Công trình khoa học giúp Robot có thể nhìn
Trung tâm ARC Chuyên Về Thị Giác cho Robot vừa được Chính Phủ Quốc Gia thưởng 19 triệu đô la vì chương tình nghiên cứu suốt bảy năm dài của Trung Tâm. Giáo Sư Peter Corke, Giảng viên Khoa Khoa học và Kỹ Sư của Đại Học QUT, là người dẫn đầu Trung Tâm này.
Giáo Sư Corke cho biết: "Đây là một cơ hội tuyệt vời và rất đúng lúc để bắt đầu phát triển một thế hệ rô bốt mới. Trung tâm sẽ tạo thành một trong những nhóm lớn nhất nghiên cứu về rô bốt, và sẽ trở thành trọng điểm đối với các hoạt động thế giới."
Giáo Sư Peter Corke - lãnh đạo chương trình nghiên cứu trị giá 19 triệu đô la của ARC
Trung tâm tập trung những tài năng vượt trội từ Đại Học QUT, Đại Học Adelaide, ANU và Monash, cùng cả những đối tác ngoài nước như Đại Học Oxford, Imperial College, ETH, INRIA và Georgia Tech.
Trung tâm sẽ phát triển những công nghệ khoa học giúp biến những chiếc camera thành các thiết bị cảm ứng đủ sức hiểu được và phản ứng lại môi trường bên ngoài, ngoài ra còn cho phép các rô bốt làm việc hiệu quả trong thời gian dài, trong những môi trường phức tạp - vô cấu trúc, rô bốt sẽ tương tác với con người và cả các vật thể khác, bao gồm cả những vật dễ vỡ.
"Rô bốt sẽ thoải mái vận hành tại những môi trường trước đây không nên dùng rô bốt vì môi trường đó quá phức tạp rô bốt không hiểu được". Giáo sư Corke cho biết các nhà khoa học sẽ áp dụng kỹ thuật này vào nông nghiệp. sản xuất thông minh, xây dựng và giám sát - kiểm tra từ xa. "Đã có công nghệ giúp chế tạo những phương tiện cơ khí và các thiết bị rô bốt cho các ứng dụng này. Cản trở về kỹ thuật duy nhất còn lại là khả năng đón nhận và từ đó áp dụng vào môi trường, và đưa nhận thức vào thực tiễn bằng hành động".
Giải quyết vấn nạn thiếu thực phẩm của Thế Giới nhờ nghiên cứu về Cỏ
Các nhà khoa học của Đại Học QUT vừa tìm ra một loại cỏ bản địa của Úc ở gần khu Charleville ở bang Queensland có thể chính là giải pháp cho vấn đề bảo đảm thực phẩm thế giới. Phó Giám Đốc Trung Tâm Thực Vật Nhiệt Đới và Các hàng hóa sinh học của Đại Học QUT, Giáo Sư Sagadevan Mundree, cho biết gọc là một trong những thực phẩm chủ yếu của thế giới nhưng các vấn đề về độ mặn và hạn hán đang gây áp lực rất lớn về tương lai lâu dài của gạo.
Giáo sư Mundree lãnh đạo một nhóm các nhà khoa học hợp tác cùng Ấn độ để quyết định xem liệu các phương thức hồi phục của cỏ bản địa Úc có thể được dùng để nâng cao khả năng của cây lúa để chống lại những ảnh hưởng của thiên nhiên.
Giáo sư Sagadevan Mundree
Giáo sư cũng cho biết dân số thế giới có khả năng sẽ đạt mức 8.32 tỉ người vào năm 2025, và gần đây người ta cũng ước lượng rằng khoảng 1/3 dân số đó sẽ phải chịu thiếu lương thực và nước sạch.
"Đại Học QUT đã phát triển một sự liên kết chiến lược với Trung Tâm Thế Giới nghiên cứu về kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (ICGEB) tại New Delhi và Đại Học Nông nghiệp Tamil Nadu (TNAU) ở Coimbatore, Nam Ấn độ.
Cỏ bản địa của Úc được gọi là "thực vật hồi sinh" vì nó có thể chịu đựng được những điều kiện thời tiết rất khác nghiệt, bao gồm đại hạn hán, đất nhiễm mặn, nhiệt độ cao và ánh sáng cao, trong thời gian dài, và sau khi được cung cấp độ ẩm lại từ 24 - 72 giờ, cỏ sẽ sống lại.
"Giáo sư Mundree cho biết: " Chúng tôi rất tự tin sẽ ứng dụng khả năng sống bền của cỏ bản địa Úc vào cây lúa để giúp bảo đảm thực phẩm cho dân số ngày càng tăng của địa cầu."
Dự án này tốn $600,000, được đầu tư bởi Bộ Công Nghệ Sinh Học của Ấn độ, và Chính Phủ Úc theo Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Úc - Ấn.
Hơn 100 sinh viên đã nhận được học bổng của Ngành Kinh Doanh Đại Học QUT
Ngành Kinh Doanh của Đại Học QUT đã trao tặng 104 sinh viên học bổng Triple Crown từ học kỳ 2 năm 2012. Học kỳ đầu tiên của năm 2014 là học kỳ đón nhiều học sinh nhất, bao gồm những học sinh đến từ Trung Quốc, Phần Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Mexico, Nepal, Na Uy, Nga, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Học Bổng bao gồm giảm 25% học phí, tự động đượng miễn trừ vào 2 học kỳ đầu tiên của những bạn học sinh đủ điều kiện học thuật để nhận học bổng.
Đây là 1 trong những học bổng giá trị nhất dành cho sinh viên nước ngoài, và không hề có giới hạn số lượng học bổng được xét duyệt cho học sinh.