10 thông tin thú vị về TIỀN $$$

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 07/08/2010. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 6577

 

Tờ tiền giấy lớn nhất

 

 Với kích thước còn to hơn cả khổ giấy A4, tờ 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành năm 1988 là tờ tiền giấy lớn nhất thế giới.

Đồng bạc này được phát hành để chào mừng 100 năm ngày thoát khỏi ách thống trị Tây Ban Nha và chỉ dành cho các nhà sưu tập. Họ có thể mua tờ tiền có số lượng phát hành hạn chế này với giá 180.000 peso tức khoảng 3.700 đôla Mỹ.

Tờ tiền giấy hiếm nhất

 

Tiền giấy mệnh giá lớn nhất từng được NHTW Anh BOE phát hành là tờ tiền 1.000.000 Bảng năm 1948 trong giai đoạn tái thiết thời hậu chiến dưới kế hoạch Marshall.

Tờ tiền này chỉ dành cho chính phủ Mỹ sử dụng và bị hủy bỏ chỉ sau vài tháng nên rất ít tờ lọt ra ngoài cho các nhà sưu tập tư nhân.

Tờ tiền này không còn được sử dụng nữa không có nghĩa rằng nó vô giá trị. Năm 2008, một trong hai tờ tiền còn sót lại bán đấu giá được tới 120.000 đôla Mỹ.

Máy ATM đầu tiên

 

Kể từ thời Archimedes, đây là ý tưởng tuyệt vời nhất nảy sinh trong bồn tắm. Dù điều này còn gây tranh cãi nhưng khi đang ngâm trong bồn, nhà phát minh John Shepherd-Barron đã nghĩ ra thứ được coi là máy rút tiền tự động (ATM) đầu tiên của thế giới.

Ông trình bày về thiết bị này với NH Barclays và ngay lập tức được chấp nhận. Mẫu đầu tiên được sản xuất và lắp đặt tại London năm 1967.

Dù chiếc máy này sử dụng số PIN (personal identification number, mã số nhận dạng cá nhân), một khái niệm Shepherd-Barron cũng khẳng định là mình đã nghĩ ra, nhưng phải có séc nhiễm đồng vị phóng xạ C14 mới có thể rút tiền vì mã từ cho thẻ ATM vẫn chưa được phát triển.

Một điểm khác biệt nữa với phiên bản hiện đại phổ biến hiện nay là nó không mất phí.

Nguồn gốc của ký hiệu $

 

Không ai biết nguồn gốc của ký hiệu $, nhưng Cơ quan in khắc tiền Hoa Kỳ có một giả thuyết khá thuyết phục.

Cơ quan chịu trách nhiệm thiết kế và in ấn đồng đôla này, ký hiệu “P S ” từng được dùng để chỉ đồng peso Tây Ban Nha và Mexico, dần dần chữ S được đè lên chữ P. Ký hiệu đó được sử dụng rộng rãi trước khi phát hành đồng tiền đôla Mỹ bằng giấy đầu tiên năm 1875.

Cũng nên chú ý là ký hiệu này chưa bao giờ xuất hiện trên bất kỳ một đồng bạc nào của Hoa Kỳ.

Không mang được tiền xuống mồ

 Đồng tiền nào cũng phải cũ đi. Giá trị càng nhỏ, càng được sử dụng nhiều thì vòng đời của nó càng ngắn.

Đồng 1 đôla chỉ tồn tại được có 21 tháng trong khi đồng 100 đôla có thể tồn tại được hơn 7 năm. Đương nhiên, vì lạm phát nên giá trị của chúng cũng giảm theo thời gian, đúng là một lý do hoàn hảo để tiêu tiền thật nhanh.

Chống tiền giả, bảo vệ luôn cả Tổng thống

 

Sau Nội chiến Hoa Kỳ, tiền giả trở thành vấn nạn tràn lan ở Mỹ, người ta tin rằng đến 2/3 tiền giấy là giả. Điều này buộc chính phủ phải hành động.

Năm 1865, một cơ quan đặc biệt của Bộ Tài chính được lập ra để bài trừ nạn tiền giả trước khi nó làm xói mòn hệ thống kinh tế quốc gia.

Ngày nay cơ quan ấy vẫn chiến đấu chống lại nạn tiền giả nhưng nó nổi tiếng hơn với những đặc vụ mặc đồ đen đi lại trên những chiếc SUV , đó chính là Sở mật vụ Hoa Kỳ (US Secret Service).

Cơ quan này cũng có nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống và các nhân vật chính trị hàng đầu. TT Abraham Lincoln phê chuẩn việc thành lập Sở mật vụ vào ngày 14/04/1865, đúng ngày ông bị ám sát.

Sau vụ ám sát TT William McKinley năm 1901, nhiệm vụ của cơ quan này được mở rộng thêm sang bảo vệ toàn phần cho Tổng thống. Năm 2002, cơ quan với 6500 nhân viên này được chuyển sang Bộ An ninh nội địa mới thành lập.

Nguyên thủ xuất hiện trên nhiều tờ tiền giấy nhất

 Từ Australia tới Trinidad và Tobago, chân dung Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị xuất hiện trên 33 quốc gia khác nhau, nhiều hơn bất kỳ người nào khác.

Canada là nước đầu tiên đưa hình ảnh Nữ hoàng Anh lên đồng tiền vào năm 1935 trên đồng 20 đôla Canada. Qua thời gian, 26 chân dung khác của Nữ hoàng Elizabeth đã được sử dụng tại Anh và các nước thuộc địa, lãnh thổ tự trị và vùng lãnh thổ của Anh.

Phần lớn các chân dung này được đặt vẽ với mục đích chính là để in lên tiền giấy. Tuy nhiên, một số quốc gia như Rhodesia (nay là Zimbabwe), Malta và Fiji lại sử dụng những chân dung sẵn có.

Nữ hoàng thường được vẽ với vương miện và quyền trượng nhưng Canada và Australia lại thích vẽ chân dung bà mặc quần áo bình thường có đeo thêm chuỗi ngọc trai hơn.

Một số nước vẽ lại đồng tiền khi Nữ hoàng lớn tuổi dần, số khác lại luôn giữ chân dung của bà thời trẻ. Khi Belize thiết kế lại đồng tiền của mình năm 1920, nước này chọn chân dung Nữ hoàng khi mới 20 tuổi.

Tiền bẩn

Tiền hóa ra đều rất bẩn. Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các tờ tiền giấy ở Mỹ đều có dính cocaine. Các tay buôn lậu ma túy thường dùng bàn tay dính đầy cocaine của mình để cầm tiền mặt và nhiều tên còn cuộn tờ tiền vào để hít ma túy.

Người ta còn tìm thấy cả phân trên tiền. Báo cáo năm 2002 trên tờ Southern Medical Journal cho thấy mầm bệnh, bao gồm cả khuẩn tụ cầu được tìm thấy trên 94% số đòng đôla được xét nghiệm.

Có báo cáo cho rằng tiền giấy còn chứa nhiều vi trùng hơn cả nhà vệ sinh. Tiền cũng là môi trường “thân thiện” cho rất nhiều vi trùng: virus và vi khuẩn có thể sống trên bề mặt phần lớn tờ tiền trong vòng 48h, nhưng tiền giấy có thể lây lan virus cúm tới 17 ngày.

Những thông tin đó là đủ để bạn chuyển sang dùng thẻ tín dụng.

Các nước siêu lạm phát

Để chống siêu lạm phát lên tới 231 triệu % và giá một ổ bánh mì lên tới 300 tỷ đôla Zimbabwe, chính phủ thống nhất mới thành lập của nước này đã phát hành đồng tiền 100 nghìn tỷ đôla Zimbabwe.

Tuy vậy, lãnh đạo nước này đã quyết định cho phép người dân giao dịch bằng đồng tiền các nước khác. Động thái này giúp chống lạm phát được vài tháng rồi lạm phát lại bùng lên.

Tiền giấy đầu tiên

 

Tiền giấy lần đầu được sử dụng ở Trung Quốc dưới nhà Đường (618-907), chủ yếu là dưới dạng phiếu tín dụng hoặc thương phiếu tư nhân.

Hai loại hình thanh toán này được sử dụng hơn 500 năm rồi mới truyền vào Châu Âu vào thế kỷ 17. Phải mất một hai thế kỷ sau tiền giấy mới được truyền tới phần còn lại của thế giới.

Dưới thời này, Trung Quốc đã trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính khá hiện đại: in tiền quá nhiều cho đến khi giá trị tụt giảm khiến lạm phát bùng lên.

Kết quả là Trung Quốc hủy bỏ toàn bộ tiền giấy vào năm 1455 và vài trăm năm sau không dùng tới nó nữa.

Một điều không mấy người biết đến nữa là chữ “cash” (tiền mặt) ban đầu được dùng để gọi đồng xu bằng đồng có đục lỗ ở giữa vào thời Đường, đồng “kai-yuan”.

Theo cafe F (nguồn trích từ The Economist)

(AUS)(+61)450321235
(VN)0909809115