Trường Macquaire University – Kết quả nghiên cứu về “sức ép của giáo viên đối với học sinh”
Lớp 12 là khoảng thời gian căng thẳng đối với các bạn học sinh, nhiều giáo viên nghĩ rằng họ đang lo về tương lai của học sinh và giúp các em đạt được những điểm số tốt nhất, tuy nhiên đã không hay rằng mình đã vô tình tạo ra những “áp lực vô hình” cho các em.
Số liệu cho thấy: “Khoảng 19% học sinh khi bước vào giai đoạn Lớp 12 được phân loại ra thành căng thẳng về mặt lâm sàng. Giáo sư Viviana Wuthrich và Tiến sĩ Jessica Belcher từ Trường Khoa học Tâm lý đã thực hiện một nghiên cứu trên 367 học sinh lớp 12 và 96 giáo viên từ 7 trường công lập & tư thục trên khắp khu vực Greater Sydney để đánh giá tác động của việc dùng nỗi sợ tạo nên sức ép ở học sinh và giáo viên.
Mức độ căng thẳng được ví dụ trong hình ảnh “tin tức COVID và mức độ độc hại của thuốc lá”. Bất cứ ai đã xem tin nhắn COVID-19 hoặc các cảnh báo trên bao thuốc lá đều quen thuộc với việc sử dụng lời kêu gọi sợ hãi. Chúng được thiết kế để tạo ra sự lo lắng và chúng có thể hiệu quả khi có nguy cơ thực sự đối với sức khỏe của mọi người và cần thay đổi hành vi khẩn cấp.
Wuthrich nói rằng, những nỗi sợ thường bắt đầu vào đầu năm học lớp 12
“Hiệu trưởng nhấn mạnh rằng năm học quan trọng như thế nào, đó là sự tổng kết quá trình học tập và sự quan trọng đối với sự nghiệp tương lai của các em, vì vậy các em cần phải tận dụng tối đa nó. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống của họ và sẽ có những hậu quả tiêu cực nếu họ không có quyết tâm và học tập chăm chỉ”
“Những lời dặn dò nhằm truyền tải những mục đích tốt nhất cho các em học sinh để có thêm nguồn động lực, hoặc nó cũng sẽ có tác dụng ngược lại”.
“Nó không chỉ là một lời dặn dò vào đầu năm học, học sinh còn cho hay, các giáo viên luôn tiếp tục nhắc lại điều này xuyên suốt năm học”
HỌC SINH NÀO BỊ ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT?
Wuthrich, người đã thực hiện một số nghiên cứu về ảnh hưởng của Lớp 12 đối với sức khỏe tinh thần của học sinh nói rằng: không có gì ngạc nhiên đối với bất kỳ học sinh rằng năm cuối trung học là thời gian vô cùng căng thẳng. “Mức độ căng thẳng cao làm giảm khả năng tập trung học tập, ảnh hưởng đến giấc ngủ, và cuối cùng có thể làm giảm hiệu suất của họ trong thời gian thi.
“Khoảng 19% trong số các bạn học sinh lớp 12 bị căng thẳng về mặt lâm sàng trong năm học”
“Mức độ căng thẳng không chỉ làm giảm khả năng tập trung về học tập, giấc ngủ, mà càn làm giảm hiệu quả về việc thi cử”
NHỮNG GÌ CHÚNG TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ VỀ NÓ?
Wuthrich nói rằng cần phải có một phương pháp tiếp cận theo hai hướng, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả bản thân của học sinh và hỗ trợ giáo viên.
Cô nói: “Thay vì cố gắng khơi dậy nỗi sợ thất bại, các giáo viên nên đưa ra những bài nói chuyện động viên, truyền cảm hứng và nhấn mạnh rằng họ đã đi được bao xa và họ vượt qua và chinh phục nó như thế nào. “Giáo viên có những kỹ năng cần thiết và họ đã sẵn sàng cho điều này.
“ Nếu chúng ta lên kế hoạch xây dựng các phương án phục hồi và luôn đặt niềm tin vào các bạn học sinh đã sẵn sàng cho mọi thử thách, điều đó sẽ không chỉ làm giảm căng thẳng của học sinh mà còn cải thiện thành tích thi và giúp tạo ra một môi trường lành mạnh hơn cho giáo viên của chúng ta.”
Bài viết liên quan: