Chinglish:Tiếng Anh tại Trung Quốc
Những chỉ dẫn ‘khó hiểu’ cho hành khách trên một xe buýt tỉnh Hà Nam. (Reuters: Claro Cortes)
Chín năm sau, chuyên viên đa truyền thông người Đức đã viết hai cuốn sách nổi tiếng về chủ đề này và anh đã nỗ lực để bảo tồn phiên bản tiếng Anh đặc biệt ở Trung Quốc cho các thế hệ sau.
“Có rất nhiều câu từ sử dụng sai trong tiếng Chinglish so với tiếng Anh chuẩn”, anh Radtke 32 tuổi cho biết. anh là người rất để ý đến những lỗi viết bằng tiếng nước ngoài trên những biển hiệu, thực đơn và ở mặt tiền các cửa hàng.
“Rất nhiều biển hiệu sử dụng ngôn ngữ Chinglish, hàm chứa những ý niệm trong tiếng Trung Quốc. Những từ ngữ này làm phong phú thêm tiếng Anh và làm cho tiếng Anh mang đậm màu sắc Trung Quốc hơn, nghĩa là mang hương vị Trung Quốc, ẩn chứa lối suy nghĩ Trung Quốc.”
Quan điểm của nhiều người – không phải của riêng chính quyền Trung Quốc – cho rằng ngôn ngữ Chinglish gây ra những tình huống thiếu tế nhị làm người ta bối rối và cần xóa bỏ bằng bất kỳ giá nào. Tuy nhiên anh Radtke không đồng tình. Anh cho rằng ‘ngôn ngữ’ này cần được bảo tồn.
“Đây là một trong những thứ tôi ưa thích,” một người dân Bắc Kinh vừa nói, vừa chỉ một bức ảnh trong cuốn sách chụp một tấm biển trong nhà vệ sinh công cộng ghi “You can enjoy the fresh air after finishing a civilised urinating” (Bạn có thể tận hưởng không khí trong lành sau khi ‘đi tiểu một cách văn minh’).
“Ở phương Tây, bạn sẽ không bao giờ sử dụng từ ‘urinating’ (đi tiểu) trong các nhà vệ sinh công cộng nhưng người Trung Quốc không có quy ước này, và đây là cách nói trực tiếp”, Radtke nói. “Nếu là người phương Tây, bạn sẽ khó có thể không nghĩ tại sao chúng ta cần dùng một số từ trong đúng ngữ cảnh. Tại sao lại có những quy ước? Tại sao cần tránh dùng một số từ ở những nơi công cộng?”
Một số tấm biển nổi bật trong cuốn sách của Radtke rõ ràng là cố ý sai làm người khác cảm thấy bị xúc phạm – như dùng từ “Cripple’s lane” (đường cho người què) chứ không phải “Wheelchair path” (đường cho xe lăn), hay “Deformed man toilet” (phòng vệ sinh cho người dị dạng) thay cho “Handicapped restroom” (phòng vệ sinh cho người tàn tật).
Những lỗi khác có vẻ thi vị hơn, lồng những cảm xúc nhân hóa những sự vật như bãi cỏ hoặc ngọn lửa.
“Our life will be ceased if you step hard” (cuộc sống của chúng tôi sẽ chấm dứt nếu các bạn dẫm mạnh) một tấm biển trên bãi cỏ ở thành phố phía tây nam Côn Minh viết, trong khi những du khách tới thăm Vạn Lý Trường Thành được nhắc nhở “Do not forget the fire is heartless” (không quên lửa là nhẫn tâm).
Một số tấm biển lại đầy vẻ phô trương: “Best love since 1996” (Tình yêu lớn nhất từ năm 1996) là nội dung một tấm biển ở một ảnh viện áo cưới trên đảo Hải Nam.
Phản đối – rồi chấp nhận
Niềm đam mê của Radtke đã khiến anh lập một blog vào năm 2005 và hai năm sau xuất bản một cuốn sách mang tên: “Chinglish: Found in Translation” (Tiếng Anh –Trung: những phát hiện trong dịch thuật). Một cuốn sách tiếp theo cũng vừa được xuất bản.
“Phản ứng ban đầu của nhiều người Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ Chinglish là phản đối dự án này. Họ nghĩ rằng tôi đang đùa cợt với họ”, Radtke nói. “Đề tài này vẫn rất thú vị – thật là khó cho một người nước ngoài ở Trung Quốc để viết những lời bình phẩm về một hiện tượng xã hội nào đó.”
Thế nhưng anh Radtke cho biết người Trung Quốc càng ngày càng ủng hộ những nỗ lực của anh, bởi họ đã dần hiểu rằng anh tin tiếng Chinglish thực tế góp phần làm phong phú tiếng Anh hơn.
Anh Radtke cho rằng khái niệm đầy đủ về một phiên bản tiếng Anh chuẩn duy nhất đã lỗi thời bởi giờ đây hơn một tỉ người trên thế giới sử dụng tiếng Anh và ngày càng có nhiều người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Radtke cũng cho rằng người sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng tới ngôn ngữ theo cách này hay cách khác cho dù người bản xứ có muốn hay không.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở những chiến dịch tìm ra nguyên nhân sử dụng sai ngữ pháp và từ vựng trong văn phong hành chính.
Chiến dịch nổi tiếng nhất diễn ra ở Bắc Kinh trước khi Thế vận hội Olynpic được tổ chức vào thàng 8 năm 2008. Trong giai đoạn đó, chính quyền đã đổi tên bệnh Bệnh viện Dongda – chuyên điều trị đường ruột và hậu môn (Dongda Proctology Hospital), trước đây bệnh viện mang tên Bệnh viên hậu môn Dongda (Dongda Anus Hospital)
Anh Radtke nhận định những chiến dịch như thế này sẽ không bao giờ thành công hoàn toàn nhưng anh vẫn cho rằng Chinglish sẽ không bao giờ biến mất khỏi cuộc sống thường ngày.
Radtke nói thêm anh cảm bi quan khi nhìn thấy việc sử dụng sai ngữ pháp và từ vựng trên những biển hiệu chính thức trong những thành phố lớn. Tuy nhiên, các nhà hàng, công ty, cơ quan tư nhân và những cửa hàng nhỏ sẽ biến tấu ra được rất nhiều vốn mới cho ngôn ngữ Chinglish.
(Nguồn Bay Vút)