Author Archives: Set Education

HOT! Khai giảng lớp IELTS Target: SPEAKING

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 22/11/2012. Đăng trong Lịch chiêu sinh. Lượt xem : 4016

IELTS

Speaking là một kỹ năng quan trọng trong kỳ thi IELTS cũng như trong công việc và giao tiếp hàng ngày, vì thế nhằm đáp ứng nhu cầu cho các bạn học viên muốn luyện tăng cường kỹ năng Speaking, SET IELTS Program mở lớp IELTS Target: SPEAKING

  • Lớp học sỉ số nhỏ, kèm sát từng học viên,
  • Chương trình học cô đọng, tập trung và thực hành.
  • Tips và đề thi cập nhật

 

Giáo viên:             Ms. Đan Hà

Ngày khai giảng: 28/12/2012

Thời lượng:          5 tuần

Thời gian học:     09:00 - 11:30 các ngày thứ 2, 4, 6

 

Liên hệ đăng ký:

115 Đặng Dung, p Tân Định, Q 1, TP HCM

 08 – 3848 4433 Ext 16, 31 hoặc Ms. Thu Hà 0937.20.6833

 

Đọc tiếp

Tướng giỏi ngoại ngữ ‘siêu đẳng’ của nhà Trần

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 22/11/2012. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 3817

Bên cạnh tài quân sự kiệt xuất, danh tướng Trần Nhật Duật của nhà Trần còn được sử sách ghi nhận với tài ngoại ngữ có một không hai của mình

url

Trần Nhật Duật là… kiếp sau của giống Phiên, Nam

Từ thuở niên thiếu, Trần Nhật Duật đã bộc lộ tư chất thông minh của một thiên tài. Sau này, ông không chỉ nổi tiếng vì sự am hiểu kinh sử, giỏi chính trị, quân sự mà còn rất thông thạo ngôn ngữ và phong tục tập quán của các các quốc gia lân bang và tộc người thiểu số trong nước.

Đã có nhiều câu chuyện khác nhau về biệt tài này của Trần Nhật Duật.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, vào thời của vua Trần Nhân Tông, có một lần sứ thần nước Sách Mã Tích (tên cổ của Singapore) sang cống, nhưng triều đình không tìm được người phiên dịch.

Vua triệu tập các phiên dịch viên giỏi nhất của thành Thăng Long lại để nói chuyện với sứ thần, nhưng không một ai nói được tiếng Sách Ma Tích. Trần Nhật Duật biết chuyện liền đến gặp sứ thần và nói chuyện trôi chảy bằng thứ ngôn ngữ lạ trong sự thán phục của những người có mặt.

Sau chuyện này, có người hỏi Trần Nhật Duật vì sao biết được tiếng nước Sách Ma Tích. Ông trả lời: “Thời vua Thái Tông, sứ nước ấy sang, nhân có giao du với họ, nên hiểu được đôi chút tiếng nước họ”.

Trong các ngoại ngữ thì tiếng Chăm là thế mạnh của Trần Nhật Duật. Từ thành Thăng Long, ông thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già (phía Tây Hà Nội ngày nay), nơi sinh sống của các cư dân có nguồn gốc từ tù binh Champa. Ông rất say mê trò chuyện, tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa của người Chăm và thường ở lại cùng họ mấy ngày mới về.

Tài ngoại ngữ của Trần Nhật Duật khiến vua rất thán phuc. Có lần vua còn nói đùa: “Chiêu Văn Vương có lẽ không phải người Việt mà là kiếp sau của giống Phiên, Nam (chỉ các dân tộc lân bang ở vùng Đông Nam Á thời đó)”.

Nói tiếng dân tộc, uống rượu bằng mũi

Năm 1280, Trịnh Giác Mật - tù trưởng địa phương ở Đà Giang (Tây Bắc ngày nay) là nổi lên chống lại triều đình giữa lúc nhà Nguyên chuẩn bị đưa quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai. Trần Nhật Duật được lệnh đem quân dẹp loạn.

Khi Trần Nhật Duật đến Đà Giang, Giác Mật sai người đưa thư nói: “Giác Mật không dám trái lệnh triều đình, nếu ân chúa dám một mình một ngựa mà đi đến thì Giác Mật xin hàng ngay”.

Bất chấp các tướng can ngăn, Trần Nhật Duật nhận lời rồi đem các tiểu đồng cùng đi. Tới đại bản doanh của những kẻ nổi loạn, ông thản nhiên đi giữa hàng lính mặc sắc phục kì dị, lăm lăm gươm giáo được bày ra để dọa dẫm.

Trần Nhật Duật nói với Giác Mật bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc vùng Đà Giang: “Lũ tiểu đồng của ta đi đường thì nóng tai trái, đến đây thì nóng tai phải”, khiến vị tù trưởng và các đầu mục kinh ngạc.

Người Đà Giang có tục “ăn bằng tay, uống bằng mũi”. Khi mâm rượu được bưng lên, chỉ có quả bầu cắt đôi sóng sánh rượu và đĩa thịt nai muối. Trần Nhật Duật rất tự nhiên lấy tay cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngẩng mặt, cầm bầu rượu từ từ dốc vào lỗ mũi đầy điêu luyện.

Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: “Chiêu Văn Vương là anh em với ta”. Trần Nhật Duật đáp lại: “Chúng ta xưa nay vẫn là anh em”, rồi gọi tiểu đồng đến, tự tay mở tráp, lấy ra những chiếc vòng bạc sáng lấp lánh, trao tận tay cho tù trưởng Đà Giang và các từng đầu mục.

Sau buổi gặp gỡ, Trịnh Giác Mật đã đem cả gia thuộc đến doanh trại Trần Nhật Duật xin hàng phục triều đình. Như vâỵ, cả miền Đà Giang đã được Trần Nhật Duật thu phục chỉ bằng sự tinh thông ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, không phải đổ một giọt máu nào.

Sứ nhà Nguyên quả quyết Trần Nhật Duật là người Hán

Về tiếng Hán - ngoại ngữ thông dụng trong giới quan lại quý tộc nhà Trần - Trần Nhật Duật cũng tỏ ra xuất sắc hơn người.

Theo thông lệ, khi sứ phương Bắc sang thì triều đình phải sai phiên dịch viên làm trung gian, tể tướng không được người trực tiếp đối thoại, đề phòng việc xảy ra sai sót gì thì còn có thể đổ lỗi cho người phiên dịch.

Nhưng tể tướng Trần Nhật Duật lại là ngoại lệ. Khi tiếp sứ nhà Nguyên ông thường nói chuyện trực tiếp với họ. Khi sứ về nơi nghỉ thì dắt tay cùng vào, ngồi uống rượu vui vẻ như bạn vẫn quen biết.

Chính tiếng Hán lưu loát và sự am hiểu văn hóa Hán đã khiến sứ nhà Nguyên tưởng Trần Nhật Duật là người Hán di cư sang Đại Việt, đặt câu hỏi: “Ông là người vùng Chân Định (một huyện ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) đến làm quan ở đây chứ gì?”.

Trần Nhật Duật ra sức giải thích, nhưng sứ Nguyên vẫn không tin vì người nước Việt không thể giỏi tiếng Hán như vậy được.

Kỹ năng tiếng Hán đặc biệt của Trần Nhật Duật có thể lý giải bằng việc ông có mối quan hệ thân mật với những người Hán ở kinh thành Thăng Long.

Theo các sử liệu, Trần Nhật Duật thường hay qua nhà của Trần Đạo Chiêu là người Tống, ngồi bên nhau nói chuyện phiếm hàng giờ không thôi. Ông cũng hay đến thăm chùa Tường Phù, ở lại qua đêm để đàm đạo với nhà sư người Tống. Khách người Hán đến Thăng Long thường được ông mời đến chơi nhà, vừa thưởng trà, vừa bàn đủ thứ chuyện…

Nguồn: Dân Trí

Đọc tiếp

Học bổng La Trobe – 2013

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 21/11/2012. Đăng trong Học bổng du học Úc. Lượt xem : 4075

latrobe

Application deadline for Semester 1, 2013

  • AES round one closing date – Friday, 14 December 2012
  • AES round two closing date – Friday, 25 January 2013

Tenure

The scholarships are non-renewable tuition fee awards of A$10 000-$20 000 paid across a maximum period of two semesters (or twelve months). Recipients of the scholarship would be required to pay for any difference in fees for their first two semesters, fees for the remainder of their course and also Overseas Student Health Cover. These scholarships are not renewable and do not cover living costs.

Continuation of the scholarship into a second semester (where relevant) is subject to satisfactory progress and continued enrolment in the program of study for which the scholarship was awarded. Maintaining a C grade average is required, and satisfactory progress will be monitored.

Đọc tiếp

Học Bổng trường NewCastle 2013 -2014

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 21/11/2012. Đăng trong Học bổng du học Úc. Lượt xem : 3603

newcastle

Đọc tiếp

Cách hòa hợp tính cách khác nhau trong công sở

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 20/11/2012. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 4328

 Được mọi người yêu quý là yếu tố quan trọng góp phần tạo thành công trong công việc. Song sống trong thế giới công sở với mỗi người một tính cách riêng biệt có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với đồng nghiệp.

 image gallery

Dưới đây là 5 cách để hòa hợp với những tính cách khác nhau trong công sở:

Góp ý theo kiểu “khen chê kết hợp”

Bạn có thể thích nói thẳng suy nghĩ của mình nhưng không phải ai cũng thích nghe. Hầu hết mọi người đều khó đón nhận những nhận xét tiêu cực, thậm chí khi đó là từ người họ biết, yêu quý và ngưỡng mộ.

Để giải tỏa tình huống có thể làm đồng nghiệp phật ý, bạn có thể thực hiện chiến lược “khen chê kết hợp”. Bắt đầu bằng một nhận xét tích cực “Tôi rất thích nhiệm vụ anh đang đảm nhận”, tiếp tục với lời góp ý chân thành “nhưng anh nên hoàn thành nó đúng thời hạn” và kết thúc bằng điểm nhấn tích cực “từ đó, chúng ta sẽ hoàn thành dự án với hiệu quả và chất lượng tốt nhất”.

Tìm hiểu cách giao tiếp yêu thích của mọi người

Hãy tìm hiểu cách thức giao tiếp mà sếp và đồng nghiệp thích nhất và giao tiếp với họ theo cách đó để không cản trở năng suất làm việc của họ. Không cản trở người khác sẽ giúp bạn dễ dàng được công nhận là một thành viên trong nhóm.

Chọn “cuộc chiến” phù hợp

Chi phí cho mỗi lần dính dáng tới mâu thuẫn công sở là thời gian. Các dự án bị trì hoãn và mọi người trở nên căng thẳng với nhau. Vì vậy, trước khi quyết định tham gia vào “cuộc chiến công sở”, hãy xác định ưu tiên của bạn và để mọi thứ qua đi, thậm chí nếu bạn biết mình đúng. Bạn cần biết khi nào nên đứng lên bảo vệ ý tưởng của mình, khi nào thì không. Nhân viên thành công là người chứng tỏ bản thân ít hơn và đóng góp vào tầm nhìn chung nhiều hơn.

Ghi nhớ mục đích làm việc chung

Một đồng nghiệp có thể hay đóng góp những ý tưởng “không tưởng” hoặc một đồng nghiệp khác có cách làm việc khác bạn, nhưng đừng vì thế mà cô lập anh/cô ấy. Tất cả đều cùng một nhóm, làm việc vì một mục tiêu chung. Nếu trong nhóm có nhiều người đưa ra ý kiến, bạn nên vui vì đây là dấu hiệu cho thấy nhóm của bạn là một nhóm đầy nhiệt huyết và bao quanh bạn là những người biết quan tâm tới công việc chung.

Tôn trọng điểm nổi trội của mỗi người

Hầu hết mọi người muốn được lắng nghe và coi trọng. Bạn nên trung thực tôn trọng và thừa nhận rằng đồng nghiệp có thế mạnh riêng mà bạn không có. Nếu bạn có thể thẳng thắn thừa nhận mình không phải là người biết mọi thứ, bạn sẽ thấy dễ tương tác với đồng nghiệp và hoàn thành công việc nhanh chóng hơn. Đừng cố gắng hạ thấp quyền lực của người khác, thay vào đó hãy đề nghị sự đóng góp, nhận xét và lời khuyên của mọi người khi cần tới sự thông thái của họ. Họ hài lòng khi được đánh giá cao và bạn học thêm điều mới, đôi bên cùng có lợi.

Làm việc với những tính cách khác nhau không phải là chuyện đơn giản nhưng là điều cần thiết. Nhớ rằng bạn không thể thay đổi cách cư xử của những người khác, song bạn có thể tận dụng những chiến lược trên để gia tăng khả năng thành công riêng của mình.

Đọc tiếp

Hình Ảnh Buổi Hội Thảo SET Tháng 11/2012

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 19/11/2012. Đăng trong Hội thảo. Lượt xem : 6110

Buổi hội thảo Du Học SET đã diễn ra ngày 17 tháng 11 năm 2012 tại Văn Phòng Du Học SET - HCM  với sự tham gia đông đảo đại diện các trường đến từ Australia và hàng trăm phụ huynh, học sinh. Không khí hội thảo diễn ra sôi động, khách tham gia được tư vấn và giải đáp một cách kỹ lưỡng từ đại diện các trường uy tín và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của Du Học SET.

 Dưới đây là những hình ảnh tiêu biểu:

IMG 0240

Khai mạc buổi hội thảo - giới thiệu về các trường

Đọc tiếp

Hoa Kỳ: 40 suất học bổng thạc sỹ, tiến sỹ

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 16/11/2012. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 3903

Hoa Kỳ: 40 suất học bổng thạc sỹ, tiến sỹ… dành cho ứng viên Việt Nam

 

Hàng năm Hoa Kỳ dành 5 triệu USD cho các hoạt động của VEF tại Việt Nam. Theo đó năm học 2014, VEF sẽ cấp 40 suất học bổng thạc sỹ/tiến sỹ toàn phần cho ứng viên Việt Nam.

 

427
Ảnh minh họa
 

VEF sẽ cấp khoảng 40 suất học bổng toàn phần cho các công dân Việt Nam theo học chương trình sau đại học tại Hoa Kỳ khai giảng vào mùa thu năm 2014. Ứng viên trúng tuyển học bổng VEF sẽ được hưởng các chế độ sau: học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm, tài trợ phát triển chuyên môn hàng năm, và các chi phí khác trong suốt thời gian học.

Ngoài ra, VEF hỗ trợ chi phí nộp hồ sơ vào các trường đại học Hoa Kỳ, phí thi GRE, phí khám sức khỏe ban đầu; phí hỗ trợ ổn định chỗ ở ban đầu, vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông, hỗ trợ xin visa cho nghiên cứu sinh và thân nhân cũng như rất nhiều các hỗ trợ khác.

Các ngành VEF cấp học bổng bao gồm: khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, và y tế (bao gồm y tế công cộng và khoa học y tế).

Quy trình nộp đơn và tuyển chọn Nghiên cứu sinh VEF là một quy trình mở, cạnh tranh và minh bạch. Các ứng viên không phải nộp bất kỳ khoản lệ phí nào để tham dự vào quy trình tuyển chọn này. Tiêu chí lựa chọn dựa trên các thành tích cá nhân bao gồm kết quả học tập, sự chuẩn bị, năng lực trí tuệ, khả năng tiếng Anh, và tiềm năng đóng góp khoa học cho sự nghiệp giáo dục vàng hiên cứu của Việt Nam.

Điều kiện dự tuyển Học bổng VEF: Là công dânViệt Nam; Có bằng cử nhân hoặc là sinh viên năm cuối trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và y tế với điểm trung bình chung từ 7.0/10.0 (VEF không yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc); 500 điểm TOEFL PBT (61iBT) hoặc 6.5 IELTS, hoặc có bằng cử nhân/cao học tại một nước nói tiếng Anh; Điểm GRE General (Toán + từ vựng) (không giới hạn điểm tối thiểu).

Hồ sơ xin học bổng bao gồm: bằng cử nhân và bảng điểm bậc đại học, chứng chỉ tiếng Anh, điểm GRE, bài luận học thuật và bài luận về bản thân, và 3 thư giới thiệu.

Song An

(Nguồn: Dân Trí)

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115