Trẻ con ở Úc học gì?
Từ 5-6 tuổi, trẻ đã có thể đến trường Tiểu học, gọi là Primary School. Tiêu chí đầu tiên của việc đi học bậc học này là gần nhà. Chẳng hạn nếu bạn ở khu vực Maribyrnong (Melbourne) thì dĩ nhiên con bạn sẽ đi học ở những trường có mã vùng VIC 3032, 3033, 3034. Đó là những trường nằm trong khu vực này để trẻ em có thể đi bộ hoặc bắt 1 tuyến xe bus ngắn.
Hoặc nếu bạn muốn đưa con đến học các trường ở Adelaide, như Highgate Primary School chẳng hạn, nhà trường sẽ đưa cho bạn 1 bản đồ khu vực, nếu bạn ở loanh quanh trong 6, 7 khu phố gần Highgate SA 5063, con bạn sẽ được chấp nhận vào trường, còn nếu không, bạn sẽ được gợi ý những trường học khác gần nơi ở hơn.
Lên những bậc học cao hơn, học sinh có thể đi học xa hơn, nhưng thường yếu tố đi bằng 1 tuyến xe bus ngắn vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trừ những trường hợp cha mẹ muốn con mình học ở các trường tư thục, trường công giáo thì có thể ở những vùng khác nơi ở, nhưng cũng không bao giờ có cảnh nhà ở đầu thành phố, con học cuối thành phố.
Chuẩn của trường học
Sở dĩ tiêu chí gần nhà là hết sức quan trọng bởi vì chất lượng giáo dục của tất cả các trường là như nhau, không có khái niệm trường chuyên, lớp chọn hay trường điểm, lớp mẫu.
Giờ học trong vườn bách thú của các học sinh Melbourne
Các lớp học phải đạt chuẩn về diện tích và ánh sáng. Thư viện phải có đủ các đầu sách và loại sách cần thiết. Phòng học IT có đủ máy tính được nối mạng tốc độ cao, rồi nhà ăn, bếp nấu đạt chuẩn vệ sinh, phòng y tế đảm bảo sơ cứu kịp thời… Và dĩ nhiên các giáo viên phải qua những kỳ sát hạch ngặt nghèo về trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm và tiêu chí đạo đức.
Học không phải ngồi trong lớp
Khoảng sân nhỏ bên ngoài lớp học ở Highgate
Mỗi lớp học bao giờ cũng có một khoảnh sân riêng nho nhỏ với các bục gạch cao thấp xen kẽ đủ cho cả lớp ngồi. Giáo viên sẽ dạy những những tiết học đầu tiên ở khoảng sân này, đó là những giờ tìm hiểu tự nhiên bằng lý thuyết như vì sao có gió, vì sao mây xanh… Cũng có thể một vài vị phụ huynh nhiệt tình nào đó sẽ đến trong tiết học đầu để hướng dẫn các em làm bánh hay giới thiệu với các em về truyền thống gia đình xa xưa ở vùng quê của mình. Tất cả đều diễn ra ở khoảng sân này.
Học về tình trạng di dân trong Viện bảo tàng Dân nhập cư
Ví dụ vào Bảo tàng Xây dựng, các em có thể đến khu vực thực hành để lái cần cẩu, trộn vữa, đắp gạch, cưa gỗ, lắp ống nước, xây nhà v.v… Một cách rất tự nhiên và hứng thú, các em nhanh chóng năm được qui trình xây một ngôi nhà ra sao. Ở các Bảo tàng khác cũng vậy, giáo viên không cần giảng giải nhiều, chỉ cần đưa ra các nguyên tắc cơ bản, và các em tự tìm hiểu, tự rút ra câu trả lời cho mình trong quá trình thực hành. Và giáo viên có thể qua đó biết ngay được khả năng cũng như sở thích nghề nghiệp của từng học sinh mà chú tâm giúp các em rèn luyện, phát triển thêm.
Trẻ còn được dẫn đến các Trung tâm mua sắm, giải trí sầm uất, có hàng trăm lối ra vào cũng như các khu vực mua sắm khác nhau. Tại đây, giáo viên sẽ đưa cho mỗi em một bản đồ của Trung tâm, giải thích trong vòng 5 phút về các ký hiệu trên bản đồ và hướng đi của các khu vực. Sau đó học sinh sẽ tản ra các nơi trong Trung tâm mua sắm, đến mỗi khu vực, ví dụ khu đồ chơi trẻ em, người phụ trách khu vực này sẽ đóng một con dấu nhỏ lên tờ bản đồ hoặc lên cánh tay các em. Sau 1 tiếng, tất cả các học sinh đều phải tìm được đường trở về chỗ xuất phát với càng nhiều con dấu của các cửa hàng khác nhau càng tốt.
Cũng tương tự như vậy với các giờ học tại các trường Đại học lớn như University of Melbourne, Adelaide, Sydney… để tìm ra đường đi đến các khoa, thư viện hoặc các campus của trường… Rồi giờ học trên tàu điện ngầm, cách thoát hiểm khi có hỏa hoạn, ngập lụt, cách xác định phương hướng để tìm lối ra khi bị lạc trong rừng, cách cứu hộ người bị nạn v.v…
Thầy Peter O’Mahley, giáo viên của
Lớp học trong trường Highgate
Đó thường là các giờ lý thuyết. Mỗi lớp học đều có các ngăn tủ riêng của mỗi học sinh để cất đồ đạc cá nhân. Trong lớp có kho để đựng đồ chung và các giáo cụ trực quan của giáo viên.
Lớp nào cũng có 2 chiếc bảng ở 2 đầu để đảm bảo không có học sinh nào ngồi ở đầu lớp hay cuối lớp. Giờ học này, giáo viên đứng ở bảng phía này, đến giờ sau lại đứng ở bảng phía kia. Các em không bị tư thế ngồi mãi một chỗ, mắt liếc mãi về một phía mà chỗ ngồi hết sức linh hoạt, chủ động.
Trong các phòng học nấu ăn, công nghệ, thủ công hay làm đồ mỹ nghệ đều có đầy đủ các dụng cụ để các em thực hành ngay tại chỗ. Nhiều nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo được mới đến trường hàng tuần để giúp đỡ các em.
Bởi thế, đi học thực sự là thú vui mỗi ngày của trẻ em Úc.
Theo Dân Trí