Author Archives: Set Education

Hỏi chuyện “siêu tiếng Anh” Trường Ams

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 05/01/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 5878
Thanh Thủy, lớp 11 Anh 1 là cái tên rất quen thuộc với các thầy cô và học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Đó là học sinh nổi tiếng học giỏi đều các môn, đặc biệt với tiếng Anh.

Thanh Thủy đã khiến bao người ngưỡng mộ bởi với bảng thành tích tiếng Anh ấn tượng của mình. Từ cấp II đến giờ Thủy đã rinh hàng loạt giải nhất, nhì trong các cuộc thi Olympic của trường hay thi cấp thành phố. Năm 2009, cô bé còn vượt qua 3 vòng thi tiếng Anh gay cấn, với đối thủ là hàng trăm thí sinh cả nước để đoạt giải nhất cuộc thi tiếng Anh “Chào Australia”. Với chiến thắng này, Thủy đã được sang đất nước Kangkuru thăm quan suốt 5 tuần.

Tháng 12 vừa rồi, Thanh Thủy còn đoạt giải nhất cuộc thi sáng tạo trẻ 2010 do Bộ khoa học công nghệ tổ chức.

 

Chào Thủy! Bạn đam mê học tiếng Anh từ khi nào mà đạt nhiều thành tích với môn này thế?

Thực ra lên THPT em mới học chuyên Anh chứ ngày trước em là dân chuyên toán của trường Amsterdam. Chuyển sang học Anh cũng bởi em nghe lời khuyên của  bố mẹ chứ lúc đó cũng chưa thích thú nhiều. Tuy nhiên, càng học sâu, em càng khoái môn này. Giờ thì, em học tiếng Anh vừa vì sở thích, vừa vì nhu cầu nữa.

Thủy nói rõ hơn về những nhu cầu ấy?

Em thích giao lưu với người nước ngoài và ngoại ngữ chính là chìa khóa giúp em trò chuyện được dễ dàng với bạn bè quốc tế. Ngoài ra, tiếng Anh còn giúp em thỏa mãn thú đọc tiểu thuyết, sách khoa học nước ngoài bằng nguyên tác. Em thích đọc nguyên tác hơn bởi nhiều khi tác phẩm dịch chưa nói sát ý tác giả nên đôi lúc cảm xúc mình nhận được từ tác phẩm dịch ấy không chân thực lắm. Những tiểu thuyết nổi tiếng như: Túp lều bác Tom (Uncle Tom’s cabin) của Harriet Beecher Stowe, Jane Eyre của Charlotte Bronte hay Persuasion của Jane Austen… em đều đã đọc bằng nguyên tác rồi.

Đọc sách bằng tiếng Anh cũng là cách để em học từ vựng và trau dồi kỹ năng hành văn của người bản địa.

thanhthuy

Đọc tiếp

Hãy dành thời gian để “dọn dẹp” trí não

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/01/2011. Đăng trong Chia sẻ. Lượt xem : 5759
Sự lộn xộn không chỉ tìm thấy quanh ta mà có thể xuất hiện ngay trong tâm trí khi vô vàn những suy nghĩ, thông tin được “nạp” liên tục vào đầu. Nếu cảm thấy như mình sắp nổ tung bởi sự quá tải, hãy dành thời gian để “dọn dẹp” trí não.
282nao-3111

1. Thở

Một trong những cách đơn giản giúp “dọn dẹp” tâm trí là hít một hơi thật sâu. Hãy dành 1 khoảng thời gian nào đó trong ngày để thư giãn và cảm nhận hơi thở đi vào và đi ra khỏi cơ thể.

 

2. Viết nhiệm vụ và ý tưởng

Tất cả các nhiệm vụ và các công việc vặt nếu “để” hết trong đầu sẽ có thể khiến bạn nhầm lẫn do quá hỗn độn. Vậy nên hãy viết ra những việc bạn cần làm trong ngày để tâm trí không bị luẩn quẩn bởi những việc này. Với các ý tưởng và suy nghĩ cũng vậy. Hãy vứt nó ra giấy thay vì nhét vào đầu. Khi đó bạn sẽ không còn phải lo lắng rằng mình có thể quên 1 việc nào đó.

 

3. Nhật ký

alt

Nhiều người nhận thấy rằng viết nhật ký rất hiệu quả trong việc kiểm soát, sắp xếp mọi thứ trong đầu.

Ghi nhật ký sẽ giúp bạn giải tỏa những suy nghĩ và cảm xúc mà bạn không thể chia sẻ với người khác.

 

4. Nói chuyện

Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng hẳn sẽ làm những điều đang quay cuồng trong đầu óc bạn “dừng bước”. Thậm chí nếu như người bạn chia sẻ không thể cho bạn một giải pháp thì chính việc bạn nói ra cảm xúc, suy nghĩ đã làm cho sự việc trở nên “dễ tiêu” hơn.

 

5. Biết rõ điều cần ưu tiên

alt

Hãy làm rõ những gì mình cần ưu tiên và những thứ không cần thiết trong cuộc sống. Nếu biết rõ những gì là quan trọng đối với bản thân, bạn sẽ không bị rối tung lên bởi những thứ không liên quan.

 

6. Học cách không nghĩ đến nữa

Không nghĩ đến nữa là những gì bạn cần học nếu muốn tĩnh tâm. Không nghĩ đến điều không quan trọng đối với bạn. Không nghĩ đến ai đó đã làm bạn tổn thương. Hãy không nghĩ đến bất cứ thứ gì không làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn. Không nghĩ đến tức là bạn sẽ ít phải lo lắng hơn.

 

7. Kiểm tra thói quen ngủ

alt

Tâm trí bạn như quá tải vì thiếu ngủ. Có 1 số quan điểm khẳng định rằng giấc ngủ giúp phục hồi trí nhớ và lưu trữ thông tin.

 

8. Hoạt động thể chất

Vận động sẽ giúp dọn dẹp tâm trí rất hiệu quả. Đi bộ là sở thích của những người muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Đó có thể vì đi bộ là một hoạt động nhàn nhã và không vội vàng và có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào và ở đâu.

 

9. Kết nối với thiên nhiên

alt

Hòa mình vào thiên nhiên sẽ khiến mọi thứ trong đầu trở nên đơn giản hơn và đó cũng là khoảng thời gian thư giãn hợp lý. Thiên nhiên giúp con người bình tĩnh và tập trung tốt hơn.

 

10. Dọn dẹp xung quanh

Tâm trí có thể trở nên lộn xộn bởi những gì bạn nhìn thấy.  Bạn có thể suy nghĩ rõ ràng khi xung quanh bạn vô cùng lộn xộn? Hãy dọn dẹp và sắp xếp lại mọi thứ quanh mình ngay nhé để khởi động cho 1 trí não “ngăn nắp”.

 

11. Đừng để bị cuốn đi

alt

Thế giới này vội vã đến mức bạn cảm giác như mình chẳng có thời gian mà ngồi xuống và suy nghĩ. Hãy chủ tâm chọn một cuộc sống chậm và cảm nhận sự khác biệt trong cách suy nghĩ.

 

12. Ngừng biến mình thành người đa năng

Thật khó để lần lượt làm từng việc vì thế giới này luôn muốn bạn có thể làm được nhiều thứ cùng 1 lúc. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có thể, hãy chọn cách chỉ tập trung vào 1 việc rồi mới chuyển sang việc khác.

 

13. Ngừng lo lắng

alt

Lo lắng là điều bình thường nhưng nếu bị chứng lo lắng mãn tính thì hãy tìm cách xóa ngay thói quen này. Nó sẽ tạo ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và không cần thiết. Nếu tự thấy mình đang có những ý nghĩ lo âu, hãy viết ra. Cố gắng giải quyết thay vì dập tắt nó.

 

14. Ngắt 1 thiết bị truyền thông

Mỗi ngày, các phương tiện truyền thông sẽ không ngừng dội bom thông tin trong khi bạn lại không thực sự cần chúng. Đôi khi, việc tắt 1 thiết bị truyền thông sẽ giúp bạn bình tĩnh và giải quyết vấn đề nào đó tốt hơn.

 

15. Học cách ngắt kết nối

alt

Bạn không thể gặp gỡ mọi người trong tất cả mọi thời điểm. Bạn được quyền có khoảng thời gian của riêng mình để thư giãn và để “gió cuốn đi”. Hãy học cách dứt ra khỏi công việc, cho mình cơ hội để trở thành người không có việc.

 

(theo DT)

Đọc tiếp

Việt Nam chào đón năm mới 2011

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/01/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6347

Người dân tại các địa phương trên cả nước tưng bừng chào đón năm mới 2011 thông qua nhiều sự kiện, hoạt động được  tổ chức trong thời khắc giao thừa.


Không khí xuân tràn ngập khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội, phố Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Thi rực rỡ sắc màu của đèn trang trí.
4jpg-020720

Đông người tập trung đón năm mới tại khu vực Hồ Gươm, Hà Nội - Ảnh VNE

Chào mừng năm mới, khu vực quanh bờ Hồ có hai sân khấu ca nhạc ngoài trời. Tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, người dân chào đón năm mới bằng một buổi lễ đếm ngược thời khắc giao thừa hoành tráng, với màn trình diễn ánh sáng và màn biểu diễn của các nghệ sỹ nước ngoài.

3jpg-020720

Đọc tiếp

Cả thế giới chào đón 2011

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/01/2011. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 6629

Pháo hoa nổ tung trên bầu trời Sydney. Người dân Hàn Quốc chơi các bộ gõ truyền thống Samulnori.

Con số năm 2011 được viết khắp nơi, từ trên không trung trang hoàng rực rỡ đến cặp mắt kính của em bé, hay trước ngực áo của đôi tình nhân yêu nhau...

Đêm qua là một đêm tưng bừng và hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới, từ Âu sang Á đều rộn ràng đón năm mới, ai cũng hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn ở phía trước...

D143B476CF8024A3C7A4F8FC6B4E1DC8

 

Đọc tiếp

Những bức ảnh ấn tượng từ máy scan

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 03/01/2011. Đăng trong Giải trí. Lượt xem : 5716

Không cần đến camera, người sử dụng có thể dùng máy quét (scanner) ở nhà hoặc văn phòng để sáng tác nghệ thuật và tạo nên những tấm hình cận cảnh đầy ấn tượng.

alt
Ảnh: Scanography.

 

Scanography là một trong những trào lưu lạ của giới nhiếp ảnh. Để tạo ảnh, người sử dụng phải đảm bảo tấm kính của máy quét phải sạch vì các hạt bụi nhỏ có thể ảnh hưởng đến nội dung bức hình. Sau đó, họ chỉ cần sắp xếp vật thể tùy theo trí tưởng tượng.

Đọc tiếp

Sự kiện kinh tế – xã hội nổi bật 2010

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 30/12/2010. Đăng trong Điểm tin. Lượt xem : 9843
Sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật thế giới năm 2010

 

1. Khủng hoảng nợ công lây lan ở châu Âu

01_eurozone_endgame


Tháng 4/2010, các tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch Rating đã hạ bậc trái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống các mức rủi ro cao, đồng thời cảnh báo các nhà đầu tư có thể mất 30-50% giá trị các khoản đầu tư trong trường hợp Hy Lạp mất khả năng thanh toán. Liên minh châu Âu (EU) và IMF đã nhất trí dành cho Hy Lạp gói cứu trợ 110 tỷ euro trong thời hạn 3 năm, đồng thời kích hoạt Quỹ bình ổn Eurozone trị giá 750 tỷ euro, nhằm ngăn cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp lây lan sang các nước khác. Sáu tháng sau đó, khủng hoảng nợ Ireland nổ ra với nguy cơ xảy ra hiệu ứng domino trong Khu vực sử dụng đồng Euro. Mặc dù Ireland được cung cấp một gói cứu trợ tài chính trị giá khoảng 85 tỷ euro, nhưng nguy cơ lây lan khủng hoảng nợ vẫn đe dọa châu Âu, đặc biệt Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.



2. Sự cố tràn dầu ở Vịnh Mexico

alt

 

Tháng 4/2010, một giàn khoan dầu của hãng BP đột nhiên phát nổ khiến 12 công nhân tử nạn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là màn mở đầu cho thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Giàn khoan hư hỏng làm hàng triệu lít dầu tràn ra mặt biển, với tốc độ khoảng 1.000 thùng mỗi ngày. Ngay lập tức, hãng BP đứng trước búa rìu dư luận. Khắp nơi trên đất Mỹ, người dân đổ ra đường biểu tình đòi ban lãnh đạo hãng phải "đền tội" vì hủy diệt môi trường sống. Không những thế, hãng còn tốn hàng tỷ USD bổi thường cho người dân, nộp phạt chính phủ, làm công tác dọn dẹp môi trường. Để kiếm tiền trang trải, BP đã phải bán hàng loạt tài sản khắp nơi trên thế giới. Trong đó, hãng đã bán số tài sản tại Việt Nam và Venezuela cho đối tác Nga với trị giá 1,8 tỷ USD. Vận đen chưa chịu rời đại gia dầu này khi hôm đầu tuần, Chính phủ Mỹ tiếp tục nộp đơn kiện đòi BP nộp phạt thêm 21 tỷ USD.



3. Trung Quốc vượt Nhật Bản vươn lên vị trí số 2

alt
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bắt tay Thủ tướng Manmohan Singh trong chuyến thăm Ấn Độ hôm 16/12 vừa rồi. Ảnh: AFP

Sau khi Trung Quốc tự tuyên bố lớn thứ ba thế giới về kinh tế hồi tháng một năm ngoái, Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị soán ngôi bất cứ lúc nào. Đến đầu năm nay, nỗi lo đó đã thành hiện thực khi Trung Quốc vượt Nhật Bản về GDP (1.330 tỷ USD so với 1.280 tỷ USD) để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Không dừng lại ở đó, cộng đồng quốc tế ngấm ngầm thừa nhận một thực tế rằng việc đất nước đông dân nhất thế giới vượt Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tháng 11 vừa rồi, tổ chức kinh tế uy tín Conference Board cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ ngay trong năm 2012 nếu xết về sức mua tương đương (PPP). Còn nếu xét về GDP thực, quốc gia châu Á sẽ mất hơn một thập kỷ nữa để vượt Mỹ. Nhận định này trùng khớp với báo cáo mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered, cho rằng Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường lớn nhất toàn cầu vào năm 2020.

Trong khi thế giới đang bận rộn đánh giá, Trung Quốc không giấu diếm hàng loạt tham vọng bành trướng của mình. Những chiếc vòi đầu tư của nước này đã vươn ra khắp thế giới từ Nam Mỹ đến châu Phi. Gần đây nhất trong tháng 12, Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ để trở thành nhà đầu tư lớn nhất rót vốn vào Ấn Độ.



4. Giá lương thực tăng vọt do biến đổi khí hậu

alt


“Lũ lụt thế kỷ” ở Pakistan làm hàng triệu người bị biến thành vô gia cư, “hạn hán thế kỷ” và cháy rừng ảnh hưởng tới 1/5 diện tích trồng lúa mì của nước Nga… chính là hậu quả của biến đổi khí hậu  và đẩy giá lương thực thế giới leo cao. Giá lúa mì trên sàn giao dịch Chicago ngày 3/8 đã  tăng 42% và là mức tăng cao nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.

Theo Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI), giá lương thực có thể tăng gấp đôi vào năm 2050. Trong giai đoạn từ 2010 - 2050, biến đổi khí hậu sẽ thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp trên thế giới và giảm năng suất cây trồng, nhất là ở các nước đang phát triển. Điều đó sẽ kéo theo giá lương thực tăng vọt: giá ngô có thể tăng 42- 131%, giá gạo tăng 11- 78% và giá lúa mì tăng 17- 67%. Giá cả leo thang chóng mặt có thể đẩy số trẻ em suy dinh dưỡng tăng thêm 20% ( tương đương 25 triệu trẻ em).


5. Nguy cơ chiến tranh tiền tệ

alt
Một khách hàng bước ra từ cửa hàng thu đổi ngoại tệ tại Hong Kong hôm 19/10. Những căng thẳng tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng sự bất ổn của đồng euro và nguy cơ chiến tranh tiền tệ khiến nhà đầu tư thế giới lo lắng. Ảnh: AFP


Tháng 9/2010, thế giới bỗng xôn xao khi Bộ trưởng Tài chính Brazil đột nhiên lên tiếng cho rằng đang xảy ra một cuộc chiến tiền tệ ở cấp độ toàn cầu, khi các nước thi nhau hạ giá đồng tiền để cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó, cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ là trung tâm của sự chú ý. Bất chấp lời kêu gọi mạnh mẽ từ Mỹ và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc chỉ tăng giá đồng nhân dân tệ một cách cầm chừng và mang tính hình thức. Trong năm 2010, đã có ít nhất 2 lần (vào tháng 3 và tháng 9), Mỹ đe dọa sẽ trừng phạt Trung Quốc nếu nước này không nâng giá đồng nội tệ.

Vấn đề chiến tranh tiền tệ tiếp tục làm nóng Hội nghị Thượng đỉnh kinh tế G20 nhóm họp tại Hàn Quốc hồi tháng 11 vừa rồi. Ngay cả người đứng đầu IMF cũng cảnh báo nếu các nước tiếp tục dùng tỷ giá để giải quyết khó khăn kinh tế, thế giới sẽ đến lúc đối diện với một cuộc chiến tiền tệ thực sự.



6. Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàn Quốc: Tăng trưởng đều khắp sau khủng khoảng!

alt


Trong hai ngày 11 và 12/11, tại Seoul (Hàn Quốc) đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) với chủ đề “Tăng trưởng đều khắp sau khủng hoảng”. Điểm thành công nhất của hội nghị thể hiện qua việc các nước đang phát triển giành được tiếng nói mạnh hơn trong thương lượng quốc tế. Các nhà lãnh đạo G20 ủng hộ việc chuyển 6% quyền bỏ phiếu trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ các nước phát triển sang các nền kinh tế mới nổi, đồng thời cam kết sẽ hoàn tất việc chuyển giao này thông qua các cuộc họp hàng năm của nhóm. Một kết quả nổi bật nữa của hội nghị là đã đưa được các nội dung phát triển thành trọng tâm của chương trình nghị sự G20, đặc biệt thông qua được Thỏa thuận Seoul về phát triển vì tăng trưởng chung với kế hoạch hành động nhiều năm để cụ thể hóa và thực hiện thỏa thuận này.



7.  APEC 18 tại  Nhật Bản với “Tầm nhìn kinh tế hội nhập”

alt


Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 18 đã diễn ra ở Yokohama (từ ngày 13 đến 14/11/2010) với chủ đề “Đổi mới và hành động”. Hội nghị đã đề ra tầm nhìn cho hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh có những thay đổi trong bức tranh kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong tuyên bố chung “Tầm nhìn Yokohama”, lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã nhất trí cho rằng Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) cần được xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận mang tính khu vực hiện có như ASEAN+3, ASEAN+6 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với các thỏa thuận khu vực khác.



8.   ASEAN 17 tại Hà Nội: Ứng phó với những thách thức toàn cầu

alt


Từ 28 đến 30/10/2010, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17, với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” và những ưu tiên đã đề ra cho năm 2010, Hội nghị tập trung thảo luận về những nội dung chính như: xây dựng Cộng đồng ASEAN và triển khai Hiến chương ASEAN; quan hệ đối ngoại và vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợp tác khu vực cũng như trong nỗ lực xây dựng cấu trúc khu vực mới; phát triển bền vững và ứng phó với những thách thức toàn cầu. Các nhà lãnh đạo quyết định chính thức mời Tổng thống Nga và Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) bắt đầu từ năm 2011, sau khi tham khảo các nước ngoài ASEAN tham gia EAS.



9. Sự cố “bùn đỏ” Hungary

alt


Cơn lũ bùn đỏ do vỡ hồ chứa chất thải của một nhà máy nhôm tại miền tây Hungary ngày 7/10 đã nhuộm đỏ một khu vực rộng đến 40 km2, phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng ở thị trấn Ajka, làm chết ít nhất 4 người và hơn 100 người bị bỏng hóa chất và cay mắt. Nhà chức trách Hungary cho biết đến sáng 7.10, độ pH của dòng lũ bùn vào khoảng 9,3, cao hơn mức bình thường nhưng thấp hơn nồng độ ban đầu là 13. Loại bùn đỏ này, chứa nhiều chất vô cùng độc hại như chì, chrome và thạch tín, tấn công vào móng, tóc, da, mắt cũng như những cơ quan nội tạng như gan, thận, đồng thời có khả năng gây ung thư…Toàn bộ hệ sinh thái của sông Mascal, một con sông nhỏ trong vùng, đã bị bùn độc hủy diệt hoàn toàn.

Hệ quả của thảm họa “bùn đỏ” Hungary là nghiêm trọng khôn lường và cũng là lời cảnh tỉnh “phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường” dành cho các nhà hoạch định chính sách.



10. Giá vàng lập kỷ lục mọi thời đại 1.400 USD/ounce

alt


Giá vàng đã lập kỷ lục mới 1.424,60 USD/ounce trên thị trường kim loại quý Luân Đôn trong phiên giao dịch ngày 9/11 sau khi vượt ngưỡng 1.400 USD/ounce hôm 8/11. Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng gần 30%. Đặc biệt, giá vàng đã tăng tới 8% kể từ khi FED đưa ra kế hoạch in thêm tiền mua 600 tỷ USD trái phiếu để vực dậy nền kinh tế Mỹ.


11. Mỹ vẫn mắc kẹt trong khủng hoảng

Trong khi hàng loạt nền kinh tế lớn, nhất là tại châu Á đang dần phục hồi, thì cường quốc hàng đầu thế giới vẫn loay hoay chưa tìm được đường thoát. Trong vài tháng đầu năm, kinh tế Mỹ le lói vài tin tức khả quan, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED khấp khởi nghĩ đến việc giảm dần các gói kích thích. Tuy nhiên, đến giữa năm tình hình đột ngột chuyển sang chiều hướng xấu.

Kinh tế Mỹ giữa năm liên tục nhận được tin bi quan từ các thị trường lao động, nhà đất. Trong cuốn Beige Book phát hành cuối tháng 7, FED bày tỏ sự lo ngại khi tăng trưởng có dấu hiệu chững lại. Khảo sát của hãng AP hồi tháng 10 cho thấy giới chuyên gia bi quan hơn trước đó, chỉ đánh giá kinh tế Mỹ mở rộng 2,7% trong năm 2011. Còn điều khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama đau đầu nhất là tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao. Thậm chí vào đầu tháng 12, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng vọt từ 9,6 lên 9,8%.

Đứng trước những khó khăn chồng chất, đầu tháng 11, Mỹ quyết định bơm thêm 600 tỷ USD để mua trái phiếu nhằm hỗ trợ đà phục hồi. Quyết định này gặp phải nhiều búa rìu dư luận từ các nước khác như Trung Quốc, Nam Phi và cả từ các phe đối lập tai Mỹ. Dự kiến, chương trình mua lại trái phiếu sẽ kết thúc vào giữa năm sau.


12.  Cuộc cải cách ngân hàng trên quy mô toàn cầu

alt
Chủ tịch Ngân hàng châu Âu Jean Claude Trichet họp với các nhà ngân hàng trung ương Mỹ Latin trong hội thảo về tái cân bằng kinh tế, giá tài sản và chính sách toàn cầu hôm 10/12. Ảnh: AFP


Khi suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính đang dần kết thúc, các nhà lãnh đạo ngành ngân hàng trên khắp thế giới nhận ra rằng để tránh một cuộc khủng hoảng tiếp theo, họ phải hành động ngay để siết chặt các hoạt động tài chính.

Hồi giữa năm, hàng chục chủ tịch ngân hàng trung ương đã thống nhất soạn thảo một chuẩn ngân hàng mới mang tên Basel III. Theo đó, để phòng ngừa rủi ro, các ngân hàng phải tăng 3 lần vốn cấp 1 (bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại) từ 2% lên 4,5% tài sản rủi ro của mình, trong lộ trình kéo dài đến 2016. Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, các quốc gia thống nhất siết chặt quy định ngân hàng.

Một số chuyên gia nhận định các ngân hàng sẽ cần thêm thời gian so với lộ trình để thực hiện việc tăng vốn. Trong khi đó, nhiều nước khác tỏ ra quyết tâm bằng cách đưa ra những quy định của riêng họ, còn nghiêm khắc hơn cả chuẩn Basel III, như Mỹ, Anh, Thụy Sĩ.

 
13. Trọng tâm thế giới chuyển dịch sâu về phía Đông

Kinh tế  thế giới 2010: “Gió Đông thổi bạt gió Tây”?Gió Đông thổi bạt gió Tây?

Năm 2010 tiếp tục chứng kiến cuộc nổi dậy của châu Á trên bản đồ kinh tế và quyền lực thế giới. Bên cạnh sự bành trướng của Trung Quốc, Ấn Độ được dự báo cũng là một đối thủ đáng gờm của bất cứ thế lực kinh tế nào. Theo dự báo của Standard Chartered, vào năm 2030, cường quốc Nam Á sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ.

Ngoài ra, Hong Kong năm thứ hai liên tiếp giữ vững danh hiệu thị trường IPO lớn nhất thế giới sau khi huy động được hơn 51 tỷ USD tính đến tháng 12/2010. Theo báo cáo cũng trong tháng 12 của Ngân hàng Thế giới, nhóm các nước mối nổi, đặc biệt là ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, sẽ vượt mặt các quốc gia phát triển hiện nay.


14. Google rời bỏ Trung Quốc

alt
Người dân Trung Quốc đến đặt hoa tại trụ sở Google ở địa phương sau khi hãng tìm kiếm Mỹ tuyên bố ra đi. Ảnh: Nytimes
Tháng giêng năm nay, đại gia tìm kiếm Google đột ngột gây sốc khi đe dọa rằng họ sẽ rời bỏ Trung Quốc để phản đối việc kết quả tìm kiếm bị kiểm duyệt. Ngay cả Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton cũng vào cuộc với lời kêu gọi Trung Quốc nghiêm túc điều tra các vụ tin tặc được cho là từ Trung Quốc tấn công cơ sở dữ liệu của Google.

Để đáp lại, Trung Quốc vẫn bình thản khẳng định việc đi hay ở của đại gia từ Mỹ không làm họ bận tâm. Những công ty nào đang làm ăn tại Trung Quốc đều phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Đến tháng 3, Google vẫn hạ quyết tâm ra đi, đóng cửa trang Google.cn.

Tuy nhiên, chưa đầy 3 tháng sau, đại gia Mỹ nhận thấy họ đã sai lầm khi rời bỏ thị trường màu mỡ nhất thế giới, tạo điều kiện cho các đối thủ khác như Baidu tăng trưởng chóng mặt. Hồi tháng 6, Google đánh tiếng muốn quay lại Trung Quốc nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Trong khi đó, hàng loạt nhà đầu tư thế giới thuộc nhiều lĩnh vực vẫn chen chân xếp hàng để tham gia thị trường đông dân nhất toàn cầu.

 

Sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật của Việt Nam 2010

 

Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2010 theo đánh giá của VnExpress.net.

 

Việt Nam ghi dấu ấn trong vai trò Chủ Tịch ASEAN

 Những hoạt động đối ngoại trong năm của ASEAN và khu vực diễn ra dồn dập tại Việt Nam thể hiện sự năng động, chủ động dẫn dắt các tiến trình hợp tác khu vực, thông qua những quyết sách quan trọng. Trong thành công ấy có nhiều sáng kiến của Việt Nam - Chủ tịch ASEAN.

Đầu tháng 10, bộ trưởng Quốc phòng của 18 quốc gia trên thế giới tề tựu ở Hà Nội, chia sẻ hợp tác về quốc phòng an ninh. Hàng loạt vấn đề nóng của khu vực, thế giới đã được bàn thảo, đặc biệt là những tranh chấp ở biển Đông. Cuối tháng 10, Việt Nam tiếp tục trở thành tâm điểm của thế giới với sự hiện diện lãnh đạo nhiều cường quốc tại Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á. 14 cuộc họp cấp cao đã diễn trong hai ngày rưỡi tại Hà Nội, trong đó lần đầu tiên có tới 8 cuộc họp cấp cao riêng ASEAN+1.

Thủ tướng Nhật Naoto Kan, Thủ tướng Australia Julia Gillard, Thủ  tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại lễ  khai mạc Hội nghị cấp cao Đông Á tại Hà Nội hôm nay. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan, Thủ tướng Australia Julia Gillard, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Đông Á. Ảnh: AFP.

Qua các cuộc gặp song phương, vị thế Việt Nam cũng đã được nâng cao. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định: "Việt Nam là nước đối tác trọng điểm của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng lên tiếng: "Mỹ muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam". Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản đã chọn Hà Nội là nơi "giảng hòa" cho những bất đồng về biên giới lãnh thổ.

 

Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

 Với lễ diễu binh, diễu hành lớn nhất lịch sử có hơn 30.000 người tham gia; đêm hội bế mạc của hơn 8.000 nghệ sĩ, màn pháo hoa tràn ngập âm thanh ánh sáng và hàng trăm hoạt động văn hóa nghệ thuật..., đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã gây ấn tượng đặc biệt với bạn bè quốc tế và người dân cả nước. Hãng tin AP (Mỹ) miêu tả, những ngày tháng 10 Hà Nội đang "biểu dương lòng tự hào quốc gia".
Diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
Diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Hàng loạt công trình quy mô lớn được hoàn thành như: đại lộ Thăng Long 28 km - dài, hiện đại nhất nước, con đường Gốm sứ - bức tranh ghép gốm lớn nhất thế giới được ghi kỷ lục Guiness và hàng trăm món quà độc đáo của các vùng miền đã được gửi tặng thủ đô dịp nghìn năm.

Tuy nhiên, đại lễ cũng để lại dư âm buồn: giao thông ùn tắc nghiêm trọng, phương thức tổ chức bất hợp lý, một số công trình hạ tầng đô thị xuống cấp gây nên những xì xào trong dư luận về căn bệnh thành tích với những khoản kinh phí chậm công bố.

 

Mưa lũ tàn phá miền Trung

Gần 200 người chết, hơn 30 người mất tích chỉ trong 2 tháng 10-11, khi miền Trung liên tiếp hứng chịu 5 đợt lũ lớn. Lũ chồng lũ với đỉnh vượt mức lịch sử cách đây vài chục năm khiến cả miền Trung tràn ngập cảnh hoang tàn.

Mưa lũ
Mưa lũ lịch sử tại Quảng Bình trong tháng 10. Ảnh: Lê Xuyến.

Dòng nước lũ hung hãn thậm chí cuốn phăng cả chiếc xe khách chở 38 người đang lưu thông trên quốc lộ 1A thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), khiến 20 người mất tích (trong đó có bé mới 7-8 tháng tuổi). Chiếc xe và xác của những hành khách xấu số này sau đó được tìm thấy dưới dòng sông Lam, cách vị trí gặp nạn một km. Trong khi đó tại Quảng Ngãi, Khánh Hòa, mưa xối xả liên tiếp làm lở núi, vùi lấp nhiều đứa trẻ.

Khắp nơi hướng về miền Trung, thành phố Hà Nội đã cắt khoản chi phí bắn pháo hoa vào tối bế mạc đại lễ 1000 năm để dành tiền ủng hộ. Mưa lũ cũng đã làm nóng nghị trường Quốc hội khi nhiều đại biểu lên tiếng chỉ trích thủy điện là nguyên nhân góp phần đẩy đỉnh lũ lên mức lịch sử. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trưởng khẳng định "quy trình vận hành thủy điện có vấn đề".

 

Khủng hoảng tập đoàn Vinashin

alt
Ông Phạm Thanh Bình, "thuyền trưởng" một thời của Vinashin đã bị bắt ít ngày sau quyết định tái cơ cấu tập đoàn.

Đầu tư dàn trải, phát triển sản xuất kinh doanh ồ ạt, buông lỏng quản lý giám sát dẫn tới gánh nặng nợ nần nhiều chục nghìn tỷ đồng tại Vinashin không chỉ là cái kết thảm cho biểu tượng một thời của nền công nghiệp Việt Nam, mà còn là bài học cho sự thử nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước.

Trong vòng một tháng kể từ khi quyết định tái cơ cấu được công bố, Vinashin phải xẻ tài sản làm ba để chuyển giao cho các tập đoàn khác, liên tiếp thay ba đời tổng giám đốc. Hàng loạt quan chức cấp cao của tập đoàn bị bắt hoặc triệu tập, trong đó có cả cựu chủ tịch Phạm Thanh Bình, tổng giám đốc điều hành Trần Quang Vũ.

Trả lời chất vấn tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng nhận trách nhiệm trước Quốc hội và cho biết các thành viên Chính phủ đang kiểm điểm nghiêm túc về vụ việc này. Ban chỉ đạo tái cơ cấu do chính Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đứng đầu đang nỗ lực cứu Vinashin khỏi bờ vực phá sản, vực dậy sản xuất kinh doanh và sớm hoàn thành nghĩa vụ với các chủ nợ, với đất nước, với dân - những người chắt chiu từng đồng thu nhập góp vào ngân sách.

 

Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc

Chỉ với 37% số đại biểu tán thành, chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường sắt cao tốc đã chính thức bị Quốc hội bác tại phiên họp giữa năm. Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết đánh giá: "Đây là một quyết định lịch sử. Nếu tôi không nhầm thì lần đầu tiên Quốc hội bác một dự án lớn do Chính phủ trình".

Dự án đường sắt cao tốcẢnh minh họa: chinasmack.com.
Dự án đường sắt cao tốc có vốn đầu tư gần 56 tỷ USD. Ảnh minh họa: chinasmack.com.

Trước khi có quyết định trên, siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với số vốn đầu tư gần 56 tỷ USD, chiếm quá nửa GDP cả nước đã gây tranh cãi trên diễn đàn Quốc hội và cả ngoài xã hội. Dù Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giải trình những băn khoăn của đại biểu về vấn đề vốn, khả năng trả nợ và trấn an: "Yên tâm làm đường sắt cao tốc", nhưng đa số ý kiến phản đối vẫn cho rằng hiệu quả kinh tế thấp, vốn đầu tư quá lớn, sẽ tạo gánh nặng nợ nần cho hậu thế. Gay gắt hơn, một số còn cho rằng Việt Nam đã nghèo thì không nên chơi sang.

 

Loạn giá vàng, lãi suất

Quảng cáo lãi suất 17% trong chương trình khuyến mại 3 ngày vàng  của Techcombank được cho là nguyên nhân náo loạn thị trường. Ảnh: Nhật  Minh
Quảng cáo lãi suất 17% trong chương trình khuyến mại 3 ngày vàng của Techcombank được cho là nguyên nhân náo loạn thị trường. Ảnh: Nhật Minh

Việc Techcombank bất ngờ niêm yết lãi suất 17% vào sáng 8/12, cao hơn 5% so với đồng thuận của thị trường, đã châm ngòi cho "cuộc chiến" lãi suất từ chỗ ngấm ngầm trở nên công khai và quyết liệt hơn. Ngay trong ngày, Ngân hàng Nhà nước họp khẩn, kể cả công khai và gặp gỡ riêng những đơn vị được cho là nguyên nhân gây náo loạn lãi suất, thậm chí lên tinh thần thực hiện sớm điều luật cho phép trừng phạt những hành vi gây rối thị trường. Thành viên hai miền Nam Bắc của Hiệp hội Ngân hàng sau đó phải thống nhất lãi suất đồng thuận mới, không quá 14%.

Nguy cơ lạm phát, sự gia tăng nhu cầu sử dụng vốn cuối năm, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau cũng như giữa ngân hàng với các kênh đầu tư khác là những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc đua giành giật vốn. Bên cạnh đó còn do tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ đôi khi được phát đi thiếu rõ ràng, giữa chủ trương để lãi suất theo thị trường nhằm kiềm chế lạm phát và chủ trương ổn định chi phí đầu vào để hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Vàng và đôla cũng là những nhân tố mất ổn định thị trường tiền tệ năm 2010. Bắt nguồn chủ yếu từ diễn biến thế giới, song cơn "điên loạn" khiến giá vàng tăng hơn 1,5 triệu đồng lên mức kỷ lục 38,2 triệu đồng, sáng 9/11 và đôla Mỹ vượt mốc 21.000 đồng một lần nữa cho thấy cơ quan quản lý đang chật vật trước sự thao túng của các thế lực đầu cơ trên thị trường.

 

Lạm phát gia tăng

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng. Nguồn số liệu: Tổng cục  Thống kê
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng. Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê

Không phải đến khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo Quốc hội về việc chỉ số giá tiêu dùng 11 tháng tăng 9,58% người ta mới lo khó giữ lạm phát cả năm dưới mức hai con số. Sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng đã đẩy giá cả tăng cao ngay những tháng đầu năm và khiến Chính phủ phải điều chỉnh chỉ tiêu thay vì mức 7% theo yêu cầu của Quốc hội.

Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực triển khai hàng loạt biện pháp như lập quỹ bình ổn, kiềm chế tăng giá các mặt hàng thiết yếu, bổ sung nguồn cung cho thị trường, tiết giảm chi tiêu công. Tuy nhiên hàng hóa vẫn mượn cớ đắt đỏ thêm, khiến người tiêu dùng xót xa mỗi lần ra chợ, người làm công ăn lương buộc phải căn cơ chi tiêu vì những đồng thu nhập ngày càng teo tóp theo đà tăng giá cả. Thành tựu kinh tế tăng trưởng cao hàng đầu khu vực vì thế sẽ mất đi một phần ý nghĩa.

 

Quy hoạch Hà Nội gây tranh cãi

Đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã gây xôn xao dư luận bởi ý tưởng xây dựng Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì và trục Thăng Long kéo dài từ Hồ Tây tới chân núi Tản.

alt
Thị trường địa ốc bị tác động mạnh nhất kể từ khi có triển lãm quy hoạch “Mô hình đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”. Ảnh: Hoàng Hà.

Tiếp thu nhiều ý kiến, Bộ Xây dựng đã rút lại quy hoạch Trung tâm hành chính quốc gia tại Ba Vì, song vẫn bảo lưu trục đường Hồ Tây - Ba Vì. Trục đường này sẽ tập trung quảng trường, vườn hoa, không gian xanh để tổ chức các hoạt động công cộng văn hóa, không vì mục đích giao thông. Đồ án quy hoạch gây tranh cãi này đến nay chưa được Thủ tướng phê duyệt, dù theo kế hoạch là ban hành vào dịp đại lễ 10/10.

Tuy nhiên, thông tin công bố về 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội và trục Thăng Long, bắt đầu từ đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì thuộc địa phận Hà Tây, khiến đất khu vực này tăng giá tới 2-3 lần. Sức nóng từ những vùng ăn theo quy hoạch còn lan tỏa sang nhiều khu vực khác khiến đất ở Tây Hồ, Gia Lâm cũng tăng giá. Chính phủ, Bộ xây dựng, UBND TP đã phải vào cuộc, liên tiếp đưa ra hàng loạt kế sách nhằm hạ nhiệt thị trường.

 

Hàng loạt quan chức bị trung ương kỷ luật

Nhiều nhân sự cấp cao đã bị Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố hình thức kỷ luật, đặc biệt là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô. Ông Tô bị xác định đã thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo... Không lâu sau đó, người đứng đầu tỉnh miền núi này bị cách chức.

Trụ sở UBND tỉnh Hà Giang, nơi ông Tô từng là Chủ tịch tỉnh. Ảnh:  Tuấn Anh.
Trụ sở UBND tỉnh Hà Giang, nơi ông Nguyễn Trường Tô từng là Chủ tịch tỉnh. Ảnh: Tuấn Anh.

Tiếp đó, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND và HĐND tỉnh Ninh Bình cũng bị xác định đã có những việc làm gây hậu quả nghiêm trọng, khiến thất thoát, lãng phí tiền, tài sản, đất đai của nhà nước... Bí thư Tỉnh ủy Đinh Văn Hùng còn bị Ban chấp hành Trung ương Đảng kết luận vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, phương thức lãnh đạo của Đảng và tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức, lối sống... Vị bí thư hiện bị cảnh cáo về mặt Đảng, cho nghỉ hưu.

Trong năm qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn công bố kỷ luật nhiều cán bộ cấp tướng của Bộ Công an với những sai phạm liên quan đến mua sắm tài sản, ngân sách...

(theo tinkinhte, vnexpress)

Đọc tiếp

Thornbury High School’s meeting at SET Education (HQ)

Được viết bởi Set Education. Đăng ngày 30/12/2010. Đăng trong Institution Visiting Set. Lượt xem : 6097
IMG_5416

Elisabetta D'Amore - the International Student Co-Ordinator meeting with student's sister to deliver academic report

Đọc tiếp
(AUS)(+61)450321235
(VN) 0909809115