rates.
  • That would be difficult; however, would you consider a percentage?
  • We can’t accept that, I’m afraid, but why don’t we share the costs?

Trong trường hợp người thương thuyết không có quyền quyết định tại chổ. Mời bạn nghe hai câu sau đây.

Eng F:           

  • I’m afraid I don’t have the authority to give that the go ahead.

         Tôi e là tôi không có đủ thẩm quyền thông qua điều đó.

  • I’ll have to get back to you on that.

         Tôi sẽ phải liên lạc lại với ông về vấn đề này.

Bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại.

Eng    

  • I’m afraid I don’t have the authority to give that the go ahead.
  • I’ll have to get back to you on that.

Để kết thúc bài học hôm nay, mời bạn nghe rồi nhắc lại những câu sau đây trong đoạn hội thoại…

Eng   

  • We have concerns about the terms of transport.
  • This means that we arrange shipping.
  • We’d rather go with the second option.
  • Provided that you pay for costs, we can go along with that.
  • That is acceptable.
  • That would be difficult; however, would you consider a percentage?

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         Provided,

                        Provided,

                        Provided you stay,

                        Then we can agree,

                        Agree to pay.

 

                         Provided,

                         Provided,

                         Provided you stay,

                         Then we can agree,

                         Agree to pay.

TH mong gặp lại bạn trong Bài 20 để tiếp tục theo dõi đề tài 'Thương lượng - Phần 2'.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương Mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, Úc Châu biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, TH thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 19:

1. I’m afraid we can’t agree to those terms...
2. I’m afraid we find that difficult to accept.
3. We have concerns about the terms.
4. I’m afraid that doesn’t meet our requirements…
5. We have reservations about your tariffs.

Download bài học 19

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 19

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 18: Thương lượng (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 8250

Lesson 18: Negotiating (part 1 - continued)

Bài 18: Thương lượng (phần 1- tiếp theo)

Bạn sẽ tìm hiểu xem phải trình bày quan điểm ra sao, làm sáng tỏ vấn đề như thế nào và bạn còn có dịp tập nói một số câu để đáp lại lời đề nghị.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Lesson 18: Negotiating (part 1 - continued)

Bài 18: Thương lượng (phần 1 - tiếp theo)

Trong bài 17, bạn đã học cách chuẩn bị và mở đầu cuộc thương lượng như thế nào để đem lại những kết quả tốt đẹp.

Trong bài học hôm nay bạn sẽ tìm hiểu xem phải trình bày quan điểm ra sao, làm sáng tỏ vấn đề như thế nào và bạn còn có dịp tập nói một số câu để đáp lại lời đề nghị.

Nhưng trước khi tiếp tục bài học, chúng ta hãy nghe lại đoạn hội thoại trong bài 17 để xem mình còn nhớ được chừng nào.

Douglas:       Ah, Lian and Lok. Welcome. It’s a pleasure to see you here again.

                       Now, you know everyone here, except for Ahmed.

Lian:               How do you do?

Ahmed:          How do you do?

Lok:                A pleasure.

Douglas:       Ahmed is our business manager. He’ll be sitting in. Can we get you anything? Tea or coffee?

Lok:                No, thank you.

Lian:               We’re fine thanks.

Douglas:       Alright then. Please, take a seat.

                        I know your time is valuable. We’re hoping that this meeting won’t go longer than an hour.

                        Would you like me to arrange a taxi for you when we finish?

Lian:               Thank you. That would be great.

Douglas:       I’ll make a note of it.

                       I have an agenda drawn up but feel free to change the order or add items as you wish.

Lian:              This looks fine. You seem to have covered everything.

Douglas:       Fine, we’ll begin by outlining our positions. Then we’ll talk financial considerations,

                       then product specifications and responsibilities and hopefully,

                       the last item will be a timeline for how we shall proceed.

                       So… we’re here to discuss terms and conditions of a business relationship between Hale

                       and Hearty and the Silver Heaven Estate.

                       Now, we’ve been in contact for the better part of a fortnight. You’ve had a chance to look over

                       our operations and learn what a partnership with Hale and Hearty involves.

Bây giờ chúng ta tiếp tục bài 18 với đề tài 'Thương lượng'. Douglas đang trình bày thể thức làm ăn của Công ty Hale and Hearty.

Douglas:       We would very much like to take on Silver Heaven as a partner,

                       and to promote and distribute your tea throughout Australia and New Zealand.

                       Chúng tôi rất mong được hợp tác làm ăn với Silver Heaven và sẽ quảng cáo cũng như

                        phân phối mặt hàng trà của quý vị trên khắp nước Úc và New Zeanland.

                        Our standard terms are the same for most of our producers and we see no reason

                        why they can’t work for Silver Heaven. By this I mean we would agree to a price per kilo.

                        Chúng tôi áp dụng những điều kiện tiêu chuẩn cho hầu hết các nhà sản xuất của chúng tôi,

                        và thấy không có lý nào những điều kiện này lại không phù hợp với Silver Heaven.

                        Tôi muốn nói là chúng ta sẽ thống nhất với nhau về giá cả cho mỗi cân hàng.

                        Transportation arrangements would be incorporated in the C.I.F. price.

                         Packaging will happen offshore - that is, through your estate.

                         Thỏa thuận vận chuyển hàng hóa sẽ được tính vào giá C.I.F.

                         Khâu đóng gói sẽ được thực hiện ở nước ngoài, tức là qua cơ sở buôn bán của ông bà.

                         We’ll provide the stickers and logos which will include all the legal trade markings.

                         Công ty chúng tôi sẽ cung cấp nhãn hiệu và biểu trưng bao gồm các thương hiệu

                         đã được cầu chứng về pháp lý.

Lian:               Excuse me, Douglas. What exactly do you mean by C.I.F.?

                        Xin lỗi ông Douglas. Khi đề cập đến C.I.F, ông thật sự muốn nói gì vậy?

Douglas:       Oh, excuse me. C.I.F. stands for Cost, Insurance, Freight of your product landed in Australia,

                       which will be borne by the supplier.

                        À, xin lỗi ông bà. C.I.F có nghĩa là Giá cả, Bảo hiểm, Cước phí áp dụng cho sản phẩm của quý vị

                        khi sản phẩm được nhập vào nước Úc. Đây là phí tổn bên công ty cung cấp phải chịu.

Lian:               So you’re saying that Silver Heaven will pay for transportation and insurance?

                        Vậy anh muốn nói là Silver Heaven sẽ phải trả phí tổn vận chuyển và phí bảo hiểm?

Douglas:       Yes, that’s right. Vâng, đúng vậy.

Để xác định quan điểm của công ty mình, Douglas đã mở đầu bằng một câu khái quát như sau:

Douglas:       We would very much like to take on Silver Heaven as a partner,

                       and to promote and distribute your tea throughout Australia and New Zealand.

                        Chúng tôi rất mong được hợp tác làm ăn với Silver Heaven và sẽ quảng cáo và phân phối

                        mặt hàng trà của quý vị trên khắp nước Úc và New Zealand.

Sau đây là một số câu mở đầu khái quát khác bạn có thể dùng trong hoàn cảnh tương tự:

English         

  • We’re interested in forming a partnership with your company.

          Chúng tôi mong muốn lập quan hệ đối tác với quý công ty.

  • We think it’s time to consolidate our position by merging.

          Theo chúng tôi thì đã đến lúc chúng ta nên sát nhập hai công ty để củng cố vị thế của chúng ta.

  • We’re looking for a win/win partnership with your company.

          Chúng tôi đang tìm một quan hệ đối tác với công ty của quý vị để hai bên cùng có lợi.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu mở đầu sau đây. Mời bạn nghe rồi lặp lại:

Eng:    We would very much like to merge with your company.

            We’re interested in merging with your company.

            We think it’s time we merged with your company.

            We’re looking for a partnership between our companies.

Vậy chúng ta phải áp dụng một chiến lược như thế nào khi thương lượng trong vấn đề làm ăn?

Khi trình bày quan điểm của công ty mình, bạn không nên cho đối tác biết ngay những đề nghị có lợi nhất cho họ mà công ty bạn có thể chấp nhận được, bởi vì bạn cần có chỗ để tấn thối hay mặc cả. Do đó, bạn nên thủ thế một chút khi trình bày ý định của công ty vào lúc đầu.

Bây giờ xin bạn để ý xem bà Lian yêu cầu Douglas trình bày rõ hơn những gì ông mới đề cập.

Lian:               Excuse me, Douglas. What exactly do you mean by C.I.F.?

                        Xin lỗi anh Douglas. Khi đề cập đến C.I.F, ông thật sự muốn nói gì vậy?

Douglas:       Oh, excuse me. C.I.F. stands for Cost, Insurance, Freight, which will be borne by the supplier.

                        À, xin lỗi ông bà. C.I.F có nghĩa là Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí áp dụng cho sản phẩm của quý vị

                        khi sản phẩm được nhập vào nước Úc. Đây là phí tổn bên công ty cung cấp phải chịu.

Lian:               So you’re saying that Silver Heaven will pay for transportation and insurance?

                        Vậy ông muốn nói là Silver Heaven sẽ phải trả phí tổn vận chuyển và phí bảo hiểm?

Douglas:       Yes, that’s right. Vâng, đúng vậy.

Điều tối quan trọng trong cuộc thương lượng là tất cả các đối tác đều phải hiểu những điều kiện làm ăn được mỗi bên trình bày. Người nói phải thường xuyên kiểm tra để biết chắc mọi người đều hiểu và người nghe cứ việc hỏi lại nếu chưa rõ bất kỳ điểm nào đang được trình bày.

Bạn có thể dùng những câu sau đây khi cần kiểm xem người nghe có hiểu hay không:

Eng M:           Is that clear? Như thế đã rõ chưa ạ?

Eng F:            Can you follow that? Quý vị theo dõi được chứ ạ?

Eng M:           How does that sound? Ông bà nghĩ sao?

Khi cần phải hỏi lại cho rõ, bạn có thể dùng những câu sau đây:

Eng F:            What exactly does that mean? Điều đó có nghĩa là gì vậy?

Eng M:           So you’re saying that we’ll pay? Vậy anh nói là chúng tôi sẽ trả phải không?

Eng F:            Could you clarify a point for me? Anh có thể giải thích rõ hơn một điểm cho tôi được không?

Eng M:           Could you explain what you mean by “win/win”?

                       Anh nói là 'đôi bên cùng có lợi', xin anh giải thích được không?

Bây giờ bạn thử tập nói nhé. Mời bạn nghe và lặp lại.

Khi cần kiểm tra xem người nghe có hiểu rõ hay không:

English       

  • Is that clear?
  • Can you follow that?
  • How does that sound?

Trong trường hợp phải hỏi lại cho rõ:

English       

  • What exactly does that mean?
  • So you’re saying that we’ll pay?
  • Could you clarify a point for me?
  • Could you explain what you mean by “win/win”?

Quý bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 18: Negotiating (part 1 - continued)

Bài 18: Thương lượng (phần 1 - tiếp theo)

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ trong khi tiếp tục theo dõi cuộc thương lượng bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bây giờ, bà Lian đáp lời ông Douglas, sau khi ông trình bày ý định của công ty.

Lian:               Thank you for outlining your position so clearly.

                         Cám ơn ông đã trình bày lập trường của công ty ông thật rõ ràng.

                         As I understand it, you are interested in exclusive rights to the distribution of our tea.

                        Theo như tôi hiểu thì quý vị muốn được độc quyền phân phối mặt hàng trà của chúng tôi.

                        Silver Heaven will be responsible for packaging the tea and also for ensuring its safe arrival

                         in Australia by bearing the costs of transportation and insurance.

                         Silver Heaven sẽ chịu trách nhiệm đóng gói trà và phải chịu phí tổn chuyên trở cũng như

                         bảo hiểm đề hàng hoá được chuyển tới Úc an toàn.

                          Is this an accurate summary of your position so far?

                          Tôi tóm tắt đề nghị của ông như thế có chính xác không?

Douglas:       Yes, it is. Vâng, đúng vậy thưa bà.

Bà Lian đáp lễ với lời cảm ơn rồi xác nhận những gì Douglas vừa nói. Tuy chưa chấp nhận những đề nghị của anh, bà ta vẫn tỏ vẽ tôn trọng và đánh giá cao những gì Douglas vừa nói. Mời bạn nghe lại:

Lian:               Thank you for outlining your position so clearly.

                        Cám ơn ông đã trình bày đề nghị rất rõ ràng.

Bà Lian tóm lại những gì Douglas vừa nói để biết chắc rằng bà đã hiểu thật sự. Bà bắt đầu bằng câu,

“As I understand it”   Theo như tôi hiểu

Sau đây là một số câu nói bạn có thể dùng để cho mọi người biết rằng bạn sẽ tóm tắt lại những gì người khác vừa nói:

Eng M:        

  • Let me see if I’ve got this right… Để xem tôi hiểu có đúng không nào…
  • So, the most important thing for you is... Như vậy điều tối quan trọng đối với anh là…

Bà Lian kết thúc bằng cách kiểm xem mình đã hiểu thật chưa. Xin bạn nghe lại câu sau đây:

Lian:               Is this an accurate summary of your position so far?

                        Tôi tóm tắt đề nghị của anh như thế có đúng không?

Sau đây là một vài cách diễn tả khác bạn có thể dùng khi cần kiểm lại xem mình có thật sự hiểu những gì người khác vừa nói hay không:

Eng:  

  • Is that what you meant? Có phải anh muốn nói như vậy không?
  • Have I understood correctly? Tôi hiểu như thế có đúng không ạ?
  • Is that how you see it? Đó có phải là điều anh muốn nói không?

Bây giờ bạn thử tập nói nhé. Mời bạn nghe rồi lặp lại.

Khi kiểm lại cho chắc những gì được người khác phát biểu, bạn có thể mở đầu bằng những câu sau đây:

English M:  

  • As I understand it…
  • Let me see if I’ve got this right…
  • So, the most important thing for you is...

Khi kết thúc phần tóm ý người khác, bạn có thể nói:

English M:  

  • Is this an accurate summary of your position?
  • Is that what you meant?
  • Have I understood correctly?
  • Is that how you see it?

Bây giờ ta bàn tới những câu nói khái quát:

Trong trường hợp bất đồng ngôn ngữ thì phải có sự hiện diện của một thông ngôn viên. Người này phải có đủ trình độ và phải giữ thái độ khách quan. Nguyên tắc này cũng phải được áp dụng đối với các bản hợp đồng và đề nghị. Phải có một phiên dịch viên có đủ trình độ kiểm lại các văn bản trong cả hai thứ tiếng để đảm bảo rằng không có một sai sót nào trong bản dịch nguyên thủy.

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         As I understand it

                       You want fifty per cent

                       Is that what you?

                       That what you?

                       Is that what you meant?

 

English:         As I understand it

                       You want fifty per cent

                       Is that what you?

                       That what you?

                       Is that what you meant?

Trần Hạnh mong gặp lại bạn trong Bài 19 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thương lượng - Phần 2'

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 18:

1. I can see why we can take on ...
2. There’s a reason to merge with …
3. I understand why we want to…
4. Now I’m asking you to take some time…
5. We think you would benefit…
6. Say something.

Download bài học 18

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 18

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 17: Thương lượng

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 11/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 7869

Lesson 17: Negotiating (part 1)

Bài 17: Thương lượng (phần 1)

Chuẩn bị như thế nào để có thể gặt hái được thành quả tốt đẹp trong cuộc thương lượng. Cách sắp xếp địa điểm gặp gỡ phù hợp hầu đem lại bầu không khí tích cực cho cuộc họp. Cách giới thiệu quan sát viên và phải ăn nói làm sao để bên kia tán thành nội dung cuộc họp.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh.

Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đọan hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau.

Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế.

Lesson 17: Negotiating (part 1)

Bài 17: Thương lượng (phần 1)

Trong bài 17 này, bạn sẽ tìm hiểu xem bạn sẽ phải chuẩn bị như thế nào để có thể gặt hái được thành quả tốt đẹp trong cuộc thương lượng. Bạn cũng sẽ làm quen với cách sắp xếp địa điểm gặp gỡ cho phù hợp hầu đem lại bầu không khí tích cực cho cuộc họp. Bạn sẽ học cách giới thiệu quan sát viên và phải ăn nói làm sao để bên kia tán thành nội dung cuộc họp. Ngoài ra, bạn cũng phải để ý đến vấn đề phổ biến những chi tiết cần thiết liên quan đến cuộc thương lượng.

Nào chúng ta bắt đầu nhé. Ông Lok và bà Lian quyết định sẽ làm ăn với Công ty Hale and Hearty. Họ đang hội họp với Douglas, Harvey và một quan sát viên. Cuộc thương lượng bắt đầu!

Douglas:       Ah, Lian and Lok. Welcome. It’s a pleasure to see you here again.

                       Now, you know everyone here, except for Ahmed.

                       Xin chào ông Lok và bà Lian. Rất mừng được gặp lại ông bà ở đây.

                       Bây giờ chỉ trừ Ahmed còn thì ông bà đã biết mọi người ở đây cả rồi.

Lian:               How do you do? Rất hân hạnh được biết anh.

Ahmed:          How do you do? Hân hạnh được gặp ông bà.

Lok:                A pleasure. Rất hân hạnh.

Douglas:       Ahmed is our business manager. He’ll be sitting in.

                       Ahmed là giám đốc kinh doanh của công ty chúng tôi. Anh ta sẽ tham dự cuộc họp.

Douglas:       Can we get you anything? Tea or coffee? Ông bà dùng gì không? Trà hay cà phê nhé?

Lok:                No, thank you. Dạ không, cảm ơn ông.

Lian:               We’re fine thanks. Chúng tôi không dùng đâu, cảm ơn ông.

Douglas:       Alright then. Please, take a seat. Vậy mời ông bà ngồi.

                       I know your time is valuable. We’re hoping that this meeting won’t go longer than an hour.

                      Chúng tôi biết thời giờ của ông bà thật quí báu.

                      Chúng tôi hy vọng cuộc họp hôm nay sẽ không kéo dài quá một tiếng đồng hồ.

                      Would you like me to arrange a taxi for you when we finish?

                      Ông bà có muốn tôi gọi taxi cho ông bà sau khi chúng ta kết thúc cuộc họp không?

Lian:               Thank you. That would be great. Ồ cám ơn ông. Vậy thì quý hóa quá.

Douglas:       I’ll make a note of it. Vâng, tôi sẽ nhớ điều đó.

                       I have an agenda drawn up but feel free to change the order or add items as you wish.

                       Tôi đã có sẵn bản chương trình nghị sự,

                        nhưng ông bà tùy nghi thay đổi thứ tự các tiết mục hoặc thêm thắt vấn đề nào đó.

Lian:               This looks fine. You seem to have covered everything.

                       Chương trình như vậy được rồi. Ông dường như đã lo toan hết mọi thứ.

Trước khi phân tích lời phát biểu của Douglas khi anh mở đầu buổi thương lượng, chúng ta hãy xem cuộc họp đã được chuẩn bị như thế nào. Xin bạn làm theo những lời hướng dẫn sau đây để chuẩn bị hầu mang lại kết quả tốt đẹp cho cuộc thương lượng.

1. Hãy đọc kỹ các tài liệu liên quan.

2. Tìm hiểu kỹ lưỡng các câu hỏi quan trọng trước khi thương lượng.

3. Biết rõ công việc làm ăn và văn hóa của đối tác.

4. Quyết định mục tiêu, chiến lược và nghị trình.

5. Xác định vai trò của từng người trong nhóm làm việc.

6. Thông báo cho mọi thành viên tham dự biết ngày giờ và địa điểm cuộc họp.

7. Chuẩn bị và tập dợt lời phát biểu khai mạc.

Ngay lúc bắt đầu cuộc thương lượng, bạn cần phải tạo một bầu khí tích cực cho việc thảo luận và nồng nhiệt đón chào các thành viên đại diện phía đối tác. Xin bạn để ý xem Douglas nói như thế nào nhé.

Douglas:       Ah, Lian and Lok. Welcome. It’s a pleasure to see you here again.

                       Xin chào ông Lok và bà Lian. Rất mừng được gặp lại ông bà ở đây.

Và bạn phải giới thiệu họ với người họ chưa gặp lần nào.

Douglas:       … Now, you know everyone here, except for Ahmed.

                       Bây giờ chỉ trừ Ahmed còn thì ông bà đã biết mọi người ở đây rồi.

Ngoài ra, bạn còn phải mời các vị khách dùng nước.

Douglas:       Can we get you anything? Tea or coffee? Ông bà dùng gì không? Trà hay cà phê nhé?

Bạn cũng đừng quên cho khách biết cuộc họp có thể sẽ kéo dài bao lâu, và đề nghị thu xếp taxi cho khách nếu cần.

Douglas:       I know your time is valuable. We’re hoping that this meeting won’t go longer than an hour.

                      Chúng tôi biết thời giờ của ông bà thật quí báu.

                      Chúng tôi hy vọng cuộc họp hôm nay sẽ không kéo dài quá một tiếng đồng hồ.

                      Would you like me to arrange a taxi for you when we finish?

                      Ông bà có muốn tôi gọi xe taxi cho ông bà sau khi chúng ta kết thúc cuộc họp không?

Bây giờ chúng ta thử tập nói các câu sau đây nhé. Xin bạn nghe rồi lập lại.

Eng   

  • It’s a pleasure to see you here.
  • You know everyone here, except for John.
  • Can we get you anything?
  • We’re hoping we won’t go longer than an hour.
  • Would you like me to arrange a taxi for you?

Khi giới thiệu Ahmed, Douglas nói, Ahmed sẽ ''tham dự'', có nghĩa là Ahmed sẽ lắng nghe và quan sát những diễn tiến trong cuộc họp. Ahmed có lẽ không cần đóng góp gì trong cuộc thương lượng. Thế nhưng, anh sẽ giữ một vai trò nào đó trong việc giao dịch sau này. Khi người nào đó có mặt trong cuộc họp, họ có thể được các cộng sự của họ yêu cầu trả lời các câu hỏi liên quan. Bạn có thể áp dụng ba cách diễn tả sau đây để giới thiệu quan sát viên.

Eng M:        

  • Bill will be sitting in. Bill sẽ tham dự với chúng ta.
  • I hope you don’t mind if John sits in. Tôi hy vọng bà sẽ không phiền nếu John tham dự phiên họp.
  • Ann will be observing today. Ann sẽ giữ vai trò quan sát trong buổi họp hôm nay.

Bây giờ chúng ta thử tập nói các câu sau đây nhé. Xin bạn nghe và lập lại.

Eng   

  • Bill will be sitting in.
  • I hope you don’t mind if John sits in.
  • Ann will be observing today.

Bây giờ chúng ta bàn sang vấn đề thống nhất chương trình nghị sự ngay cả khi đôi bên đã thoả thuận trước đó, bởi vì bạn muốn cho phía đối tác có cơ hội thay đổi thứ tự các tiết mục hay thêm thắt vấn đề nào đó vào chương trình nghị sự.

Xin bạn để ý xem Douglas nói như thế nào nhé.

Douglas:       I have an agenda drawn up but feel free to change the order or add items as you wish.

                       Tôi đã có sẵn bản chương trình nghị sự,

                        nhưng ông bà cứ tùy nghi thay đổi thứ tự các tiết mục hoặc thêm thắt vấn đề nào đó.

Sau đây là một vài cách diễn tả bạn có thể dùng khi cần cho khách có cơ hội bày tỏ ý kiến để hai bên cùng chấp nhận một chương trình chung cho cuộc họp. Xin bạn nghe và lập lại:

Eng   

  • Would you like to make any changes to the agenda?
  • Are you happy with the agenda?
  • Feel free to make changes to the agenda.

Nếu làm theo tất cả các bước được chúng tôi phác hoạ, bạn sẽ tạo được một bầu khí vừa trang trọng vừa thoải mái cho cuộc thương lượng.

Quí bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 17: Negotiating (part 1)

Bài 17: Thương lượng (phần 1)

Bây giờ, mời bạn lắng nghe các từ ngữ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi cuộc hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Douglas:     Fine, we’ll begin by outlining our positions.

                     Vâng, trước tiên chúng ta sẽ phác họa quan điểm của chúng ta.

                     Then we’ll talk financial considerations, then responsibilities and hopefully,

                      the last item will be a timeline for how we shall proceed.

                      Kế tiếp chúng ta sẽ cân nhắc vấn đề tài chính, rồi bàn về trách nhiệm mỗi bên và hy vọng rằng,

                      tiết mục cuối cùng sẽ là lịch trình triển khai phương án làm ăn chung.

                     So… we’re here to discuss terms and conditions of a business relationship between Hale

                     and Hearty and the Silver Heaven Estate.

                     Như vậy… chúng ta ở đây để bàn về những quy định và điều kiện làm ăn trong mối quan hệ

                     kinh doanh giữa Công ty Hale and Hearty và Silver Heaven Estate.

                     Now, we’ve been in contact for the better part of a fortnight. You’ve had a chance to look over

                     our operations and learn what a partnership with Hale and Hearty involves.

                     Chúng ta đã liên lạc với nhau gần hai tuần rồi. Ông bà đã có dịp kiểm tra hoạt động của chúng tôi

                     và tìm hiểu xem quan hệ đối tác với Công ty Hale and Hearty sẽ bao gồm những gì.

Trước tiên, Douglas trình bày những điểm chính cần được thảo luận trong cuộc họp:

Douglas:       Fine, we’ll begin by outlining our positions. Then we’ll talk financial considerations,

                       then product specifications and responsibilities and hopefully,

                       the last item will be a timeline for how we shall proceed.

                        Vâng, trước tiên chúng ta sẽ phác họa quan điểm của chúng ta.

                        Rồi chúng ta sẽ cân nhắc vấn đề tài chính, rồi bàn về trách nhiệm mỗi bên và hy vọng rằng,

                        tiết mục cuối cùng sẽ là lịch trình triển khai phương án làm ăn chung.

Chúng ta đã học được một số từ ngữ diễn tả chuỗi sự kiện hay dòng thời gian. Douglas đã dùng một số mẫu câu thật thông dụng. Bây giờ, bạn hãy thử tập nói các câu sau đây. Xin bạn nghe rồi lặp lại.

Eng   

  • We’ll begin by outlining our positions.
  • The last item will be a timeline.

Sau đó, Douglas giới thiệu tổng quát mục tiêu cuộc thương lượng như chúng ta đã tìm hiểu qua đề tài 'Thuyết trình' trong Bài 13.

Douglas:       Now, we’ve been in contact for the better part of a fortnight. You’ve had a chance to look over

                       our operations and learn what a partnership with Hale and Hearty involves.

                       Chúng ta đã liên lạc với nhau gần hai tuần rồi. Ông bà đã có dịp kiểm tra hoạt động của chúng tôi

                       và tìm hiểu xem quan hệ đối tác với Công ty Hale and Hearty bao gồm những vấn đề gì.

Sau đây là một vài cách diễn tả khác bạn có thể dùng khi cần tóm lược những thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động của một công ty hay tổ chức.

Eng M:           You’ve all had a chance to read our prospectus.

                       Quý vị đã có dịp xem các tờ quảng cáo của chúng tôi.

                       Our association began back in March…

                       Hiệp hội chúng tôi bắt đầu hoạt động từ tháng Ba…

                       You’ve looked over our proposal…

                       Quý vị đã xem xét đề xuất của chúng tôi…

Bây giờ chúng ta thử tập nói các câu sau đây. Xin bạn nghe và lập lại:

Eng :

  • We’ve been in contact for six months now.
  • You’ve all had a chance to read our prospectus.
  • Our association began back in March…
  • You’ve looked over our proposal…

Để kết thúc bài học hôm nay, mời bạn lắng nghe và nhắc lại những câu sau đây.

Eng:  

  • It’s a pleasure to see you here.
  • Bill will be sitting in.
  • Would you like to make any changes to the agenda?

Khi cần phác họa diễn tiến cuộc họp:

Eng :

  • The next item we’ll discuss will be finance.
  • We’ve been in contact for six months now.
  • Our association began back in March…

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         Are you happy with

                        Are you happy with

                        Are you happy with the agenda?

                        Is there anything,

                        Is there anything

                        Is there anything we can get you?

 

                        Are you happy with

                        Are you happy with

                        Are you happy with the agenda?

                        Is there anything,

                        Is there anything

                        Is there anything we can get you?

Trần Hạnh mong gặp lại bạn trong Bài 18 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thương lượng - Phần 2'

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 17:

2.

1) observer                2) valuable   

3) position                  4) considerations

5) contact                   6) prospectus

7) hopefully                8) add

Download bài học 17

Download bài học MP3

  

END OF LESSON 17

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 16: Thuyết trình (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 10/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 8399

Lesson 16: A presentation – Part 2 (continued)

Bài 16: Thuyết trình – Phần 2 (tiếp theo)

Cách tóm tắt một bản thuyết trình và kết thúc buổi thuyết trình bằng phần hỏi đáp. Ngoài ra bạn sẽ học được những mẫu câu cần thiết trong trường hợp bạn không trả lời được câu hỏi mà người khác đưa ra.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài „Tiếng Anh Thương Mại‟ do Sở Giáo Dục Đa Văn Hoá Dành Cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, Úc Châu.

Lesson 16: A presentation – Part 2 (continued)

Bài 16: Thuyết trình – Phần 2 (tiếp theo)

Bây giờ chúng ta tiếp tục học bài 16 với chủ đề 'Thuyết trình', phần 2 tiếp theo. Nay Caroline vừa kết thúc phần thuyết trình của mình.

Harvey:         Thank you, Caroline. Now are there any questions?

                       Cảm ơn Caroline. Bây giờ ai có hỏi gì không ạ?

Lian:               Yes, you spoke of keeping in regular contact with your partners.

                        Your communication relies a lot on electronic media.

                        Vâng, quý vị nói rằng công ty thường xuyên giữ liên lạc với các đối tác.

                        Mối liên lạc này lại lệ thuộc rất nhiều vào các phương tiện thông tin điện tử.

                        What if these facilities are not always available on the other side?

                        Thế trong trường hợp phía đối tác không có sẵn những phương tiện ấy thì sao?

Caroline:       That’s a good question.

                       Our business includes partners from the mountains of Laos to the Pacific islands.

                      Thật là một câu hỏi chí lý. Doanh nghiệp của chúng tôi có tất cả những đối tác

                       trên vùng núi non bên Lào cho đến các đảo trong Thái Bình Dương

                 If we cannot make direct contact, we communicate through the nearest agency.

                 Trong trường hợp không thể liên hệ trực tiếp được thì chúng tôi sẽ liên lạc qua một cơ quan gần nhất

                 Does that answer your question?

                 Trả lời như vậy có đáp ứng được câu hỏi của bà không?

Lian:               Yes, thank you. Vâng, cảm ơn cô.

Vậy chúng ta phải ứng phó như thế nào với các thắc mắc. Harvey kết thúc phần thuyết trình bằng phần hỏi đáp.

Xin bạn để ý xem Harvey nói thế nào khi anh mời mọi người nêu câu hỏi.

Harvey:         Now are there any questions? Bây giờ ai có hỏi gì không ạ?

Bà Lian đã hỏi Caroline và cô ấy đã ngỏ lời khen tặng bà. Cô nói: “That‟s a good question”.

Sau đây là một vài câu nói khác bạn có thể dùng khi nhận định về công việc hay ý kiến của người khác.

Eng:   That’s an interesting question.  Thật là một câu hỏi chí lý

            I’m glad you asked that question. Tôi lấy làm mừng vì ông đã nêu câu hỏi đó.

Trong trường hợp chưa hiểu câu hỏi thì bạn có thể dùng những mẫu câu sau đây để hỏi lại cho rõ:

Eng M:           In other words you’re asking me about timelines. Is that right?

                      Nói cách khác, ông đang hỏi tôi về thời biểu thực hiện công việc, phải thế không?

Eng M:           If I understand you correctly, you want to know how much it will cost. Is that right?

                       Nếu tôi không nhầm thì ông muốn biết giá cả bao nhiêu, phải thế không?

Thế nếu bạn không trả lời được thì sao? Trong trường hợp đó, bạn có thể dùng mấy mẫu câu sau đây:

Eng M:           I’m afraid I can’t really answer that at the moment.

                      Tôi e rằng tôi không thể trả lời ông ngay lúc này.

Eng M:           I’m afraid that question falls outside my area of expertise.

                      Tôi e rằng câu hỏi đó nằm ngoài lãnh vực chuyên môn của tôi.

Rồi khi trả lời xong, Caroline muốn biết chắc cô đã trả lời thích đáng hay chưa. Thế là cô hỏi "Trả lời như vậy có đáp ứng câu hỏi của ông không?" Sau đây là một vài mẫu câu khác bạn có thể dùng để kiểm tra mình đã trả lời tới nơi tới chốn hay chưa:

Eng M:           Is that clear now? Bây giờ vấn đề rõ rồi chứ ạ?

Eng M:           Alright, can we move on?

                      Được rồi, chúng ta có thể chuyển sang vấn đề khác được chưa?

Bây giờ, chúng ta thử tập nói một vài mẫu câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại:

Eng:  

  • Now are there any questions?
  • That’s a good question.
  • In other words, you’re asking about timelines. Is that right?
  • I’m afraid that question falls outside my area of expertise.
  • Does that answer your question?

Và bạn cũng đừng quên là khi thuyết trình trước đám đông bạn hãy nhắc lại câu hỏi trước khi trả lời.

Quí bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 16: A presentation – Part 2 (continued)

Bài 16: Thuyết trình – Kỳ 2 (tiếp theo)

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ và thành ngữ mới được dùng trong lúc bài thuyết trình đến hồi kết cục.

Douglas:       Alright, so that brings an end to the presentation.

                       Vâng, vậy là buổi thuyết trình kết thúc ở đây.

                       We’ve taken you through the background of Hale and Hearty and our marketing

                       and sales outcomes using Suki Tofu as the model.

                       Qua mặt hàng tiêu biểu là đậu phụ Suki, chúng tôi đã trình bày với quý vị về

                       hoạt động tiếp thị và doanh số bán của Công ty Hale and Hearty Foods.

                       And you now know how a partnership with Hale and Hearty works.

                       Và bây giờ thì quý vị đã biết Công ty Hale and Hearty và đối tác sẽ làm ăn như thế nào.

                      We hope you can now make an informed decision about entering into deeper negotiations with us.

                      Hy vọng quý vị nay có thể đi đến một quyết định chín chắn về chuyện thương thảo

                       cụ thể hơn với chúng tôi.

                      I’m at your disposal if you would like to stay and talk more or I’m willing to meet

                      with you whenever you like.

                      Tôi xin sẵn sàng tiếp chuyện nếu quý vị muốn ở lại và bàn bạc kỹ hơn hoặc giả

                      tôi cũng có thể gặp lại quí vị bất cứ lúc nào quý vị muốn.

Lian:               Thank you, Douglas. This has been a very enlightening presentation.

                        Cảm ơn ông Douglas. Thật là một buổi thuyết trình hữu ích.

                        Lok and I will need time to discuss what we’ve heard here today

                       and we’ll get back to you as soon as possible.

                       Lok và tôi cần có thời gian để thảo luận những gì mới được nghe hôm nay

                      và chúng tôi sẽ liên lạc với ông càng sớm càng tốt.

Douglas:       Fine, you have my card. My mobile number’s on it. Feel free to call after hours if necessary.

                       Vâng thưa bà. Bà đã có danh thiếp của tôi rồi, trên đó có số điện thoại di động của tôi.

                      Nếu cần xin ông bà cứ việc gọi số này sau giờ hành chính.

Xin bạn để ý xem Douglas nói như thế nào khi anh tuyên bố kết thúc buổi thuyết trình.

Douglas:       Alright, so that brings an end to the presentation.

                       Vâng, vậy là buổi thuyết trình kết thúc ở đây.

Anh ta cũng có thể nói như sau:

Douglas:       Well that covers everything. Vậy là mọi vấn đề đều đã được bàn tới.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

Douglas:      

  • Alright, so that brings an end to the presentation.
  • Well that covers everything.

Sau đó, Douglas tóm tắt buổi thuyết trình. Nếu như bạn là người thuyết trình duy nhất, thì phần tóm tắt này thường diễn ra trước phần hỏi đáp. Douglas đã nhắc lại cho bà Lian và ông Lok những điều họ vừa mới nghe. Xin bạn nghe lại nào:

Douglas:       We’ve taken you through the background of Hale and Hearty and our marketing

                        and sales outcomes using Suki Tofu as the model.

                        And you now know how a partnership with Hale and Hearty works.

                       Qua mặt hàng tiêu biểu là đậu phụ Suki, chúng tôi đã trình bày với quý vị về hoạt động tiếp thị

                        và doanh số bán của Công ty Hale and Hearty Foods.

                        Và bây giờ quý vị đã biết Công ty Hale and Hearty và đối tác sẽ phải làm ăn như thế nào rồi.

Chỉ bằng vài câu nói, Douglas đã tóm tắt được cả một bài thuyết trình kéo dài 30 phút, đồng thời nhắc người nghe nhớ lại những gì vừa diễn ra.

Sau đây là một vài mẫu câu bạn có thể dùng để tóm tắt bài thuyết trình:

Eng:   Today, you’ve heard the results of the personnel survey.

            Hôm nay quý vị đã nghe báo cáo kết quả cuộc khảo sát nhân sự.

Eng:   What you’ve heard here today, are the pros and cons of a merger.

           Những điều quí vị vừa nghe hôm nay là những lợi hại của sự sát nhập giữa hai doanh nghiệp.

Nào chúng ta thử tập nói những câu sau đây nhé. Mời bạn nghe và lập lại.

Eng:   We’ve taken you through the background of Smith and Co.

           You now know how the partnership works.

           Today, you’ve heard the results of the personnel survey.

            What you’ve heard here today are the pros and cons of a merger.

Douglas tiếp tục tìm hiểu điều ông ta hy vọng là mục đích của buổi thuyết trình. Xin bạn nghe lại câu sau đây:

Douglas:       We hope you can now make an informed decision

                        about entering into deeper negotiations with us.

                        Hy vọng quý vị nay có thể đi đến một quyết định chín chắn

                        về chuyện thương thảo cụ thể hơn với chúng tôi.

Mỗi bài thuyết trình đều có những mục tiêu khác nhau, song bạn vẫn có thể dùng những mẫu câu sau đây để mở đầu bất cứ bài thuyết trình nào:

English M:    I hope that sets your minds at ease about the merger.

                       Tôi hy vọng điều đó sẽ làm quí vị an tâm về sự sát nhập.

English M:    I trust that you’ll now see why certain cuts have to be made.

                      Tôi tin rằng bây giờ quý vị đã có thể thấy rõ lý do phải cắt giảm một số chi tiêu nào đó.

Nào chúng ta thử tập nói những câu sau đây nhé. Mời bạn nghe và lập lại.

English M:    I hope that sets your minds at ease about the merger.

English M:    I trust that you’ll now see why certain cuts have to be made.

Bạn cũng nên cho người tham dự biết rằng, bạn sẵn sàng ở lại sau buổi thuyết trình để thảo luận thêm. Xin bạn để ý xem Douglas bày tỏ ý định của mình như thế nào.

Douglas:       I’m at your disposal if you would like to stay and talk more

                      or I’m willing to meet with you whenever you like. Feel free to call after hours if necessary.

                       Tôi xin sẵn sàng tiếp chuyện nếu quý vị muốn ở lại và bàn bạc kỹ hơn,

                       hoặc giả tôi cũng có thể gặp lại quí vị bất cứ lúc nào quý vị muốn. Xin quí vị cứ việc liên lạc với tôi.

                       Nếu cần xin ông bà cứ gọi số này sau giờ hành chính

Ngoài ra, bạn cũng có thể nói những câu tương tự sau đây khi bạn muốn cho mọi người biết bạn sẵn sàng gặp họ sau buổi thuyết trình.

Eng M:           I’ll be here until 5 so feel free to come and discuss anything about the presentation.

                       Tôi sẽ còn ở đây tới 5 giờ, vậy xin quý vị cứ việc tới và thảo luận bất cứ điều gì

                        liên quan tới buổi thuyết trình.

Eng M:           I'd welcome further discussion if you’d like to approach me during lunch.

                      Tôi sẵn sàng thảo luận thêm nếu quí vị gặp tôi vào giờ nghỉ trưa.

Eng M:           The program includes my email address. Feel free to contact me.

                       Quí vị cứ việc liên lạc với tôi qua địa chỉ email có in sẵn trong bản chương trình.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những mẫu câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

Eng M:           I’ll be here until 5 so feel free to come and discuss anything about the presentation.

Eng M:           I'd welcome further discussion if you’d like to approach me during lunch.

Trong các buổi thuyết trình theo kiểu phương Tây về vấn đề kinh doanh, vì lịch sự, bạn nên ngỏ lời cảm ơn thuyết trình viên hoặc vỗ tay tán thưởng vào lúc kết thúc buổi thuyết trình nếu như có đông người nghe.

Lưu ý là bài thuyết trình chúng ta vừa nghe có tới vài diễn giả. Nếu bạn là thuyết trình viên duy nhất, thì bạn nên tùy nghi sử dụng những gì bạn đã học trong 4 bài vừa qua.

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới

English:         That’s a very good question

                        A very good question

                        That’s a very good question

                        Now, can we move on?

 

                        That’s a very good question

                        A very good question

                        That’s a very good question

                        Now, can we move on?

TH mong gặp lại quý bạn trong Bài 17 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thuyết trình', Phần 2.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương Mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, Úc Châu, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ .

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, TH thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 16:

2.
1) In other words you’re asking about our safety policy...
2) If I understand you correctly, you want to know if we’re planning a merger.
3) In other words, you’re asking about government tax.
4) I’m afraid I really can’t answer that question at the current time.
5) I’m afraid that question falls outside my current knowledge.

Download bài học 16

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 16

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 15: Thuyết trình (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 10/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 9099

Lesson 15: A presentation (part 2)

Bài 15: Thuyết trình (phần 2)

Cách diễn tả khi phải giới thiệu những dữ kiện được chiếu lên màn hình, trình bày các thông số trên biểu đồ và đáp lại một câu hỏi bất ngờ ra sao. Ngoài ra, bạn cũng sẽ học cách hướng dẫn khán giả để họ theo dõi những số liệu trên một bảng liệt kê.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh.

Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đọan hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau.

Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế.

Lesson 15: A presentation (part 2)

Bài 15: Thuyết trình (phần 2)

Trong bài hôm nay, bạn sẽ học cách diễn tả khi phải giới thiệu những dữ kiện được chiếu lên màn hình, cũng như phải trình bày các thông số trên biểu đồ và đáp lại một câu hỏi bất ngờ ra sao. Ngoài ra, bạn cũng sẽ học cách hướng dẫn khán giả để họ theo dõi những số liệu trên một bảng liệt kê.

Nào chúng ta bắt đầu. Như bạn thấy, máy móc thiết bị đã chẳng giúp gì cho Victoria, nên Harvey phải ra tay đối phó với tình huống trong lúc Victoria lấy lại bình tĩnh.

Harvey:         These figures, on overhead projection, follow the sale of Suki Tofu

                      since it was launched onto the Australian Market.

                      Những con số trên màn hình là doanh số bán Đậu phụ Suki kể từ khi sản phẩm này

                      được tung ra thị trường Úc.

                      This first graph shows the first year, 1999. Suki was launched in March.

                      Can I draw your attention to June?

                      Biểu đồ đầu tiên cho biết tình hình năm đầu tiên là năm 1999.

                      Suki bắt đầu được tung ra thị trường từ tháng Ba năm đó. Xin quí vị để ý vào số liệu trong tháng Sáu.

                      Here you’ll see a significant increase in sales, after our targeted advertising campaign.

                      Ở đây quý vị sẽ thấy doanh số bán gia tăng đáng kể sau khi chúng tôi phát động chiến dịch

                     quảng cáo nhắm vào một số thành phần tiêu thụ.

Harvey:         And here are the figures from 2000 until now. Can everybody see that?

                       Và đây là các số liệu từ năm 2000 cho đến nay. Mọi người đều thấy rõ chứ ạ?

Harvey:         You’ll notice there’s been a steady increase in sales which are at their peak right now…

                      a very positive sign.

                     Quý vị sẽ thấy là doanh số bán gia tăng một cách đều đặn và hiện đang ở điểm cao nhất…

                     thật là một dấu hiệu hết sức khả quan.

Harvey đang miêu tả một biểu đồ đường kẻ, tiếng Anh là 'a line graph'.

Xin bạn để ý xem Harvey giới thiệu biểu đồ đầu tiên như thế nào nhé.

Harvey:         This first graph shows the first year, 1999.

                       Biểu đồ đầu tiên cho biết tình hình năm đầu tiên là năm 1999.

Sau đây là một vài cách diễn tả khác bạn có thể dùng để giới thiệu những phương tiện hỗ trợ dựa vào hình ảnh.

English M:    I have a table here that shows the seasonal sales.

                      Tôi có ở đây một bảng liệt kê doanh số bán theo mùa.

English F:     The first bar graph refers to consumer trends.

                       Biểu đồ dạng cột diễn tả các xu hướng tiêu thụ.

English M:    This flow chart illustrates the chain of command.

                       Biểu đồ cấu trúc này cho thấy hệ thống hành chánh theo thứ bậc.

English F:     You can see from this pie chart that most buyers prefer cards to any other system of payment.

                      Qua biểu đồ hình tròn này, quí vị có thể thấy là hầu hết khách hàng ưa thanh toán bằng thẻ hơn là

                      thanh toán bằng các hình thức khác.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói những mẫu câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại:

English M:    I have a table here that shows the seasonal sales.

English F:     The first bar graph refers to consumer trends.

English M:    This flow chart illustrates the chain of command.

English F:     You can see from this pie chart that most buyers prefer cards.

Xin bạn để ý xem Harvey miêu tả biểu đồ như thế nào nhé.

Harvey:         Here you’ll see a significant increase in sales, after our targeted advertising campaign.

                       Ở đây quý vị sẽ thấy doanh số bán gia tăng đáng kể sau khi chúng tôi phát động chiến dịch

                       quảng cáo nhắm vào một số thành phần tiêu thụ.

                       You’ll notice there’s been a steady increase in sales which are at their peak right now…

                       a very positive sign.

                       Quý vị sẽ thấy là doanh số bán gia tăng một cách đều đặn và hiện đang ở điểm cao nhất…

                       thật là một dấu hiệu hết sức khả quan.

Hướng dẫn cách diễn giải các biểu đồ qua bài học được ghi âm như thế này thì quả là một điều khó nhưng chúng ta cứ thử xem sao. Sau đây là một vài mẫu câu tiếng Anh cơ bản kèm theo lời dịch. Bạn có thể dùng những câu sau để diễn tả sự thay đổi.

English M:  

  • Sales have remained stable.

           Doanh số bán vẫn ổn định.

  • There’s been a dramatic drop in circulation.

           Tổng số báo phát hành đã bị sụt giảm đột ngột.

  • Profits reached a peak in winter.

          Lợi nhuận đã đạt mức cao nhất vào mùa đông.

  • Production was down in June but recovered in October.

          Sản lượng sút giảm trong tháng Sáu nhưng đã khôi phục trong tháng Mười.

  • There’s been a rapid rise in interest rates.

          Lãi suất đã gia tăng nhanh chóng.

  • Morale hit a low point after the staff cuts.

          Tinh thần mọi người đã xuống thấp sau khi số nhân viên bị cắt giảm.

Bây giờ, chúng ta thử tập nói các mẫu câu sau đây. Xin bạn nghe và lập lại:

English M:    Sales have remained stable.

                       There’s been a dramatic drop in circulation.

                       Profits reached a peak in winter.

                       Production was down in June but recovered in October.

                       There’s been a rapid rise in interest rates.

                        Morale hit a low point after the staff cuts.

Quí bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 15: A presentation (part 2)

Bài 15: Thuyết trình (phần 2)

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi cuộc họp bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Bây giờ Victoria đã lấy lại tinh thần và đang chuẩn bị kết thúc phần thuyết trình của mình.

Victoria:        So, to summarise, we produced a quality campaign for a quality product and

                        we’d welcome the chance to do the same with yours. And now, I’ll hand you over to Caroline.

                        Vậy nói tóm lại, chúng tôi phát động một chiến dịch đầy hiệu quả để quảng bá một sản phẩm

                        có chất lượng, và chúng tôi cũng mong có cơ hội được lảm như thế cho công ty của ông bà.

                        Bây giờ tôi xin nhường lời cho Caroline.

Lok:                Victoria, I have a question. Thưa cô, tôi có một câu hỏi.

Victoria:        Yes, Lok? Vâng, xin mời ông Lok.

Lok:                You’ve shown us this wonderful product, Suki Tofu.

                        The colours on the packet - are they the same on all Hale and Hearty products?

                        Cô đã cho chúng tôi xem Đậu phụ Suki, một sản phẩm tuyệt vời. Vậy màu sắc bao bì

                        sản phẩm này có giống màu sắc tất cả các sản phẩm khác của Hale and Hearty không?

Victoria:        Yes, we want consumers to recognise our products easily so that’s why

                      they all bear the Hale and Hearty colours.

                       Thưa có, chúng tôi muốn giới tiêu thụ nhận ra sản phẩm của chúng tôi một cách dễ dàng,

                       vì thế, tất cả các sản phẩm của Hale and Hearty đều có cùng mầu.

Lok:                Thank you. Cảm ơn cô.

Caroline:       Thanks, Victoria. Well, I’m here to talk about how a partnership with Hale and Hearty works.

                      Cảm ơn Victoria. Bây giờ tôi xin nói về đường lối làm ăn giữa Công ty Hale and Hearty với đối tác.

Caroline:       I have a list of our guidelines here, which you are welcome to take with you.

                       Tôi có bản hướng dẫn hoạt động của công ty chúng tôi ở đây. Mời ông bà giữ một bản.

                       Looking at the first point, the key to our delivery is communication by any means possible….

                       Điểm thứ nhất, yếu tố nòng cốt trong việc giao hàng hóa của chúng tôi là vận dụng

                        mọi phương tiện liên lạc sẵn có…

                       The next point shows that we provide quarterly reports and payments.

                        Điểm kế tiếp cho thấy chúng tôi báo cáo và thanh toán tiền bạc theo từng quý.

                        In point 3, you’ll notice that Partners are invited to local conventions as well as national ones.

                        Sang điểm thứ ba, quý vị sẽ nhận thấy là các đối tác của chúng tôi được mời dự những

                         hội nghị địa phương và toàn quốc.

Khi ông Lok bất chợt ngỏ ý muốn hỏi, Victoria chỉ nói vỏn vẹn “Yes, Lok?” để mời ông nói. Khi có đông người nghe thì thuyết trình viên nên cho mọi người biết là có người đã dơ tay xin hỏi, đồng thời nên nhắc lại câu hỏi cho mọi người nghe trước khi trả lời. Như thế thì ai cũng có thể hiểu rõ vấn đề.

Xin bạn nghe những câu đối thoại sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Eng M:           Aah? À …này?

Eng F:            Yes, you have a question? Vâng, ông muốn hỏi phải không?

Eng M:           Are these figures higher than last year’s?

                       Những con số này có cao hơn so với năm ngoái không?

Eng F:            The gentleman has asked if these figures are higher than last year’s. The answer to that is yes.

                       Vị này vừa hỏi có phải những con số này có cao hơn so với năm ngoái hay không.

                       Câu trả lời là đúng vậy.

Eng M:           Thanks. Xin cảm ơn.

Chúng ta không có đủ thời gian để nghe chi tiết phần thuyết trình của Caroline, nhưng xin bạn lắng nghe cách cô ta tuần tự trình bày bản hướng dẫn. Cô ta cho mọi người thấy những điểm cô sẽ trình bày trên danh sách đã được đánh số và cô lần lượt nêu tên từng điểm một trong khi dẫn giải.

Caroline:       I have a list of our guidelines here, which you are welcome to take with you.

                       Tôi có bản hướng dẫn hoạt động của công ty chúng tôi ở đây, mời ông bà giữ một bản.

                       Looking at the first point, the key to our delivery is communication by any means possible….

                        Điểm thứ nhất, yếu tố nòng cốt trong việc phân phối hàng hóa của chúng tôi là vận dụng mọi

                        phương tiện liên lạc sẵn có…

                        The next point shows that we provide quarterly reports and payments.

                        Điểm kế tiếp cho thấy chúng tôi báo cáo và thanh toán tiền bạc theo từng quý.

                        In point 3, you’ll notice that Partners are invited to local conventions as well as national ones.

                       Sang điểm thứ ba, quý vị sẽ nhận thấy là các đối tác của chúng tôi được mời dự những

                       hội nghị địa phương và toàn quốc.

Bây giờ, chúng ta hãy thử tập nói các mẫu câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

Eng:   Looking at the first point…

           The next point shows we provide quarterly reports.

           In point 3 you’ll notice our output is high.

Để kết thúc bài học hôm nay, xin bạn lắng nghe và lập lại một số mẫu câu chúng ta mới học.

English M:    I have a table here that shows the seasonal sales.

English F:     The first bar graph refers to consumer trends.

English M:    Sales have remained stable. There’s been a dramatic drop in circulation.

Eng F:            Yes, you have a question?

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         You can see from this table

                        This table

                        This table

                        That profits have dropped

                        But sales remain stable.

 

                        You can see from this table

                        This table

                        This table

                        That profits have dropped

                        But sales remain stable.

Hẹn gặp lại bạn trong Bài 16 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thuyết trình'.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 15:

2.

1) peak        2) fluctuated         3) rise (increase)

4) stable      5)slump                6) sharp

Download bài học 15

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 15

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 14: Thuyết trình (tiếp theo)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 10/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 8559

Lesson 14: A presentation (continued)

Bài 14: Thuyết trình (tiếp theo)

Cách kết thúc một phần của buổi thuyết trình cũng như cách giải thích khi máy móc bị trục trặc.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Trong Bài 13 bạn đã học cách chuẩn bị cho một buổi thuyết trình, cách giới thiệu thuyết trình viên và làm quen với cách phác hoạ những bước chính trong buổi thuyết trình...

Trong bài học hôm nay, bạn sẽ học cách kết thúc một phần của buổi thuyết trình cũng như cách giải thích khi máy móc bị trục trặc.

Nhưng trước khi tiếp tục, chúng ta hãy nghe lại đoạn hội thoại trong Bài 13 để xem mình còn nhớ được chừng nào.

Douglas:       Lian and Lok, I’d like to formally welcome you to this meeting and

                       thank you for giving us your time today.

                       Now without further ado, I’ll hand you over to Harvey and Victoria who’ve been working around

                       the clock to prepare this presentation for you.

Harvey:         Thanks, Douglas. As you know, I’m Harvey, Chief Purchasing Officer.

                      Our aim today is to give you an idea of what a partnership with Hale and Hearty involves.

                      Our presentation is in five parts. First, I’ll give you some background information on the company.

                      Next, Victoria will take you through the marketing process.

                      Thirdly, I’ll talk projected figures and then Caroline will talk about what a partnership

                      with Hale and Hearty entails.

                     And finally we’ll have questions and answers but if you need to ask anything, feel free to interrupt.

Bây giờ chúng ta sẽ học tiếp Bài 14 với chủ đề ‘Thuyết trình'. Chúng ta tiếp tục theo dõi cuộc họp khi Harvey sắp xong phần giới thiệu về công ty của mình.

Harvey:         So, as you can see, in its thirty years of operation, Hale and Hearty has become

                        a household name in Australia and is well on the way to becoming one in New Zealand.

                        Như quý vị thấy, trong ba mươi năm hoạt động của mình, Công ty Hale and Hearty đã

                         trở thành cái tên quen thuộc đối với mọi gia đình không những tại Úc mà còn ở cả New Zealand

                         trong thời gian sắp tới nữa.

                    And now I’m going to hand you over to Victoria, who will take you through the marketing process.

                   Và bây giờ tôi xin nhường lời cho Victoria, người sẽ trình bày cho quí vị biết về phương pháp tiếp thị.

Victoria:        Thanks, Harvey. What I’m about to do is show you how we marketed Suki Tofu.

                        Cảm ơn Harvey. Bây giờ tôi sẽ cho ông bà thấy công ty chúng tôi đã áp dụng phương pháp

                        tiếp thị như thế nào để bán Đậu phụ Suki.

                        If I can draw your attention to the monitor, you’ll see how we took a humble but quality product

                        and turned it into Australia’s most popular imported tofu.

                        Xin quý vị theo dõi trên màn hình, quý vị sẽ thấy chúng tôi đã làm thế nào để biến một sản phẩm

                        bình thường nhưng có chất lượng thành loại đậu phụ nhập khẩu được ưa chuộng nhất nước Úc.

Mỗi phần trong bài thuyết trình cần phải được giới thiệu rành mạch. Mời bạn để ý xem Victoria giới thiệu phần thuyết trình của mình ra sao.

Victoria:        What I’m about to do is show you how we marketed Suki Tofu.

                        Bây giờ tôi xin trình bày cho quí vị thấy công ty chúng tôi đã áp dụng phương pháp

                        tiếp thị như thế nào để bán Đậu phụ Suki.

Bạn cần nêu rõ những gì mình sắp nói. Sau đây là một vài mẫu câu khác bạn có thể dùng để giới thiệu phần thuyết trình của mình. Xin bạn nghe những câu sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

English M:    Let’s now look at the latest figures.

                       Bây giờ chúng ta hãy xem xét những số liệu mới nhất.

English F:     Now I want to turn to the annual report.

                      Bây giờ tôi muốn chuyển sang bản báo cáo hằng năm.

English M:    This brings me to the third point: marketing.

                       Từ điểm này, tôi sẽ bàn sang vấn đề thứ ba là tiếp thị.

Nào chúng ta thử tập nói nhé. Mời bạn nghe và lập lại những câu sau đây.

English M:    What I’m about to show you is how we can cut costs.

                       Let’s now look at the latest figures.

                       Now I want to turn to the annual report.

                       This brings me to the third point: marketing.

Thế bạn phải kết thúc một phần của bài thuyết trình ra sao? Cứ mỗi lần trình bày xong một phần bạn nên nhắc lại rõ ràng mục đích của phần ấy.

Xin bạn để ý xem Harvey nói như thế nào nhé:

Harvey:         So, as you can see, in its thirty years of operation, Hale and Hearty has become

                      a household name in Australia and is well on the way to becoming one in New Zealand.

                      Như quý vị thấy, trong ba mươi năm hoạt động của mình, Công ty Hale and Hearty đã trở thành

                      cái tên quen thuộc đối với mọi gia đình không những tại Úc mà còn ở cả New Zealand trong

                      thời gian sắp tới nữa.

Sau đây là một số mẫu câu bạn có thể dùng để kết thúc phần vừa nói. Mời bạn nghe những câu sau đây bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

English M:    So in short, this approach has proved successful.

                       Vậy nói tóm lại, phương cách này đã tỏ ra thành công.

                       So, that covers the marketing strategy of Smith and Co.

                       Như vậy, vừa rồi là phần trình bày đường lối tiếp thị của Công ty Smith and Co.

                       To summarise, the south will bring in the most business.

                       Tóm lại, miền nam sẽ đem lại cơ hội làm ăn nhiều hơn cả.

Xin bạn nghe và lập lại.

English M:    So, as you can see, the figures look promising.

                       So in short, this approach has proved successful.

                       So, that covers the marketing strategy of Smith and Co.

                       To summarise, the south will bring in the most business.

Quí bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu.

 


Lesson 14: A presentation (continued)

Bài 14: Thuyết trình (tiếp theo)

Mời bạn lắng nghe những từ ngữ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi cuộc họp bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Victoria:        It shouldn’t take a minute to start up. Hmmm. Harvey, have you touched this program?

                       Hừm, sao khởi động lại lâu thế này. Thế Harvey có động vào chương trình này không vậy?

Harvey:         No, I haven’t. Let’s see.

                       There’s a slight hitch. Sorry about this. If you’ll just bear with us for a minute.

                       Tôi đâu có động vào đấy làm gì. Để xem nào.

                       Có trục trặc tí thôi. Xin lỗi nhé. Xin quý vị vui lòng chờ giây lát.

Lian:               That’s fine. Dạ được mà.

Harvey:         Let’s see ….  Xem nào…

                       No, it’s crashed, I’m afraid. Ồ không, tôi e là nó bị hư rồi.

Victoria:        You can’t mean that. Không thể như thế được.

Caroline:       Victoria, there are some Suki Samples in the kitchen and a poster of Suki in the foyer.

                       Why don’t I go and get them?

                        Victoria này, có vài mẫu đậu phụ Suki ở trong bếp đấy và cả tấm áp phích của Suki

                        bên ngoài phòng hội nữa. Tôi đem những thứ đó lại đây nhé?

Victoria:        No, I will! Thôi đừng, để tôi làm.

Lok:                Is Victoria all right? Cô Victoria sao thế?

Harvey:         She’s fine. She cares because she’s so dedicated to this project.

                       Không sao đâu. Cô ấy lo toan như vậy chẳng qua là vì quá tận tụy với dự án này mà thôi.

                       Well, I was going to show you the figures after the demonstration but I can show them to you now...

                       Vâng, tôi định cho quý vị biết các số liệu sau màn giới thiệu sản phẩm nhưng bây giờ

                       tôi có thể cho quý vị xem được rồi...

Tội nghiệp Victoria. Bạn sẽ xử trí ra sao trong hoàn cảnh như vậy? Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị tinh thần đi, bởi vì điều này rất có thể sẽ xảy ra. Máy móc kỹ thuật thể nào cũng sẽ làm bạn khốn khổ không phải chỉ một lần mà còn nhiều lần khác trong công việc của bạn, cho dù bạn đã chuẩn bị cẩn thận tới đâu chăng nữa. Song nếu đã chuẩn bị cả kế hoạch dự phòng thì bạn vẫn có thể tiếp tục một cách tự tin. Ví dụ như bạn in ra giấy trước những điều định trình bày trên màn hình. Nhờ biết đối phó với tình thế khó khăn như vậy, đôi khi bạn làm người nghe có ấn tượng mạnh mẽ hơn là khi bạn thuyết trình mà không gặp trục trặc nào cả.

Ta thấy ở đây Victoria đã trở nên lúng túng và bắt đầu đổ lỗi cho Harvey. Đây quả là điều nên tránh.

Xin bạn nghe những câu Harvey sử dụng để giải thích cho mọi người biết có sự trục trặc:

Harvey:         There’s a slight hitch. Có trục trặc tí thôi.

                      Sorry about this.  Xin lỗi nhé.

                      If you’ll just bear with us for a minute.  Xin quý vị vui lòng chờ chúng tôi giây lát.

Chúng ta thử tập nói những câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

Harvey:         There’s a slight hitch.

                       Sorry about this.

                        If you’ll just bear with us for a minute.

Harvey đã cứu vãn tình thế bằng cách thay đổi kế hoạch.

Xin bạn để ý xem Harvey nói như thế nào để thông báo với người nghe về sự thay đổi này:

Harvey:         Well, I was going to show you the figures after the demonstration but I can show them to you now...

                       Vâng, tôi định là sẽ cho quý vị biết các số liệu sau màn giới thiệu sản phẩm nhưng bây giờ

                       tôi có thể cho quý vị xem được rồi...

Sau đây là một số mẫu câu khác bạn có thể dùng trong trường hợp tương tự.

  • Let’s move on to Point 3 while the technicians work out the problem.

         Chúng ta hãy chuyển qua vấn đề thứ 3 trong khi đợi kỹ thuật viên xử lý sự cố.

  • Well, since I seem to be the only thing up here that is working, let’s skip to Point 3.

         Ồ, dường như ngoài tôi ra, mọi thứ trên này đều bị trục trặc. Vậy chúng ta chuyển qua vấn đề thứ 3 đi.

  • Well, I’m sorry, I’m not able to show you the results, but I can tell you about them and what they mean.

          Ồ, tôi xin lỗi vì không thể cho anh thấy những kết quả được nhưng tôi có thể nói cho anh biết

          những kết quả đó cùng ý nghĩa của chúng.

Trước khi kết thúc bài học hôm nay, mời bạn nghe và lập lại một số mẫu câu vừa học.

Bạn phải nói làm sao khi giới thiệu một phần của bài thuyết trình:

English:         Let’s now look at the latest figures.

                       What I’m about to show you is how we can cut costs.

                      This brings me to my third point.

                      Now I want to turn to the annual report.

Khi bạn cần tóm lược một phần trong bài thuyết trình:

English:         So, as you can see, the figures look promising.

                        To summarise, the south will bring us business.

                        In short, the project is successful.

                       So that covers the northwest.

Khi phải xin lỗi vì một sự cố hay có sự chậm trễ:

English:         There’s a slight hitch.

                        Sorry about this.

                         If you’ll just bear with us for a minute.

Trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         I’m sorry

                        I’m sorry

                        I’m sorry about this

                       There’s been a slight

                       Been a slight

                       Been a slight hitch!

                      

                       I’m sorry

                       I’m sorry

                       I’m sorry about this

                      There’s been a slight

                      Been a slight

                       Been a slight itch!

Hẹn gặp lại bạn trong Bài 15 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thuyết trình'.

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt.

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 14:

2. Gợi ý:
2) Let’s now look at our marketing process.
3) Now I want to turn to our marketing process.
4) This brings me to my next point, our marketing process.

3. Đáp án:
2) So, in short, our current process needs to change.
3) So that covers our current process, which needs to change.
4)To summarise, our current process needs to change.

Download bài học 14

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 14

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp

Bài 13: Thuyết trình

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 10/12/2009. Đăng trong Business English. Lượt xem : 10097

Lesson 13: A presentation

Bài 13: Thuyết trình

Bạn sẽ tìm hiểu xem mình phải giới thiệu thuyết trình viên sao cho trang trọng. Bạn cũng sẽ học cách chuẩn bị bài thuyết trình và phải nói làm sao để người nghe biết bố cục của nó.

{rokaccess guest} Đăng ký thành viên để xem nội dung chi tiết {/rokaccess} {rokaccess !guest}

Trần Hạnh và toàn Ban Tiếng Việt Đài Úc Châu xin thân chào bạn. Mời bạn theo dõi loạt bài ‘Tiếng Anh Thương mại’ do Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn gọi tắt là AMES biên soạn tại thành phố Melbourne, nước Úc.

Qua loạt bài gồm 26 bài học này, chúng tôi sẽ mời bạn đến thăm một cơ sở thương mại Phương Tây làm ăn phát đạt để bạn có dịp giao tiếp với những người nói Tiếng Anh.

Mỗi bài đối thoại đề cập đến một phạm vi giao tiếp quan trọng trong doanh nghiệp. Xin bạn đừng lo lắng nếu không hiểu bài vào lúc đầu. Phần lớn đoạn hội thoại sẽ được lập lại, giải thích và thực tập ngay trong bài này hay trong những bài sau.

Lâu lâu chúng tôi sẽ lập lại toàn bộ đoạn hội thoại… và bạn hẳn sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy mình chẳng những có thể hiểu được rất nhìều mà còn nói được nhiều câu tương tự đến như thế.

Lesson 13: A presentation

Bài 13: Thuyết trình

Trong Bài 13 này, bạn sẽ tìm hiểu xem mình phải giới thiệu thuyết trình viên sao cho trang trọng. Bạn cũng sẽ học cách chuẩn bị bài thuyết trình và phải nói làm sao để người nghe biết bố cục của nó.

Nào chúng ta bắt đầu nhé. Câu chuyện diễn ra vào sáng thứ Ba - Douglas, Caroline, Harvey và Victoria đang hội họp với Lian và Lok để cho họ biết quan hệ đối tác với Công ty Hale and Hearty Foods sẽ bao gồm những vấn đề gì.

Douglas:       Lian and Lok, I’d like to formally welcome you to this meeting and

                       thank you for giving us your time today.

                       Thưa ông Lok và bà Lian, thật hân hạnh được đón tiếp ông bà trong buổi họp này,

                       xin cảm ơn ông bà đã dành thời giờ cho chúng tôi vào hôm nay.

Douglas:       Now without further ado, I’ll hand you over to Harvey and Victoria who’ve been working around

                       the clock to prepare this presentation for you.

                       Bây giờ, để đi thẳng vào vấn đề, tôi xin nhường lời cho Harvey và Victoria là những người

                       đã làm việc không ngừng trong suốt thời gian qua để chuẩn bị cho buổi thuyết trình này.

Đây chỉ là cuộc họp có tầm cỡ nhỏ, song Douglas đã tiếp đón vợ chồng nhà Lee một cách trang trọng. Đây là phong cách làm việc của ông ta. Đôi khi, bạn phải căn cứ vào bản chất buổi họp và đối tượng tham dự để quyết định xem bạn phải ăn nói trang trọng hay xuề xoà. Thế nhưng, bạn cũng cần phải biết đối đáp theo kiểu nào để đạt hiệu quả cao nhất. Giá như đã quen với lối nói xuề xoà thì các bạn cứ làm như vậy nếu thấy phù hợp với hoàn cảnh. Sau đây là một số câu giới thiệu bạn có thể dùng trong những hoàn cảnh khác nhau.

Trước tiên là theo lối xuề xoà:

Male:             Welcome to the meeting, everyone. Xin thân chào mọi người đến tham dự buổi họp.

Kế tiếp là cách trang trọng:

Male:   Good morning ladies and gentlemen. On behalf of Smith and Co,

             may I welcome you to our annual convention.

           Kính thưa quý ông bà, tôi xin thay mặt Công ty Smith chào mừng quý vị đến tham dự hội nghị hàng năm.

Theo lối xuề xòa:

Male:   Hello, everyone. Thanks for coming. Xin thân chào tất cả. Cám ơn quí vị đến tham dự.

             And now I’ll introduce the first presenter. Và bây giờ tôi xin giới thiệu với quí vị thuyết trình viên đầu tiên.

Theo cách trang trọng:

English:         And now, without further ado, I’ll hand you over to our first presenter, George David.

                        Và bây giờ, để đi thẳng vào vấn đề, tôi xin nhường lời cho thuyết trình viên

                       đầu tiên của chúng ta, George David.

Theo lối xuề xoà:

Male:             And now, here’s our first presenter, George David.

                       Và bây giờ xin giới thiệu thuyết trình viên đầu tiên, George David.

Chúng ta thử tập nói những mẫu câu mang hình thức trang trọng sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

Male:             Good morning ladies and gentlemen.

                       On behalf of the company.

                       I’d like to welcome you.

                       And now without further ado.

                       I’ll hand you over to our first speaker.

Mời bạn nghe và lập lại những kiểu nói xuề xòa sau đây:

Male:             Hello everyone.

                       Thanks for coming.

                       And now here’s our first presenter.

Lựa chọn phong cách ăn nói chỉ là một phần trong việc chuẩn bị cho buổi thuyết trình. Nếu muốn thuyết trình hiệu quả, xin bạn theo những lời căn dặn sau đây:

1. Xác định rõ mục tiêu chính của bài thuyết trình và phải làm sao để tất cả các phần trong bài đều phải hướng tới mục tiêu này.

2. Sắp xếp nội dung bài thuyết trình sao cho hợp lý.

3. Diễn tập trước cho nhuần nhuyễn.

4. Phải thuyết trình rõ ràng và dễ hiểu.

5. Ghi chép nội dung bài thuyết trình để khỏi bị lạc đề khi nói. Nhưng phải tránh trình bày theo lối 'trả bài' từ đầu đến cuối làm cho người nghe bị nhàm chán.

6. Sử dụng hình ảnh để bài thuyết trình thêm rõ ràng và có thêm tác động.

7. Nhớ kiểm tra các thiết bị cùng địa điểm thuyết trình trước. Phải biết cách sử dụng mọi thiết bị cần dùng. Nếu có thể, bạn hãy dượt thử với các thiết bị trước.

8. Hãy chuẩn bị một số phương án dự phòng để kịp ứng phó trong trường hợp thiết bị gặp trục trặc khi đang thuyết trình - chẳng hạn như in sẵn một số tờ rơi.

9. Nếu dùng hình ảnh cho bài thuyết trình thì bạn phải làm thế nào để mọi người có thể nhìn rõ những hình ảnh ấy.

10. Chuẩn bị trả lời trước một số câu hỏi có thể sẽ được đặt ra.

11. Tập thuyết trìn trước gương hoặc máy quay video. Làm như thế sẽ giúp bạn thấy được mình có cử chỉ gì làm người nghe chia trí hay không.

Bạn cần ăn mặc cho phù hợp. Nếu không chắc, bạn cứ ăn mặc lịch sự một chút thì vẫn tốt hơn là quá thoải mái.

Quí bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu

 


Lesson 13: A presentation

Bài 13: Thuyết trình

Xin bạn lắng nghe những từ ngữ và cách diễn tả mới trong khi tiếp tục theo dõi bài hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Harvey:         Thanks, Douglas. As you know, I’m Harvey, Chief Purchasing Officer.

                       Our aim today is to give you an idea of what a partnership with Hale and Hearty involves.

                       Cảm ơn Douglas. Như quí vị biết, tôi là Harvey, Trưởng Phòng Thu Mua của công ty.

                       Mục đích của chúng tôi hôm nay là trình bày cho quí vị biết quan hệ đối tác

                        với Công ty Hale and Hearty Foods sẽ bao gồm những gì.

                       Our presentation is in five parts. First, I’ll give you some background information on the company.

                        Buổi thuyết trình của chúng tôi sẽ gồm năm phần.

                        Trước tiên tôi sẽ cho quí vị biết qua một số thông tin cơ bản về công ty.

                        Next, Victoria will take you through the marketing process.

                        Kế tiếp, Victoria sẽ trình bày cho quí vị biết về phương pháp tiếp thị.

                        Thirdly, I’ll talk projected figures and then Caroline will talk about what a partnership

                        with Hale and Hearty entails.

                        Sang phần thứ ba thì tôi sẽ nói về các số liệu dự kiến và rồi Caroline sẽ cho biết quan hệ

                        đối tác với Công ty Hale và Hearty sẽ bao gồm những vấn đề gì.

                       And finally we’ll have questions and answers but if you need to ask anything, feel free to interrupt.

                       Và sau cùng chúng ta sẽ có phần hỏi đáp, thế nhưng nếu có thắc mắc, xin quí vị cứ vìệc ngắt lời.

Thế phải làm sao để đề ra mục tiêu chính? Trước tiên Harvey đã xác định mục tiêu chính một cách rõ ràng và đơn giản. Mời bạn nghe lại câu sau đây:

Harvey:         Our aim today is to give you an idea of what a partnership with Hale and Hearty involves.

                       Mục đích của chúng tôi hôm nay là trình bày cho quí vị biết quan hệ đối tác

                       với Công ty Hale and Hearty sẽ bao gồm những gì.

Sau đây là một vài cách diễn đạt tương tự khác:

Male:        Today I’ll be showing you how our monthly quota could be improved.

              Hôm nay, tôi sẽ cho quý vị thấy, làm thế nào hạn ngạch (quota) hàng tháng của chúng tôi có thể gia tăng.

Female:         By the end of today’s talk you’ll know how we can place your company in a winning position.

                       Sau buổi nói chuyện hôm nay, quý vị sẽ biết được làm thế nào chúng tôi có thể đem lại lợi thế

                        cho công ty quí vị.

                       This presentation will act as a springboard for a forum on cost-cutting.

                       Bài thuyết trình này sẽ là khởi điểm cho cuộc bàn luận về cắt giảm chi phí.

Nào chúng ta hãy tập nói những mẫu câu sau đây. Mời bạn nghe và lập lại.

English Male:           Our aim today is to give you an idea of what a partnership entails.

English Male:           Today I’ll be showing you how our monthly quota could be improved.

English Female:      By the end of today’s talk you’ll know how we can place your company in a winning position.

Kế tiếp, Harvey nói qua về bố cục của bài thuyết trình. Đây là bước đầu tiên trong một thể thức thuyết trình được xem là rất hiệu quả.

Bạn hãy nói cho người nghe biết bạn sẽ nói về vấn đề gì. Sau khi nói xong vấn đề ấy, bạn hãy tóm tắt lại nội dung phần vừa được trình bày. Làm như thế sẽ khiến người nghe cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào khả năng của diễn giả. Nên dùng máy chiếu trong buổi thuyết trình, hay phần mềm chuyên dùng cho thuyết trình, hoặc các tờ rơi để trình bày những điểm chính yếu.

Xin bạn để ý xem Harvey phác thảo những điểm chính cho buổi thuyết trình như thế nào nhé.

Harvey:         Our presentation is in five parts. First, I’ll give you some background information on the company.

                       Buổi thuyết trình của chúng tôi sẽ gồm năm phần. Trước tiên tôi xin cho quí vị biết qua một số

                       thông tin cơ bản về công ty.

                       Next, Victoria will take you through the marketing process.

                       Kế tiếp, Victoria sẽ trình bày phương pháp tiếp thị.

                       Thirdly, I’ll talk projected figures and then Caroline will talk about what a partnership

                       with Hale and Hearty entails.

                       Sang phần thứ ba thì tôi sẽ nói về các số liệu dự kiến và rồi Caroline sẽ cho biết quan hệ đối tác

                        với Công ty Hale và Hearty sẽ bao gồm những vấn đề gì.

                      And finally we’ll have questions and answers but if you need to ask anything, feel free to interrupt.

                      Và sau cùng chúng ta sẽ có phần hỏi đáp, thế nhưng nếu có gì thắc mắc, xin quí vị cứ vìệc ngắt lời.

Sau đây là một số từ Harvey đã dùng để giới thiệu bố cục của bài thuyết trình.

Cũng cần lưu ý ở đây là khi giới thiệu những phần tuần tự của bài thuyết trình, bạn có thể nói "first" hoặc "firstly", “second” hoặc “secondly”, “third” hoặc “thirdly”

English Male:           First I’ll show you the figures.    Trước tiên tôi sẽ trình bày các số liệu.

                                   Then I’ll talk about the market.   Rồi tôi sẽ nói về vấn đề thị trường.

                                   Thirdly I’ll give you a demonstration of the product.

                                   Sang phần thứ ba tôi sẽ giới thiệu sản phẩm.

                                    After that I’ll take you through our future vision.

                                   Sau đó tôi sẽ trình bày dự tính tương lai của chúng tôi.

                                   And finally I’ll discuss the viability of the project.

                                   Và sau cùng tôi sẽ bàn về khả năng hiện thực của dự án này.

Xin bạn để ý xem Harvey nói như thế nào khi anh khuyến khích mọi người nêu câu hỏi.

Harvey:         If you need to ask anything, feel free to interrupt.

                      Nếu có gì thắc mắc, xin quí vị cứ vìệc ngắt lời.

Trước khi kết thúc bài học hôm nay, chúng ta nên bàn qua về ngôn ngữ cử chỉ.

Đối với người phương Tây, thuyết trình viên phải tự tin, hoạt bát và và biết chủ động. Sau đây là một số lời căn dặn về cung cách thuyết trình.

Bạn phải tạo một cung cách trông thật tự tin.

Bạn luôn nhìn vào mắt người nghe. Nếu có rất đông người nghe, bạn không cần phải nhìn vào từng người một nhưng nhớ là đừng có nhìn chăm chăm vào người nào đó hay một nhóm nhỏ mà phải nhìn bao quát hết cả khán giả.

Ngoại trừ lúc báo tin thảm họa nào đó, bạn nhớ mỉm cười - không những khi bắt đầu thuyết trình mà còn cả những lúc khác nữa nếu xét thấy phù hợp.

Bạn cũng cần phải di chuyển trong phạm vi sân khấu dành cho diễn giả. Trong những hội trường lớn, cử chỉ linh động sẽ tạo sự chú ý cho người nghe và lôi cuốn cả những người ngồi phía xa.

Dùng hai cánh tay để phụ họa và tăng cường tác động cho lời nói.

Giọng nói phải tự nhiên và nhiệt tình.

Và trước khi chia tay, chúng tôi xin gửi tặng bạn bài vè sau đây để giúp bạn học và thực tập với hy vọng bạn sẽ có thể nhớ được phần nào những gì đã học trong bài này trước khi chúng ta qua bài mới.

English:         Firstly, I’ll show it

                        Next, I’ll tell it

                        After that, I’ll take questions

                        And finally, I’ll sell it.

                         Firstly, I’ll show it

                        Next, I’ll tell it

                        After that, I’ll take questions

                        And finally, I’ll sell it.

Trần Hạnh mong gặp lại bạn trong Bài 14 để tiếp tục theo dõi chủ đề 'Thuyết trình'

Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác.

Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au.

Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt..

 

Sau khi hoàn thành phần bài học và nghe giảng, mời bạn thực hành những gì đã được học với phần Bài tập trong phần Bài học PDF.

Đáp án bài học 13:

2. Gợi ý
1) Firstly I’ll give an outline of our services..
2) Secondly, I’ll show you the latest figures.
3) After that I’ll go through the report.
4) And next, we’ll look at the changes.
5) Finally we’ll have questions and answers.

3. Đáp án

1) eye.                        2) smile

Download bài học 13

Download bài học MP3

 

END OF LESSON 13

(Nguồn ABC English)

{/rokaccess}

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115